TRUYỆN NGẮN

ĐIỀU GÌ ĐÓ…

Truyện ngắn Điều gì đóThần kinh John Phan thật căng thẳng. Anh rút điện đàm. Đám đông khu Apartment đang bu đang quanh khu vực chứa rác công cộng. Sau tiếng hú còi inh ỏi, ba chiếc xe cảnh sát quay đèn đỏ lao tới hiện trường. Họ nhanh chóng chia nhau làm việc. Người chụp hình. Kẻ căng dây đo đạc. Đám đông giản ra chung quanh chờ đợi xem mặt… nạn nhân. John Phan mang bao tay và quay về phía Helen, cô bạn gái đồng nghiệp đang cố ghìm cơn xúc động:

– John! Người Châu Á. Vietnamese hay Chinese gì đó.

John nhìn kỹ:

– Người Việt Nam nhưng chưa biết tên gì, ở đâu?

Anh quay về phía đám đông:

– Có ai biết người đàn ông này không?

Đám đông lắc đầu. Cái xác được người đổ rác phát hiện sáng sớm tại thùng rác công cộng trong một cái bao đen. Khu phố Naperville dạo này mất an ninh. Nhiều người lớn mất tích với trẻ em bị giết đã làm cho thành phố nổi tiếng giàu có và an ninh của tiểu bang Illinois xáo động. Người ta khuyên nhau giữ gìn con em và đề phòng những kẻ giả mạo công ty, cơ quan này nọ kể cả cảnh sát tới nhà gõ cửa. Cơ quan cảnh sát của John bận suốt ngày vì ba con số 911 cứ nhá liên tục.

Xác người đàn ông không người nhận lập tức được đưa về phòng khám nghiệm tử thi của phòng cảnh sát hình sự do Ann Marie phụ trách.

Phòng khám nghiệm tử thi.

Ann Marie theo thói quen cẩn thận kiểm tra xác chết trước khi giải phẩu tử thi. Cô hốt hoảng khi phát hiện nạn nhân ở trong tình trạng hôn mê chứ chưa phải chết hẳn. Nạn nhân được chuyển cấp cứu nhanh chóng. Việc lấy máu khám nghiệm tiến hành ngay phòng rủi ro nạn nhân chết thật. Trường hợp không hiếm những xác chết tự sống dậy sau một chấn động não bộ bị ngất hay từ giấc ngủ dài khiến cho ngành y càng thận trọng hơn khi đưa ra kết luận nạn nhân, bệnh nhân chết hay sống, mê hay tỉnh? Ann gọi cho John:

– Anh tới khu nhà phát hiện xác chết, nếu tìm thấy những thứ nước còn dư trong các vật đựng thì thu hết về cho em nhé?

– OK em, nhưng không phải để em… uống thử chứ hả?

– Vẫn đùa được? Hùm! Em xét nghiệm đấy. Không muốn em giúp phá án thì thôi.

– Muốn chứ. Anh đi ngay!

John gọi William và Alex tới khu căn hộ sang nay để tìm những thứ Ann cần.

Ann chẳng cần đợi lâu. Ở bệnh viện, máy đo điện não (EEG) báo rằng não bộ nạn nhân đã chết. Máy đo điện tim (ECG) cũng xuống chỉ số O. Mọi người chung quanh ai nấy đưa cặp mắt thất vọng nhìn nhau. Thất bại, họ đã không cứu được một mạng người. Sếp James Madion nhìn Ann như chờ đợi câu trả lời. Ann mặt rầu rầu, giải thích:

– Thưa sếp! Nạn nhân chết thật vì được hay bị dùng thuốc gây mê hay thuốc mê – narcotic – quá liều. Loại thuốc gì thì phải qua quá trình khám nghiệm thi thể và máu mới biết.

Khi Ann báo cáo, Rebecca Taylor đang quét dọn phòng. Bà đăm chiêu… và đi vào phòng vệ sinh với cái phôn tay. Không biết đầu dây bên kia nói gì mà Rebecca sạm mặt.

Đồng hồ chỉ 9 giờ đêm. Có vẻ nôn nóng chờ ai đó, Thúy bấm máy. Chiếc phôn của người cần gọi không tiếng động. Cô chửi đổng:

– Mẹ nó! Thằng ôn dịch! Đã thề thốt với mình hôm qua là không trở về với con cái đó. Hôm nay, nó lại đú đa, đú đởn với nhau. Điện thoại tắt ngủm thế thì bố con nào gọi được. Tao không có chân a?

Thúy hậm hực ra xe. Cái xe cũng biết sẽ chạy về hướng nào để kiếm… thằng ôn dịch. “Nhà con quỷ cái đó chứ không ai. Tao mà bắt được chúng mày hú hí ví nhau đêm nay là đừng trách tao… “. Chiếc xe dừng lại một căn nhà single house. Nhìn thấy chiếc xe quen đậu trước nhà, Thúy hài lòng. Cô bấm chuông. Một lần rồi hai lần, ba lần… mà cánh cửa vẫn chẳng chịu mở.

Trên lầu hai, một cô gái người nhìn xuống. Có lẽ thấy được vị khách không mời, cô hừ. Bà mẹ khẽ hỏi:

– Ai bấm chuông mà không mở, con?

– Cái con cướp giật. Mở làm gì, mẹ.

Tiếng chuông dồn dập. Cô gái bên trong mở điện thoại: “Tao cho mày bấm đã đời đi, chút nữa thì biết tay… cảnh sát!”. Quả thật, một chiếc xe cảnh sát có mặt trước nhà sau bảy phút. Màu xanh đỏ của cái đèn cảnh sát chập chờn làm khu nhà đó chộn rộn. Những khung cửa sổ đều có bóng người nhìn xuống. Một nữ cảnh sát bước ra khỏi chiếc xe. Người cảnh sát nam thì đứng phía ngoài như canh chừng. Anh thầm khen căn nhà xinh quá với những hoa hồng nở muộn hương còn thoảng trong gió. Cửa mở. Cô gái trong nhà ló đầu ra. Nữ cảnh sát mở lời:

– Cô gọi 911? Chúng tôi có thể giúp gì cho cô?

– Cô này lạ mặt tới quấy rối nhà tôi đêm khuya, thưa cảnh sát. Tôi không quen cô ta.

– Ạ! Chị nói không quen tôi ư? Tôi và chị làm cùng chỗ ngày nào cũng gặp mòn mắt mà chị nói không quen?

Nữ cảnh sát ngắt lời Thúy:

– Xin cô cho biết, cô tới đây làm gì?

– Tôi tới tìm…

Giọng Thúy trở nên ấp úng…

– Không phải cô tìm tôi chứ?

Nghe cô gái trong nhà mỉa, Thúy sùng gan, quên cả dị hợm, nói bừa:

– Tôi tìm… Phước!

– Phước? Who is that?

Người cảnh sát hỏi. Cô gái trong nhà cười nhạt:

– Phước nào? Tôi không biết!

– Chị lại không biết? Phước là người yêu của chị mà…

– Vậy sao? Người yêu của “chị” thì hắn ở trong nhà “chị” có gì cô phải tìm?

– Nhưng Phước đã không là của chị cả tuần nay.

– Ớ! Theo cô thì sao cô chạy tới đây tìm? Cô giựt bồ của “chị” mà không biết xấu còn vác mặt tới đây?

Người nữ cảnh sát hết sức lịch sự khi thấy cả hai quên mất sự hiện diện của mình:

– Excuse me! Các cô nói tiếng Mỹ được chứ?

– Dạ được.

– Hai cô quen biết nhau?

– Phải. Nhưng bây giờ, cô ta làm mặt lạ.

– Tôi không chơi cô ta nữa nên không thích cô ấy tới nhà tôi với tính cách không phải là bạn bè.

Cô gái trong nhà bực mình. Nữ cảnh sát chịu khó nghe rồi quay qua Thúy:

– Cô tới nhà cô này bấm chuông. Người ta không mở mà vẫn tiếp tục bấm gây ồn ào. Họ gọi cảnh sát. Bảo vệ an ninh là nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi khuyến cáo cô. Còn chuyện khác giữa các cô, chúng tôi chưa cần thiết can thiệp. Chủ nhà nếu không đồng ý mở cửa thì cô nên đi về là cách tốt nhất! Hiểu không?

– OK!

Thúy hậm hực quay ra. Căn nhà nọ tắt ánh sáng như muốn xua đuổi cái người quấy rầy trong đêm. Bà mẹ chép miệng:

– Lại phiền phức tiếp! Tại sao con đó nó chạy tìm thằng Phước ở đây? Không lẽ chúng nó có chuyện gì?

– Mẹ hơi đâu quan tâm cái thằng họ “Lừa” ấy nữa. Thằng nào cũng họ ấy cả. Con Thúy kia đang gặp quả báo mất bồ cho nó chừa!

Người mẹ thở dài. Bà tính nói một câu: “Cá không ăn muối cá ươn…” nhưng thấy con gái buồn sù sụ vì vừa bị con Thúy cướp mất người yêu nên thôi. Thất bại là bài học trường đời cho kẻ vấp. Bà không phải từng vấp ngã mà khôn lên hay sao? Con gái bà đang hả hê. Mặt nó hả hê vì thằng Phước không ở với con Thúy. Thế nhưng, “thằng họ ‘Lừa’ đó không ở với con Thúy thì nó đi đâu?”. Cô gái cũng nghĩ như mẹ và tự trả lời: “Lại nhảy đực sang con khác chứ còn gì nữa!”. Thay vì vui mừng thì tim cô lại nhói đau. Vết thương trong tim cô hình như đang rướm máu lần nữa vì sự phản bội của tình đời. Trong bóng tối, người mẹ cảm tưởng nước mắt người con gái đang nhỏ ra chảy lặng thầm trong lòng mẹ. Tim người mẹ cũng nhói đau… vì nó là núm ruột của bà. “Muối xát lòng ai nấy xót”!

Chiếc xe cảnh sát tắt đèn quay. Họ cùng ra về vì đã quen với những tình huống gọi 911 khuya khắc như thế này nên cũng chẳng lạ gì. John quay qua Helen:

– Em thấy cuộc đời phức tạp không? Nghề của chúng ta cứ phải… được những cú điện thoại như thế này này.

Helen cười. Bỗng nhiên, cô khều tay John:

– Anh thấy có gì lạ và trùng hợp chứ?

– Thấy gì, em?

– Cô gái tới nhà tìm người đàn ông tên Ph, Phước nào đó? Nạn nhân hồi sáng có phải…

– Um, a… ơ… Hy vọng là cô ta không gặp tình huống xấu? Ừ nhỉ. Chúng ta có thể cho cô Thúy đi nhận mặt. Khoan đã, cái xe trước mặt hình như chạy quá nhanh.

– Quay đèn đi! Chạy nhanh thế là gây tai nạn cho mình và người khác nữa.

– Ừ!

John quay đèn. Tốc độ chiếc xe anh đang nằm ở 60 mph nhưng cái xe đằng trước thì đang vượt 70 trên con đường 45 mph cho phép. John tăng tốc. Chiếc xe BM&W màu xanh mực bị cảnh sát đuổi, ngoan ngoãn tấp vào một ngã rẽ. Người lái xe ngồi yên chờ cảnh sát tới.

– Anh cho coi bằng lái, bảo hiểm…

Lấy giấy tờ xong, John quay lại xe. Anh bấm máy kiểm tra… Người lái xe là người Việt. Anh ta chưa bị ticket cảnh sát lần này trong vòng năm năm nay. Bảo hiểm đầy đủ. Ticker xe cho lệ phí lưu thông năm nay, chủ nó cũng đã mua. Chấp hành luật lệ giao thông thế thì khá tốt rồi còn gì! Thế nhưng tại sao đêm nay, anh ta lại chạy nhanh thế nhỉ? Chạy mà quên thấy chiếc xe cảnh sát của John đang cùng chung tuyến đường? Cầm giấy tờ trả lại cho tài xế, John thấy bàn tay đón lấy giấy tờ của anh thanh niên hơi run run. Ai bị cảnh sát quay đèn cũng run thế thôi. Anh nghĩ đơn giản và nhắc nhở:

– Lần đầu tạm tha. Lần sau anh nhớ đừng chạy nhanh quá tốc độ quy định nhé!

– Vâng!

Chiếc xe chầm chậm de ra và tiếp tục lăn bánh. Lần này, nó chạy đúng tốc độ trên trục đường cho phép. John đưa tay lái cho Helen. Anh mỉm cười:

– Hy vọng tối nay không còn cú phôn gọi 911 nữa. Anh buồn ngủ quá thể? Em ăn gì chưa?

– Em đi suốt ngày đêm với anh. Anh ăn gì thì em ăn nấy mà hỏi gì?

– Ô! Sorry!

John bỗng bật cười. Helen thò tay ngắt anh một cái:

– Khi không lại cười?

– Anh đang nghĩ tới số xe của chàng trai lúc nãy.

– Sao?

– 3 7 9.

– Có gì lạ?

– Có chứ. Người Việt Nam của anh, ai cũng mê tín nhất là dân chạy xe thường mất thêm tiền cho công an để chạy “bản số đẹp”. Ví dụ như các số cuối không phải con số 13 hay dưới số 4 hoặc bản số gánh 717, 818… Anh chàng này có ba chữ số 379 là “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”. Dễ nhớ quá. Ui…

– Có phôn nữa ư? Lại 911?

– My God!

– Gì anh?

– Khu tập thể sáng có cái xác trong thùng rác ấy. Tối nay vừa mất tích người. Có ai giấu số phôn gọi cảnh sát báo rằng hàng xóm nghe có tiếng động. Căn phòng như có xô xát.

– Ta tới ngay xem. Sẵn dịp mình còn trên đường gần nhất.

– Anh gọi thêm xe tăng cường. Em lái cẩn thận nhé! Toi một buổi tối đẹp trời của chúng ta.

Chiếc xe cảnh sát hú còi. Họ quay hướng Apartment. John kêu thầm trong bụng: “Những căn hộ toàn Mễ và Mỹ đen lại ít thấy lộn xộn, hai vụ trong 24 giờ lại phát từ căn hộ người Việt Nam mình mới buồn chứ?”. Anh thấy vụ án đã bắt đầu có dây có nhợ từ cái xác của người đàn ông trong thùng rác tới sự việc cô Thúy đi kiếm bồ và người mất tích tối nay cùng anh lái chiếc xe 379 chạy quá nhanh. Họ là ai? Họ có liên quan gì với nhau? John thấy vụ việc rối rắm đến nhức đầu. Anh nhớ tới bàn tay giá lạnh của Nga. Tại sao không bắt đầu bằng nhân vật bị giựt người yêu này?

Căn hộ người mất tích được cảnh sát lập biên bản. John thấy nó hình như chẳng giống như có sự xô xát nào nhưng anh chưa thể lý giải vì sao? Cũng như mới xô xát mà người nào đã tốt bụng, mau mắn gọi 911? Trời đã khuya, những ngôi sao đang lấp lánh trên trời như chẳng biết dưới trần gian khối chuyện phiền phức xảy ra thê thảm.

Nga vừa mới đậu xe thì ba người trong tiệm chạy ra liền:

– Nghe gì hông?

– Tin này vui cho you.

– Thật là trời trả báo!

– ??!

– Đừng có bày đặt đứng đực mặt ra như thế you ơi!

– Nói đi! Ấp úng hoài.

– Thằng bồ bà Thúy sáng hôm qua bị… thịt rồi!

Nga nhảy dựng. Người cô run như có ai sắp… thịt mình:

– Thiệt không? Tại sao?

– Trời mới biết. Hình như là vụ thanh toán tình địch.

– Thanh toán tình địch? Thôi chết rồi! Hồi hôm, con quỷ cái đó tới nhà me tìm Phước. Me không mở cửa. Nó bấm chuông hoài. Ghét quá, me gọi cảnh sát. Vậy nó biết chưa?

– Không biết. Để mình gọi tiệm bên ấy coi.

Nga bủn rủn tay chân. Cô như bị tiêm thuốc tê. Ai là tình địch? Chỉ có Phước và bồ con Thúy mới trở thành tình địch với nhau mà thôi. Nga nhớ lại lần con Thúy cứ sàng tới chỗ Phước để… “cua trai”. Thằng Tùng, bồ con Thúy mặt mày đỏ như khỉ ăn ớt. Nó hăm sẽ… thịt thằng nào dám “hớp tay trên” con ghẹ nó. Vậy mà, thằng Tùng chưa kịp “giữ lời hăm” thì bị… thịt. Ai là thủ phạm đây? Muốn hí hú với nhau khỏi sợ phiền chỉ có cách loại thằng Tùng là xong? Vậy thì thủ phạm đích thực là… Nga như té qụy. Cảm giác khủng hoảng tinh thần tới toàn thân. Một người hai năm nay đã sống bên cô không rời ra nửa bước, thoáng chốc, trở thành tên sở khanh rồi mới một đêm trở thành… kẻ giết người sao?

– Tin mới cho you nè: Con Thúy tắt điện thoại. Hôm nay, nó chưa thấy tới chỗ làm. Chắc có chuyện đại sự rồi.

Nga ù tai. Cô đành xin nghỉ làm hôm nay. Mùa thu là mùa học sinh tựu trường, cha mẹ lo tập tung mua sách vở cho con. Các tiệm Nails vắng khách thấy rõ. Thợ coi như dư ra. Chị chủ đồng ý liền. Chị quên khoe với Nga là chị đang mua “cá bác sĩ” của vợ chồng anh chị Hồ Cường và Lê Hồng Nga ở Virginia để mở dịch vụ “Doctor Fish Massage” thay thế việc sử dụng dao lam cạo chân khách đang bị cấm ở Mỹ. Nhìn Nga đi như kẻ mất hồn. Chị nói một mình: “Thiệt là tội nghiệp. Đã bảo đừng theo cái thằng nghiện ngập mà không nghe. Hết tiền là nó đá. Nhưng ở đời, có ai có con mắt sau lưng!”.

Naperville Police Department. Cảnh sát trưởng James Madion đưa tay vò đầu, chậm rãi nói:

– Phức tạp quá! Liên tục hai vụ án xảy ra trong một ngày, một khu vực. Các anh điều tra có manh mối gì chưa?

William Wilson báo cáo:

– Cô Thúy nhận ra nạn nhân là bạn trai của cô ấy. Y tên là Tùng. Nguyên nhân bị giết chưa được rõ. Kết quả khám nghiệm của Ann Marie gởi lại chưa thấy khả quan.

– Rồi chúng ta cũng bế tắc vì chẳng có manh mối gì. Kẻ giết người thông thạo cách xóa vết dấu tay.

– Không đúng! Chúng ta hướng tới khai thác Phước. Helen! Em không phải nói trong đêm, cô Thúy đã tới tìm người đàn ông tên Phước ở nhà hoa hồng khu vực ngoại ô thành phố?

Helen gật đầu. John nói tiếp:

– Chúng ta bắt đầu từ cô gái trong căn nhà kia và cô Thúy nọ.

– Tôi nhận vụ này.

William Wilson hăng hái.

– Họ là người Việt Nam, cậu John đi điều tra là tốt nhất. John! Cậu nhận vụ này nhé?

– Sếp phân công sao tôi dám nói “không” nhưng mệt quá đi sếp ơi! Tôi mất ngủ hai đêm liền nè.

– Phá cái án này xong, cho anh nghỉ bù. Có khi được… thăng quan đấy. Đi làm việc có người yêu bên cạnh khoái thí mồ còn ngủ với nghê gì. Thôi! Giải tán!

Sếp James hất hàm. Mọi người tản ra. Mặt William Wilson sạm lại. Các chiếc xe cảnh sát mang dòng chữ “Naperville police” nhập cùng “State Police” chạy khắp đường phố.

– Helen! Ta tới nhà cô gái hôm nọ trước!

– OK!

Từ đường Aurora, chiếc xe cảnh sát của John và Helen bắt vào đường Washington để tiến vào hướng West Jefferson Ave. Nơi đó là khu Naperville Downtown. Helen tranh thủ gọi cho mẹ. Mẹ cô từ Phòng An Ninh thuộc Hội đồng An Ninh nội địa (Homeland Security) chuyển qua làm việc trong Bộ Nội An Hoa Kỳ (United States Department of Homeland Security – DHS) từ khi tổng thống George W. Bush ký thành lập ngày 25/11/2002 sau vụ 911 thảm khốc ở New York. Helen trở về thành phố Naperville nhận công tác vì John làm ở đây. Mẹ cô đã có dự định vài năm nữa cũng sẽ về hưu ở thành phố yên tịnh này. Hai mẹ con thỏa thuận mỗi khi Helen có công việc gì quan trọng phải gọi cho mẹ. Công việc này cũng chẳng có gì ghê gớm nhưng theo thói quen, Helen gọi mẹ để nghe giọng ấm áp của mẹ. Mẹ vẫn khỏe. Thế là Helen yên tâm.

Căn nhà hoa hồng.

Nga chúi đầu vào cái gối. Cô thấy nhức đầu. Cô uống hai viên Tylenol với hy vọng ngủ được. Nói gì thì nói, Nga vẫn hy vọng kẻ giết Tùng không phải là Phước. Tại sao Phước lại giết anh ta chứ? Thế nhưng nếu Phước không giết Tùng thì liệu Tùng có để Phước yên? Nga quay mòng mòng… Hai năm về trước…

– Một tên thợ đực rựa mới chút nữa trình diện mấy bà đó. Chuẩn bị… hù họa đi!

– Chỉ có con Nga chưa có mảnh tình rách vắt vai hù chứ ai thèm.

Khi nghe chị chủ nhận thợ nam, Nga cười cười. Thợ nam nào vào cái tiệm này không trước thì sau cũng… biến. Chẳng hiểu sao chị chủ nhận toàn thợ… lão làng chứ không lão nghề. Vì vậy, mắt mũi hết nhạy tinh là cái điểm yếu để mấy ông ngồi ngáp gió và tự động rút hay chị chủ cho nghỉ khi khách phàn nàn. Nhưng bây giờ, chị chủ bỗng dưng đổi ý nhận thợ nam cứng cừng cưng trẻ và là thợ “lưu động” nữa chứ. Thợ nail xuyên ban thì toàn… “thứ dữ” không hà. Lý lịch trích ngang: Không biết! Lý lịch trích dọc: Chưa hay! Huề cả làng. Nga bất ngờ khi bị gã thợ lưu động này… tấn công bằng cách galăng “giũa” dùm mấy con khách khó. Vậy là… kết nhau. Nghe tin Nga và chàng thợ lưu động bồ dính chắc như keo dán sắt, ai cũng nhào vô can. Nga say mê điếu đổ cái anh chàng ngọt như mía lùi. Một em ơi. Hai em à. Khi người ta mê nhau, lý lịch chỉ là mớ giấy lộn còn quá khứ chỉ là cái mạng nhện, phủi một cái là sạch. Thế! Hai đứa nó thành hai con sam rồi thì hết gỡ. Đùng một cái. Chàng lưu động trở thành…lựu đạn khi… “phá cách” trong tình yêu. Lời thề thốt “trăm năm đầu bạc răng long” đi tong. Câu hẹn ước “sang năm anh cưới em” vẫn treo mãi tới “sang năm”. “Cũ người, mới mình” là món bún bò Huế chính hiệu nóng cay đớ lưỡi rất hấp dẫn khi người ta ngán bánh mì Ba Lẹ khô khan.

Nga khóc sưng mắt. Chẳng thà, hắn cặp với con nào sau lưng mình thì mình đỡ tức. Đằng này, hắn vồ vập con mồi trước mặt mình. Ôi! Sao mà đau! Trời hỡi! Sao mà nhục! Nga mất mấy ký lô liền sau một tuần khóc sướt mướt. Nga yêu hắn. Yêu hắn đến mức chẳng nghe người ta kháo về Sở Khanh chuyên “quất ngựa truy phong”, thiên hạ bàn về tình ăn nóng uống lạnh và gia đình cảnh báo về một kẻ Mã Giám Sinh chuyên “bẻ cành, quật rễ” thời hiện đại xứ Mỹ. Hắn còn là tên nghiện ngập. Ôi!… tình yêu có muôn vàn nẻo đi, cớ sao cứ chui vào chốn địa ngục tìm!

– Nga! Cảnh sát muốn gặp con!

Người mẹ lay con gái. Nga tỉnh hồn. Cô thất sắc. Cảnh sát gặp là có chuyện thật rồi. Cô vội vã chạy xuống lầu. Nữ cảnh sát tối hôm qua và một nam cảnh sát người Việt. Cô hơi hơi yên tâm. Nữ cảnh sát mở đầu bằng câu hỏi thẳng:

– Cô có thể nói rõ hơn về quan hệ giữa cô với cô Thúy và người đàn ông tên Phước được không?

Nga tái mặt, im lặng một lát rồi trả lời mệt mỏi:

– Phước là người yêu tôi hai năm nay. Cô Thúy là người đã đoạt Phước từ tôi cách đây một tuần. Tôi không biết gì nữa cả về họ. Tôi đang chán.

– I’m so sorry! Cô gặp Phước gần nhất là ngày nào?

– Một tuần trước khi ảnh bỏ tôi.

– Còn Tùng? Cô biết anh ta?

– Anh ta là bồ cũ của cô Thúy.

Helen nhìn Nga. Ánh mắt cô thật xa xót.

– Cám ơn. Phiền cô.

John nói và trước khi ra về, anh bắt tay Nga. Bàn tay Nga giá lạnh. Cô buồn hiu:

– Không có gì. Tôi muốn hỏi có phải Phước giết Tùng không?

– Chúng tôi không chắc chắn vì chưa tìm ra bằng chứng. Cô yên tâm. Chắc không phải.

– Hy vọng là như thế! Tôi ghét hắn, hận hắn nhưng tôi không muốn hắn ở tù hay tử hình vì tội sát nhân.

– Cô là một cô gái tốt. Chúa phù hộ cho cô.

Nga cười buồn. Cô không theo đạo Thiên Chúa thì chắc gì Chúa phù hộ. Chúa chỉ phù hộ cho bầy chăn chiên của Chúa mà thôi! Khi hai cảnh sát đi khuất, người mẹ đóng cửa và nhẹ giọng:

– Con đi ngủ đi!

– Dạ, mẹ.

Lần này, người mẹ thấy con mình như dịu dàng hơn. Nó vốn cũng ngang tàng, tính khí cục bộ, muốn gì được nấy cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm cho người đàn ông ngao ngán. Bọn đàn ông chỉ thích nghe tiếng nói loài oanh vàng thỏ thẻ, hót véo von bên tai hơn là phải nghe tiếng sư tử gầm thâu đêm, suốt sáng! Bà ngao ngán hơn con. Bà cũng mong thằng Phước không phải là kẻ giết tình địch nhưng không phải nó đã bỏ con Thúy mà đi đâu, làm việc gì đó hay sao?

Thúy cũng đang sụt sùi trong phòng. Cô tin chắc Phước đã giết Tùng và bỏ đi. Thúy cũng chắc rằng Phước đã trở về với Nga. Nga không cho Thúy vào nhà. Đó không phải là một bằng chứng Nga giấu Phước trong nhà mình? Ám ảnh bởi cái xác cứng ngắt của Tùng, Thúy chợp mắt cứ thấy toàn ác mộng. Tại sao cô phải chạy theo Phước chứ? Tùng và cô quen nhau đã ba năm. Tùng đỡ đần cô từ khi cô theo ba đi diện HO 18 qua đây. Học không xong thì chỉ có đi làm ngoài mới sống. Ngày gặp Phước là ngày cô và Tùng cãi nhau về chuyện Thúy cứ bắt Tùng đi đâu cũng phải vác cô theo. Ngày nào Thúy ở nhà là Tùng cũng phải ở nhà theo. Con gì nhốt mãi trong nhà mà không quẩn? Thế là chiến tranh. Khi có chiến tranh, người ta cần có đồng minh. Phước cũng đang chiến tranh nóng với Nga. Họ an ủi nhau và ăn riêng… đi với nhau suốt một tuần. Tình chóng tới thì cũng chóng tàn. Quy luật thôi. Tại sao kẻ giết người không để lại dấu tay trên mình Tùng? Cảnh sát dỏm chăng? Xưa nay, cảnh sát chỉ giỏi hú còi phạt xe chứ ba cái vụ tìm thủ phạm nhất là thủ phạm người Châu Á thì họa hằn lắm mới tóm được vài tên gọi là… Thúy đâm ra ghét cảnh sát.

“Kính koong. Kính koong…”. Thúy xám mặt. Cảnh sát tới rồi chăng? Cô bỗng nhảy dựng lên khi thấy bóng đàn ông. Người đàn ông như nhào vào mình cô khi cô mở cửa. Nỗi mừng vui người yêu mất tích đã về đã bị cơn hờn ghen bốc lên, dìm xuống, Thúy xỉa xói:

– Là anh đấy hử? Không ở với con Nga nữa hay sao mà mò về đây?

– Em cho anh nghỉ chút có được không? Chạy một mạch về đây còn mạng là hên lắm rồi. Nga với Nghệ!

Thúy ngậm miệng. Hắn đã về với cô thì coi như con Nga thua một keo. Phước vào phòng tắm. Thúy nấu cho hắn một tô mì. Vừa kịp ngồi xuống thì “kính koong, kính koong…”. Lần này, cả hai cùng biến sắc. Phước lủi lên nhà trên, không quên dặn Thúy:

– Anh ghét mấy thằng cảnh sát. Đừng nói anh ở đây.

Thúy không kịp trả lời. Cô phải mở cửa. Nhận ra họ, Thúy biết là có chuyện rồi. Helen hỏi Thúy như đã hỏi Nga để khẩu cung hai bên có khớp với nhau không? Họ trả lời y như nhau. Helen hỏi:

– Cô tìm ra Phước chưa?

– Um… a… chưa!

John thừa kinh nghiệm để biết Thúy nói dối. Vẻ mặt bớt căng thẳng của Thúy và giọng ấm ớ khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. John quyết định không bỏ lỡ cơ hội:

– Nhà cô có tất cả mấy chiếc xe?

– Um.. ờ… hai. Tôi và… mẹ tôi.

– Không đúng! Mẹ cô không ở chung với cô. Bà ta đang sống với ba cô trên Dowtown Chicago. Chiếc xe ngoài sân là của ai?

– Bạn tôi.

– Chúng tôi có thể gặp được chứ?

Thúy hết bình tĩnh:

– Không được. Bạn tôi gởi xe đây rồi đi chơi với mấy bạn khác rồi.

– OK! Cám ơn cô. Hy vọng sẽ gặp bạn cô sớm hơn.

Helen nhìn Thúy. Đôi mắt ánh lên màu xanh khiến Thúy chớp mắt lúng túng. Cô khép cửa.

John bảo Helen:

– Coi bộ có vấn đề rồi đó. Anh gọi xe cảnh sát chìm tới ngay. Bản số xe màu trắng này khả nghi. Ghi sổ đi. Coi chừng biển số giả. A lô! Anh đậu ngay đầu đường này như khách vẫn đậu và khi nào chiếc xe trắng trong căn nhà hoa hồng kia chạy ra thì chận ngay. Ta đi, em!

– Tại sao không bảo cô ta để mình khám nhà. Mình có quyền mà?

– Chưa cần thiết. Anh chờ lệnh sếp cái đã. Vô ý, lạm quyền, sếp chửi cho lủng sọ!

Helen bật cười theo câu nói đùa của John. Cô tin tưởng vào bộ óc thông minh khác thường của John. Không có vụ nào mà John không tìm ra manh mối. Cô hy vọng phòng cảnh sát hình sự sẽ có dấu tay hung thủ sớm.

Phòng xét nghiệm mở đèn sáng. Ngày lễ nghĩ nhưng Ann vẫn tới làm việc. Cô hơi ngạc nhiên là căn phòng hình như có vẻ bị xáo trộn lên. Công việc gấp, Ann ngồi vào bàn kiểm nghiệm ngay. Mắt Ann Marie chăm chú vào những mẩu thử. Khám nghiệm tử thi máu trong người nạn nhân qua thẩm định lần thứ hai đã có hai thứ thuốc là thuốc lắc Ecstasy và gây mê Ketamine liều lượng khá cao. Cô gọi điện thoại cho John:

– Anh đấy à! Rảnh thì tới đây gấp. Em có chuyện này muốn báo với anh trước khi trình với sếp.

– Anh đang bận, Ann. Em nói bây giờ được không?

– Vâng! Thuốc lắc Ecstasy bán đầy trên thị trường. Dân chích choác muốn “cảm giác mạnh” đều dùng như Heroin. Nạn nhân có thể dùng nó nhưng liều lượng trong máu thấp, không thể dẫn đến tử vong nhưng thuốc Ketamine là thuốc nước dùng cho gây mê, cấp cứu thường được bệnh viện dùng trong trường hợp gây mê khi tiêm vào tĩnh mạch. Người dùng Ketamine có cảm giác lâng lâng, ảo giác rất mạnh có thể giảm trí nhớ và nếu dùng nhiều thì hôn mê tới tử vong. Tại sao nó lại có trong máu nạn nhân cao tới 100mg như vậy khi chỉ số cho phép là 1.1.25mg/kg. Nạn nhân hình vóc khỏe mạnh nên có thể dùng thuốc Ecstasy rồi mới bị tiêm Ketamine. Hung thủ phải là người biết dùng thuốc gây mê, hay nói đúng hơn, là người ngành y hoặc biết dùng tiêm chích. Còn trường hợp tại sao nạn nhân chịu để hung thủ tiêm thuốc gây mê quá liều vào thân thể có lẽ vì hung thủ là bạn bè quen biết hoặc giới chích choác cùng nhau. Anh điều tra những người quen biết của nạn nhân thì sẽ rõ. Em sẽ gởi kết quả cho sếp ngay.

– Thật là ngoài dự đoán của anh. Cám ơn em, Ann. Cẩn thận nhé!

– Anh đang ở hiện trường nào đấy à?

– Anh đang chờ một nghi can. Xe hắn đã ra kìa. Bye. See you soon.

Đầu dây Ann mất tín hiệu. Cô vừa nghe có tiếng chân người. Chưa kịp quay lại, cô bất tỉnh. Trong một góc cánh cửa ít người chú ý, camera điện tử chút xíu trang bị riêng cho phòng xét nghiệm cảnh sát hình sự vẫn mở con mắt màu đỏ trừng trừng. Cửa phòng được mở ra…

Chiếc Toyota 2008 Sequoia màu trắng bị xe cảnh sát dân sự không đèn quay chận ở đầu đường. John giật mình khi tài xế chiếc xe đúng là tài xế chiếc BM&W có ba số nhớ đời 3 7 9. Xe cảnh sát của John cập tới ngay. Anh hỏi nghiêm túc:

– Giấy tờ xe của anh?

Người lái xe trình ra.

– Giấy tờ xe tạm à? Anh mới mua xe?

– Dạ phải.

– Tại sao anh đổi xe? Xe mới đổi cách đây có một ngày?

– Tại vì tôi không thích.

– Anh đổi xe ở hãng nào?

– Toyota of Naperville.

– Anh tên thật là Phước?

Người đàn ông giật nảy một chút rồi bình tĩnh trả lời:

– Tôi tên Tony Lê. Giấy tờ tôi đã ghi rõ, thưa cảnh sát.

– Anh từ trong nhà cô Thúy đi ra. Anh là gì của cô ta?

– Chỉ là bạn bè.

John xuống giọng:

– Chúng tôi mời anh về đồn cảnh sát.

– Xin lỗi! Tôi không biết có tội gì?

– Anh thuộc dạng tình nghi của một vụ án mạng và mất tích. Hy vọng anh hợp tác với cảnh sát. Ở đó sẽ có người nhận ra anh là ai? Điện thoại anh, chúng tôi tạm giữ. Anh cảm phiền. Nếu anh vô tội, anh sẽ được trả tự do theo luật. Bây giờ, làm phiền anh chịu khó…

Hai chiếc xe cảnh sát áp tải chiếc Toyota về tới đồn. John quay lại Helen:

– Ta tới hãng xe Toyota nhanh lên! Em gọi cho Nga và Thúy tới ngay phòng cảnh sát nhận mặt người.

Điện thoại rung. Wilson nói gì đó. John nghe. Anh tái mặt:

– Em tới hãng xe trước, cố giữ chiếc xe BM&W 379 lại chờ khám nghiệm. Anh đến nơi này có việc gấp.

John mở cửa xe. Anh cùng một đồng sự lấy chiếc khác thẳng hướng S Washington. Helen kinh ngạc. Chưa khi nào cô thấy John gấp đến như vậy.

Edward Hospital Napervill. Phòng cấp cứu.

John lo lắng điếng cả người. Ann đang hôn mê. John bần thần nhìn tấm ra trắng toát che ngang ngực Ann mà lòng ngỗn ngang bao nỗi. Anh vuốt mấy cọng tóc lòa xòa trên trán Ann mà lòng muốn khóc. Ann mới vừa gọi điện thoại cho anh cách đây có vài tiếng. Ai là kẻ đánh cô ấy tới mức này? Vì cái gì cơ chứ? Người bác sĩ Frank trực ca giải thích:

– Cô ấy bị đánh đằng sau gáy bằng một thủ pháp thông thường khi nạn nhân không phòng bị nên ngất đi. Không nguy hiểm đến tính mệnh gì vì sức đánh này cũng không mạnh lắm. Sau gáy không có thương tích vì có lẽ cô ta bị đánh bằng tay. Cô ngất đi là vì hung thủ có nội lực. Nếu mạnh tay chút nữa, e rằng vỡ sọ bên trong. Cũng may, hung thủ không có ý này.

William Wilson, người cảnh sát đã đưa Ann tới bệnh viện, nói bằng giọng chưa hoàn hồn:

– Tôi gọi phôn cho cô ấy từ nhà để lấy kết quả xét nghiệm. Khi tới nơi thì thấy cô ta nằm dưới sàn. Phòng không có ai vì hôm nay ngày lễ Labor Day.

– Thôi chết!

John kêu trời. Chính vì kết quả khám nghiệm máu mà Ann bị hại. Xem ra, vụ án mạng này có nhiều nhân vật nhúng tay vào rồi còn gì?

– Anh coi chừng cô ấy. Có thể hung thủ sẽ trà trộn người vào đây. Cũng có thể không vì nếu như chúng muốn giết cô ta thì anh làm sao mà mang cô ta vào bệnh viện. Trước mắt, anh chờ cô ta dậy rồi hãy về. Tôi muốn vào phòng xét nghiệm một chút.

– OK.

John quày quả tới phòng xét nghiệm của Ann. Hiện trường có cảnh sát canh giữ. Không ai biết những kết quả khám nghiệm máu từ nạn nhân Trần Tùng ở đâu. John bó tay. Anh nhìn quanh như vớt vát cái gì đó. Anh đi ra. Cánh cửa vừa sập lại thì anh chợt nhớ ra một việc: Cái camera điện tử nhỏ xíu trong cánh cửa. Anh tháo nó lấy cuốn phim và thở hắt ra:

– Ann! Ít ra, anh cũng tìm ra hung thủ trước khi em tỉnh dậy.

Helen gọi điện cho mẹ.

– Mẹ à. Mẹ có khỏe không?

– Vẫn khỏe. Con có chuyện gì không vui?

– Chẳng có. Ờ mà có chút chút.

– Nói cho mẹ nghe!

– Ann tìm ra đầu mối vụ án thì bị người lạ đánh gục. Toàn bộ kết quả bị lấy hết. John đang quan tâm tới Ann. Con chỉ sợ thương tổn của Ann khơi dậy tình cảm của họ từ bé…

– Thì ra con gái của mẹ đang lo sợ mất người yêu?

– Không phải mẹ ạ nhưng con đã gặp hai người con gái Việt Nam chung một người yêu và một vu vì được còn, một khổ vì mất.

– Khoan nói chuyện đó đã. John thế nào?

– Anh ấy mở camera của phòng Ann thì chỉ thấy trống trơn. Ai đó đã đổi cuốn tape.

– Vậy sao? Sau khi Ann được đưa đi cấp cứu, có ai vào phòng?

– Có cảnh sát thôi.

– Không gì khó. Con nói với John là những người tới phòng của Ann để đưa Ann đi cấp cứu mà không có trong tape, họ mới là khả nghi đã đổi tape nên tape red không có họ.

– Mẹ có lý. Con gọi John ngay.

– Khoan. Hãy bỏ ra ngoài những tình cảm riêng tư con đang âu lo. Cái gì thuộc về tình cảm của con thì không ai giật được. Đó mới chính là tình yêu! Còn nếu có trong tay mà bị mất đi thì phải coi mình đã không có bản lĩnh giữ lấy nó. Đành chịu con gái ạ.

– Dạ mẹ.

Helen cảm thấy như được mẹ cho thêm sức lực. Mẹ thật thông minh. Hèn chi mẹ xin nghỉ hưu mấy lần mà cơ quan không đồng ý, còn ba thì cưng mẹ quá chừng chừng. Cô gọi điện cho John. Không thấy John bắt máy. Helen vội vã gọi Wilson. Họ cùng chạy tới bệnh viện.

Ann tỉnh dậy. Vừa thấy John, cô mừng quýnh ôm chặt lấy anh. John đỡ lấy thân thể mềm nhũn của Ann, khẽ giọng:

– Em thấy đầu còn đau không?

Ann lắc đầu.

– Thật tội cho em, Ann.

– Em thấy mệt. Em muốn được ngồi với anh một lát.

John ngước nhìn bác sĩ Frank dọ hỏi. Ông ta gật đầu và tế nhị lui ra. John để yên vai cho Ann tựa. Anh nhớ lại ngày nào, hai đứa chơi đùa trong Village Park thành phố, Ann bắt anh cõng vòng quanh sân cỏ. Những ngày đi học chung với nhau, Ann cứ chờ John ngoài chỗ School Bus. Mái tóc Ann giống mẹ cứ vàng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. John thương mái tóc của Ann đến độ cứ nhắc:

– Em đừng cắt tóc nhé!

Vậy là Ann để dài chấm lưng đến bây giờ. John vuốt tóc Ann. Anh không biết Helen và Wilson đã đứng trước phòng. Họ nhìn nhau. John nhìn thấy họ nhưng anh không phản ứng gì. Helen lên tiếng trước:

– Chị tỉnh rồi hả? Ann.

Giọng của Helen làm Ann sựt tỉnh. Cô ngượng ngịu buông John ra.

– Xin lỗi!

– Không gì đâu! Em nằm nghỉ cho khỏe. Ngày mai, bác sĩ mới cho xuất viện.

John trấn an.

– Tôi ở đây với cô ấy cho.

William Wilson mau mắn. Mấy khi anh có dịp ở bên Ann. Đây mới chính là cơ hội tốt cho anh. John bắt tay William như trao trách nhiệm canh chừng an toàn cho Ann:

– Vậy thì phiền anh.

Ann mệt mỏi. Cô nhắm mắt. Cảm giác êm ả trên vai John làm cô đau xót. Hai hàng nước mắt chảy dài. Ann quay mặt vào trong không trả lời câu hỏi của Wilson: “Em có hình dung người nào đã ra tay với em không?”.

– Wilson! Hãy để cô ấy nghỉ ngơi.

Helen đi bên John như không có gì. Cô nhớ lời khuyên của mẹ. John nắm tay cô cũng không nói một lời. Helen kể với John lời mẹ gợi ý. Mắt John vụt sáng:

– Anh đã nghĩ tới người ấy nhưng không biết động cơ nào?

– Người ấy?

Helen tròn mắt:

– Anh biết hắn là ai ư?

John nhìn Helen. Anh mỉm cười. Nụ cười buồn như đôi mắt của anh mà cô bị cuốn hút tới ngày nay. Cô biết là John không nói ngay bây giờ. Cô mỉm cười làm ra vẻ nhẫn nại như đã từng nhẫn nại yêu anh nhưng trong lòng Helen, hình ảnh Ann trong tay John thật là khó chịu biết bao!

Người đàn bà Việt Nam lặng lẽ nghe con trai tâm sự. Lâu lắm, bà mới thấy con buồn bã đến vậy. Thằng con của bà chỉ khi nào nó bế tắc chuyện gì thì mới ngồi với mẹ lâu như trưa nay. Nghe con thủ thỉ xong, bà mới gỡ nút:

– Chuyện công của con thì con không nói rõ cho mẹ biết còn chuyện tư này thì chắc chắn mẹ gỡ mối tơ lòng chút ít cho con. Con và Ann quen nhau từ thuở nhỏ ai mà chẳng biết. Nó lớn bên con nhưng con không nhận ra cảm giác như bây giờ là vì con lúc nào cũng coi Ann như em gái, như bạn bè. Khi có Helen quấn lấy thì con quên mất Ann. Nó đụng chuyện thì lòng con nhói đau. Đó cũng là cảm giác thường tình. Nếu Helen đụng chuyện, cảm giác con thế nào?

– Dĩ nhiên là con cũng đau.

– Vậy thì… yêu hết hai đứa rồi còn gì!

– Làm gì có, mẹ!

– Ai biết trong lòng con nghĩ gì chứ?

– Mẹ! Hôm nay lễ mà em Lan không về? Nó còn mộng thành hoa hậu nữa không? Muốn thi hoa hậu thì phải học giỏi kiếm trình độ học vấn đã?

– Nó về cuối tuần. Thằng này mới đây đã nhớ em? Hoa hậu gì nó. Lo ăn học ra nghề đàng hoàng nuôi thân. Hoa hậu chỉ khéo tai tiếng. Vả lại, không ai chấp nhận hoa hậu Mỹ gốc Việt Nam đâu con ơi!

– Mẹ cứ giữ tư tưởng hủ lậu. Nước văn minh vẫn khác chứ. Mẹ bảo Lan cẩn thận nhé. Đàn ông bây giờ khó lường lắm.

– Con không phải nói con đó chứ hả?

John cười trừ:

– Chẳng câu nào qua nổi mẹ. Hai cô gái Việt Nam mình, một cô thì đang thất tình. Một cô thì đang mất tình. Con gái bây giờ cũng khó hiểu quá!

– Hay là mẹ tìm cho con một cô gái Việt?

– Thôi mẹ! Hãy để trái tim con tìm. Mẹ tìm thì mẹ… lấy đi!

– Trời! Thằng ôn con! Phôn Lan gọi, để mẹ nghe nó vòi vĩnh cái gì đây: “Gì đấy con? Anh hai đang ở đây…”…Nghe xong, bà bảo John:

– Nó nói rằng nó vừa đọc tin giựt gân trên mạng là hoa hậu Thùy Lâm do mẹ mua giải cho và bản thân cô đã sex với đạo diễn phim “Mưa gió’ bị tung trên mạng xã luận nhưng hôm nay thì video đó… bị thủ tiêu. Còn tân hoa hậu Trần Thị Thùy Dung năm nay chưa tốt nghiệp trung học mà vẫn có học bạ giả dự thi tức là vi phạm quy chế thi.

Bà chắc lưỡi thở dài:

– Chỉ cái vụ làm học bạ giả đi du học và đi thi là vi phạm điều 267 Bộ luật hình sự Việt Nam rồi. Thế mà còn hoa hậu với hoa hiếc! Báo đài đang rùm beng. Sai mà cố lấp, không trúng mà cố chấp là cái tật của những vị bảo thủ. Em Lan con đang hậm hực vì chuyện hoa hậu Việt Nam lại là người có điểm đạo đức trung bình. Thế nhưng ông Dương Xuân Nam, trưởng ban tổ chức cuộc thi cứ giữ sĩ diện tuyên bố hoa hậu Thùy Dung vẫn được giữ vương miện. Chống giả bằng cấp, giả giấy tờ nhưng hiện giờ tân hoa hậu sử dụng giấy tờ giả mà vẫn “đăng quang” còn tính “đem chuông đi đánh nước người” thật là khiến cho nó hổ thẹn.

John cười:

– Con nhỏ học không lo. Mai nay làm bác sĩ rồi lại không khéo theo êkíp đánh cắp các bộ phận của những bệnh nhân chưa thực sự chết ghép cho bệnh nhân khác như các bác sĩ trường Georgia University, hay trường Y khoa Harvard Medical School đã cảnh báo. Mà con khỉ đó cũng kỳ. Cái tốt sao nó không nói cho mẹ hay mà cứ đem cái chuyện xấu không hà.

– Thì em nó hay tò mò, tọc mạch. Thứ nào mà chẳng có nó. Nó ghét nhất là sự gian lận. Gian lận và luật lệ lộn xộn quá.

John nhìn mẹ như đồng ý:

– Chuyện quy phạm quy chế thi đâu phải chỉ nước mình. Olympic Bắc Kinh Trung Quốc vừa qua có vận động viên vẫn sử dụng thuốc trợ sức Doping như vận động viên đua xe đạp người Tây Ban Nha – Maria Isobel Moreno hay Kim Jong Su của Cộng hòa nhân dân Triều Tiên. Còn vận động viên thể dục dụng cụ duy nhất Việt Nam là Đổ Thị Ngân Thương cũng phát hiện có sử dụng Doping như chỉ là “tình cờ” trong khi dùng thuốc giảm béo. Ngay cả cầu thủ chân vàng Ronaldo của Brazil cũng bị nghi dùng Doping trong thuốc trị thương. Hiện tượng khai gian thì có cô bé He Kexin của nước chủ nhà đạt huy chương vàng về thể dục dụng cụ 14 tuổi có khai 16 tuổi. Cả hai đồng đội cô là Jiang Yuyuan và Yang Yilin cũng thế. Phải coi tài hay coi tuổi chứ mẹ? Phải coi đẹp, tri thức hay bằng cấp hoa hậu? Nếu đã coi tài thì tuổi nào cũng thi được, không tốt nghiệp trung học cũng thành hoa hậu được nhưng cái gì đã thuộc quy chế thì phải theo. Đơn vị, tổ chức, nước nào, người nào không theo là vi phạm luật. Tức là gian lận đó mẹ.

– Luật lệ, quy chế hay thể thức gì cũng bị bạc tiền, danh vọng, háo thắng che mắt hết thôi. Con bé tân hoa hậu lại nghỉ học vì không phải nhà nghèo mà vì nghỉ học để học Anh văn chuẩn bị du học ở Mỹ. Học sinh con nhà giàu mà tốt nghiệp không nổi bậc trung học thì thuộc loại gì rồi đó mà! Hoa hậu thế chỉ tổ trác mắt thiên hạ, đánh lừa nhân dân mà thôi!

– Du học tự túc ở Mỹ? Giàu thế cơ à?

– Du học ở Mỹ thì tiêu chuẩn như thế nào con hiểu rồi!

– À, phải tốt nghiệp trung học và… nhưng người giàu thì mua gì chẳng được huống chi mấy cái bằng phổ thông. Thôi con đi. Mẹ giữ gìn sức khỏe. À, khi nào ba về?

– Chắc vài ngày nữa. Công việc cứu nạn lụt ở các vùng Trung Tây vẫn chưa kết thúc. Càng ngày thì sự thiên tai tác nghiệt càng dữ dội. Mới bão táp gây lũ ở lớn ở Lowa, sông Misissipi ngập phủ tiểu bang Indiana thì lại đến bão Fay gây ngập lũ tiểu bang Frorida! May mà chỗ mình đây còn yên bình. Chỉ mới hôm tháng 4, động đất chút xíu mà dân chúng đã hãi hùng.

– Thiên tai hay nhân tai ở đâu mà chả có. Con cũng đang phải giải quyết “nhân tai” đây. Tối nay, có thể con không về.

– Con cũng nên ghé thăm Ann một chút. Mẹ cũng muốn con cưới vợ sinh con. Con không còn nhỏ nữa đâu, con trai.

Bà nhắc chừng:

– Chiếc nhẫn của mẹ đưa cho con, khi nào con chọn được người con thương thì hãy trao nó cho cô bé đó.

– Dạ, mẹ. Con nhớ rồi. Bây giờ, chưa đến lúc mà. Nhẫn biết tìm chủ. Mẹ yên tâm.

John ôm hôn mẹ và quày quả ra xe. Nói chuyện với mẹ, anh nghe như lòng nhẹ nhõm phần nào. Anh gọi phôn của Helen và nhận câu Helen trả lời:

– Kết quả vết máu trong cốp xe BM7W 379 chỉ là máu động vật. Chiếc xe không có gì khả nghi. Nó bể đèn. Đây chính là nguyên do mà Tony Le đổi xe mới thôi.

– Thế à? William Wilson đang ở đâu?

– Anh ta đang ở bên chỗ Tony Le.

– Anh đến đó ngay.

Bà mẹ nhìn theo thằng con trai. Lòng bà rộn lên nỗi lòng người mẹ có con làm ngành cảnh sát. Nhưng nếu thằng con bà đi lính sang Irag thì bà… cao máu ngay. Nó ước mơ như thế thì cho nó toại nguyện. Ba mươi ba năm trước, bà đi dạo biển chơi thì bị “áp tải” ra ghe luôn. Ba nó vì thương bà nên cũng… đào tẩu sang Phi với bà. Bây giờ, thằng cu Hoan đã ba mươi. Bà không muốn đổi tên Mỹ nhưng nó năn nỉ mãi, ba mẹ chìu con. Bạn bè, thầy cô cứ gọi Hoan là John nên nó lấy luôn tên này tốt nghiệp. Nắng thu dịu dàng qua lá khiến bà thấy nhớ mông lung. Bà gọi phôn cho chồng. Niềm an ủi của bà ngoài chồng con ra thì còn có gì để mà bám víu sống chứ?

John không đến chỗ Tony Le mà tới bệnh viện trước. Ann đang ngồi với mẹ, bà Rose. Thấy John vào, ánh mắt bà tỏ vẻ mừng rỡ. John chào bà bằng giọng điệu ngày xưa:

– Momme! Mẹ có khỏe không?

– Không khỏe lắm. Nói chuyện với Ann đi. Momme ra ngoài một chút.

John ngồi ké bên gường. Anh ân cần:

– Em thấy đỡ nhiều chưa?

Ann nắm bàn tay John khe khẽ:

– Em mới nói với mẹ. Em nhớ rằng sáng nay, em thấy phòng như có ai tìm tòi cái gì. Em gọi cho anh xong thì bị đánh. Hung thủ phải là người quen biết mới có chìa khóa mở phòng vào bên trong. Camera trên tường chắc chắn phải quay được cảnh này.

– Nó đã bị người nào đó hủy rồi. Không dấu vết tay trên máy. Bây giờ thì bằng chứng về thuốc gây mê cũng mất hết. Chúng ta phải bắt đầu từ đâu đây nếu không là từ William Wilson vì anh ta là người đưa em đi cấp cứu?

Ann giật mình. Cô đang nghĩ tới William đây. John vuốt tóc Ann:

– Em chưa khỏe hẳn. Mọi chuyện có người khác lo. Mai em xuất viện, anh sẽ đón em về nhà. Đồng ý không?

– Sao lại không!

John mỉm cười. Nụ cười như con nít như ngày xưa anh dành cho Ann khi cô làm nũng. Anh vừa bước chân ra cửa thì chạm mặt mẹ Ann. Bà đi cùng một người đàn bà tóc hung khác. Không ai khác, bà chính là Rebecca Taylo. John và bà thì chẳng xa lạ. Mẹ Rose đưa John ra khỏi cửa:

– Bà ấy tới hồi sáng khi Ann được William đưa vào đây. Bà ấy là tay Karate đai đen. Ann ở đây khỏi lo.

– Thế à! Con không biết bà là từng là võ sư. Con chào momme.

– Chào con.

“Võ sư ư?” John vừa bước xuống cầu thang, vừa nghĩ ngợi một điều gì đó vừa lóe trong đầu. Anh hối hả chui vào thang máy đi cho nhanh.

Phòng cảnh sát.

James Madion lắng nghe John. Ông ta luôn luôn bình tĩnh. Bình tĩnh là phương cách tốt nhất trong việc xử lý mọi tình huống. Sau khi John Phan trình bày xong, James khẽ giọng:

– Anh được toàn quyền hành động mà. Đừng “bứt dây động rừng”. Nghi án về người đàn ông tên Phước bị tình nghi bắt cóc người chở trong đêm coi như không còn đủ sức tồn tại. Máu trong xe là vết máu thú rừng. Anh ta đã cung khai là đêm đó, xe anh ta đã tung chết con nai và chở nó về thịt. Nhưng không thể không đề phòng nghi án khác được lập lên là anh ta có liên quan tới đường dây buôn bán thuốc ma túy, gây mê trái phép. Toàn bộ mẩu thí nghiệm của Ann đã mất. Trong các thùng rác không thấy. Có thể là chúng còn nằm đâu đấy trong một chỗ kín đáo nào đó.

– Tôi không nghĩ ra tại sao Phước chỉ chở con nai mà chạy như trốn cái gì trong ba đêm hôm trước? Bạn bè anh ta toàn những người ngày đi làm, tối vào các quán Bar và sòng bài. Điều này khả nghi tới một băng muôn bán ma túy đang bị truy lùng toàn nước Mỹ. Người đàn ông bị bắt cóc đêm hôm ấy, Helen nói là bạn của Tùng chứ không của Phước. Nếu Phước bắt cóc bạn của Tùng, có nghĩa là đứng về phía tình địch ư? Có thể là anh ta thủ tiêu hung thủ. Đây là vấn đề mà chúng ta nhức đầu. Helen có lẽ điều tra chưa xác chuyện này.

– Chúng ta nên tập trung lực lượng các quán Bar và sòng bài Hollywood, Victoria…

– Không loãng như thế đâu thưa sếp! Cô Thúy và Nga cũng là mấu chốt. Chúng ta không đang theo dõi đấy sao? Helen báo cáo rằng Thúy không liên lạc với ai trong thời gian Phước bị tạm giam. Nga thì hầu như không thấy xuất hiện trong các khu vực đông người.

– Điều đó chứng tỏ họ có gì là mấu chốt?

– Đấy mới là vấn đề, thưa sếp. Nếu họ vô tư, họ vẫn tiếp tục với những công việc hay liên hệ bình thường như mọi ngày. Trái lại, họ đã co cụm lại như sợ bị theo dõi. Không dính líu gì thì sao sợ hãi. Tâm lý này, chúng ta triệt để khai thác. Nga và Thúy đi ra ngoài thì chúng ta theo dõi ngay.

– Vậy anh kêu thêm hai nhân viên giúp anh. Tôi ủng hộ sau lưng. Đừng lo lắng. Vụ tìm bao tay thế nào?

– Tôi đã cho người tìm kiếm nơi thùng rác cảnh sát sáng nay. Chắc có kết quả đấy.

– Anh khá thật!

– Sếp quá khen! Tôi cần học hỏi ở sếp nhiều.

James phá lên cười. Ông hài lòng về cấp dưới của ông có cái đầu không kém gì ông cách đây mười năm. Bây giờ, ông chỉ có kinh nghiệm chứ không lanh trí như giới trẻ. Truyền kinh nghiệm và đào tạo họ cho xuất sắc là nhiệm vụ của ông.

John ghé vào tiệm bán hoa và nhanh chóng tới bệnh viện đón Ann xuất viện. William Wilson cũng mua một bó hoa tới tặng Ann. Anh ta nhìn thấy John thì cười héo lại:

– Anh lúc nào cũng chu đáo hơn tôi đấy. Hèn nào, mọi thứ tốt đẹp cũng đón chờ anh. Ann cũng thế.

– Anh nói đi đâu vậy? Tôi và Ann như anh em ruột từ lâu. Nếu là anh, anh cũng vậy mà.

– Anh em ruột?

Wilson cười to nhưng kịp ngậm miệng khi thấy Ann nhìn mình bằng cặp mắt trách móc. Hắn dịu giọng:

– Xin lỗi Ann. Hai người về vui vẻ. Tôi không may mắn có phần trong chuyện này.

– Cám ơn về bó hoa xinh xắn của anh, William Wilson.

– Không có gì! Gọi tôi William hay Wilson được rồi. Khách sáo quá, Ann.

John dìu Ann ra xe và mở cửa cho cô còn Wilson thì bấm phôn: “Hai người đang về nhà đấy. Cô không có biện pháp thì mất người yêu ngay”.

John vừa lái xe, vừa hỏi khẽ:

– Chuyện em ra viện, em có nói với Wilson không?

– Dĩ nhiên là không? Chắc là mẹ nói với dì Rebecca. Tối hồi hôm, anh ta cũng tới thăm em. Hắn cứ hỏi là em có biết ai đã đánh em ngất xỉu không?

– Rebecca ư! Anh nghĩ rằng bà ta không đơn giản còn Wilson cũng không giản đơn. Tại vì sao mà hắn cứ quan tâm về em với câu hỏi này? Hắn là cảnh sát mà. Hắn rõ hơn ai hết về câu hỏi ngu ngơ này với một nữ cảnh sát hình sự. Có phải là hắn quan tâm đến em như một… người yêu chăng?

– Em… em không biết. Em cảm thấy ở Wilson có cái gì đó không được thân thiện với anh.

– Anh nào có biết chuyện gì?

– Có lẽ hắn thấy anh được sếp James nâng đỡ.

– Anh chỉ biết làm việc theo trách nhiệm. Mọi chuyện khác, anh không quan tâm. Làm ngành nào thì người ta cũng phải luôn luôn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình. Ủa! Anh quên hỏi em, em bảo anh tìm những cốc nước thừa trong chỗ nạn nhân Trần Tùng để làm gì vậy?

– Để em thử coi có chất gây mê ở trong không? Hãng thuốc của Anh quốc là Bloomsbury Innovations Limited có chế ra dụng cụ chuyên thử thuốc mê trong chất lỏng. Nhỏ chừng vài giọt vào cốc nước nghi ngờ, nếu chúng chuyển sang màu cam thì đúng là bị thuốc mê. Ketamine, Benzodiazepines và GHB cùng hơn sáu mươi loại thuốc mê khác đều được nhận dạng bởi dụng cụ này.

– A! Anh hiểu. Thế, em thử chưa?

– Lấy gì mà thử? Em chỉ mới thử máu nạn nhân mà đã nằm bệnh viện rồi. Hung thủ lởn vởn đâu đây chung quanh chúng ta.

John suýt vuột tay lái. Giọng anh như đanh lại:

– Alex đã nói với anh là nó và Wilson tìm ra hai chiếc ly thủy tinh vỡ trong thùng rác chứ không nằm chung trong bao rác. Hung thủ rất khôn ngoan. Nước không còn một giọt nhưng Alex đã tìm thấy ống chích.

Ann ngắt lời:

– Vậy nó đâu? Trong ống thế nào cũng còn vài giọt.

– Wilson nói rằng ống chích của dân nghiện xì ke, lỡ bị kim chích có mà mắc HIV nên hắn không cho Alex cầm về.

Ann thở dài. John im lặng. Chiếc xe chạy qua con đường nửa rừng, nửa thành phố còn dấu hiệu của những con nai có thể vụt qua đường. Trời như se lại sau những trận mưa thu mát dịu. Lá xanh bắt đầu chuyển màu. Con đường dễ thương vùn vụt qua đi. Giá mà không có sự kiện sáng hôm qua, cô có còn có dịp ngồi chung xe với John để ngắm cảnh này không? Tự nhiên, Ann muốn nằm bệnh viện lâu hơn để cô có thể gặp John mỗi ngày. Xe dừng lại. Căn nhà Ann nằm trong khu ngoại ô xinh xắn nhất của thành phố. Rose, mẹ Ann đứng trước nhà đợi con. John đưa Ann vào nhà. Con chó nhỏ Bobby khôn ngoan của Ann chạy ra mừng. John mua nó tặng cho Ann nhân ngày sinh nhật 24 tuổi của cô. Ann đã dạy nó cách sử dụng điện thoại khi cần thiết. John từng cười chết được khi thấy con chó lấy móng chân bấm vào máy di động 16GB Apple I-Phones của Ann để gọi John Phan. Mãi lo nói chuyện với mẹ Rose và Ann, John không trông thấy một chiếc Nissan màu trắng đậu gần đấy như vô tình.

Phước được thả ra. Anh ta được Thúy đón về nhà. Cô sút hẳn sau mấy ngày Phước bị tạm giữ nhưng vẫn đủ sức chì chiết khi hai người ngồi chung trên ghế salon:

– Vậy chớ anh làm gì mà cảnh sát bắt? Có phải anh giết Tùng không?

Phước bực bội:

– Hỏi một câu không đáng hỏi mà cũng hỏi được. Anh giết thằng Tùng của em thì chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này” à? Giết người mà cảnh sát thả anh ra à? Cảnh sát! Hừ! Thách họ ba đầu sáu tay cũng không bắt anh.

– Đừng có mà nói dóc! Anh còn liên lạc với tụi xì ke, thế nào cảnh sát cũng thộp đầu.

Phước cười to:

– Thộp đầu rồi mà vẫn thả anh ra đó sao? Kiểm tra thử coi mấy ngày nay có ai “rà mìn”… không?

Thúy đuối lý. Cô không hạch hỏi nữa vì Phước đã quấn lấy cô. Họ quên mất một người tên Tùng đã chết, một tên Nga đang đẳm đầy nước mắt. Chặp sau, Phước buông Thúy ra, chần chừ:

– Em có tiền không?

– Lại chích?

– Anh mượn một ít. Trả tiền cho thằng Rich. Hơn tuần rồi không đi làm được, em không thấy sao?

– Sao lại không thấy? Bao nhiêu?

– Vài trăm. Anh đi rồi về liền. Em đi làm đi. Hơi trễ giờ rồi đó. Mai anh đi làm lại trả cho em. Nhớ đừng nói anh về nhà em với ai hết nhé.

Thúy mở giỏ lấy tiền. Cô mới lĩnh lương tuần thì cũng rứt ruột làm đẹp ra mà giao hết cho Phước. Cung phụng đàn ông, người đàn bà nào mà chẳng muốn được lòng nhân tình. Lấy tiền xong, Phước ra xe còn ngoái đầu dặn:

– Ai hỏi nói anh chưa về là được.

Khi Phước đến chỗ đèn đỏ dừng, bấm phôn. Chiếc xe cảnh sát chìm đang theo sau hướng về một căn hộ ngoại ô.

Nga vừa tới tiệm thì nhận điện thoại. Nghe giọng nói trong phôn, cô run bắn người:

– Không phải anh đã thành tên sát nhân sao?

– Chưa nhưng sắp sửa nếu như em không chịu trả giấy tờ cho anh.

– Giấy tờ gì?

– Em đừng giả vờ. Muốn kẹo ngọt hay muốn kẹo… đồng?

Nga giận tái người. Cô tắt cái phôn. Hai tay Nga cứ như bấu víu vật gì để xé tét ra cho hả hơi. Bạc thế là cùng. Cái người mình yêu bao nhiêu năm bỗng chốc hóa thành kẻ thù như trở bàn tay. Chia tay, ít ra cũng nên để lại chút gì tốt đẹp giữa hai người chứ, đằng này… Tình phụ là nỗi bất hạnh nhất cho người bị phụ tình. Theo tình, tình tránh, lánh tình, tình theo là con đường xuống địa ngục. Hận thù từ ấy theo thời gian mà nhân cấp.

Chị chủ tới gần:

– Hắn phải không?

Nga gật đầu, ngân ngấn nước mắt.

– Thôi! Bình tĩnh đi cưng. Ở đời không thiếu đàn ông cho em yêu thương. Coi như xa hắn lại biết đâu có phước phần chứ chị nghe nói thằng ấy bồ bịch lung tung lại theo lũ chích choác. Thằng Tùng bồ con Thúy trước đây đã từng cặp với con Ashley rồi bỏ mà theo con Thúy vì con Thúy làm nail có tiền cung phụng cho. Đàn ông, đàn bà gì không biết nhân cách, đánh mất lòng tự trọng, chẳng cần sỉ diện, bán rẻ phẩm hạnh đều như thế cả.

Nga chẳng còn nghe chị nói. Cô đang bừng bừng ngọn lửa căm thù thằng họ “Lừa” ấy. Cô về nhà, toàn bộ đồ đạc của Phước, Nga mang vứt hết vào thùng rác. Một chập, nghĩ sao, cô lấy giấy tờ quan trọng cất lại: “Dù sao, mình cũng còn là con người”. Cô bấm phôn:

– Ashley! Đi Vichtoria không?

– OK. Có mục gì mới hả? Không phải you nói là không muốn ra ngoài nữa à?

– Không. Chỉ là buồn quá, đi chơi một bữa. Ngày mai, me sẽ quên hết.

– OK. Tới liền.

Hai chiếc xe vừa ra khỏi ngã cua, chiếc xe cảnh sát chìm lại theo sau. Họ cùng hướng về một nơi đã định.

Bà Rebecca đang dọn dẹp thì cửa phòng mở. Alex bước vào:

– Bà Rebecca! Sếp mời bà có việc.

Rebecca liếc xéo qua cửa. Cửa phòng không có bóng cảnh sát thứ hai. Bà nở nụ cười: ” Thế à?”. Bà định gọi phôn cho ai đó nhưng Alex đã chận lại:

– Xin bà không sử dụng điện thoại đến khi công việc xong.

Rebecca thản nhiên bỏ điện thoại vào túi và ngoan ngoãn đi theo Alex. Bà thấy mọi người chờ bà. Nét mặt ai cũng nghiêm trang. Bà chột dạ. John mời bà ngồi xong, anh hỏi cung:

– Xin phiền bà cho biết ngày cô Ann bị đánh ngất, bà làm gì?

– Tôi ở nhà vì ngày đó là ngày nghỉ Labor Day.

– Không đúng! Bà đã vào phòng xét nghiệm cảnh sát trước khi Ann tới.

Rebecca cười to:

– Đừng giỡn chơi. Tôi ở nhà suốt ngày. Con gái tôi Ashley làm chứng.

John chỉ lên bàn:

– Những bao tay của bà trong thùng rác ngày thứ hai, một tháng chín tức ngày lễ Labor Day. Nhân viên cảnh sát đã tìm thấy những đôi bao tay loại thường dùng cho những người dọn dẹp văn phòng trong thùng rác. Chúng được đưa tới phòng xét nghiệm dấu tay.

Rebecca tái mặt. Bà làm ra vẻ giận dữ:

– Bao tay của tôi thì đã sao? Tôi hằng ngày dùng chúng để dọn dẹp phòng xét nghiệm đó mà.

John nghiêm mặt:

– Bà đã quên rằng trong ngày lễ, không có ai làm việc thì bà dùng bao tay để làm gì?

– Chỉ có bao tay mà nghi tôi đánh Ann ngất sao?

Mọi người ồ lên. John nhìn bà:

– Bà Rebecca Taylo! Chúng tôi chưa có nói tới chuyện này. Bà hà tất phải ngừa trước như vậy? Nhưng chúng tôi có bằng chứng là cuốn băng trong phòng Ann Marie đã quay lại cảnh bà đánh gục Ann.

– Không! Không đúng! Tôi không tin! Chẳng có cuốn băng nào ghi điều đó hết!

Rebecca hét lên. John ra hiệu cho nhân viên trực tuyến. Tom ấn nút. Màn hình hiện lên cảnh Rebecca đánh Ann từ phía đằng sau chớp nhoáng. Rebecca đờ người ra như khúc gỗ. Mắt bà mờ dần vì không đeo kính lão… Tom tắt máy. John nhẹ nhàng nhìn thẳng vào mắt bà:

– Bà nghĩ thế nào về cuốn băng này? Nó đã bị đồng phạm của bà thủ tiêu nhưng phòng Ann còn có một máy quay khác mà ít có người biết ngay cả bà ở chung phòng.

Thấy Rebecca giật thót nhưng không nói gì. Ánh mắt bà chớp liên tục. Khi người đối diện chớp mắt liên tục trong lúc hỏi cung, đó là bằng chứng khoa học chỉ chứng rằng người đó đang cố tình làm ra vẻ trung thực tránh sự gian dối. John quay qua sếp James. Ông như đang nhai cái gì trong miệng, hất tay ra hiệu cho John tiếp tục. John hỏi tiếp:

– Tại sao bà hại Ann? Bà và mẹ cô ấy là bạn bè. Bà và cô ấy cùng chung một phòng mấy năm nay. Động cơ nào bà làm như thế? Bà từng là võ sĩ Karate?

– Tôi không biết! Tôi không biết gì cả!

Mười phút trôi qua, thấy chẳng cậy miệng Rebecca khai ra động cơ nhưng cũng làm bà không phản kháng. John phải tạm giam bà. Sếp James bắt tay anh:

– Anh thật thông minh, đại uý John Phan! Cái này mà cũng nghĩ ra, tôi phục anh.

– Cám ơn Ann thôi. Cô ta đã giúp chúng ta đóng lại cảnh này. Còn nữa, cám ơn dì Pati Omalley đã vào vai Rebecca khớp với ngoại hình bà ấy.

– Anh đã đoán trúng tâm lý và dựng hiện trường y như thật. Anh còn cố ý làm hình ảnh mờ mờ cho bà Rebecca không thấy rõ mình nữa chứ? Tại sao anh không muốn Wilson chứng kiến cảnh quay này?

– Tôi chỉ cầu may. Người nào “có tật thì giật mình”. Bác sĩ Frank đã cho tôi hay rằng Ann bị đánh bằng tay nên không để lại vết xước hay trầy ở đầu. Mẹ Ann thì tình cờ cho tôi hay rằng Rebecca từng là võ sĩ đai đen Karate. William Wilson nếu có mặt, kế này không thành công vì hắn quá biết phòng cảnh sát làm gì gắn tới hai cái Camera cho một phòng chứ!

– Theo anh, William Wilson là khả nghi à?

– Phải! Nếu bà Rebecca là hung thủ thì sự có mặt kịp thời đưa Ann đi bệnh viện đã chỉ chứng. Hai người là mẹ con mà. Wilson không biết rằng số phôn hắn gọi Ann trong những giây phút quan trọng còn trong bộ lưu của cô ấy. Anh ta nói với tôi tại bệnh viện là anh ta gọi phôn cho Ann từ nhà trước khi tới phòng xét nghiệm. Nhưng nhà anh ta cách phòng xét nghiệm mất khoảng nửa tiếng. Đoạn đường 355 South đang nâng cấp sửa chữa nên ba lane còn chỉ một. Vi thế, anh ta khó mà chạy nhanh. Thời gian Ann được Wilson đưa cấp cứu chỉ cách điện thoại hắn gọi có vài phút. Như vậy, anh ta đứng ngoài phòng gọi vào cho Ann. Tức là hai mẹ con họ đã có sự chuẩn bị chu đáo. Helen! Em đi cùng anh tới nhà Ann.

Trong góc cuối, Helen lặng lẽ gật đầu nhưng đầu óc cô để đi đâu… Cô vào Restroom bấm phôn. Chờ mọi người ra hết, John nói nhỏ với sếp James:

– Chuyện cuốn băng giả này chỉ những người chúng ta hôm nay biết. Nếu Wilson biết thì nội bộ chúng ta chắc chắn có người tay phản. Nếu hắn biết thì hắn sẽ không tha cho Ann. Chúng ta phải nhanh chân trước.

– Anh thật không tưởng được. Hay! Ta chờ xem con ong nào sa lưới nhện?

Khi Helen trở ra, John đón sẵn:

– Helen! Ta đi.

Giọng John ngọt ngào khiến nỗi bất bình trong Helen chửng lại. Nổ máy xe xong, John nắm tay cô:

– Đừng nghĩ rằng anh này nọ nhé! Ann là bạn gái thân thiết nhất của anh từ thưở nhỏ.

Nhìn gương mặt thất thần của Helen, John xót xa:

– Mới mấy ngày mà em khổ thế? Anh có cái này cho em. Của mẹ anh đấy.

John chưa kịp đeo chiếc nhẫn vào tay Helen thì điện thoại reo. Anh bắt máy và kinh hoàng khi nghe tiếng con chó Bobby của Ann. Anh cầm lấy tay lái, quay đèn ưu tiên chạy trối chết. Helen ngồi bất động. Mười phút lái xe mà như thế kỷ. Căn nhà Ann hiện ra. John thắng gấp. Anh nhào ra và bị nắm lại bởi Helen:

– Anh muốn Ann chết ngay thì vào. Còn không thì để em vào trước. Anh đứng ngoài hổ trợ là được.

John bật ngửa. Lần đầu tiên, anh thấy Helen có phản ứng nhanh và quyết liệt đến vậy. Cô ấy như biết trước chuyện gì xảy ra?

Casino Victoria.

Sòng bài thật lộng lẫy. Nó được trang bị như một cung điện nguy nga. Nga dẫn Ashley vào tận trong như thường ngày như Phước từng dẫn cô vào lúc trước. Cô biết Phước thế nào cũng nghiện mà tới đây. Đúng thế. Phước có mặt cùng mấy người bạn từ hồi nào. Trong nhóm họ, có một người đội mũ sụp xuống mắt. Nga và Ashley ngồi trước mặt Phước. Nhân viên chia bài tiếp tục chia từng người. Không ai để ý hai người đàn ông bên cạnh đang như chăm chú đánh bài như chẳng để ý gì tới ai.

– Đánh A hay B? A=B? Một chung tám?

– Bỏ cây này.

Người đàn ông mũ sụp đứng lên. Hắn thua đậm nên chạy ra ngoài chui vào Restroom.

– Ra nhanh nhé, Rich!

Ashley nghe tên Rich, cô giật mình nhìn lên rồi vụt đứng dậy chạy theo hắn liền:

– Sao người ta đồn anh mất tích mấy hôm nay? Anh nói anh đi Canada mà?

Nga mỉa mai cốt cho Phước nghe:

– Hai kẻ từng được coi mất tích lại lù lù xuất hiện ở sòng bài!

Phước ném cái gườm về Nga và đưa mắt nhìn theo Ashley. Một trong hai người bên cạnh đứng dậy, uể oải:

– Tớ đi Restroom cái.

Chờ mãi không thấy Rich ra, Phước nổi cáu:

– Thằng khốn!

Phước đứng lên:

– Tao về trước!

Nga gọi giật. Cô ném cái bịch nhựa đựng giấy tờ về phía Phước:

– Khoan đã. Tôi trả hết cho anh. Này…

Người đàn ông bên cạnh thôi chơi bài. Anh ta cũng đứng lên. Đi ra một chút, người nọ áp sát vào người Phước, anh ta nói nhỏ: “Xin lỗi! Anh Phước! Mời anh theo chúng tôi”.

Wilson gọi cho Ann. Ann cho biết rằng mẹ mới vừa đi chợ. Căn nhà chỉ còn mình Ann. Bố Ann tử trận trong chiến tranh vùng Vịnh 1991. Bà Rose từng là láng giềng của gia đình John. Sau khi chồng mất, bà bán căn nhà lớn để mua căn nhà vừa đủ hai mẹ con ở với nhau. Bà nói căn nhà cũ nhìn đâu cũng thấy hình bóng của bố Ann. Con chó Chiwawa Bobby nhỏ xíu trong nhà vẫy đuôi mừng khi thấy khách quen tới. Nó lượn quanh Ann. Ann mở cửa khi thấy Wilson. Anh ta nhanh nhẩu:

– Em khỏe chứ hả?

– Anh uống gì không?

– Nước lạnh được rồi.

Ann rót nước ra hai cái ly. Wilson ngăn lại:

– Để anh rót cho. Em uống đi! Uống rồi có sức mà… đóng phim!

Nghe Wilson nói tới chữ “đóng phim” thì Ann rởn tóc gáy. Cô chưa kịp trả lời thì Wilson đã bẻ quặt tay cô ra sau. Anh ta gầm lên dữ tợn:

– Xin lỗi! Cô không chết thì tôi chết! Tôi lấy không được cô thì cô cũng đừng hòng ai được lấy.

Ann ú ớ. Cô kịp đá chiếc I-Phôn dưới chân về phía con chó. Wilson nhìn thấy nhưng tay hắn mắc khống chế Ann. Ann cố sức vùng vẫy. Con Bobby đang cố lấy móng chân nhấn vào cái phôn. Vừa lúc Wilson rút ông kim chích. Ann cố sức dãy giụa… Cây kim chích không chính xác, vuột ra. Wilson không quên là cảnh sát ai cũng có ngón đòn thủ thân nhưng hắn không ngán vì Ann mới từ bệnh viện về. Những cú đỡ đòn của Ann chẳng nhằm gì đến thân hình vạm vỡ của Wilson. Hắn quăng cái kim chích. Hai tay hắn tóm cho được Ann và… xiết cổ.

Con chó nhảy vào Wilson. Hắn lấy chân đá nó văng vào vách tường “bịch”. Bobby ngất lịm. Ann hét lớn. Cô cố sức vùng vẫy. Cánh cửa mở ra. Một bóng người xuất hiện:

– William Wilson! Buông Ann ra!

Helen giọng cô đanh như thép.

– Hay lắm! Không phải cô muốn tôi loại dùm cô tình địch ư? Giúp tôi một tay, xóa hết dấu vết nhanh lên!

Helen lạnh giọng:

– Không buông tay ra! Tôi bắn!

– Ngon thì bắn đi!

Ann vùng vẫy yếu dần. William thò tay ra sau rút súng.“Đùng!”. John nhảy vào như té sấp vì tiếng súng nổ. Anh kịp bổ vào đỡ thân hình Ann đang rơi ra từ bàn tay đẫm máu của William. Cảnh sát ập tới. Helen thấy mắt hoa lên, chóng mặt và ngã qụy theo. Chiếc xe cứu thương hú còi inh ỏi đã đến. John bồng luôn con chó nhỏ trèo lên xe cấp cứu. Lòng anh chết điếng.

Hai ngày sau. Phòng cảnh sát.

Sếp James tay đút túi quần, đi tới, đi lui, miệng cứ nhai nát cái gì. Ông cố nén sự giận dữ. Mọi người im phăng phắc nhìn ông. James quay lại, đấm tay xuống bàn:

– Ma qủy gì đấy? Chuyện gì xảy ra thúi tha trong ngành chúng ta đây chứ hả? Yêu đương. Ganh ghét. Không vì nó thì chết hết cả hay sao? Ăn giòi bọ hết hay sao?

Ông gầm lên:

– Một nhân viên quét dọn đánh gục nhân viên cảnh sát chỉ vì không muốn người ta hơn con mình? Chỉ vì muốn thanh toán kẻ ruồng bỏ con gái mình? Chỉ vì muốn chạy tội cho mẹ, ghen ghét đồng đội mà một trung úy cảnh sát phá hủy Camera? Chỉ vì ghen tuông mà nữ thiếu úy xạ thủ thông đồng với tội phạm giết người bịt miệng, loại bỏ tình địch?

Ông quắc mắt nhìn mọi người:

– Các anh chị nhìn tôi làm gì? Nhìn vào mấy tấm gương “chói sáng” nhân cách kia kìa! Đẹp mặt chửa? Cảnh sát nổ súng bắn cảnh sát. Cảnh sát truy lùng thủ phạm, sát nhân thì lại truy lùng nhau?! Cảnh sát cấp cứu người lại cùng nhau đi cấp cứu? Hay quá nhỉ? Ai không muốn ở trong ngành thì trả súng, quẳng hết quần áo cảnh sát lại rồi về nhà tha hồ muốn làm gì thì làm.

Ông thở hắt ra:

– Cũng may mà còn có một vài người gỡ gạc danh dự. Nếu không, cảnh sát chúng ta muối mặt khi ra đường.

Ông thôi nói. Mọi người cũng im luôn. Căn phòng chỉ nghe tiếng tích tắc của cái đồng hồ đang chỉ 12 giờ đúng.

– Alex!

– Có ạ!

– Bọn ăn hại ấy bây giờ ra sao?

– Trình sếp! Tạm giam ạ.

– Như thế nào? Anh đọc báo cáo cho mọi người nghe đi!

– Trần Tùng bị tên Rich giết vì hắn từng là bồ cũ của Ashley Wilson, con gái bà Rebecca Taylo và em gái của William Wilson. Rích lại bạn bè, là chủ nợ của Phước Tony Le. Rich muốn nhân cơ hội này chia tay với Ashley nên nhờ Tony Le tới nhà dựng hiện trường giả mất tích. Hắn nhờ người lốc số phôn gọi 911 báo mất tích. Trên đường chở Rich đi trốn, Tony Le tung một con nai chết nên hắn bỏ sau xe chung với Rich. Gặp John chận lại rồi thả ra, xe hắn đâm vào cây xăng Speech Way bể đèn. Camera cây xăng đó đã quay lại cảnh này. Hắn đổi xe nhưng không rửa xe. Dấu máu nai và dấu tay Rich để lại trong xe. Helen đã báo cáo vết máu nai mà không báo cáo dấu tay Rich. Thúy và Nga đều nhận rằng Phước là kẻ nghiện. Khi được cảnh sát thả ra, Phước mang Rich tới sòng bài vì đã có tiền của Thúy đưa. Nga rủ Ashley tới sòng bài để trả giấy tờ cho Phước thì Ashley nhận ra Rich trong chiếc mũ trùm mặt. Rich đi vào Restroom để chích thuốc thì gặp cảnh sát theo dõi bắt. Phước vì liên quan với sự mất tích của Rich nên cũng bị bắt.

William không muốn cho John phanh phui ra ai giết Rich và cũng không muốn John phá án lên chức nên ra sức cản. Hắn không cho Alex mang ống chích tìm được cho Ann xét nghiệm. Bà Rebecca lẻn vào phòng để thủ tiêu máy ống máu thì gặp Ann vào. Bà nấp một nơi nghe ngóng. Khi biết Ann đã phát hiện thứ thuốc gây mê trong máu Trần Tùng thì bà nhắn tin cho William. Sở dĩ, camera ở ngoài quay không có xe bà vì William chở bà tới.

Khi Ann gọi điện cho John báo kết quả thì bà dùng tay có võ đánh gục Ann. William gọi điện cho Ann khi đứng ở ngoài vài phút để chứng minh mình không có mặt tại hiện trường vào lúc ấy và chạy vào khi mẹ ra tay xong. Sỡ dĩ, camera không quay cảnh này vì William đã đổi băng. Cuốn băng này, hắn tiêu hủy nhưng hắn quên camera ở ngoài hành dinh còn ghi lại xe mọi sự kiện bên ngoài. Hắn thủ tiêu Ann vì điện thoại Ann còn lưu trữ ngày giờ gọi của hắn và nhất là hắn biết cuốn băng kia là do Ann đóng hòng đánh lừa Rebecca, mẹ hắn đút tay vào còng nên hắn không tha cho cô dù hắn có tình ý với Ann từ lâu.

Quan trọng nhất là cái người đã báo tin cuốn băng giả và số phôn Ann lưu. Hành động của người này đã dẫn đến động cơ cuối cùng cho Wlliam lộ mặt. Người đó chính là Helen. Helen vì đã trông thấy cảnh John trở lại thân thiết với Ann nên mới thông đồng với William loại bỏ tình địch. Phút cuối cùng đã thay đổi dự định của Helen khi John cầm chiếc nhẫn đính hôn định trao cho Helen thì có phôn cấp cứu của con chó Ann. Cô ta cản ngăn William bóp cổ Ann bằng phát sung chính xác vì cô từng là xạ thủ của ngành. Cô ta cũng xỉu. Ann bị ngất. William bị thương. Con chó nhỏ Bobby cũng bất tỉnh. Bốn người, vật vào bệnh viện cùng một ngày cảnh sát bắt hung thủ cùng chủ bán thuốc cấm Rich, đồng lõa và tiêu thụ, con nợ thuốc cấm Phước. Rebecca bị giam trước đó vì những bao tay và không phản kháng khi tưởng âm mưu mình bại lộ qua cuốn video giả. Ngày tuyên án là tuần tới khi các đương sự được bác sĩ chứng minh đã bình phục và không có các triệu chứng tâm thần. Hết, thưa sếp, cho phép tôi uống nước ạ!

– Hùm!

Mọi người không nín được phải bật cười. Mặt James bớt đỏ. Ông ta dịu giọng:

– Mọi người có thể về nhà.

Ông tự lái xe thẳng tới bệnh viện.

Helen nằm co ro trong phòng có hai nhân viên y tế và cảnh sát trông nom nhỡ khi cô tự tử. Wilson cầm máu tay xong bị áp giải về trại giam. Helen bị bấn loạn nên xỉu. Cô lại mắc chứng huyết áp thấp (Hypotension) nên cần điều trị. Máy đo huyết áp của cô chỉ con số xuống dưới 90/60/mmHg. Cô chẳng biết phải nhớ lại từ lúc nào? Thế là hết. John sẽ không bao giờ tha thứ cho cô vì lỗi lầm hôm nay. Còn cô, cô làm sao có thể cho mình ung dung sống bên John nếu anh tha cho cô thì lương tâm của cô cũng chẳng thể yên ổn mà hạnh phúc bên John. Cô đã lầm lẫn. Tình yêu thật ác! Nó làm người ta mù quáng mọi đường. Cửa phòng mở. Cô bàng hoàng khi thấy John. Cô nhắm mắt. John bước lại gần. Anh đứng nhìn Helen một lúc. Lòng anh đau nhói. Sự im lặng của anh làm Helen phải mở mắt ra. Helen đau khổ quay mặt đi khi John chỉ khẽ dịu dàng:

– Em thấy có khỏe lên chút nào không?

Helen trào nước mắt:

– Em… em xin lỗi…

– Nằm nghỉ đi. Cám ơn Helen.

– ??

– Cám ơn em đã cứu Ann.

Helen nghẹn giọng. Sếp James xuất hiện. Ông cũng chỉ hỏi một câu như John rồi cùng im lặng như ước lượng sẽ phải xử Helen như thế nào đây? Trước khi ra về, ông nói:

– Cái gì tới sẽ tới. Việc nào sẽ ra việc ấy. Cô yên tâm.

Ông ra hiệu John ra cùng ông:

– Anh nghĩ thế nào về cô ấy?

John cười buồn:

– Cây xanh dù tốt mà không chăm chút thì trước sau gì cũng bị sâu ăn. Con người “nhân chi sơ tính bổn thiện” mà không giữ mình thì cũng thành “thiên cổ tội nhân”. Nhưng ai mà không có lỗi lầm, thưa sếp! Ngay cả bản thân tôi cũng thấy mình lầm lỗi khi biến Helen thành người như vậy?

James vỗ vai John:

– Anh có những câu kinh điển Trung Quốc hay như thế tự bao giờ? Tôi có thể yên tâm. Ann nom cũng khỏe ra. Hy vọng chúng ta sẽ có một ngày vui sau những ngày đau đầu. Anh cứ ở đây với hai cô. Mọi chuyện cảnh sát có tôi và những người còn lại. Công việc của anh đã kết thúc một cách tuyệt vời trong đau khổ, mất mát. Phải! Chúng ta đã mất mát. Nhưng không có mất mát thì con người không khôn hơn được!

Giọng ông thật buồn. Helen trong đôi mắt ông cũng là một nữ cảnh sát có thành tích và nhân tuyển thích hợp của FBI. Ông nghe lòng đau như đang đánh mất cái gì quý báu. Điều an ủi của ông là Helen giây phút cuối đã không bán mình cho quỷ dữ. Nhưng nếu không có cử chỉ trân trọng, chân tình của John thì liệu Helen có quay đầu ngạn không? Cô cứu Ann là vì không muốn đánh mất lòng tin của John hay vì tình đồng đội? Khó hiểu quá! Chính vì thế mà ông đâm ra tư lự… trong khi tự lái xe.

“Cái gì thuộc về tình cảm của con thì không ai giật được. Đó mới chính là tình yêu! Còn nếu có trong tay mà bị mất đi thì phải coi mình đã không có bản lĩnh giữ lấy nó. Đành chịu con gái ạ”. Helen nhớ lại câu nói của mẹ. Khi John vừa ra khỏi thì cô úp mặt vào đôi tay, bật khóc ngon lành. Khóc cũng là một giải thoát.

Nhìn bóng James khuất trong cầu thang điện đưa ông xuống tầng dưới, John quay về phòng Ann. Con chó nhỏ Bobby đã tỉnh. Nó chạy quanh phòng như chưa từng biết chuyện dữ đã xảy ra. Anh thấy lúc này sinh mệnh của Ann đã gắn chặt với anh như chẳng thể nào tách rời. Nước mắt Ann đẩm đầy trên vai áo anh. Bà Rose đến. Bà bủn rủn tay chân khi đi chợ về với quang cảnh nhà đầy cảnh sát. Hôm nay, bà cũng đỡ hẳn ra khi con gái thoát khỏi tử thần trong tích tắc giây. Bà đưa cho John một vật:

– Mom me tìm thấy nó trong nhà lúc lộn xộn. Chắc của con hay Helen đánh rơi?

John chưa kịp thò tay lấy thì con chó lẹ làng nhảy lên tay bà Rose. Chiếc nhẫn lăn xuống đất. Con chó ngậm lấy. Nó nhảy lên guờng Ann trong ánh mắt ngạc nhiên của John và bà Rose. Ann cầm chiếc nhẫn. Cô đưa trả cho John. Anh cầm lấy và đeo cho Ann:

– Em có thích không? Hình như chiếc nhẫn nó đã biết tìm chủ của nó.

Ann nắm tay anh không cho đeo:

– Anh mua cho em hay mua cho ai?

John suýt nữa thì nói rằng anh định đeo cho Helen nhưng kịp nhận ra ánh mắt Ann thống thiết một tình yêu từ thời bé thơ đến bây giờ. Một lời nói thật của anh lúc này sẽ xóa hết ánh mắt ấy ngay lập tức. Anh không thể mất ánh mắt này thì buột lòng phải nói dối. Thế nhưng, nói dối không phải là tính cách của anh. Trong bối rối, anh nghĩ tới mẹ. Bà từng bảo anh trao chiếc nhẫn cho người mà anh yêu thương nhất. John trả lời “Nhẫn biết tìm chủ mà. Mẹ yên tâm”. Anh nhìn sâu vào mắt Ann và nói thật khẽ, thật chân thành:

– Nhẫn này, anh không mua. Nhẫn biết tìm chủ của nó. Anh có định mua cho ai, nếu không phải người mà anh muốn tìm thì nó cũng trở về với anh. Nhẫn này, mẹ đã mua cho… con dâu của mẹ đấy!

– Phải!

John và Ann giật mình. Mẹ John đã tới đứng đằng sau từ hồi nào. Bà hỏi han Ann xong thì bảo Ann:

– Mẹ và momme Rose của con đi mua ít đồ. Con nghỉ cho khỏe. Số con phải nằm viện hai lần và còn một vài lần nữa.

– Mẹ!

John kêu lên. Anh tưởng mẹ trù ẻo chuyện gì. Bà mắng mỏ:

– Già đầu còn ngu! Sinh con không cần nằm bệnh viện à?

Ann đỏ mặt. Mẹ Rose phá lên cười. John đớ người ra. Anh cảm thấy mình ngu thật. Chờ họ đi khuất, Ann bảo John:

– Anh đi thăm Helen đi. Đằng nào, anh cũng từng yêu thương cô ấy.

John nghiêm túc:

– Helen là cô gái có cá tính. Cô ta có lòng tự trọng rất cao. Anh có lấy cô ấy thì cô ấy cũng không chịu đâu! Anh hiểu điều đó hơn ai hết.

Ann im lặng. Cô nắm tay John không nói thành lời. John áp mặt sát má cô:

– Nhưng không vì thế mà anh lấy em, Ann. Nếu không có hai sự cố này thì anh không thể nào biết rằng em là người mà anh quan tâm, lo lắng, yêu thương nhiều nhất sau mẹ. Nếu không có người xấu, anh không làm sao biết ai là người tốt và chẳng biết mình đang cống hiến cho cái gì? Anh lao vào công việc bằng cái đầu nhưng khi em bị nạn, anh bỏ hết để lao vào em bằng trái tim. Hiểu anh nói gì không, Ann?

Con chó nhỏ nằm gọn trong chăn. Nó ngoan ngoãn ngủ một giấc để không thấy một nụ hôn. Ngoài kia, từng cơn gió heo mây vẫn lùa về lành lạnh. Lá cây chuẩn bị trải thảm vàng, thảm đỏ xuống mặt đường. “Hãy để cho những người chết đi tìm sự bất tử nơi danh vọng và những người sống tìm sự bất tử nơi tình yêu”(Tagore).

Thế giới đang có chiến tranh nhưng thế giới vẫn tồn tại một góc trời bình yên của tình yêu thánh thiện đi qua những cuộc đuổi bắt truy lùng cần phải có để hình thành một… điều gì đó… ./.

Tháng 9/8/2008

Ngọc Thiên Hoa

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button