TÙY BÚT

NĂM MÃO – MIÊU BÀN CHUYỆN MẸO – MÈO

Biên khảo Năm mão - miêu bàn chuyện mẹo - mèo

Miêu, Mão (âm Hán – Việt) cũng là tên cúng cơm của loài Mèo, Mẹo (âm Nôm). Trong một số ngôn ngữ, Mèo là Cat (tiếng Anh), Mao (tiếng Trung Quốc), Gato (Tây Ban Nha), Kowka (Nga), Katze (Đức), Neko (Nhật)… Họ nhà Mèo bao gồm: mèo rừng (wild cat), mèo nhà (house cat) và mèo hoang (feral cat). Trong 12 con giáp tượng trưng cho 12 năm, mèo được xếp thứ 4 và cũng là con vật được sủng ái và nguyền rủa nhiều nhất trong xã hội con người với những huyền thoại bất hủ.

Đặc điểm sinh lý học:
Niên đại: Nhờ sự khám phá khoa học, chúng ta biết được niên đại hàng triệu của các loài động vật tuyệt chủng như khủng long, thằn lằn bay… hay niên đại hàng chục nghìn năm của loài người. Mèo thuần chủng (domestication) cũng có niên đại giống như loài người và các loài động vật khác khoảng 9 -10 ngàn năm hay ít nhất 4-5 ngàn năm bắt đầu từ vùng Trung Đông (Middle East) như Ai Cập và mèo được xem như báu vật ở vùng Viễn Đông. Thế nhưng, mèo thuần chủng phải gánh chịu sự bạc đãi của Châu Âu trong niên đại… văn minh bởi vì sự kết hợp tà giáo tín ngưỡng. Tuy nhiên, vai trò của mèo trong việc tiêu diệt loài chuột (chuột là loài “đại… ác thử” đã mang lại đại dịch Black Death vào thế kỷ XIII – XIV, giết 25 triệu dân Châu Âu do vi khuẩn Yersinia pestis từ loài bọ chét sống trên chuột đen gây ra), đã lấy lại… phong độ và địa vị đáng có của chúng. Riêng niên đại của loài mèo thuần chủng có thủy tổ từmèo rừng Châu Phi (African WildCat – Felis silvestris) có thể hơn 100 ngàn năm. Mèo rừng Châu Phi và mèo rừng Trung Đông được xem là tổ tiên của mèo nhà (felis silvestris catus) có niên đại10 ngàn năm.
Thế nhưng, Juliet Clutton – Brock trong “Eyewiness Cat” cho biết rằng loài mèo xa xưa (The firdt Cats) đã có từ hàng triệu năm và sớm nhất cũng là 50 triệu năm khi những bộ xương mèo hóa thạch thời tiền sử như mèo Dinitis đã được tìm thấy ở miền nam Dakota hay xương loài mèo Miacis ở Đức. Niên đại 35 triệu năm có Hoplophoneus, 7 triệu năm với Thylacosmilus. Tất cả đều được tìm thấy ở miền nam Hoa Kỳ. Ít năm hơn là xương hóa thạch của Smilodon (loài mèo có răng nanh rất cong nhọn giống sư tử) 10 ngàn năm (sđd, tr 8-9).

ThếThd2. Phân loại: Theo các nhà động vật học như David Alderton, Angela Rixon… gia đình họ Mèo (The Cat Family) có giống mèo (Felidae – Feline) với 3 dòng:

– Không xác định (Undetermined Taxonomy): Báo gấm (Cheetahs) ở Phi và Á Châu.

– Phân họ Báo (Subfamily Pantherinae ): Phân họ Báo có dòng Báo (Panthera Lineage).

– Phân họ Mèo (Subfamily Felinae) có 3 chi:

+ Báo (Panthera Group) gồm 24 loài như: Sư tử (Lion), Cọp (Tiger), Báo gấm (Leopard), Báo đốm Mỹ (Jaguar), Báo tuyết (Snow Leapard), Báo xụ (Clouded Leoparrd), Mèo hoa (Marbled Cat), Mèo rừng Nam Á (Caracal), Mèo rừng Nam Á (Bobcat), Mèo rừng Bắc Mỹ (North American Lynx), Mèo lai Âu-Á (Eurasian Lynx), Mèo Tây Ban Nha (Spanish Lynx), Mèo rừng Châu Phi (Serval), Mèo vàng Châu Phi (African Golden Cat), Mèo vàng Châu Á (Asian Golden Cat), Báo rừng (Leopart Cat), Mèo cá (Fishing Cat), Mèo đầu bằng (Flat-headed Cat), Mèo khoang bạc (Rusty Spotted Cat), Mèo nguyệt quế (Bay Cat), Báo sư tử (Puma), giống mới từ Mexico (Onza), Iriomote Cat và Jaguarundi.

+ Họ Beo Châu Mỹ (Ocelot Family): Beo Châu Mỹ (Ocelot), (Geoffroy’s Cat), Mèo đồng hoang (Pampas Cat), Mèo rừng (Andean Mountain Cat), (Margay), (Kod Kod), (Oncilla).

Trong 250 loài mèo, có những loài đặc biệt như: Chocolare Torie Burmese (lông xám nâu), Brown Califonia Spangled (nhỏ, vằn đen), Silver Spotted British Shorthair (đen trắng, chân cao), Blue Cream Point Himalayan – Persiah (mập, nhiều lông, màu trắng, tai cụt), Driental Red (nâu vàng), Golden Persian (mập, lông đen nâu), Cream Tabby Point Devon Rox (giống cáo, nhỏ, tai dài), Red Abyssinian (đen đỏ)…

Mèo là con vật như thế nào? Chúng ta đọc thử định nghĩa loài mèo của các nhà động vật học sau đây: “Cats are possibly the most beautiful and graceful of all animals. They are sleek, with fine fur that is often strikingly marker with spots or stripes, and elegant heads with pointed ears and large eyes. Both the wild cat and the domestic cat belong to one family, the felidae. Although they vary in size from the common house cat to the huge Siberian tiger, they look alike and behave in similar way; a tiger rolling in the grass looks a lot like a giant tabby. Cats have all the features typical of mammals: they walk upright and are warm-blooded, and they have a protective skeleton, a four-chambered heart, and mammary glands which secrete milk to feed the young. Cats are a among the most successful of all carnivores, or meat eaters, and most of them live and hunt on their own. This solitary life is possible because cats prey upon animals that are smaller than themselves and therefore not too difficult to kill. The exception is the lion, which hunts in a family group, or pride. The domestic cat is one of the most popular of all animal companions because it is affectionate, intelligent, and playful.” (pg 6, “Cat”, DK Publishing, Inc – N Y)

Tạm hiểu: “Có thể nói mèo là giống vật đẹp và duyên dáng nhất trong tất cả các loài động vật. Chúng có bộ lông bóng mượt, xinh đẹp mà dấu hiệu dễ thấy là những lốm đốm hoặc những sọc nổi bật với cái đầu khả ái và đôi tai nhọn, đôi mắt lớn. Cả hai loại mèo hoang dã và con mèo nhà thuộc một họ: họ Mèo. Mặc dù chúng có những biến dạng trong kích thước từ loài mèo nhà cho tới loại hổ Siberia, nói chung, chúng tương tự nhau trong tính cách; một con hổ lăn lộn trong cỏ giống như một con mèo khoang khổng lồ. Mèo có tất cả các tính năng đặc trưng của động vật có vú: đứng thẳng và có máu nóng. Chúng có một bộ khung xương bảo vệ với bốn ngăn tim và tuyến vú tiết ra sữa để nuôi con. Mèo là một trong số những động vật ăn thịt khả quan nhất, hầu hết trong số đó, chúng sống và đi săn một mình. Có thể nói mèo có cuộc sống đơn độc bởi vì con mồi của mèo là những con vật nhỏ hơn chúng và do đó mèo không mấy khó khăn để bắt mồi. Ngoại lệ là sư tử, với bầy sư tử, đi săn mồi là niềm kiêu hãnh của gia đình chúng. Mèo nhà là một trong những giống vật gần gũi với người phổ biến nhất vì mèo có tình cảm, thông minh, và tính nghịch đùa”.

Trong cuốn sách về mèo không giả tưởng (non fiction cat), nhà nghiên cứu Davd Alderton cắt nghĩa: “Domestic breeds of cat show very little variation in appearance, all being of relatively similar size. Precise features, such as the head shape and coat length, may well differ, however, particularly in the case of pedigree cats that have been modified by selective breeding over generation in order to conform to the standards laid down by breeders and cat association. In many ways, though, domestic cats are still similar to their wild ancestors and possess the same athleticism and hunting skills. These features are vividly demonstrated by feral cats – cats that have reverted back to nature, living wild wherever they suitable cover.” (“Cats” pg 12, Dorling Kindersley Publishing, Inc – N Y).

Tạm hiểu: “Những buổi trình diễn mèo nhà cho thấy rất ít xuất hiện sự thay đổi hình dáng, tất cả cùng có mối liên hệ kích cỡ tương đồng. Tính năng chính xác, chẳng hạn như hình thể đầu và chiều dài của lông mèo cũng chẳng khác nhau mấy, tuy nhiên, đặc biệt trong trường hợp hệ Mèo đã được sửa đổi với chọn lọc nhân tạo qua nhiều thế hệ để phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra bởi nhà lai tạo, hiệp hội mèo. Mặt dù vậy, trong nhiều cách, mèo thuần dưỡng vẫn còn giống tổ tiên hoang dã của chúng về kỹ năng vận động và săn bắt. Những tính năng này đã giải thích một cách sinh động chứng minh rằng những con mèo hoang dã, chúng có thể trở lại với thiên nhiên, sống đời hoang dã bất cứ nơi nào chúng thích nghi”.

Cả 2 nhà nghiên cứu mèo đều định nghĩa… mèo trời, cat đất nhưng cốt lõi: Mèo là động vật đáng yêu nhất, gần gũi với người nhưng chúng căn bản vẫn giống tổ tiên chúng là loài mèo rừng và chúng có thể quay về đời sống hoang dã nếu một mai, loài người bắt đầu… chán ghét chúng!

Có 1 loại mèo nữa là mèo hoang (Chi Linh Miêu – Lynx) gồm 4 loại sống như… hành khất cái bang!

Thế nào là mèo hoang dã? Nhà nghiên cứu động vật Jalma Barrett, người đã viết rất nhiều sách về động vật hoang dã, trong cuốn “Wildcats of North American” và “Feral Cat”, cho biết mèo hoang dã (Feral Cat) giống mèo nhà nhưng đây là con vật khó dạy (untamed) và hoang dã (wild). Chúng là dòng họ tổ tiên cùa mèo nhà nhưng rất hung dữ: “They will bite and scratch someone who tries to touch them. Usually, they stay away from people. Feral can not trust humans. They live very much on their own.” Tạm hiểu: “Chúng sẽ cắn và cào những ai tìm cách đụng nó. Thường thường, chúng sống xa cách người. Mèo hoang dã không tin loài người. Chúng sinh sống trên lãnh thổ của chúng là chính”. Lãnh thổ của chúng được ghi nhận ở Canada, miền Bắc Hoa Kỳ và Mexico. Hiện nay, có gần 40 triệu mèo hoang trên đất Mỹ. Mèo hoang nhỏ con như mèo nhà và chúng đổi màu tồn tại theo sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Chính nhà sinh vật học người Pháp là J.B Lamarck là người đầu tiên phát hiện ra nguyên lý này. Sau đó, nhà khoa học Anh, Charles Darwin đã tiến tới cho ra “Học thuyết tiến hóa Charles Darwin” mà chúng ta, ai cũng được học.

Nếu mèo nhà sống đơn độc thì mèo hoang dã sống theo bầy như sư tử. Bầy mèo hoang từ vài con đến trên 35 con. Khi bầy mèo hoang kiếm được nhiều thức ăn, chúng tự động tách bầy để thành nhóm mới một cách tự giác chứ không sống… ăn bám theo bầy. Mèo hoang sống gần nhà người hay những biệt thự khác trong hang, hầm, ống cống, ổ… Chúng chỉ có thể tới gần người khi ăn thức ăn con người cho nhưng vẫn hung dữ như thường. Chúng phân chia lãnh địa bằng… phẩn và nước tiểu của chúng. Chỗ con đực bao giờ cũng rộng hơn chỗ con cái. Để… cua gái, chàng mèo hoang có thể… share (chia xẻ) lãnh địa của mình cho nàng. Mèo hoang săn mồi thường lén lén, rình mò với những bước chân nhón nhén yên lặng một cách… bí mật. Giống như loài thú ăn thịt khác, mặt mèo hướng về trước, tai nghe ngóng và… nhảy ra chụp. Có khi… sẩy! Có khi như “mèo mù vớ cá rán“! Mèo hoang có cuộc sống ngắn ngủi chừng 2-3 năm là đi… đầu thai!

Những người tình nguyện viên (volunteers) đã lập thành nhóm để tìm các đưa những con mèo hoang tội nghiệp “hành khất cái bang” này về trung tâm nuôi dưỡng như người ta đi thu nhặt trẻ em mồ côi về cô nhi viện. Những nhóm tình nguyện này hoạt động hầu khắp Hoa Kỳ như nhóm The Alley Cat Alliance – Baltimore (Maryland), The Feral Cat Project – Rye (New York), The Feral Cat Coalition – San Diego (California). Họ không những cung cấp thức ăn mà còn cung cấp thuốc men. Được sống trong môi trường tiếp xúc với loài người, mèo hoang có thể từ hung hãn trở lại hiền lành chút ít nhưng chúng sẽ cảm thấy buồn khi con người đã thay tự nhiên “can thiệp” vào chức năng sinh sản của chúng bằng cách cắt buồng trứng (spayed) con cái hay thiến (neutered) con đực. Cuộc sống được chăm sóc nhưng như trong… tù khiến chúng đã, đang và sẽ có lúc nhớ… quê hương hoang dã của mình. Tự do bao giờ cũng thiêng liêng đối với tất cả các loài chứ không riêng gì loài người! Đấy cũng chính là… nỗi buồn của… kiếp mèo hoang!

Chúng ta có thể tự trả lời vì sao, mèo được xem như ma qủy hiện hình, như người tu lâu năm thành tinh đã bước vào thế giới loài người khi ẩn, khi hiện.

Đặc điểm sinh lý học: Mèo nhà hiền lành bao nhiêu, mèo rừng hung dữ bấy nhiêu. Mèo có vóc dáng, diện mạo và cử chỉ của mèo chính là hình ảnh của loài cọp thu nhỏ.
– Mèo và sự truyền giống? Họ Mèo (Felidea) thuộc loại động vật ăn thịt có vú, đẻ con và cho con bú như người. Trong mùa sinh sản hay động đực (mating), mèo cái chỉ theo 1 con mèo đực và chúng chỉ “chịu đực” 1 năm 2 lần. Mỗi lần chỉ vài giây. Mèo có thể truyền giống từ 8 – 9 tháng tới 1 năm tuổi. Khoảng 65 ngày, mèo cái sẽ sinh mèo con. Mèo sinh từ 2 – 4 con. Mèo rừng (wild cat) đẻ con trong hang và cho con ăn thịt sống. Mèo nhà (house cat) đẻ con trong ổ nhà rất kín đáo, tối tăm và luôn canh giữ cẩn thận. Nhà nghiên cứu động vật, Julier Clutton-Brock trong “Eyewitness Cat” (tr 25 sđd) cho biết rằng: “Each kitten has its own teat and feeds from no other” nghĩa là “mỗi mèo con có bầu vú mẹ riêng và không được… dùng chung“. Thật không tin được! Xem ra, mèo sớm có tính năng vệ sinh cá nhân hơn các loài động vật có vú khác và cao hơn cả… người! Theo các nhà nghiên cứu, trong vòng 7 năm, con cháu nhà mèo có thể sinh tới… 420.000 ngàn kittens.

– Bé con mèo nhà sinh sống ra sao? Con của họ mèo lớn (large cats) gọi là cubs tới 100 – 119 ngày trong bụng mẹ. Mèo nhà đẻ con có tên là kitten (baby cat) dạng… mắt mù, tai điếc vì chưa mở mắt và chẳng nghe được âm thanh. Kitten nặng khoảng 3-4 ounces (85-115 g tức gần hoặc hơn 1kg). Mèo con ngủ liên tù tì như em bé và sống bằng sữa mẹ. Hai tuần sau, mèo con mở mắt. Mắt mèo con thường có màu xanh và đục nên nó thấy rất yếu ớt. 1 tuần sau nữa, mèo lại như em bé tập đi những bước chập chững. Khi nó sợ hãi, nó kêu “meows” hay “meo” và chạy lại mẹ. Mèo con lớn nhanh và khỏe khắn. Chúng có thể… uýnh lộn, cào, cắn nhau tơi bời hoa lá nhưng không làm bị thương nhau. 6 tuần, mèo con có thể thôi bú và bắt đầu tập ăn với 4 lần trong ngày. Mèo con rất thích nhảy, phóng mình với lăn lộn. Mèo là loài lười tắm nhưng siêng… liếm. Mèo mẹ liếm lông để… tắm con bằng… nước miếng. Mèo con lớn lên dĩ nhiên là thích tự liếm sạch thân thể mình. Tháng sau, mèo con có thể săn bắt những con vật nhỏ như cào cào, châu chấu, ếch nhái, chim chuột… bởi huấn luyện viên mẹ. Khoảng 2 tháng rưỡi, mèo con cần được người nuôi đem tới thú y để chích thuốc ngừa. Mèo con có thể tự mình mài móng bén bằng cách cào vuốt lên cây, lên những cột nhà hay vật nhám nháp như trụ. 3 tháng sau, mèo con trưởng thành (young cat).

– Mèo thọ bao nhiêu? Chu kỳ sống của mèo khoảng 14 đến 20 năm ngắn hơn chu kỳ của chó. Có loài mèo nhà hay mèo được thiến tránh bệnh ung thư thường sống thọ tới 36 năm trong khi mèo hoang chỉ sống 2 đến 3 năm. Mèo có trọng lượng từ 5 tới 16 pound = 2.25 – 7 kg. Có loại nặng trên 25 – 50 pound như loài Maine Coon có cấu tạo xương đặc biệt lớn là vóc dáng to, cao với 32 xương cơ bắp. Trong bài: “Cat physical characteristics” người nghiên cứu về mèo xác định rằng: “The normal body temperature of a cat is between 38 and 39 °C (101 and 102.2 °F). A cat is considered febrile if it has a temperature of 39.5 °C (103 °F) or greater, or hypothermic if less than 37.5 °C (100 °F). Comparatively, humans have a normal temperature of approximately 37 °C (97 to 100 °F). A domestic cat’s normal heart rate ranges from 140 to 220 beats per minute, and is largely dependent on how excited the cat is. For a cat at rest, the average heart rate should be between 150 and 180 bpm, depending upon level of activity” (sfetcu.com).

Tạm hiểu: “Nhiệt độ cơ thể của một con mèo bình thường giữa 38 và 39 ° C (101 và 102,2 ° F). Một con mèo được xem bị sốt nếu nhiệt độ của nó lên 39,5 ° C (103 ° F) hoặc cao hơn, hoặc giảm nhiệt nếu ít hơn 37,5 ° C (100 ° F). Con người có nhiệt độ bình thường khoảng 37 o C (97 đến 100 ° F). Tim mèo bình thường đập trong nước là 140-220 nhịp mỗi phút, và phần lớn là phụ thuộc vào cách mèo hoạt động. Đối với một con mèo thư giãn, nhịp tim trung bình giữa 150 và 180, tùy thuộc vào mức độ hoạt động“.

Chính xác hơn: Tim mèo bình thường đập gấp đôi số lần tim người tức là từ 110 – 140/phút. Trong “Cats and Kittens“, Anita Ganeri cho rằng: “Cats can live for a long time, usually for about 12 to 16 years.” Chàng và nàng mèo đã có thể tìm người “se tơ kết tóc” để “nối dõi tông đường”. Vòng luân hồi loài mèo lại cứ thế mà tiếp tục. Mèo chó… thọ bao nhiêu cũng còn tùy thuộc vào… bao tử con người. Ở nước văn minh thương yêu súc vật như Hoa Kỳ, có hẳn những bác sĩ thú y và bệnh viện cho mèo, chó thì hy vọng mèo có thể cùng người hưởng “Phước. Lộc. Thọ”. Ngược lại, mèo luôn… yểu thọ!

– Mèo có bao nhiêu màu? Một trời màu nhưng màu chủ yếu là 3 màu: đen, vàng và trắng. Tùy theo màu sắc của lông, người ta chia mèo thành 3 thể trạng: mèo mun (lông đen), mèo nhị thể hay mèo vá (lông đen và trắng) và mèo tam thể (trắng, đen và vàng). Tuy nhiên, chúng ta còn nghe những cái tên như mèo mướp (lông vằn hơi đen và mốc chứ không đen hẳn), mèo xiêm (lông trắng, mắt đục, gót chân và chót đuôi xạm đen) cũng là từ mèo nhị thể hay tam thể mà ra. Theo David Alderton, một bác sĩ động vật học người Anh và cũng là tác giả của 25 cuốn sách chuyên về thế giới động vật không hư cấu (non fiction book), mèo có tới… 250 loài. Thật khủng khiếp với những loài mèo nhìn như… tiểu hổ, mắt giống cái… ổ như chim cú, kêu hú như Chihuahua, chạy quanh cua như chó con, mõ dài giống cây baton như cáo, mắt thao láo như chồn, tay chân bề bộn như Kanguru, mõm du du như chuột chũi, mèo đuôi dài như chuột có túi, mèo đuôi ngắn như “chó cụt đuôi ai nuôi mày lớn?”, mèo nhiều lông qúa ớn như cừu, mèo “ít lông như đàn ông hổng có tóc!”, mèo tai nhỏ xíu dựng thẳng óc như tai dơi, mèo tai lớn có thể ngồi chơi như tai voi, mèo đen thui như ông táo, mèo trắng như cháo… tuyết Châu Âu, mèo mặt càu nhàu vằn vện như con beo gấm, mèo lấm tấm như báo rừng xanh, mèo nhảy nhanh như khỉ làm xiếc…

Từ các màu chính này, các nhà khoa học cũng chụp hình được hàng trăm loại màu lẫn lộn như: đen có đen trắng, đen mun, đen xám, đen nâu, đen vằn, đen bông, đen trắng khoang, đen vằn cổ, đen trắng khoang cổ, đen trắng móng chân, đen mặt…. Trắng có trắng bạch, trắng ngà, trắng hồng hồng, trắng dưới bụng, trắng nâu, trắng đen, trắng thân đen mặt, mèo màu bạc, mèo đỏ mèo đốm đen, đốm hồng, đốm trắng, đốm nâu…

Không tài nào kể hết màu mèo như muôn chim muôn trùng màu! Một trời mèo tha hồ… liếc mắt đưa tình lung linh huyền ảo .

– Mèo giống con gì? Mèo thì giống mèo chứ giống con chi nữa! Thưa không! Cũng theo các nhà khoa học, mèo giống cọp con ai cũng biết, mèo giống báo, beo, ai cũng rành nhưng mèo còn giống những loài động vật có lông mao khác và cũng giống cả động vật có lông vũ nữa mới chết! Với 250 loài mèo, chúng ta sẽ thấy mèo giống cáo, chồn, chuột chũi, Kanguru, vượn, chó, cú vọ… qua những hình ảnh không giả tưởng (non fition).

– Đầu mèo? Nhỏ, tròn có thể xoay chung quanh dễ dàng không cứng ngắt khó xoay trở như cọp. Nếu tướng chị em bị điểm… tử huyệt: “mặt sao ngao vậy” thì đầu mèo chứa mặt nên đầu nào, mặt nấy là đây. Nhiều mặt chó nhìn xấu bà cố, mèo cũng có nhiều loại vừa mập lại xấu bỏ bà như các cậu mợ Red Shaded Cameo, Lilac Point hay Tortie Smoke… Nhờ đầu mèo nhỏ, gọn và xoay được nên mèo có thể chui qua ống khói hay bất cứ lỗ chuột, mèo, thỏ như kiểu “đầu xuôi, đuôi lọt“. Đặc biệt, mèo Tom có thể… xuyên tường và tàng hình còn mỗi cái đầu! Mèo dùng đầu để… cọ vào chân người nói “chào” như muốn biểu thị tình thân thiện với các cô công chúa thương yêu chúng. Thực ra, khi đầu mèo cọ sát vào chân người, ria mèo nhận ra đó là một chỗ mềm mại cần tựa.

– Mắt mèo? Mắt mèo cực kỳ đẹp. Chúng sáng rực như ánh đèn, long lanh như mắt thỏ và tròn như 2 viên bi. Mèo có nhiều màu mắt: xanh, xanh biếc, xanh nhạt hơi pha đỏ, đồng đỏ, cam rực rỡ, xanh đọt chuối non, màu đen, vàng, trắng, đỏ. Người Mỹ gốc Phi trong đêm chỉ thấy mỗi hàm răng trắng bóc mà… cười. Mèo mun trong đêm cũng chỉ thấy 2 tròng mắt trắng dã mà… khiếp! Có loại mèo có màu mắt không đồng bộ nghĩa là chỉ có 1 con mắt màu cam, 1con còn lại màu xanh lục như loài Odd -Eyed White. Nếu mắt mèo mà màu đỏ chét thì ném về “Con mắt còn lại” của Trịnh Công Sơn còn “một con khóc người“! Thị giác mèo phát huy hết khả năng lúc bình minh và mờ tối nhờ 1 chấm sáng nhỏ trong tròng đen phản chiếu con mồi lên võng mạc. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để mèo bắt mồi. Khi mèo không thấy được tối đa do loạn thị (mèo nhìn màu xanh thành đỏ và đỏ thành xanh), mèo dùng tai để nghe và mũi để ngửi với khả năng nhạy cảm tốt nhất mà tạo hóa ban cho. Các nhà khoa học cũng cho biết rằng mèo rất ghét cái nhìn chòng chọc của bên đối diện. Có lẽ vì thế mà chúng ta thấy khi mèo hay chó… soi gương, cái gương không bể thì mèo cũng u đầu vì nó… tấn công… chính nó! Mèo không thông minh ở đấy. Có sự nhầm lẫn của mèo ở chỗ này: Khi mèo nhìn một người nào đó để dò dẫm tình cảm. Người này ghét mèo, họ chẳng thèm nhìn mèo nên quay mắt đi chỗ khác nhưng mèo ta cứ tưởng người đó… thân thiện với mình nên nhảy lên đùi nằm gọn! Chiêu này dành cho bợm nhậu nhử bắt mèo khá hay!

– Tai mèo? Tai mèo rừng và mèo nhà có chiều dài gần tương tự khoảng 38 cm (15 inches). Mèo có thể nghe những tiếng động mà con người không thể nghe như tiếng rúc rích của chuột nhưng khi mèo già, tai mèo lại giống tai người bắt đầu… điếc đặc! Tai mèo trẻ có hình nhọn thẳng ngược lên và rất thính. Tai mèo vễnh lên tới 180 độ nhờ có 20 bắp thịt điều khiển sự vận động của tai. Không phải mèo nào có tai cũng như nhau. Có loại tai dài như Sphynx, Havana Brown, Cornish Rex; có loại tai ngắn giống tai chuột như Persian, Chinchilla. Thậm chí có loài nhìn kỹ mới thấy 2 lỗ tai nhô lên chút… ngọn tăm như loài Scottish, Persian. Loài mèo rừng Nam Á Caracal có tai màu đen và chót tai vễnh ngược hướng về nhau trông rất ấn tượng… dữ tợn! Đặc biệt chỉ ở loài mèo nhà mới có thể giữ 2 tai của mình thắng đứng như thế trong khi đi trong khi mèo rừng giữ 2 tai bằng . Khi mèo bị chọc giận hay sợ hãi, tai mèo quay ngược ra sau. Chọc giận chó mèo, người ta dễ biết mà đề phòng còn chọc giận người… ác, chúng ta chỉ có “cái chết mới đền nợ nước”! Không dao găm “ự” đằng sau vài nhát thì súng cũng… “ùm” cho mấy phát vô đầu! Ngủm!

– Ngôn ngữ mèo? Loài nào ngữ nấy. Người ta thường nói: “Chó sủa. Mèo ngao. Sói tru.Vượn hú“. Nghĩa là mèo phát tiếng kêu “meo meo, ngheo ngheo, nghèo nghèo” hay “ngao ngao” như 7 note nhạc từ thấp nhất đến cao nhất với giọng gầm gừ, âm thanh vút cao như muốn xé toét cả trời dữ tợn khiến chó phải… chợn! Đi chơi khuya qua nghĩa địa, nghe tiếng nỉ non của mèo mả, coi chừng lô xe vào bụi tre hay lọt xuống mương… giải khát! Cần biết, mèo chỉ “meow” hay “meo” với người chứ không bao giờ sử dụng ngôn ngữ “ngao” này với mèo khác hay động vật khác. Trong “The True or False Book of Cats“, nhà nghiên cứu mèo ghi chú rằng: “Cats can not talk in words, but they have many ways of saying how they feel. Purrs and meows are much more than just noises”. Nghĩa là “Mèo không thể nói nhưng chúng có nhiều cách diễn đạt thái độ, gầm gừ trong họng và kêu meo nhiều hơn là kêu gào”. Chú ý tiếng mèo thay đổi. Nếu mèo gừ gừ trong họng (purring), mèo đang tỏ thái độ thân thiện. Khi mèo kêu “meow” với giọng hiền lành như “brrp”, có nghĩa là mèo đang chào chúng ta. Khi mèo kêu “moew” lớn tiếng, nghĩa là mèo muốn ta làm 1 việc gì cho nó như mở cửa hay cho nó ăn. Khi mèo kêu “meow” nhưng âm điệu yếu ớt, nghĩa là mèo đang bệnh, bị ướt, cô đơn, đi lạc hay gặp chuyện gì không may. Khi mèo kêu thét “meów” với âm thanh dữ tợn, nghĩa là nó đang bị đau đớn, hay đang động đực hoặc đang… uýnh lộn. Khi mèo rít lên với “hiss”, nó nhắc ta cẩn thận coi chừng dẫm phải nó. Khi mèo gặp con mồi mà nó không thể với tới bắt, răng nó chập lại “chatter” tía lia ý nói tớ muốn… nhai các cậu đấy! Các nhà khoa học còn chứng minh rằng, mèo có thể hát lại những âm thanh chính xác hơn bất kỳ con vật nào bằng cách mở băng có tiếng nhạc, tiếng động nào cho mèo nghe, mèo sẽ “repeat” đúng y chang không thua gì… con két!

– Râu mèo? “Râu, răng với tóc là gốc con người”. Đàn ông dùng râu để phân biệt với đàn bà hay trẻ so với già. Mèo dùng râu làm khứu giác vì mũi mèo không thính bằng mũi chó. Khi bắt được con chuột, mèo thường lấy ria (whiskers) cọ quanh con mồi để biết đích xác rồi mới… cắn. Ria mèo như radar hay tia sóng của loài dơi tuy không hoàn hảo bằng nhưng nó cũng giúp mèo di chuyển trong đem tối. Khi ấy, ria mèo thu tin tức phía trước có vật cản gì rồi truyền lại cho não biết mà ra lệnh cho chân mèo tiến hay dừng. Trong “Tom and Jerry“, chú của chuột Jerry đã… bứt trụi râu mèo để dùng làm dây đàn. Cắt bỏ râu mèo, mèo thành đống thịt vụn chờ… chuột cống tới tha đi.

– Lông mèo? Cơ bản giữa 2 loại mèo nhà và mèo hoang dã là màu đen, trắng, xám, cam hay sọc vằn. Mèo sỡ hữu một loại… tơ trời cho nên mềm mại. Tuy vậy, mèo cũng chia làm mèo nhiều lông, mèo ít lông và… trụi lông. Nếu nuôi mèo dùng đi show thì tốn tiền đi tiệm cắt… lông. Lông thú thường được coi là xa xỉ phẩm, hàng đắc hiếm, qúy. Muốn có 1chiếc áo lông chồn, chó, mèo cho qúy bà giàu sang thích chưng diện (mèo chãnh chọe) phải… lột da hàng chục tới trăm con thú. Do đó, giới yêu động vật thường biểu tình để chống lại sự tàn ác với động vật của những hạng thích làm giàu, làm chảnh trên xương máu động vật.

– Đuôi mèo? Chó chạy cong đuôi. Mèo chạy đuôi thẳng. Mèo có loại đuôi ngắn, đuôi dài, đuôi cong, đuôi thẳng, đuôi trơ, đuôi xù. Nếu đuôi chó ngày xưa, các cô cậu tú dùng để cột pháo đốt cho chó mất hồn chạy thục mạng chơi thì đuôi mèo trong “Tom and Jerry” dùng để chú Tom… treo cờ trắng trước chuột xảo trá Jerry! Cần để ý rằng mèo vẫy đuôi liên tục không phải như chó mừng người mà mèo bực mình khi bị quấy rầy, hoặc mèo muốn di chuyển nhanh hay muốn len lỏi và khi bị kích động tò mò.

– Mũi mèo? Mũi mèo có cấu trúc lạ đời vì nó có hình dấu lăn tay của người. Mũi mèo nhỏ, thính, đỏ và lúc nào cũng ẩm ướt. Khứu giác mèo thuộc loại tốt vì mèo có thể đánh hơi tới 100 m (330 ft). Vì thế, mèo đánh hơi được chuột và là kẻ thù truyền kiếp của dòng họ nhà đứng đầu 12 con giáp. Mũi người dùng để… nựng. Người ta có nựng thì nựng mũi… mèo người chứ không nựng mũi real cat.

– Lưỡi mèo? Như họ mèo, báo, cọp, sư tử, mèo có lưỡi dài, nhọn, hồng chuyên dùng để… tắm rửa, uống nước, uống sữa. Lưỡi mèo có những gai như răng bừa nhỏ (little hooks) ở trên giúp mèo lấy ra những cáu bẩn trên mình khi mèo liếm lông. Lưỡi răng bừa ấy còn giúp mèo lấy sạch thịt từ những cục xương khi ăn. Mèo mẹ thường “chải lông” cho con bằng cách này và cũng tỏ tình… mẫu tử! Mèo được cho là loài cực sạch khi chịu khó bỏ thời gian từ 1 đến 3 giờ để tỉ mỉ liếm lông chải chuốc và dỏm dáng đến… phát ghét! Vì thế mà trong “Tom and Jerry“, mèo bị chuột láu cá Jerry cấu kết với chó… dần mèo Tom nhừ xương.

– Miệng và răng mèo? Miệng mèo rất xinh với những hàng râu găm tua tủa. Đàn ông có thể để râu… dê, râu hùm, râu cá chốt, râu sừng trâu… nhưng không bắt chước để ria như mèo. Mèo dùng miệng để ăn, dùng răng để cắn… chuột, thức ăn và… xơi tái đồ dùng, vật dùng trong nhà người. Với chức năng làm mẹ, mèo sử dụng miệng rất khéo léo để tha con như miệng cá sấu lùa cá sấu con từ ổ trên cát ra nước. Mèo ăn rất nhỏ nhẻ, địu đàng nên mới có câu “nam thực như hổ, nữ thực như miêu“. Mèo nhà có thể mang lại cho bạn những món qùa mà bạn… không bao giờ mong đợi như một con chuột, con cóc, nhái, ếch, thậm chí một món qùa mà bạn… rởn tóc gáy… con rắn lục xanh lè!

– Thân mèo? Mèo có vóc dáng tiểu thơ, trang đài nên được người ẩm bồng cưng chìu. Tấm thân uyển chuyển của mèo đã giúp mèo nhanh nhẹn trong các tình huống xấu xảy ra. Mèo có thể cuộn mình như em bé mới sinh nằm trong giỏ, trong ống nước, trong bình… nhờ bộ khung xương có các khớp cơ cử động được dễ dàng.

– Chân mèo? Chân mèo dài có những vuốt sắc như vuốt cọp với 5 vuốt ở 2 chân trước và 4 vuốt ở 2 chân sau. Mèo linh hoạt, nhanh nhẹn nhờ móng vuốt thu vào và giở ra như kẻ “giương oai diệu võ”. Nếu người ta hay những loài động vật không có lông vũ khác mà từ trên cao rơi xuống đất sẽ… cho ra đống bèo nhèo, mèo ngược lại. Với bộ vuốt cực bén và thu gọn được nên mèo có thể từ trên không 2-3 rơi xuống đất rất ngoạn mục bằng 4 chân nhờ thịt đệm dưới chân: Mèo úp người lại và cụp đuôi xuống rồi hạ 2 chân sau với đuôi ngang như máy bay hạ cánh… an toàn xa lộ! Vuốt sắc để tấn công địch nhưng cũng hại mình khi móng mèo mắc phải chướng ngại vật như màn, vải, dây là… gào nữa đi em! Khi nhảy, mèo thu 2 chân trước đụng vào 2 chân sau để lấy đà cất mình lên không nhưng những vận động viên điền kinh vào chỗ sẵn sàng xuất phát. Sau đó, mèo búng búng 2 chân sau bật xa và phóng lên. Khi lên cao, mèo giữ tư thế nằm ngang và xoài người ra với 4 chân và hạ thân xuống bằng 2 chân trước. Nhờ cấu tạo đặc biệt ở 4 chân nên mèo có thể đi lên trên những cột hàng rào nhọn hoắt mà chẳng… xi nhê gì! Giới khoa học xác nhận mèo thuộc dạng vận động viên điền kinh chạy nước rút đạt 40 km/h và nhào lộn ở độ cao 2m135 = 7 ft. Dù được cho là họ hàng với nhà cọp nhưng mèo trèo cây giỏi hơn cọp. Tuy nhiên, cũng là động vật có bốn chân và có vú lại gần gũi với loài chó nhưng mèo không bơi được như chó. Mèo còn dùng chân để bắt cá như mèo đầu bằng (Flat – headed – cat) nhờ có màng ở bàn chân giúp nó bơi chút ít và chân có độ nhám giúp nó giữ con cá tron chùi bằng chân và răng. Mèo nhà qua “training” có thể đứng thẳng như người, chó, khỉ, Kanguru hay đếm số và… dancing.

– Giấc ngủ của mèo? Như loài gấu ngủ mùa đông, mèo cũng có giấc ngủ… dài bà cố! Nghĩa là mèo ngủ 2 đến 3 lần mỗi ngày từ 12 đến 16 giờ liền hoặc… chơi luôn gần cả ngày. Các nhà khoa học tính rằng trong 9 năm, mèo chỉ có 3 năm… sống còn lại là… die! Khác nào… Thánh Gióng mèo ngủ đủ giấc thì xông ra giết giặc! Dù không được… cắp sách đến trường nhưng mèo cũng biết ứng dụng định luật vật lý “bảo toàn năng lượng” bằng giấc ngủ như trên. Mèo ngủ rất nhiều tư thế mà các nhà nghiên cứu ghi lại: nằm ngay đơ cán cuốc, nằm trên dây, nằm vắt 2 chân trước lên đầu như người nhiều lo toan, nằm nửa thân vắt trên ghế hay trên bàn, nằm tròn trong thùng, trong thúng, trong rổ… Mèo ngủ thanh thản giống như thiên thần em bé, vì thế mà mèo được người cưng nhất trong các loài động vật nuôi. Mèo là loài thông minh, hiếu động, thân thiện và cũng có máu rừng hung dữ nên trong giấc ngù, bù trừ, mèo thường mơ ăn… kem, mơ… tình yêu, mơ chó cắn mình, mơ bắt được nhiều chuột…

– Xương mèo? Giới khoa học cho biết mèo có khoảng 250 xương trong thân thể. Mèo không có xương đòn cứng nên mèo uốn éo một cái như gió là chui được qua lỗ chuột chứ đừng nói chi lỗ chó!

– Kẻ thù của mèo? Mèo không có khắc tinh. Nếu có, khắc tinh của mèo là mấy… bợm nhậu. Chó chỉ ghét mèo chứ ít khi giết hay ăn thịt mèo. Mèo, Chó, Chuột là 3 con vật không thể thiếu trong phần đông gia đình Châu Á.

– Bạn bè mèo? Mèo kết bạn hầu hết các con vật từ trên trời như chim đến con vật dưới đất như gà, vịt, bò, heo, cừu, dê, trâu… Bạn thân nhất của mèo chính là… người đặc biệt là qúy công chúa và qúy nương nương. Do đó, chúng ta có thể nói điểm dễ phân biệt nhất của mèo là sự gần gũi giữa mèo và người thân thiện hơn bất kỳ con vật nào ngay cả “lục súc” trong nhà như trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn.

– Thức ăn của mèo? Trong khi sư tử có thể vật ngã 1 con ngựa vằn tới 800 pounds (340 kg), mèo chỉ săn bắt chim, cá, chuột… Mèo ăn thịt sống như các loài động vật ăn thịt và ăn cả thức ăn chung với loài người. Mỗi bữa ăn của mèo tương đương… 5 con chuột. Tuy mèo thích bắt chuột nhưng khoái khẩu của mèo chưa hẳn phải là chuột mà là… cá! Vì thế, người ta có câu “chó treo, mèo đậy” đề phòng mèo quái lật nồi ăn vụng cá. Mèo nhà ở Hoa Kỳ không ăn cơm cá hay chuột mà ăn thức ăn của nó (Cat Food). Theo Jalma Barrett, thành tích của mèo hoang đáng nể khi trong vòng 8 tháng, 1 con mèo hoang có thể… nhai xương… 700 con chuột! Chim là giống lông vũ được mèo… chỉ định làm thức ăn chiếm 20% thực phẩm của mèo hoang. Mèo hoang động đực không có mùa rõ rệt nhưng mùa xuân hấp dẫn hơn và chúng chỉ động đực khi… đủ tuổi chứ không… phải ở tuổi vị thành niên như người. Con đực cắn cổ con cái khi truyền giống. Mèo con sinh vào mùa xuân hay giữa tháng 3 và 6, có khi tận tháng 8. Kitten nặng từ 0.85 kg – 1.42 kg (3-5 pounds) sau 55 ngày mèo mẹ mang. Mỗi lần sinh, mèo mẹ cho từ 1 tới 8 con nhiều hơn mèo nhà.

– Ích lợi và hại của mèo? Mèo giống như chuột hay các loài gặm nhấm khác là thích gậm, cắn, xé bất cứ đồ đạc hay vật dụng của người như vớ (tất), giày, giấy, dây nhợ… Thậm chí, mèo còn truyền bệnh mèo dại cho người như ở Thái Lan. Thế nhưng, mèo có công lớn nhất là bắt chuột. Trong khi đó, mèo ở các nước Tây phương là bạn của người. Nuôi mèo để là cảnh, bắt chuột, làm xiếc, thi mèo hay thể hiện quyền lực hoặc… ăn thịt là mục đích của con người ở các nước có nền văn minh khác nhau thì khác nhau.

– Mức độ thông minh của mèo đến đâu? Mèo không thông minh bằng chó là cái chắc. Điển hình là khi con chó nhìn người, người trợn mắt, chó lắm lét cụp tai lủi thủi dong! Mèo nhìn người, người quay mặt đi chỗ khác, mèo tưởng là thương mình nên nhảy lên đùi, lên bụng, lên ngực nằm nên thường bị… dập mình! Trong phim HongKong “Thiếu Lâm Tiểu Anh Hùng“, Tiểu Tử hoàng đệ nhường ngôi cho anh mà vẫn bị hoàng huynh mình nghi kỵ lập mưu bắt em vẽ cá, vẽ không giống thì giết. Hoàng đệ thông minh, cậu ta bèn vẽ đại một con cá rồi trình. Vua anh bắt tội. Hoàng đệ không chịu với lý do, mèo thích ăn cá, hãy cho mèo ngửi tranh nếu mèo ăn con cá thì cá trong tranh là thật. Vua nghe lời và bị mắc mưu khi mèo hoàng cung đã đánh hơi… cá nên nhảy tới tranh ăn nát bấy bức tranh. Chẳng qua là vì hoàng đệ tiểu qủy đã lấy nước cá đổ vào con cá vẽ rồi cho mèo ngửi. Mèo ngu ngốc cứ tưởng đó là cá thật.

Trong “Tom and Jerry” đã chứng minh điểm… thằng mèo mắc bẫy cò ke của gã chuột. Sự thật mèo thông minh hơn chuột nên mới bắt được chuột chứ. Trên Youtube, chúng ta thấy mèo thông minh cỡ nào khi chúng có thể hát, nhảy múa, biểu diễn nhiều trò… cười bể bụng không khác gì Show “Cười Bể Bụng” của nhóm Tiến Dũng trên DirecTV VHN-TV 2073!

– Mèo sợ gì? Mèo sợ nhất là nước. Vì thế mà nó chỉ dùng lưỡi để lau mặt nên người ta thường tếu: “Lêu lêu lêu, rửa mặt như mèo”! Có thể nói thêm, mèo… sợ bợm nhậu nhất!

– Mèo lớn nhất? Clouded Leopard với răng nanh dài 4.5 cm (1.8 in). Con đực nặng từ 5 đến 9 kg (12 – 20 lb), con cái nặng 4 – 7 kg (10-15 lb). Kỷ lục này bị phá bởi con mèo Himmy nặng 21.3 kg (18.9 lb) ở Úc nhưng mèo này vì mập qúa nên được bác sĩ thú y cho… nghỉ hưu bắt chuột sớm bằng một mũi thuốc “ngàn thu vĩnh biệt” năm 1986.

– Mèo nhỏ nhất? Loài Singapura. Con đực nặng 2.7 kg (6 lb), con cái nặng 1.8 kg (4 lb). Nhưng con mèo Peebles ở Mỹ mới là mèo nhỏ nhất (bị biến gien) khi nặng chỉ hơn nửa ký lô tức bằng ngón tay cái… ông kẹ.

– Mèo hoang dã nặng bao nhiêu? Nặng giữa 6 – 13 pounds (2 -6 kg) trong khi mèo nhà nặng tới 16 ký như mèo Leo Verismo, nặng 18 ký như mèo Sassy, Kailee (Mỹ), và giải nhất thuộc mèo Iggy (Mỹ) với 21 ký! Thật ra, người ta đã cho mèo ăn qúa tải mà ú u, ú nần thôi!

– Giết mèo tự do hay là không? Ở nước Châu Á như Nhật, Trung Quốc, Iran thường cho mèo là con vật may mắn. Những ông hoàng, bà chúa nào trong lịch sử nước họ cũng sở hữu vài con mèo hoàng cung cực kỳ xinh đẹp. Ở phương Tây, như Hoa Kỳ, các động vật đều được bảo vệ theo luật, nhất là chó, mèo. Ở Ai Cập cổ đại, Mèo là biểu tượng của sự kính trọng, huyền bí và mầu nhiệm nên người Ai Cập tin rằng mắt mèo chính là tấm gương chiếu của mặt trời giúp bảo vệ con người từ đêm huyền bí. Do đó, ở Ai Cập, giết một con mèo, bạn sẽ bị phạm tội và bị tra tấn cho tới chết. Ở các nước chậm tiến, mèo tuy là vật nuôi bắt chuột nhưng mèo tự do bị đánh đập, hắt hủi hay bị giết hại một cách man rợ.

Mèo trong từ điển:
Trong từ điển Hán – Việt:
“Tự điển trực tuyến Việt- Hán – Nôm Thiều Chửu“: Chữ dùng Hán – Việt của mèo là: Mão, Miêu.
+ Từ Mão (昴): “các quan bắt đầu làm việc từ giờ mão, cho nên điểm tên gọi là điểm mão 點卯 , xưng đến tên, dạ lên gọi là ứng mão應卯 , sổ sách gọi là mão bạ 卯簿 . Lập ra kì hẹn để thu tiền lương và so sánh nhiều ít gọi là tỉ mão 比卯 . Trong âm Hán Việt, mão(卯) chỉ chi thứ tư trong mười hai chi. Từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng là giờ mão”.

Từ đồng âm khác nghĩa với Mão:

– Mão(昴): 1 vì sao trong nhị thập bát tú (gồm 24 vì sao chia thành tứ tượng như Thanh Long, Huyền Vũ, Bạch Mã và Chu Tước. Sao Mão nằm trong cung Bạch Hổ thuộc Kim với con vật tương ứng là con gà (Mão Nhật Kê) chứ không phải con mèo. – Mão (泖): Tên một con sông. – Mão (鉚 铆): Một loại đinh tán.

+ Từ Miêu (貓 猫): loại mèo.

Từ đồng âm khác nghĩa với Miêu:

+ Miêu (苗): lúa non, một loại người Mán, mọi, cũng là giống người Mèo, người Miêu. + Miêu (描): vẽ mô phỏng. + Miêu (錨 锚): neo thuyền.

Thiều Chửu với Từ điển tiếng Việt:

– Mèo: “Dt: 1. Ðộng vật: Thú nhỏ thuộc giống ăn thịt, lông mềm, râu trắng, cứng và cử động được, vấu bén nhọn, mình nhẹ, leo giỏi, có tài bắt chuột 2. Nghĩa rộng: Người tình, người đã hẹn ước lấy nhau nhưng chưa ra mặt 3. Loại chim ăn ban đêm có hai tai giảnh lên và mắt rất sáng”.

Từ đồng âm khác nghĩa với Mèo:

– Mèo: người tình, bồ bịch, bồ nhí…

Từ đồng âm có ghép từ khác:

– Mèo mỡ: Ghép con mèo với cục mỡ: Bồ bịch với nhau… – Mèo chuột: ghép 2 con vật với nhau chỉ trò mèo vờn chuột nhí nhố, lố lăng…

Từ đồng âm khác nghĩa với Mão:

– Mão: cái mũ đội.

Từ đồng âm khác nghĩa với Mẹo:

– Mẹo: mưu chước, mẹo vặt…

Mèo trong Tự điển Đào Duy Anh:
– Mão: “Vị thứ 4 trong 12 địa- chi”.

+ Nghĩa khác: “Tên một vị sao trong nhị thập bát tú, một loài rau, chuông chùa đánh buổi mai, tháng hai âm lịch, giờ mão từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, sáng mai giờ mão uống rượu gọi là mão tửu.” (sđd tr 442).

– Miêu: “Lúa chưa có hoa – Mới sinh. Tên một rợ ở Trung Quốc. Cái neo sắt để móc thuyền khi đậu bến. Con mèo. Theo kiểu mà vẽ. Miêu duệ -con cháu đời sau. Miêu nhãn thạch – ngọc mắt mèo. Miêu nhi bất tử – Có sinh trưởng mà không nở hoa. Người tài chất đẹp tốt mà chết non, chưa làm gì có ích được” (sđd tr 451).

Mèo trong “Từ điển chính tả tiếng Việt”:
+ “Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông” (tr 279), Nguyễn Văn Khang chú thích: “mèo Mèo rình chuột; mèo cá, mèo chuột, mèo gấm, mèo già hóa cáo, mèo già khóc chuột, mèo mả gà đồng, mèo mỡ, mèo mụn, mèo mướp, mèo tam thể”.

– Nhận xét: Tác giả chưa chú thích đây là danh từ chỉ con vật tên gọi là mèo. Cụm từ “mèo cá” chưa phải từ phổ thông. Người ta chỉ nói: “mèo ăn cá” hay “mèo chuột” chỉ trò mèo chuột giỡn chơi không ý nghĩa chứ “mèo cá” nghĩa là gì?

+ Từ khác âm, đồng nghĩa: “mẹo Mẹo tiếng Việt. Giờ mẹo (= mão). Có nhiều mẹo vặt; mẹo luật, mẹo mực // mưu mẹo > không viếtmẽo.“ Vì sao? Tác giả chú thích: “mẽo // lính mẽo, mùi mẽo. > không viết mẹo, mẻo.”.

– Nhận xét: Những từ có nghĩa “tiếng lóng” (slang) thiên về bỡn cợt, mai mỉa như “Ba Tàu” (Trung Quốc), “Mẽo” (Mỹ), chúng ta nên thận trọng khi dùng và hạn chế sử dụng trong văn viết nghiêm chỉnh. Nếu bạn ở vào đất nước có quyền tự do như Hoa Kỳ, bạn dùng từ “mẽo”, bạn sẽ bị tội danh là “kỳ thị” (racism) hay kỳ thị chủng tộc (racial discrimination). Chúng ta hãy dùng từ ngữ gọi tên, danh người khác, nước khác, quân đội khác trên tinh thần tôn trọng. Có thể dùng “Chú Sam” tức “Anh Ba” để gọi Hoa Kỳ hay dùng “Xứ hoa Anh Đào” để chỉ Nhật Bản hoặc dùng “Xứ Kim Chi” để chỉ Hàn Quốc thì OK. Khi sách chính tả dùng để dạy học sinh, chúng ta không nên dạy con em dùng từ “lính mẽo, mùi mẽo” thay cho “lính Mỹ, mùi Mỹ”. Từ “Ba Tàu” có thể sử dụng ở mức độ tương đối vì thành phố Sài Gòn trước kia, có hẳn một khu phố của người Trung Hoa gọi là phố Ba Tàu.

Trong Tự điển Thiệu Chửu có từ mẽo (mùi mẽo, mẹo ) nhưng không chú thích là mùi con gì, của loài gì. Do đó, dùng “mùi mẽo” chỉ mùi lính Mỹ là không chính xác. Chữ Mỹ này (美) mới là Mỹ (nước Mỹ, Châu Mỹ). Tuy nhiên, “mẻo” dấu hỏi được dùng cho người mèo.

+ Từ miêu “miêu Con Miêu (= mèo)” kết hợp với từ khác như “miêu họa, miêu tả, miêu thuật // linh miêu” (sđd tr 281).

Như vậy, mèo, mẹo hay mão, miêu cũng là con mèo.

Mèo trên các trang websites:
– translate.google.com.vn: Danh từ: con mèo. Nghĩa khác: cách đánh trống, con khăng, dây kéo neo, loại thú giống như mèo, người đàn bà độc ác. Động từ: kéo neo, cay nghiệt, mưa

– Từ điển Anh – Việt (English – Vietnamese – English dictionary): Mèo: Mèo cái (She cat), mèo rừng (Wild cat), thú thuộc giống mèo (sư tử, hổ, báo… ), người đàn bà nanh ác, đứa bé hay cào cấu… (vdict.com).

Chúng ta có thể hiểu vì sao người ta ngoài cụm danh từ “hồ ly tinh” ám chỉ những mụ đàn bà qủy quái, người ta còn dùng “linh miêu” hay “mèo yêu, mèo qủy, mèo thành tinh” cũng để ám chỉ những đàn bà mà họ ghét hay người bị biến ra yêu quái (bị gán tội). Động từ: mưa, kéo neo. Chúng ta cũng thấy xuất phát của thành ngữ (Idiom): “Raining cats and dogs” là có cơ sở.

Giống như 12 con vật tượng trưng cho tuổi tác con người, mèo cũng được đi vào tử vi, bói toán và chiêm bao.

III. Mèo trong sách tử vi – bói toán và chiêm bao: Tử vi Trung Quốc không có chi Mèo mà thay bằng chi con Thỏ. Năm 2011 Tân Mão ở Việt Nam nhưng là năm “The Yin Metal Rabbit Year” của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 3 tháng 2 và kết thúc vào ngày 22 tháng 2 năm 2012. Chúng ta theo tử vi người Việt Nam. Nếu chữ viết, ông bà ta vì khẳng định độc lập mà sáng tạo ra chữ Nôm từ chữ Hán, chúng ta “đại kỵ” rập khuôn theo Tàu mà thành chư hầu của Tàu về mọi mặt. Không sợ giặc ngoại xâm như Trung Quốc mà chỉ sợ bị “giặc đồng hóa” Trung Hoa!

Tử vi Việt Nam lấy “Thập Thiên Can” làm chính: Giáp Át, Bính Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy. Thế nhưng, con người có 12 con giáp tức “Thập Nhị Chi”. Tại sao thiếu đi 2 can trong Thập Thiên Can để tương xứng 12/12? Không ai lý giải được. Cũng như người ta từng hỏi tại sao tiếng Anh có tới 39 âm (sound) mà sao chỉ có 26 chữ cái (letter)? Tạm thời chúng ta cứ thuộc lòng những điều ông bà bói toán đã viết ra sách như thế này:

– Nam: Giáp, Át, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy.

– Nữ : Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu.

– Giờ Mẹo: từ 5 giờ sáng tới 7 giờ sáng.

– Tháng Mão: tháng 2.

“Lịch sách tử vi” và “Tử vi trọn đời” với bổn mạng nam – nữ như sau:

Trong “Lịch Sách Tử Vi” của Nhân Quang:
Nam mạng:
+ Đinh Mão (Sinh từ 29/1/1987đến 16/2/1988) sinh Cung Càn, bản mệnh Lư Trung Hỏa, con nhà Xích Đế, sao Thổ Tú, hạn Tam Kheo: “Có sự lo nghĩ, vất vả và hao tốn xảy ra vào các tháng xấu trong năm. Vấn đề tình cảm không được như ý với những người trong gia đình hay bạn gái có sự buồn phiền hoặc hiểu lầm đáng tiếc. Tháng tốt nhất: 1, 2, 9 và 10 âm lịch. Thán g xấu nhất: 3 và 4 âm lịch. Tháng hao tốn tiền bạc: 11 và 12…”

+ Ất Mão (Sinh từ 11/2/1975 đến 30/1/1975) sinh Cung Ly, bản mệnh Đại Khê Thủy, con nhà Hắc Đế, sao Thái Dương, hạn Toán Tận: “thế Khắc-Nhập là cách xấu của Ngũ Hành trong khoa Tử Vi Lý Số. Do đó, nên thận trọng mọi việc… Tháng tốt nhất: 5 và 6 âm lịch”. Tháng xấu nhất: 11 và 12 âm lịch. Tháng hao tài: 1,2, 9 và 10…”

+ Qúy Mão (Sinh từ 25/1/1963 đến 12/2/1964) sinh Cung Ly, bản mệnh Kim Bạch Kim, con nhà Bạch Đế, sao Thái Âm, hạn Diêm Vương: “ở thế Sinh-Nhập đây là cách tốt nhất về luật Ngũ Hành của khoa Tử Vi Lý Số. Do đó, sẽ có sự thăng tiến và thành công vượt bậc trong năm về các phương tiện: tài chánh, nghề nghiệp và kể cả tình cảm cũng vui vẻ hạnh phúc… Tháng tốt nhất:11 và 12 âm lịch. Tháng xấu nhất: 7 và 8 âm lịch. Tháng hao tốn: 3 và 4 âm lịch…”

+ Tân Mão (Sinh từ 6/2/1951 đến 26/1/1951) sinh Cung Ly, bản mệnh Tòng Bách Mộc, con nhà Thanh Đế, sao Thổ Tú, hạn Ngũ Mộ:“ở thế Khắc-Xuất…, đây là chiến thắng vẻ vang trong đời sống cá nhân. Do đó, sẽ có những thử thách quan trọng xảy ra về nghề nghiệp, tài chánh và cả vấn đề tình cảm cá nhân…Tháng tốt nhất: 3 và 4. Tháng xấu nhất: 5 và 6. Tháng hao tốn: 7 và 8…”

+ Kỷ Mão (Sinh từ 19/2/1939 đến 07/2/1940) sinh Cung Khôn, bản mệnh Thành Đầu Thổ, con nhà Huỳnh Đế, sao Thái Dương, hạn Thiên La: “ở thế Tương Hòa… sẽ được nhiều thuận lợi và thành công nghề nghiệp chuyên môn cũng như trong đời sống cá nhân… Tháng tốt nhất: 7 và 8. Tháng xấu nhất: 1,2, 9 và 10. Tháng hao tốn: 5 và 6… “.

Nữ mạng:
+ Đinh Mão (Sinh từ 29/1/1987đến 16/2/1988) sinh Cung Càn, bản mệnh Lư Trung Hỏa, con nhà Xích Đế, sao Vân Hán, hạn Thiên Tinh: “ở thế Sinh -Xuất, đây là cách bị hao tán thất bại xảy ra trong đời sống cá nhân. Các phương diện khác của đương số cũng dễ bị buồn phiền, chán nản, nếu không có sự giúp đỡ của người thân sẽ đi tới bỏ cuộc nửa chừng… Tháng tốt nhất: 1,2, 9 và 10. Tháng xấu nhất: 3 và 4. Tháng hao tốn: 11 và 12…”.

+ Ất Mão ((Sinh từ 11/2/1975 đến 30/1/1975) sinh Cung Ly, bản mệnh Đại Khê Thủy, con nhà Hắc Đế, sao Thổ Tú, hạn Huỳnh Tuyền: “bị thế Khắc-Nhập… nên sẽ bị nhiều trở ngại khó khăn trong đời sống cá nhân… Tháng tốt nhất: 5 và 6. Tháng xấu nhất: 11 và 12. Tháng hao tốn: 1, 2, 9 và 10…”

+ Qúy Mão (Sinh từ 25/1/1963 đến 12/2/1964) sinh Cung Ly, bản mệnh Kim Bạch Kim, con nhà Bạch Đế, sao Thái Bạch, hạn Thiên La: “ở thế Sinh-Nhập, đây là cách tốt nhất, do đó, dễ thành công về nhiều lĩnh vực trong nghề nghiệp và đời sống cá nhân… Tháng tốt nhất: 11 và 12. Tháng xấu nhất: 7 và 8. Tháng hao tốn: 3 và 4…”.

+ Tân Mão (Sinh từ 6/2/1951 đến 26/1/1951) sinh Cung Ly, bản mệnh Tòng Bách Mộc, con nhà Thanh Đế, sao Vân Hán, hạn Ngũ Mộ: “ở thế Khắc- Xuất… đây là cách chiến thắng và thành công trong khó khăn nhưng danh dự trong nghề nghiệp và đời sống cá nhân… ‘Nhu thắng cương, nhược thắng cường’… Tháng tốt nhất: 3 và 4. Tháng xấu nhất 5 và 6. Tháng hao tốn: 7 và 8…”.

+ Kỷ Mão (Sinh từ 19/2/1939 đến 07/2/1940) sinh Cung Khôn, bản mệnh Thành Đầu Thổ, con nhà Huỳnh Đế, sao Thổ Tú, hạn Diêm Vương: “được thế Tương-Hòa, sẽ có nhiều may mắn và thuận lợi về tiền bạc, nghề nghiệp và đời sống cá nhân. Điểm nổi bật là sự thành công xảy ra tự nhiên mà không phải vất vả tranh đua mới đạt được… Tháng tốt nhất 7 và 8. Tháng xấu nhất: 1,2.9 và 10. Tháng hao tốn: 5 và 6…” (“Lịch sách Tử Vi” (Nhân Quang, Người Việt – 2006).

Bình: Trên đây chỉ là Tử Vi chấm ra… ma! Con người ta vốn dĩ không ai tự nhiên mà “công thành danh toại“. Tốt xấu, giàu nghèo không tự nhiên mà “mã đáo thành công”! Những người sung sướng và những người nghèo khổ nếu thống kê, họ phần lớn đều không thuộc những cái tuổi được Tử Vi… chấm! Chỉ có cái đúng là những kẻ thuộc diện quan chức, vua chúa thì chẳng cần “vất vã tranh đua” mà chỉ cần “hô giáng, hô biến” một tiếng là nhà cửa, đất đai, tiền bạc… sẽ có chân chạy vào tay họ!

Trong “Tử Vi Trọn Đời“ của Hiển Linh:
Nữ mạng:
– Tân Mẹo (mạng mộc): đại kỵ với Ất Mùi, Canh Tý, Tân Sửu, Đinh Mùi, Kỷ Sửu, Mậu Tý, và Qúy Mùi. Hạp với Nhâm Thìn, Mậu Tuất, Giáp Thìn.

– Kỷ Mẹo (mạng thổ): đại kỵ với Kỷ Mẹo, Ất Dậu, Mậu Tý, Tân Mẹo, Bính Dậu, Bính Tý và Qúy Dậu. Hạp với Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Đinh Hợi, Mậu Dần.

– Đinh Mẹo (mạng hỏa): đại kỵ với Canh Ngọ, Bính Tý, Nhâm Ngọ, Giáp Tý. Hạp với Mậu Thìn, Nhâm Thân, Giáp Tuất và Bính Dần.

– Ất Mẹo (mạng thủy): đại kỵ với Canh Thân, Giáp Tý, Bính Dần, Nhâm Thân, Giáp Dần, Nhâm Tý và Mậu Thân. Hạp với Bính Thìn, Kỷ Mùi, Nhâm Tuất và Qúy Sửu.

– Qúy Mẹo (mạng kim): đại kỵ với Nhâm Tý và Canh Tý. Hạp với Qúy mẹo, Ất Tỵ, Đinh Mùi, Kỷ Dậu, Tân Hợi và Tân Sửu.

Nam mạng:
– Tân Mẹo (mạng mộc): đại kỵ: Ất Mùi, Canh Tý, Tân Sửu, Đinh Mùi, Kỷ Sửu, Mậu Tý và Qúy Mùi. Hạp với Tân Mẹo, Qúy Tỵ, Giáp Ngọ, Đinh Dậu, Kỷ Hợi và Đinh Hợi.

– Kỷ Mẹo (mạng thổ): đại kỵ với Kỷ Mẹo, Ất Dậu, Mậu Tý, Tân Mẹo, Đinh Dậu, Bính Tý và Qúy Dậu. Hạp với Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Đinh Hợi và Mậu Dần.

– Đinh Mẹo (mạng hỏa): đại kỵ với Canh Ngọ, Bính Tý, Nhâm Ngọ và Giáp Tý. Hạp với Mậu Thìn, Nhâm Thân, Giáp Tuất và Bính Dần.

– Ất Mẹo (mạng thủy): đại kỵ với Canh Thân, Giáp Tý, Bính Dần, Nhâm Thân, Giáp Dần, Nhâm Tý và Mậu Thân.

– Qúy Mẹo (mạng kim): đại kỵ với Nhâm Tý và Canh Tý. Hạp với Qúy Mẹo, Ất Tỵ, Đinh Mùi, Kỷ Dậu, Tân Hợi và Tân Sửu.

Bình: Gia đạo, công danh, hôn nhân… không phải do tuổi tác mà chỉ là chúng ta bị… âm binh cô hồn các đẵng tuổi tác này làm cho… lao đao, lận đận. Có ai chắc chắn rằng chúng ta nhớ giờ, ngày, tháng, năm tuổi thật? Không! Có ai mà không coi thầy, chấm tử vi trước khi cất nhà, mở tiệm làm ăn hay cưới hỏi? Vậy mà có người lên hương, có kẻ xuống chó! Trong tình đời, hễ có máu tham thì hám của mà “có mới nới cũ“. Nếu ai đó làm thử một công trình nghiên cứu tuổi tác của những ông bà “vào tù, ra khám” vì tham nhũng, giết người, cướp của, hiếp dâm, buôn lậu, làm hàng giả… coi thử vợ chồng họ có phải là những tuổi hạp không? Đừng lo đại kỵ mà hãy suy nghĩ cách trị kỵ đại này! Vẫn là… bói ra ma. Tử Vi lừa già tới trẻ! Cái gì mà “Nam Nhâm. Nữ Qúy”? Cái gì mà “Hợi – Mẹo – Mùi Tam Hạp”? Cái gì mà “Dần – Thân – Tỵ – Hợi Tứ Hành Xung”? Cũng “đại kỵ” chan chát, cũng “hạp” rơ bát ngát! Cuộc đời này chỉ có 2 tuổi: Tuổi Quân Tử và Tuổi Tiểu Nhân. Tuổi Quân Tử” “đại kỵ” nhất là tuổi Tiểu Nhân với “Tham – Sân – Si”. Người Việt ở xứ người chỉ có tuổi: Tuổi Trâu và Tủi Thân. Nhưng tử vi, bói toán đã có từ hàng ngàn năm nay, chúng ta tin có thời có, tin không thời không. Thà tin còn hơn không!

– Lãnh tụ tuổi mèo ở Hoa Kỳ: John Adams, Jr. (30/10/ 1735 – 4/ 7/1826): Phó tổng thống đầu tiên (1789–1797) và là Tổng thống thứ 2 (1797–1801), James Monroe (28/ 4/1759 – 4/7/1831): Tổng thống thứ 5 (1817-1825), James Knox Polk (2/11/1795 – 15/ 6/1849): Tổng thống thứ 11 (1845–1849), William McKinley, Jr. (29/1/1843 –14/9/1901): Tổng thống thứ 25 (1897-1901).

Tuổi nào cũng có những người nổi tiếng anh hùng hay tàn ác hoặc tài hoa hay bạc mệnh trong mọi lĩnh vực.

Con người sống trong thời kỳ từ đồ đá đến nay luôn có những mơ ước ấp ủ. Họ mang những niềm hy vọng một ngày tươi sáng hơn vào mộng ảo và 12 con giáp theo họ như người bạn đồng hành trong đời sống hằng ngày cũng như trong mộng mị và cũng rất là… dị đoan! Năm mèo, chúng ta mang mèo vào chiêm bao mà gỡ rối tơ lòng vậy

Mèo trong điềm chiêm bao và dị đoan:
Mèo trong điềm chiêm bao: “Khám phá bí ẩn của những điềm chiêm bao” (nguyên tác Michael Halbert), giải mộng như sau: “Chiêm bao thấy mèo ngủ là có thành công nhỏ. Thấy mèo vồ là bị người công kích. Thấy mèo trắng là gặp bạn dữ. Thấy mèo đen là gặp người đàn bà qủy quyệt. Nghe tiếng mèo ngao mà không thấy mèo là điềm xui xẻo. Thấy mèo ngồi ngao ngao trước của là có tang khó. Thấy rờ rẫm mèo hay mèo cạ lông vào mình là có cạm bẫy. Thấy mèo nhà là có sự phản phúc của người thân, rất gần (số hạp 14). Thấy mèo rừng đuổi mình về nhà là được người thương mến, rắp tâm giúp đỡ (số hạp 18). Chiêm bao thấy mẻo (mèo người) là điềm có tà tâm. Thấy đi với mèo là phản bội vì tình. Thấy đánh mẻo là có tin vui (số hạp 70)” (sđd tr 89).
Có người chẳng chiêm bao thấy con mèo nào mà cũng xui xẻo hết chuyện này tới chuyện khác. Ai có máu “đề” nằm chiêm bao thấy con nào cũng có “số hạp” thì bán nhà cũng chưa trả hết nợ “bác thằng bần” đa!

Mèo trong dị đoan, mê tín:
Người ta tin rằng “Mèo đến nhà thì khó. Chó đến nhà thì sang” nên ai vô phước “xông đất” nhằm con giáp chi 4 thì… thôi rồi… Luợm ơi! Chủ nhà liền lấy bồ kết đốt sổ phong long hay lấy chậu lửa bỏ muối nhảy qua 7 cái (đàn ông), 9 cái (đàn bà) xả xui. Mèo thật mà lạng quạng “meo meo, nghèo nghèo” trước nhà là chó không rượt chí chết thì người cũng đá bay ra gốc chuối hay văng vô vách ê mình cho chí chết vì tiếng “nghèo nghèo” này! Người ta cũng tin mèo mun là mèo có linh khí gần người chết nhất. Nếu người chết đang nằm chờ liệm vô hòm mà có con mèo mun nhảy qua bụng, người chết hóa qủy nhập tràng và bật dậy rượt người sống chạy… trăng trối luôn! Mèo mun (màu đen dẫn điện và nhiệt mạnh) mang điện dương (sống) cùng người chết còn điện âm (chết). Hai điện khác dấu thì hút nhau. Người mới chết, điện vẫn còn trong người đó mà. 2 luồng điện như nam châm hút nhau nên người chết có thể… giật mình một cái là người sống đã… té đái rồi. Nếu ngồi bật dậy nữa thì ngày đó cả làng cùng… đám giỗ! Không tin có qủy ma nhập tràng mà chỉ tin ma qủy là người. Vậy thì:

Không tin? Ta thử một lần

Đến khi… té đái ướt quần, hẵn tin!

Năm mèo mà không nói tới phong thủy cho Tân Mão hay “Metal Rabbit Year” là một điều thiếu sót cho những người tin phong thủy.

Mèo trong phong thủy: Phong thủy (Feng Shui) trong bài “Feng Shui forecast for The Year of Metal Rabbit” cho chúng ta biết cần phải làm thế nào để năm con mèo Tân Mão tức con thỏ (rabbit) trong 12 con giáp Trung Quốc không tác yêu, tác quái. Chúng ta cần phải theo những hướng dẫn như sau:
– Hướng Đông: “In 2011, Tai Sui and he is situated at East. DO NOT disturb the ground of this area at all costs. If you live in East facing property or your front doors facing East, you must be extra careful. Do not allow the front doors slam and do not renovate or dig in this part of the property for entire year. Tai Sui is one of the strongest killing energies of the year. Very important rule of Tai Sui-NEVER sit facing the Tai Sui direction. Instead, sit with your back toward East in 2011… As a cure, place a pair of Pi Yao in East sector of the house to eliminate some of Tai Sui negative effects… Facing a Pi Yao directly on the front door will bring you good fortune… working table facing northwest to bring authority for mangers… Do not install any Indoor moving water objects like Aquariums or Water Fountains in East, this year… Keep the noise levels in this sector to the barest minimum… Do not disturb the East sector. Avoid anything red in color or open burning flame in this sector, because Fire will strengthen the Earth energy of Wu Wang… As a cure, place round golden-yellow color objects in the East, such as golden coins, items made of gold and yellow color, preferably round shape… No Water Placement… No disturbance of any kind, same as Tai Sui and Sui Po… Disturbance means vibrating of the floor or the walls… Do not disturb the sector by digging, drilling, hammering, knocking, etc. Open or close the door softly and gently to reduce the bad vibration of the door, wall and floor… Do not have red carpet, red furniture, red curtain or any red objects in the East. Also avoid triangular-shaped objects, as they represent Fire element as well. Keep this area somewhat dimmed with limited lighting…”.

Tạm hiểu: “Trong năm 2011, Tai Sui là ông thần hung dữ ở hướng đông. Không được làm quấy động hướng này. Nếu nhà bạn đối diện hướng đông, bạn phải hết sức cẩn thận. Không được đóng sầm cửa và không được làm mới hay đào xới trong khu vực này trong năm. Lệ rất quan trọng của thần Tai Sui là không được ngồi cùng hướng đông như đã hướng dẫn. Thay vào đó, ngồi xoay lưng về phía đông. Phòng ngừa tai ương bằng cách đặt một cặp kỳ lân (Pi Yao) ở hướng đông để loại trừ một số ảnh hưởng tiêu cực do thần Tài Sui tác động. Mặt kỳ lân đặt trực tiếp trên cửa trước sẽ mang lại cho bạn sự may mắn… bàn làm việc phải đối diện với hướng tây bắc để mang lại quyền lực cho người quản lý … Đừng đặt bất kỳ vật thể di chuyển trong nhà như bể nước hoặc vòi nước ở hướng đông trong năm này… Giữ mức độ tiếng ồn trong lĩnh vực này đến mức tối thiểu… Đừng quấy rầy khu vực hướng đông… Loại bỏ màu đỏ hoặc mở lửa cháy ở khu vực này, bởi vì lửa sẽ tăng cường năng lượng trái đất của Wu Wang… (Quan Công). Phòng tai ách nên đặt các vật tròn màu vàng vàng ở phía đông, chẳng hạn như đồng tiền vàng, vật dụng làm bằng vàng và màu vàng, tốt nhất là hình tròn… Không để nước. Không được xáo trộn mọi thứ… Sự náo động có nghĩa là sự lắc lư của các sàn hoặc các bức tường… Không làm náo động các khu vực bằng cách đào, khoan, dập, gõ… Mở hoặc đóng cửa khẽ và nhẹ nhàng để giảm bớt sự rung động xấu của bức tường, cửa và sàn nhà… Không dùng thảm đỏ, đồ nội thất màu đỏ, rèm màu đỏ hoặc bất kỳ vật dụng màu đỏ ở phía đông. Cũng bỏ các vật hình tam giác, vì chúng là hiện thân của nguyên tố lửa. Giữ cho khu vực này phần nào mờ mờ bằng hạn chế ánh sáng…”.

– Hướng Tây: “And for the year 2011, both, the 3 killings and the Sui Po are located in the West… Do not sit with the 3 killings behind you. You should face or confront the 3 killings… Best colors for the CENTER are blue or black… West A lot of green leafy plants or blue flowers… Do not use any heavy metal cures in this area…”.

Tạm hiểu: “Trong năm 2011, cả hai, 3… sát thủ và kẻ phá hoại đều ở hướng tây… Không được ngồi trước mặt họ. Bạn nên đối diện với họ… Màu ở giữa hợp nhất là đen hay trắng… Hướng tây trồng nhiều cây lá xanh hoặc hoa màu xanh … Không sử dụng bất cứ kim loại nặng trong lĩnh vực này….”.

– Hướng Nam: “Try and keep this area as quiet as possible and avoid renovations in this sector in 2011… If SOUTH is your front door, side door or any main room in the house, you must cure it by placing a brass or gold Wu Lou in this sector. Also place bowl in the SOUTH… Place a brass Wu-Lou beside your bed… DO NOT decorate SOUTH room with red FIRE colors or triangle shapes, avoid burning red or any candles in this sector or using bright lighting in SOUTH area for a long time during the year… Any metal round objects… Place a brass Wu Lou near the bed…”. Tạm hiểu: “Cố giữ yên tĩnh càng tốt và tránh xây dựng mới khu vực này trong năm 2011… Nếu hướng nam là cửa trước, cửa phòng bên hoặc bất kỳ chính trong nhà, bạn phải thay đổi nó bằng cách đặt một đồng hoặc vàng Wu Lou ở đây. Ngoài ra đặt một chậu hướng nam… Đặt một đồng Wu-Lou bên cạnh giường ngủ … Không trang trí phòng hướng nam với màu đỏ rực hay có hình dạng tam giác, tránh màu đỏ chói hoặc bất kỳ đèn cày chỗ này vực này hoặc sử dụng ánh sáng tươi trong khu vực hướng nam trong 1 năm… Mọi vật xung quanh là kim loại… Đặt một đồng Wu Lou gần giường ngủ…”.

– Hướng Tây Bắc (hướng tài chính): “Use the FIRE colors and shapes in North West… Also use red in all your upholstery( bed covers, rugs, tablecloth, etc). You can also use Red or colored candles in this area during 2011.”

Tạm hiểu: “Sử dụng màu sắc và hình dạng ánh lửa ở hướng tây bắc … Ngoài ra sử dụng bọc màu đỏ thảm, khăn trải bàn… Bạn cũng có thể sử dụng màu đỏ hoặc nến có màu trong khu vực này trong năm 2011..” (mvpyimao.wordpress.com).

Tóm lại: Phong thủy năm Tân Mão có thể dùng cho trọn đời vì 60 năm mới trở lại một lần. Các tuổi kỵ năm này như tuổi Mẹo, Thìn, Hợi, Ngựa, Tý. Người cầm tinh những tuổi này không nên đứng đối diện với hướng mặt trời mọc và tránh ngồi các hướng tây bắc. Khi mở cửa ra ngoài ở hướng đông nên mở thật nhẹ nhàng. Suốt năm không nên đụng đậy gì ở những vị trí đã quy định như trên. Trong nhà nên có 2 con kỳ lân nhỏ để trước cửa hướng đông. Hướng tây bắc năm nay là hướng tài chính. Nếu biết cử kiêng, tiền vô cửa trước, vàng bước theo sau và cũng chuẩn bị… đau đầu vì “khách không mời” hay “họ hàng B40” chẳng vời cũng lại! Hướng tây nam là hướng tình duyên. Nếu biết cử kiêng, “Phan An – Tống Ngọc” hay “Tứ Đại Mỹ Nhân” sẽ chạy về… nâng khăn sửa túi! Trong xe nên treo 1 hồ lô (trái bầu) nhỏ có sợi dây đỏ phòng gặp nạn thì… hô… biến… Tốt nữa, nên thêm con chó nhỏ và thêm gối màu đỏ hay hồng phòng khi kẹt xe thì… thịt con chó và… gối đầu ngủ chờ… cảnh sát mời dậy… xuất trình giấy tờ. Trong giỏ cũng nên… tăng cường thêm hồ lô làm phép và nhất là sử dụng “key chain” treo con chó nhỏ lủng lẳng xác tới xách lui có có bạn bè. Tin thì có. Không tin sẽ không có. Nhưng chẳng biết những tác giả phong thủy, tử vi, tướng số này đã lấy tư liệu từ đâu mà viết vanh vách cứ… y như thật làm qúy ông, qúy bà, qúy cha, qúy má lật đật chạy theo mệt chết cha!

Dù người mê tín ghét mèo tới nhà đến đâu nhưng mèo vẫn chiếm cứ một vị trí qúy phái, quyền uy và thân thiết riêng trong đời sống con người mà ít con vật nào sánh được. Dựa vào đặc tính hình thể của mèo, người ta kết hợp từ “mèo” với một từ khác để cho ra một danh từ mới của một loài động thực vật mới trong đời sống.

Mèo trong đời sống, văn chương và nghệ thuật:
Biên khảo Năm mão - miêu bàn chuyện mẹo - mèo

Biên khảo Năm mão - miêu bàn chuyện mẹo - mèo

Biên khảo Năm mão - miêu bàn chuyện mẹo - mèo

Mèo trong đời sống, văn chương và nghệ thuật:
Trong đời sống:
Thực – Động vật:
– Nấm mèo: Một loại nấm mọc trên những thân cây khô. Nó có hình lỗ tai mèo, màu đen, xám nâu, gốc cứng, thân rất dòn. Khi nấm khô, bỏ vô nước thì nở bèo nhèo. Tên sang trọng là nấm mộc nhĩ (nấm lỗ tai mèo). Nấm mèo dùng trong công nghệ chế biến thức ăn như ổ qua nhồi thịt, chè tai mèo, chả ram thịt… Từ đặc tính trên, Vương Trọng có bài thơ “Nấm Mèo” được nhạc sĩ Trần Xuân Tiên phổ nhạc rất dễ thương.

– Cú mèo: Một loại chim (họ hàng với cú lợn) có đôi mắt sáng như mắt mèo. Chúng có khả năng “nhìn xa, thấy rộng”. Vì chim cú mèo có “bản mặt khó chơi” nên hễ nghe tiếng cú mèo ở đâu, người ta xua đuổi đi chỗ khác. Cú mèo có thể tấn công người như loài Spotted Owl. Loài này cũng đi vào nghi can giết nữ giám đốc điều hành Baltimore Ai-Coil-Pritchard, Merck và Nortel Networkshttp là Kathleen Atwater rồi “đổ oan” cho chồng bà là nhà văn Michael Petersm khiến ông này phải bị chung thân dù một mực… “Bẩm Bao Đại Nhân! Con bị oan!” (antg.cand.com.vn).

Cú mèo xuất hiện ở đâu, ở đó sẽ có người… đi đầu thai ngay tức khắc!

– Táo mèo: Trong bài: “Táo mèo – Vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên ” có ghi: “Cây Táo mèo thường mọc hoang và một số được trồng tại Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, ở độ cao trên 1.000m. Táo mèo phơi khô trong đông y được gọi là Sơn Tra là một vị thuốc quý dùng để chữa bệnh… … Quả táo mèo hình trứng, khi chín màu vàng lục, ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết…”.

– Cây râu mèo: Mọc hoang, lá xanh, thân vuông, bông trắng tua như râu mèo, sấy khô trị uống lợi tiểu.

– Cây lưỡi mèo: Cây trồng trang trí vì có dáng thanh tao, lá dài, đầu nhọn màu xanh, chịu bóng râm tốt.

– Điệp mắt mèo: Cây trồng làm hàng rào có trái như mắt mèo đầy lông tơ với gai tua tủa. Rễ dùng trị hóc xương. Lá dùng trị tiểu tiện. Hạt trị sốt rét (vietgle.vn)

– Tuyệt cú mèo!: Cụm danh tính từ cảm thán chỉ mức độ thành công tuyệt đối như tuyệt diệu, tuyệt vời… Nhưng chưa biết vì sao họ vác con mèo vào đây? Có lẽ, cô mèo có “cú – võ – miếng leo trèo” không dạy cho cháu cọp chăng?

Cũng như những con vật khác, mèo nhảy vào thế giới nghệ thuật với đầy đủ đặc điểm của loài mèo.

Mèo người:
– Ba con mèo: Nhóm nhạc Rock ở Sài Gòn (thập niên 90) bao gồm 3 cô nương chị em ruột với Phương Uyên, Tú Diệp và Ngọc Diệp.

– Người Mèo – Mẹo – Miêu: 1/54 nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Lào và nhất là ở Trung Quốc. Tên chính là H’mông. Từ người Miêu hay Mèo hoặc Mẹo nên tránh dùng vì đây là những từ xúc phạm như dùng “Mẽo” gọi người Mỹ hay dùng Bắc Kỳ ám chỉ người miền Bắc.

– Tiểu Hổ: Con cọp nhỏ, cọp con. Tiếng lóng chỉ con mèo.

– Mèo người: Người ta lấy tên Mèo đặt cho con cái như “thằng Mèo”, “bé Mèo”… Mèo cũng là “bồ nhí” của các ông và mèo này thường bị nguyền rủa bởi mấy bà: “Đồ mèo cái. Cọp cái. Sư tử”. Bây giờ, mèo cũng gọi cho bồ nhí của các bà. Bồ nhí sau này được biến thành “con ghẹ”! Mèo ác tinh có: Elizabeth (Hungari), Katherine Mary Knight (Australia), Irma Grese, Ilse Koch (Đức), Mary Ann Cotton, Belle Gunness, Queen Mary (Anh), Lã Hậu, Chi êu Tính, Lệ Cô (Trung Quốc)… đều là những mèo qủy giết người không từ bất cứ thủ đoạn nào. Trên thế giới, những con “mèo yêu” dạng “cáo tinh – hồ ly tinh” làm đảo điên triều đại khi mê hoặc những hôn quân vô đạo như: Mèo – cáo – chồn tinh Đắc Kỷ mê hoặc Trụ Vương, moi gan Tỷ Can hoàng thúc làm mất nhà Thương. Mèo tinh Võ Mỵ Nương dâm đãng đệ nhất, mê hoặc cha con Đường Thái Tông, Đường Cao Tông rồi âm mưu giết hoàng hậu, phi tần, cung phi, quan võ chống đối, giết cả con gái để vu oan cho hoàng hậu và tàn ác vô luân hơn khi phế lập 4 thế tử – 4 vua con cháu mình rồi chiếm đoạt ngai vàng nhà Đường lập ra nhà Võ, thủ đoạn độc còn hơn Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường “tứ nguyệt tam vương” phế 3 vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc nhà Nguyễn suy vong. Cuối cùng, những mèo yêu tinh cũng bị diệt hay tự diệt và bị lịch sử nguyền rủa đời đời.

Thời chúng ta, những “yêu mèo” dù không là “mỹ nhân” nhưng cũng thành tinh trong hóa thân những mụ mối gái, tú bà lầu xanh, chủ hụi, trùm sò, cho vay nặng lãi, những bà mẹ sanh con rồi vứt xuống sông, xuống giếng, xuống cống, bỏ thùng rác, những bà bảo mẫu đánh đập hành hạ dã man trẻ, những yêu mèo giáo viên đốt nhà giết người, tạt axit… mất nhân tính. Yêu mèo không còn ám chỉ cho đàn bà mà còn dùng cho những yêu tinh mèo ông đốt nhà, giết người tình chặt khúc, giết cha, hại mẹ, hiếp dâm trẻ em vị thành niên, giết vợ, giết hàng xóm, bạn bè… Những thứ yêu ma này làm con mèo “hổ thẹn” vì bản thân mèo đâu có phải mèo ma, mèo yêu gì mà chỉ có người thành yêu, ma mà thôi! Lũ ma tinh này không tử hình tại chỗ, không nhổ cỏ sâu cứu lúa non mà còn trữ dưỡng hoặc chỉ cho tù chung thân khổ sai, kể cũng… “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã“, ta tầm ta bênh vực cho nhau vì mai sau biết đâu, ta cũng thế! Tha người gian ác cũng là gián tiếp giúp ta tránh được cửa “Tử” của sự ác gian của ta! Wào! Thiện tai! Thiện tai!

Mèo ghép chữ khác:
– Cửa khẩu Na Mèo: Cửa khẩu thương mại giữa Thanh Hóa và Hủa Phăn của Lào.

– Dịch cúm mèo: Một loại cúm ở Thái Lan từ mèo truyền nhiễm.

– Cat Hospital : Bệnh viện dành cho mèo ở Mỹ ở Chicago, Auburn, Orlando…

Nơi tham quan mèo: Juliet Cluttion – Brock trong “Eyewitness Cat” ghi nhận các địa điểm thăm mèo ở Hoa Kỳ sau: San Diego (California), Bronx Zoo – Bronx (New York), Houston Zoo – Houston (Texas), Purina Farms – Gray Summit (Missouri), The Cat Fanciers’ Association Cat Show….
Tại đây, bạn có thể tha hồ tận mắt nhìn thấy hằng hà sa số loại mèo nhưng cũng chạm phải những ánh mắt… “Tiểu Hổ Trong Chuồng” buồn hiu hắt!

Mèo trong thành ngữ: Có nhiều cách hiểu khác nhau.
Việt Nam:
– Mèo mả, gà đồng: Nghĩa thật chỉ những con mèo hoang chuyên kiếm ăn nơi mồ mả và những con gà đồng chuyên sống kiếm ăn những nơi đồng lúa đã gặt còn sót. Nghĩa đen ám chỉ những đôi trai gái, những cuộc tình bất chính, vụng trộm hay những tay trộm cướp bất lương…

– Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào?: Mèo hay mỉu (âm trại), miêu, meo… cũng chỉ là mèo. Hơn thua với đồng bọn, đồng sự, đồng môn… thì như nhau vì họ biết tổng tồng tông đặc điểm tốt xấu của nhau nên chẳng ai sợ ai.

– Nam thực như hổ. Nữ thực như miêu: Đàn ông ăn nhiều như cọp. Đàn bà ăn nhỏ nhẻ như mèo. Miệng mèo nhỏ, nó ăn không được nhiều như miệng cọp. Ý chê chứ không khen. Thật ra, nam đừng nên ăn như hổ và nữ đừng bày đặt ăn ẻo lã như mèo!
– Nuôi chó giữ nhà, nuôi mèo bắt chuột: Trời sinh chó để giữ nhà: “Chó sủa chẳng phải sủa không, chẳng thằng ăn trộm thì ông đi đường“. Trời sinh mèo để bắt chuột: “When the cat’s away, the mice will play”. Khi nào không có con mèo, chuột ta mới vui chơi được là ý này! Vì vậy, mỗi con một nhiệm vụ. Mỗi người một công việc. Sử dụng người cũng phải biết khả năng người đó làm được gì. Nếu không, chỉ là đồ ăn hại.

– Mèo lông dài lười nhát. Mèo lông ngắn gầy rạc: Cách coi tướng mèo cũng như coi tướng người “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” là bọn học trò beo! Beo cũng là họ hàng của mèo.
– Chó chê mèo lắm lông: Như “Chuột chù chê khỉ rằng hôi”. Mèo chó cũng là loài động vật có lông mao cả. Trong Dog Show, những chàng, nàng chó cũng lông dài trùm phủ chẳng biết con gì, chỉ thấy… đi! Ngoại trừ vài loài chó không có cọng lông làm thuốc như Peruvian, Petcher… hay loại chó chuẩn bị… cầy tơ 7 món! Thực ra, mèo lông nhiều hay ít cũng là loại động vật sạch sẽ nhất.

Chê người hãy… ngửi lại mình
Chê mà đúng bệnh mới tình đệ – huynh!
– Chó tha đi, mèo tha lại: Chẳng được việc gì cả. Theo từ miền Bắc “rách việc”!

– Mèo lại hoàn miêu. Mèo hoàn mèo: Bắt nguồn từ chuyện cổ tích “Mèo lại hoàn mèo“. Đâu cũng vào đấy chẳng có gì thay đổi cả. “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt!” Ngụy trang, giả danh, bắt chước rồi cũng bị lật mặt nạ, lật tẩy, trở về chốn cũ vì “giấy không gói được lửa“. Cuối cùng cũng… trắng tay. Hạt nút áo cũng bị người cắt lấy! Cát bụi trở về cát bụi là đây.
– Chó treo, mèo đậy: Đặc điểm của chó là nhảy chồm lên cao. Mèo hay dùng hai chân trước làm tay để cạy nắp xoang, nồi để ăn vụng. Do đó, người ta để thức ăn hay vật gì cũng phải để trên cao, đậy nắp cẩn thận. Với người, “biết người, biết ta”, tùy theo đặc điểm từng loại người mà đối xử và cẩn thận là trên hết! Tin người tình có ngày nó lấy hết của cải và cả cái mạng chành, nó cũng không tha. Tin người nhà, có ngày nó bán ta như kẻ gian hóa gàn bán tổ quốc!
– Chuột gặm chân mèo: Mèo là khắc tinh của chuột mà chuột dám gặm chân mèo khác gì dám “vuốt râu hùm, nhổ nanh sư tử”? Chuột này nếu không có “miếng võ chuột” chắc chắn bị con mèo lủm mất. Chuột này chắc thuộc loại chuột cống, còn mèo này là mèo con kitten chưa mở mắt hay mèo mù chẳng thấy chuột cha! Coi chừng bị chụp! Người đần, cả đứa trẻ cũng bắt nạt được. Người ăn no lười nhác, có khác gì là đống thịt thối cho chuột ngửi mà thôi!

– Mèo con bắt chuột cống: Mèo con nhỏ hơn chuột cống và chưa săn bắt mồi được. Chuột cống là loại chuột bự có thể nuốt cả mèo con. Mèo con bắt chuột cống ý nói điều ngược lại. Mèo sinh ra để bắt chuột nên dù chuột to cỡ nào, dù mèo bé tí ra sao, vẫn bắt được. Nghĩa là loài nào, chức trách đó. Làm quan dù quan nhỏ hay lớn cũng là quan xử án. Đã xử án phải công bằng. Thêm nghĩa nữa là chỉ sự may mắn.

– Mèo mù vớ cá rán: Sự may mắn bất ngờ đến với kẻ bần hàn như “Chó táp nhằm ruồi”, “Chuột sa hủ nếp”.
– Mắng chó, chửi mèo: Như “đá thúng, đụng nia” cho hả tức, hả giận, hả gan. Chó mèo là 2 con vật thân cận nhất của người. Bực trí, không như ý chỉ biết… xả đạn vào những con vật cận thân luôn sợ người thì cũng chẳng được gì vì không dám nói thẳng. Đó chính là hạng người “khôn nhà dại chợ“, chỉ biết ăn hiếp, hà hiếp người trong nhà.
– Giấu như mèo giấu cứt: Điểm đặc biệt của mèo là rất cẩn thận và sạch sẽ. Tỷ như khi lông bị ướt hay mùi lạ trên cơ thể là mèo tự liếm lông bằng cái lưỡi đặc biệt có răng cưa nhỏ như cái… bừa để vệ sinh. Khi ổ mèo đẻ mà bị hơi tay người, mèo ngoặm cổ con tha đi chỗ khác ngay. Mèo khi… đại tiện xong thường không cho ai thấy nên nó đào đất mà chôn như người… giấu của! Chê người khác qúa bí mật đến mức không cần thiết!
– Không có chó bắt mèo ăn cứt: Chó nhà ở Việt Nam thường ăn… phẩn nhất là phẩn trẻ em. Mèo chả bao giờ ăn thứ phẩn thúi này. Ngụ ý đến đường cùng, cả con mèo cũng phải bắt ra ăn phẩn. Kẹt qúa thì làm đại. Không biết cầm súng cũng đi chiến trường. Không biết cầm cày cũng ra đồng cày ruộng. Nghĩa là có quyết tâm là có thể làm tất tả những gì mình muốn ngay cả những điều đó ngoài khả năng vốn có của mình! Nghĩa xấu: Chẳng đúng phép tắc, chẳng quan tâm đến đạo lý hay tạo hóa.
– Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang: Không hiểu vì sao, cha ông ta có quan niệm này. Vì tiếng mèo “nghèo nghèo” chăng? Thật ra, chỉ có nghèo đến nhà mới khó. Làm ăn có mới sang. Trộm viếng nhà thì khó. Quan chó viếng nhà, nhà tan! Chúng ta không nên giữ quan niệm này để kỵ người tuổi mèo mà trọng người tuổi chó… xông đất đầu năm.
– Mèo già hóa cáo: Những truyền thuyết về mèo ma, mèo qủy có từ trong thần thoại Hy Lạp. Cáo được xem là con vật ranh khôn, qủy quyệt trong “Truyện Ngụ Ngôn” của La Fontain. Chồn tu luyện thành hồ ly tinh trong “Lĩnh Nam Chích Quái“. Chỉ những kẻ ranh ma, cáo cạnh đã đến mức “nội công thượng thừa”, đưa nàng cửa trước, lừa chàng cửa sau. Gian manh khôn lường, khó biết được mà phòng bị.
– Mèo khen mèo dài đuôi: Nịnh bợ, tâng bốc nhau, hoặc tự cho mình là nhất. Thành ngữ này dành cho những kẻ “cùng hội cùng thuyền“… văn chương, nghệ thuật, đảng phái…websites…

– Mỡ treo miệng mèo: Mèo thích ăn thịt cá. Đem của qúy giá dứ dứ cho người để người động lòng phàm, chạm lòng tham thì trước sau gì cũng mất sạch sành sanh. Các cô gái trẻ thời nay cứ thích… show hàng giữa đường, trên “Chợ Tình” online thế nào cũng có ngày “Bợm già mắc bẫy cò ke! Mèo hoang mắc nước tò te được gì”!

– Bứt râu mèo. Nhổ nanh cọp: Mèo dùng ria làm khứu giác để săn chuột. Nanh cọp nhọn để cắn cổ con mồi. Bị tước vũ khí, tức “vô hiệu hóa” đối phương. Hành động can đảm phi thường như “không chui vào hang cọp sao bắt được cọp con” vậy! Tỉa từng vây cánh địch.

– Mèo nào cũng là mèo miễn là bắt được chuột: Cách thức dụng người không cần biết đó là hạng người nào miễn là “sai được, làm được” thì OK. Nghĩa khác là không nên nhìn bề ngoài để bất tín nhiệm hay không được phân biệt chủng tộc, màu da. Nghĩa là “chiếc áo không làm nên thầy tu“.

Mèo trong thành ngữ (Idiom) Mỹ:
– A fat cat: Mèo mập là mèo lười. Người mập hay làm biếng. Lời nói bất lịch sự để ám chỉ các ông bà chủ tham lam.

– Cat has nine lives: Mèo trải qua 8 tai nạn như té nước, dính cây… mà không chết nên mèo này thuộc dạng có phước 7 đời.

– Cat in gloves catches no mice: Mèo bắt chuột nhờ hai chân trước với móng vuốt sắc nhọn. Nay mèo mang bao tay thì bắt chuột làm sao được. Ý nói không sử dụng sở trường của mình, chọn nghề không hợp, chẳng thành công.

– Fight like cat and dog: Mèo chó cắn lộn nhau dữ dội không phân biệt đúng sai. Người đánh nhau, cãi nhau dữ dội như vậy chẳng khác gì loài vật chẳng biết đâu phải trái.

– It’s raining cats and dogs!: Cùng ý trên. Mưa dữ dội như mèo và chó cắn nhau.

– Let the cat out of the bag: Để con mèo ra khỏi bao như đã không còn gì giữ bí mật.

– Play cat and mouse: Trò chơi mèo vờn chuột. Trước khi ăn con chuột, mèo ta thường đùa giỡn, vật con chuột cho đừ tử rồi mới nhai rau ráu. Người hung hiểm thường chơi trò này trước khi thanh toán địch thủ yếu hơn. Cách này thường được dùng trong chính trị.

– When the cat’s away, the mice will play: Không có mèo, chuột được tự do. Không có người có năng lực lãnh đạo, những thứ ăn hại hiển nhiên được ngoi lên làm vương, làm tướng! Không có công lý, tự do chỉ là cái chữ chạy trên cửa miệng.

– Like a cat that got the cream: Mèo nhấm nháp hương vị ngọt ngào, mát lạnh của kem cũng như người ta bằng lòng với hạnh phúc ngọt ngào mình có được. Phải yêu qúy lấy nó!

– All cats are grey in the dark in the night: Mắt mèo không thể thấy rõ vào đêm. Ý nói tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh. Con người “cởi quần áo”, ai cũng là… trần văn nhộng!

– Cat in the pan – To turn cat in pan: Mèo nằm trong chảo khác gì “cá nằm trên thớt“. Lật con mèo trong chảo. Nghĩa là có kẻ trở mặt, kẻ phản bội. Thay đổi ý kiến lúc nguy khốn hay trở mặt lúc khốn cùng.

– To see which way the cat jumps – To wait for the cat to jump: Nhìn cách mèo nhảy – đợi cho mèo nhảy mà coi. Nghĩa là đợi gió xoay chiều, đợi gió chiều nào, theo chiều ấy.

Nhận xét: Trên thế giới, khó nhất là hiểu nghĩa của thành ngữ (Idiom) và sự hài hước cười (Humour) của nhau. Do đó, chúng ta cẩn thận khi dùng thành ngữ của nước bạn.

Mèo trong ca dao: Như bất cứ con vật nuôi như chó, heo, bò, trâu, dê, gà hay động vật hoang dã khác, mèo cũng đi vào ca dao, dân ca với đầy đủ đặc tính của riêng mèo. Ông bà ta thường hát đưa võng ru ta:
– Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm, mua muối, giỗ cha chú mèo!

Muốn ăn thịt chuột nhưng trước khi ăn, mèo giở trò vờn chuột như “mèo già khóc chuột chết”. Người đạo đức giả thường hay bày trò mèo hỏi thăm chuột này rồi thừa thế ra tay hiểm! Chuột không vừa, mắng cho một trận… tế nhị, thâm sâu: “Trước khi tao chết, tao cũng ráng đi chợ mua đồ… giỗ cha mày vì tao chết, cha mày cũng… trẩu!”. Kiểu “Nai dạt móng, chó cũng… le lưỡi“! Cũng như sự thâm thúy của Khỉ khi trả lời “Chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ rằng ‘cả họ mày thơm’ “! Mỉa mai tận óc!

– Con mèo đập bể nồi rang
Con chó chạy lại tan quang cái nồi!
Con chó khóc đứng, khóc ngồi
Rằng mèo nó đập, sao tôi phải đòn!

Hay Con chó chạy lại tan hoang cửa nhà!

Dị bản:

– Con mèo đập bể nồi rang
Con chó chạy lại, nó mang phải đòn!
Con chó ngậm trái bồ hòn:
“Chủ vắng, mày sẽ…mông mòn với tao!”.

Mèo đập đồ. Chó chịu đòn. Chủ nhà không biết phân phải trái. Làm quan không biết xử án, luận tội, khiến người bị hàm oan như con chó vậy! Con chó chẳng nhịn. Nó thề sẽ trả thù khi vắng chủ. Thật ra, con chó cũng… hàm hồ. Chó bị đòn không phải do mèo mà do chủ u mê đục mặt. Trả thù con mèo mà không trả thù kẻ xử, mình còn đục mặt u mê hơn! Không nên bỏ lớn lấy nhỏ. Không thấy được nguyên nhân, nhìn kết qủa mà phán, khác chi mèo mù đêm tối!

– Mèo lành ai nỡ cắt tai
Áo lành ai nỡ xẻ hai cho đành.

Chẳng cần mèo lành, mọi vật khi lành, đành lòng gì mà cắt đi một bộ phận trên thân thể? Câu trên cho loài vật, câu dưới cho người. Chia rẽ lương duyên là chuyện không nên làm. Nghĩa khác: Không nhẫn tâm làm tổn hại đến bất cứ vật thể nào. Triết lý nhà Phật “Ăn ở có đức mặc sức mà ăn” là đây!

– Con mèo, con chó có lông
Cây tre có mắt, nồi đồng có quai.

Sự thật hiển nhiên. Câu ca dao này đưa ta về với thời thơ ấu. Nó mộc mạc, thật thà chất phác như những người nông dân chân đất, chân bùn. 2 câu ca dao chỉ kết lại những đặc điểm chung của con vật mà ta nhớ hoài không bao giờ nguôi lời ru của bà, lời ca của mẹ!

– Xách cần câu đi, mèo tha, chó rứt
Xách cần câu về, cục… c dính theo!

Chuẩn bị đi câu cá mà gặp mèo, chó là chỉ có… c mang về nhà chứ cá gì nữa mà câu! Điềm xui xẻo được ông bà đúc kết trong 2 câu ca dao trên thật dí dỏm và cười… ra nước mắt!

Còn rất nhiều câu ca dao, dân ca về mèo trong kho tàng văn học dân gian chẳng nhớ nỗi mà ghi hết ra đây được.

Mèo trong thi ca:
Những đặc điểm của mèo như lười biếng, chết nhát, được thi ca… chế biến thành những tính tốt như bài thơ được phổ nhạc sau:

– Mèo con đi học

Mèo ta buồn bực
Mai phải đến trường
Liền kiếm cớ luôn
“Cái đuôi tôi ốm”

Cừu mới be toáng
“Tôi sẽ chữa lành
Nhưng muốn cho nhanh
Cắt đuôi khỏi hết…”

“Cắt đuôi…, ấy chết
Tôi xin đi học thôi!
Cắt đuôi…, ấy chết
Tôi xin đi học ngay thôi!

(chuyentrecon.blogspot.com)

Bệnh chỗ nào, trị chỗ đó. Cừu là… thần y. “Thần” ở chỗ chữa “tâm bệnh” chứ không chữa “y bệnh”. Bị thần y bắt mạch trúng “yếu huyệt” (làm biếng), mèo con hoảng vía chịu đi học. Bài thơ diễn tả đúng 1 đặc điểm sinh lý của mèo: Mèo oai phong nhờ bộ lông và mèo giữ thăng bằng nhờ cái đuôi. Khi bị quẳng từ trên cao, mèo nhờ cái đuôi dài mà xoay 4 chân rớt xuống an toàn xa lộ. Cắt đuôi, chẳng khác nào cắt giò. Bệnh giả thì chữa bằng… hù dọa đó mà!

– Mèo con đi học

Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì.
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.

(Phan Thị Vàng Anh)

Đi học mà không mang thứ gì ngoài “cái bút chì” và “mẩu bánh mì” để ăn rồi… drẽ… vào không khí thì đúng là mèo con… đại gia! Người ta gọi “cây bút chì”, “cái bàn, cái ghế”, không ai gọi “cái bút chì”. Đúng là thơ mèo con dành cho… con miêu!

– I’m on ly a cat
I’m only a cat,
And I stay in my place…
Up there on your chair,
On your bed or your face!

I’m only a cat,
And I don’t finicky much…
I’m happy with cream
And anchovies and such!

I’m only a cat,
And we’ll get along fine…
As long as you know
I’m not yours… you’re all mine!

(smart-central.com)

Tạm dịch:

Tôi chỉ là con mèo

Tôi chỉ là con mèo.
Trong ổ nằm chèo queo…
Nhảy leo trên ghế bạn,
Mặt, giường, tôi nằm theo!

Tôi chỉ là con mèo,
Tính tình không dị hợm…
Tôi vui đời hiện tại
Như cá và như cơm!

Tôi chỉ là con mèo,
Và ta sẽ có đôi
Miễn là bạn nên biết
Bạn là của riêng tôi!

Em chỉ là con mèo

Em chỉ là mèo con,
Trong tổ, nằm khoanh tròn…
Vòng tay anh ấm áp
Chiếc giường tình con con!

Em chỉ là mèo – cat,
Tâm tình nào hờn mát…
Em hạnh phúc vô vàn,
Giữa đời thường mặn nhạt.

Em chỉ là con mèo,
Cùng anh mộng êm đềm…
Miễn là anh nên biết
Anh mãi là của em!

(Vô danh)

– A Lonely Cat

I wish someone would tell me what is it that I’ve done wrong.
Why do I have to stay outside in the rain and be left alone so long?
They seemed so glad to have me when I came here as a kitten.
There were so many things we’d do while I was growing up.

The Master said he’d love me as a companion and a friend.
The Mistress said she’d never fear to be left alone again.
The children said they’d feed me and brush me every day.
They’d play with me and walk me if I would only stay.

But now the Master hasn’t time, the Mistress says I shed.
She doesn’t want me in the house, not even to be fed.
The Children never pet me; they always say, “Not now”
I wish that I could please them. Won’t someone tell me how?

All I had, you see, was love.
I wish they would explain
Why they said they wanted mine,
And then left it outside in the rain.

(Jodi Riker Yap)

Tạm dịch

Mèo độc hành

Tôi mong ai đó sẽ nói tôi biết điều gì tôi đã làm sai.
Tại sao tôi phải ở ngoài trời mưa và một mình bước mãi.
Họ dường như rất vui mừng khi tôi đến đây như mèo con.
Ở đây có rất nhiều thứ chúng tôi đã làm khi tôi lớn lên.

Thầy nói rằng sẽ thương tôi như người bạn và người đồng hành
Cô hiệu trưởng nói rằng cô sẽ không bao giờ ngại lần nữa độc hành.
Các bạn trẻ nói rằng sẽ chăm sóc tôi mỗi ngày.
Họ sẽ chơi và đi bộ với tôi nếu tôi chịu ở lại đây.

Bây giờ thầy đã không có thời gian, hiệu trưởng nói tôi đồ quăng.
Cô ấy không muốn tôi ở nhà, thậm chí không được ăn.
Các bạn trẻ không bao giờ yêu qúy tôi, họ luôn nói, “Không phải lúc này”.
Tôi ước rằng tôi có thể thích họ. Không ai nói tôi phải làm sao đây?

Tất cả tôi có, bạn thấy, tình thương
Tôi muốn họ giãi bày
Tại sao họ đã nói muốn tôi
Sau đó ngoài trời mưa mình tôi thôi.

(Jodi Riker Yap)

Đây là một bài thơ cảm động về số phận con mèo bị hất hủi lủi thủi đi trong mưa cũng là số phận của kiếp mèo hoang trước tình đời dối trá. Hứa cho nhiều nhưng thực hiện chẳng được bao nhiêu là đấy!

– Con mèo

Mấy từng đài các sải chơn leo,
Nhảy lẹ chi cho bẳng giống mèo.
Chợt ngảnh mặt hùm nhìn trực thị,
Chi cho lũ chuột dám vang reo.
Lung lăng sẵn có nhiều nanh vút,
Vằn vện đành không chút bụi meo.
Trăm tuổi hồn dầu về chín suối,
Nhắm lông để lại giúp trò nghèo

(vanhoc.xitrum.net)

– Con mèo

Mấy tầng đài các sải chân leo
Nhảy lẹ chi hơn bằng giống mèo
Chợt ngoảnh mặt hùm nhìn trực thị
Đâu cho lũ chuột dám vang reo
Vuốt nanh sẵn có vàng khoe sắc
Vằn vện đành không bụi đóng meo
Trăm tuổi hồn đều về chín suối
Nhúm lông để lại học trò nghèo”

Phan Văn Trị
(blog.yume.vn)

Quái lạ! 2 bài thơ, 1 t ác giả nhưng 2 websites đăng khác nhau như trên?

– Mèo lành ai nỡ cắt tai

Mấy thuở mèo lành ai nỡ cắt tai
Gái ngoan chồng để khéo khoe tài
Nằm bồ ỉa bếp xoang tay chủ
Nát đá phai vàng hổ mặt trai
Mặc sức khen đuôi nghe đã lãng
Bao nhiêu tốt miệng mẹo thêm lòi
Nồi rang bể nát khôn trông lại
Ngoe ngoét còn đem thúng úp voi.

Phan Chu Trinh

Mèo khen mèo dài đuôi

Mặt mũi nghêu ngao dễ mấy ai
Xem đi xem lại mỗi đuôi dài
Lươn khô vuốt thử còn non tấc
Rắn lại đo chơi khéo quấn nài
Lúc xán nồi rang ngong lểnh nghểnh
Khi nằm bồ lúa vắt lòi thòi
Không hay bắt chuột hay nằm bếp
Dị tướng như ta ắt có tài.

Phan Chu Trinh
(blog.yume.vn)

Phan Văn Trị, Phan Chu Trinh là 2 trong những nhà yêu nước thời chống Pháp. Phan Văn Trị mượn con con mèo để nói lên chí khí của loài “cô cọp” và “sát thủ chuột” hòng thể hiện khí phách chống ngoại xâm của mình cũng như của dân tộc Việt Nam. Trái lại, Phan Chu Trinh cũng mượn con mèo nhưng ông mỉa mai đời và chê bai những kẻ chạy theo giặc, tự cho mình tài giỏi, háo danh. Như vậy, mèo là con vật có đầy đủ 2 khía cạnh cộng – trừ. Sử dụng mèo để ẩn dụ nghĩa nào, tùy bối cảnh và ý thích của từng tác giả. Nghĩa nào cũng cho chúng ta nụ cười đầy ý nghĩa!

Trên đường biên khảo, không góp nhặt những bông hoa dại là một thiếu sót. Hoa nào cũng đẹp. Thi nhân nào cũng có vẻ tao nhã của họ.

– Chùm thơ nguyên văn của các… Thi Nhân Tân Mão:

1 – NÀNG BẠCH MÃN

Bác mẹ sinh ra vốn tuổi Mèo
Cá người ta đậy, thịt thì treo
Chót quen thói xấu hay nằm bếp
Lại nhiễm tật lười rất ngại leo
Bắt chuột cau cao đà chẳng dám
Rình mò hang lỗ cũng e tèo
Thoa son rửa mặt may còn biết
Nên nghiệp ca ve phải bám đeo..

Ngọc Châu

2- CHÚC TẾT CON MÈO

Chúc Mão Tân xuân thật tuyệt vời
Bạc tiền năm Mãn thiếu nơi phơi
Phu nhân Tiểu Hổ thôi sư tử
Gia chủ Miu Lang hết bệnh lười
Thơ phú ra nhanh như Mão ị
Văn chương nhảy nhót tựa Miêu chơi
Nhà Miu cá rán đầy trong bếp
Đón một tết Mèo rặt chuyện vui!

Ngọc Châu

3- QUAN LỚN TUỔI MÈO

Xếp nhất năm nay trúng tuổi Mèo
Nên ngài phởn chí vểnh râu Meo
Rung đùi Mãn nguyện xơi cá rán
Xoạc cẳng Mi nheo nếm thịt treo
Bạch Mão bồ xinh cười ngả ngớn
Đồng Bằng danh hổ sướng tai beo
Có điều dấu kít Miu chưa khéo
Nhà đá phải vào bụng đói Meo…

Ngọc Châu – 23 tháng chạp Canh Dần

4-THẰNG MÈO LƯỜI BIẾNG

Năm nay ngự trị một thằng mèo
Tán gái các chàng hát mẽo meo
Đánh thức Đêm khuya chưa muốn dậy
Biếng lười Sáng trắng vẫn nằm khoèo
Chuột bò trước cửa không lo chộp
Cá để bếp ăn cứ phải treo
Rượt đuổi bóng mồi mèo nhảy mãi
Sáng ra mọi thứ lộn tùng phèo

Thái Anh

5-MÈO…MÉO…MEO

Cọp tẩu sơn lâm, tất phải mèo.
Cứ luồn, cứ lách, cứ ngoeo ngoeo
Gặp mồi béo bở ưa rình rập
Thấy bóng lạ hơi khoái vuốt khoèo.
Ưa nịnh thường nghe lời tâng bốc
Bất tài chỉ muốn món xơi theo
Thành thần ăn vụng quen chùi mép.
Đứa dại thời ni mới chịu nghèo.

Mai Chiêu Sương

6-TÂN MÃO

Hổ lớn cao to phải chịu mèo
Tuy người nhỏ bé, tiếng ngo ngoeo
Hung hăng lũ Chuột đêm rình rập
Mỏi mệt bầy Meo sáng khật khoèo
Mắc số thằng Heo (*)vui chẳng thấy
Làm thân con Mão khổ tìm theo
Cầm tinh Miêu mọc thêm râu cáo
Thằng Hợi Xuân nay kiếp vẫn nghèo!

Phan Chí Thắng
* Tác giả cầm tinh tuổi hợi

7- ĐỪNG NHƯ NĂM HỔ

Vòng quay hoa giáp đến năm mèo
Tân Mão vinh hoa cất tiếng ngoeo
Con nhỏ thích phơi nền tọa lạc
Chú già khoái ngủ góc nằm khoèo
Cao mưu cải cách đường đi mới
Tỉnh táo đổi đời lối tiến theo
Cơ hội vận tài mong phút chót
Đừng như năm hổ khổ thân nghèo

Hà Đình Chung

8- MÈO NHẬN BÀN GIAO

Hổ chừ xếp vuốt đợi trông mèo
Khối việc um xùm sắp ngủm ngoeo
Tham nhũng tràn lan vênh mặt hếch
Gian manh đầy đống móc chân khoèo
Nợ nần hoang vốn lon ton quỵt
Khai thác gom tiền lót tót theo
Bất kể trắng đen cần bắt chuột
Trời thương sẽ hết đọa kêu…nghèo

Học trò trường thuốc

9- TRÓT SỐNG CẢNH NGHÈO

Vài hôm nữa sẽ đón xuân mèo
Xó bếp ngồi buồn cảnh tréo ngoeo
Mồi hết bèo nheo môi mõm nhịn
Rượu khô ọt ẹp cái chân khoèo
Buồn vui tay cứ ôm vò mãi
Rầu rĩ lưng dài khó bước theo
Trót khổ cuộc đời ăn với nhậu
Cho nên khó thoát cái duyên nghèo

Đông Hòa NCH
09.01.2010

10-NHIỆM KỲ TÂN MÃO

Vòng quay con giáp đến phiên Mèo
Thay Hổ trị vì, cấm “ngoéo, ngoeo”
Chuột bọ ngày nay đang phá phách
Chủ nhân Tân Mão chớ nằm khoèo
Tham mưu tìm kế ra đòn diệt
Tác chiến vây vòng bám gót theo
Chuột Cống, chuột đồng đều đánh hết
Kim ngân thất thoát mạt đời nghèo

11/1/2011.
Tuyen45.

11-NGHÈO VÌ MÈO

Lẳng lặng mà nghe chuyện khoái… “mèo”
Có người chán thẳng, thích ngoăn ngoeo
Búp non mơn mởn tay thèm hái
Quả chín thơm tho gậy muốn khoèo
Đứa nọ mà chê- ông chén hộ
Thằng kia chửa ngán – lão ăn theo
Bởi ham “mèo mỡ” quên tình nghĩa
Giàu có bao nhiêu cũng hóa nghèo./.

Chanhrhum
(langdonthu.blogspot.com)

Nhận xét: Đây là những bài làm theo thể ”Thất Ngôn Bát Cú” với 2 Đề. 2 Thực. 2 Luận. 2 Kết. Các câu 2 Thực và 2 Luận buộc phải đối nhau. Thế đối các bài trên chưa đạt yêu cầu. Các dấu chấm, phẩy chưa đúng với thể này. Tuy nhiên, đòi hỏi thi nhân mèo làm đúng luật, coi bộ như cho họ uống thuốc đắng. Chúng ta có thể thưởng thức những ý tưởng ngộ nghĩnh trong những bài thơ trên “liếng láo vài chung rượu giải sầu” cũng… nghệ thuật lắm… lời!

Mèo trong phim, truyện, họa:
Phim:
– Mèo con đòi lại giường: Phim ho ạt h ình h ài

– Con mèo quậy (hoạt hình).

– Thám tử mèo con” (tập 4) trong bộ phim “Đội đặc nhiệm nhà C21”.

– Con mèo dưới mái nhà (Cat On The Roof): Phim hài 16 tập của Hàn Quốc.

– Linh miêu hóa thái tử: Tập 12-18 trong phim “Bao Thanh Thiên” (263 tập) của Đài Loan nói về Quách Hòe tư thông Lưu Thị, đã mang Linh Miêu (mèo con) đánh tráo con trai của Lý Tần Phi khiến bà bị thất sủng. 20 năm sau, Bao Công điều tra vụ việc minh oan cho Lý Thị.

Con mèo thường bị cho là quái vật, yêu qủy nên những vụ trong hậu cung ganh tị quyền thừa kế thường có âm mưu lấy mèo tráo con để cho người mẹ sinh ra… mèo phải chịu hình phạt! Kết thúc vụ án là một luật “Ác lai ác báo“. Mèo không phải là yêu ma mà chỉ là lòng người tà qủy!

– Tom and Jerry: Bộ phim hoạt hình Mỹ qúa nổi tiếng, hay và hấp dẫn nhất mọi thời đại của William Hanna và Joseph Barbera. Phim ra mắt từ năm 1940 và đoạt 7 giải Oscar. Tom (mèo ma mãnh) bị Jerry (chuột láu cá) cùng phe chó… chơi nhiều màn tan tành xí quách. Thế nhưng, mèo cũng có lúc làm chuột… banh ta lông. Bộ phim thể hiện sự thông minh không tưởng và sự tranh giành miếng ăn, giành quyền tự do khác của thế giới loài vật cũng như loài người. Thế nhưng bộ phim cũng thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của những con vật sống cùng một nhà. Phim coi mãi mà không chán với tiếng cười hả hê, cười hết cỡ thợ mộc với đầy ý nghĩa ngụ ngôn qua phương pháp “nhân cách hóa” độc đáo mà chưa có bộ phim nào có thế sánh qua.

Truyện:
– Đôrêmon: Truyện tranh nổi tiếng của Fujiko Fujio (Nhật) với chú mèo máy vạn năng – biểu thị sức mạnh vô địch của nền văn hóa khoa học tiên tiến ở Nhật và của thế giới. Bộ phim làm say mê triệu triệu trẻ em trên thế giới và chinh phục cả những khán giả khó tánh. Nó được chuyển thể phim hoạt hỉnh ra nhiều nước và vẫn còn một trong những truyện, phim ăn khác vì có tính thời gian.

– Mèo lại hoàn mèo: Truyện cổ tích kể vui về sự đánh đố của chủ mèo và người bạn. Sau nhiều lần cho mèo mình là trời nhưng mây che trời, gió thổi mây, tường chắn gió, chuột đục tường, mèo ăn chuột… Cuối cùng, lý lẽ mèo ăn chuột là hợp nhất nên anh chủ đành phải lấy lại tên mèo cho con mèo của mình.

– Con mèo của Trạng Quỳnh: Truyện cổ tích kể về Trạng Quỳnh ăn cắp con mèo của Chúa mang về nuôi cho ăn đồ ăn nhà nghèo không cá thịt. Nếu ăn, sẽ bị đòn. Mèo quen mùi đồ ăn bần hàn của Quỳnh. Chúa bắt Trạng Quỳnh trả mèo, Trạng ta bảo chúa cứ mang đồ ăn phủ Chúa tới thử. Mèo Trạng đã bị đòn no từ trước nên thấy cá thịt thì đố mà dám mon men tới ăn. Thế là Trạng qủy đã được mèo ma!

Tuy nhiên, sự kiện “Giả lộng thành chơn”, chẳng còn phân biệt đâu là thật giả. Lấy gì của người cứ tưởng của mình. Sử dụng mãi thành của mình thật. Dẫu thật nhưng vẫn là không phải thật là vậy!

– Sự tích 12 con giáp: Truyện cổ tích giải thích vì sao mèo đứng thứ 4 trong 12 con vật. Vì mèo bị chuột láu cá… đá té xuống nước để chuột ngậm đuôi trâu nhảy vào cổng trời trước. Cọp tội nghiệp mèo nên vớt mèo lên rồi cùng vào cổng trời.

Xem ra, con cọp trong truyện không phải là cọp hung ác mà là cọp quân tử. Mèo phải cám ơn cọp mới phải và thù chuột là có nguyên nhân.

– Con Mèo Tinh Khôn: Truyện kể về chú mèo ngồi rình những con cá trong hồ nước trong nhà mà không nghĩ ra cách bắt. Con chuột ở đâu dẫn xác tới khiến mèo định vồ lấy thì chuột van xin mèo đừng ăn thịt chuột để chuột nghĩ cách chỉ cho mèo cách bắt cá. Mèo nghe êm tai nên tha chuột và nhẫn nại chờ chuột lấy đuôi nhúng xuống nước làm mồi câu cá. Qủa nhiên, cá mắc bẫy đớp mồi… đuôi chuột. Chuột quẫy đuôi cho cá quăng lên bờ để mèo… xơi. Mèo chưa kịp bắt cá ăn, người nhà thấy được, la lên. Mèo khôn ngoan, nhanh trí, thộp cổ chuột. Người bắt cá nuôi bỏ lại trong hồ và khen mèo giỏi.

Ngẫm nghĩ, con chuột thật ngây thơ và tội nghiệp. Nó nghĩ ra cách bắt cá mà mèo chả nghĩ được. Nói chuột thông minh hơn mèo không sai. Chuột vì nghĩa mèo không giết mới trả ơn mèo bằng cách trên. Chuột qủa là con biết trọng chữ “Tín”. Mèo được chủ nhà yêu vì, tin tưởng mà vẫn muốn bắt cá của người, chẳng khác gì người “nuôi ông tay áo“. Hơn nữa, mèo vì muốn lấy lòng người mà phản bội chữ “Tín” khi hứa tha chuột khiến con chuột chết thảm. Xem ra, lấy lòng người, hại vật cũng không phải thứ quân tử gì! Truyện này phải đổi là “Con mèo xảo trá” mới phải! Đúng ra, kẻ thù truyền kiếp vẫn là kẻ thù. Chúng ta phải cảnh giác vì hôm nay là bạn, mai là thù cũng như mèo vẫn kẻ thù truyền kiếp của chuột thì đừng hòng được mèo tha bổng!

– Sự tích mèo cô con cọp: Mèo thi leo cây với cọp. Cọp thua, phải gọi mèo bằng cô và nhờ mèo dạy võ. Mèo dạy cho cọp nhưng thủ lại một chiêu. Do đó, dù cọp, chó có hung dữ tới đâu, mèo lúc nguy cấp vẫn dùng ”độc chiêu leo trèo” mà thoát nạn.

– Mèo bị lừa hay “Chuột nằm ống tre“: Con chuột sa vào khạp rượu ngây ngất gần chết bèn kêu cứu. Mèo đi ngang qua nghe, nó đồng ý cứu với điều kiện chuột phải để nó ăn thịt. Chuột đồng ý. Mèo kéo chuột ra. Nó không ăn chuột ngay vì chuột ướt nhèm nhẹp. Mèo vờn qua, vờn lại chờ cho chuột khô ráo mới ăn. Chuột tỉnh hồn, dong lên ống tre mất. Mèo chửi mèo không giữ đúng lời hứa. Chuột trả lời: “Vì hồi nãy say qúa nên hứa bừa. Bây giờ tỉnh rượu rồi!”. Xong game! Cười chết!

– Bổ sung: Tác giả Nguyễn Qúy Đại trong “Mèo trong khoa học, đời sống, thi ca” đã sưu tầm thêm những truyện cổ tích, phim ảnh, hội họa thế giới về mèo như sau: “Các chuyện cổ tích của nhà văn Äsop thế kỷ thứ 6 trước CN, đến nhà thơ La Fontain (1621-1695), Carlo Collodie (1826-1890), Rudyard Kipling (1865-1936), beatrix Potter (1866-1943), Kathleen Hale (1898), Humorist Edward Lear (1812-1888), Lewis Carroll (1832-1898), Theodor Suess Geisel(1904-1991) và nhiều tác giả viết về mèo hấp dẫn làm độc giả say mê. Truyện cổ Nước Nam sự tích con chuột và con mèo. Nhật có sự tích mèo Kitty không miệng. Phim với hình ảnh mèo một thời nổi tiếng như: Batman (1966); Batman Returm (1992); Frühstück bei Tiffany (1961) do nữ tài tử Audry Hepburn đóng được giải thưởng PATSY (Picture Animal Top Star Awards of the Year). Die unglaubliche reise (1963); Harry und Tonto (1973); Die schöne und das Tier (1945); Cat& Dogs (2001); Rosenkrieg (1989) Die Nacht der tausend Katzen (1972); Katzenmenschen (1942); Die Schwarze Katze (1985); Superman (1978); Die katze aus dem Weltraum/ The Cat from Outer Space (1978) … Phim hoạt hình hiện đại, mèo là nhân vật chính: Họ Mèo tội phạm (1993), phim Walt Disney, mèo quý tộc (1970), Fritz the Cat (1972), Disney Chip und Chap . Những cuộc phiêu lưu của Al Katzone, những kẻ thù vĩnh cửu của chuột Mickey và Goofy, Pat Sullivan (1917), các nhân vật hoạt hình Felix the Cat, trong đó một con mèo đen được trình bày như là một diễn viên hài dễ thương… Mèo trong nghệ thuật, danh họa Pablo Picasso (1881-1973) rất yêu thích vẽ tranh mèo, tác phẩm nổi tiếng là “Cubist cat/Kubistische Katze“; Francesco Bassno (1549-1529) với tranh “Das letzte Abendmahl/ bửa ăn tối cuối cùng) có mèo và chó nằm dưới bàn; Joseph Wright (1734-1797) tranh “Das Ankleinden der Katze“; Hsuan Tsung ở thế kỷ 18 “vườn xuân mèo trèo cây“ trong bảo tàng viện New York. Các danh họa Nhật của thế kỷ 18 &19 Utamaro (1753-1806) Kokusai những tác phẩm “beginnings of racial breeding/anfänge der Rassezucht“; “Mädchen, das eine diebische Katze bestraft/Girl who punished their impish cat“
Hí hoạ quảng cáo khắp mọi nơi đều gặp mèo, họa sĩ Nga Zar Peter d.Gr “đám tang mèo“; Jean Cocteau (1889-1963) tranh “Club des amis des chats“; Louis Wain tác phẩn “dạo phố/ Stadtbummel“; Hiroshi Fujimoto (1934-1996) tác phẩm “Doraemon” ” (nguoivietboston.com).
5. Mèo trong truyền thuyết Tàu:

– Võ Tắc Thiên sợ mèo: Võ Mỵ Nương chiếm ngôi hoàng hậu của họ Vương vì sử dụng chiêu “mèo dữ giết con” giết chết đứa con gái mình mới sinh để đổ oan cho Vương hoàng hậu. Vương hậu bị bỏ ngục cùng Tiêu Thục phi. Người đàn bà ác độc này giết cả con mèo yêu qúy vì nó bỏ bà mà vào ngục cùng Thục Phi. Sau đó, Võ Tắc Thiên chặt tay chân cả hoàng hậu và phi rồi ngâm rượu. Tiêu Thục phi nguyền rủa và thề khi chết hóa mèo để đêm về xé xác trả thù Võ Mỵ Nương. Suốt đời, bà ta luôn bị ám ảnh bởi con mèo bị giết và con mèo ma qua lời nguyền rủa của Tiêu Phi nên nghiêm cấm không nuôi mèo trong cung.

Mèo trong âm nhạc: 12 con giáp là chất liệu phong phú cho nền văn hóa nghệ thuật. Trẻ thích nghe “Chú mèo con“, “Gà trống – Mèo con” (Xuân Mai), “Con mèo trèo cây cau” (Duy Uyên). Nếu đã có “Chú chuột lười“, “Con vịt nhà“, “Hai con thằn lằn con“, “Con ếch”, “Con chim manh manh”… thì sao không thể có “Chú mèo trong mưa”, “Hai chú mèo ngoan” hay “Chú mèo con“, “Chú mèo trên mái nhà” như: “Chú mèo đi trên ống khói êm ru như là gió đi. Lúc bước ngang qua ống khói, vẫy râu nghe ngóng điều gì. Sáng nay mẹ đang dưới bếp làm cơm thơm ngon mọi khi. Mèo ta trèo quanh ống khói chắc nghe mùi cá chứ gì? (youtube.com).
Mèo leo vào sách: The Book of Cat (F.R Pierce – 1903), S Cat (Carl Hiaasn 2009), Cosey Cat (Fred Brown), Sytstema Naturare (Carolus Linnnaeus – 1758), Anfangsgründe der Naturlehre and Systema regni animalis (Johann Christian Polycarp Erxleben)… (xem mục “Tư liệu tham khảo có sử dụng”).
– Ở Việt Nam có “O Chuột” của Tô Hoài chứ chưa có “O Mèo”. Ngoài ra có truyện dài “Như con mèo ngái ngủ trên tay anh” của Võ Hà Anh nhưng chỉ viết về… mèo người.

Mèo với “Cat Show“ và Võ thuật:
Cat Show: Buổi trình diễn mèo lần đầu tiên được tổ chức ở Crystal Palace – London (Anh) năm 1871 và người có mèo thắng giải là harrison Weir với mèo Persian kitten. Hiện nay, Show mèo trình diễn (thi) tổ chức mỗi năm ở New York (Hoa Kỳ).
Mèo đi Show như Dog Show, mèo đi thi, mèo vào xiếc, mèo lên… youtube… một trời tiếng cười sảng khoái giúp người quên đi những nhọc nhằn chinh chiến, cơm áo đời thường.

Mèo Võ thuật (The Cat Kung Pu): Trong các phim Hồng Kông, Tàu thường hay biểu diễn những màn võ thuật từ miếng võ mèo gia truyền (leo cây), quào, cào, cấu… như linh miêu quyền, linh miêu phục thử, miêu tấn… gọi là Võ Mèo.
Mèo trong y học: Nếu chuột bạch dùng để nghiên cứu thuốc chủng ngừa dịch hạch, xương cọp dùng để làm cao hổ cốt, thì mèo chẳng dùng được gì như bác sĩ Nguyễn Hữu Đức đã viết trong bài “Công và tội của mèo trong y học”
– Công:”Đối với mèo, người ta thấy có một số bệnh di truyền giống người như: bệnh bạch tạng (albinism), bệnh điếc di truyền, tật nhiều ngón (polydactylia), bệnh tạo xương bất toàn (osteogenesis imperfecta)…

Để biết được tác dụng trị ho của một thuốc mới như thế nào, người ta sẽ thử trên mô hình gây ho ở mèo. Cho mèo sử dụng thuốc thử nghiệm, sau đó dùng hơi amoniac kích thích làm mèo ho. Nếu có tác dụng trị ho, thuốc sẽ ức chế phản xạ ho của mèo (thuốc mới được so sánh với thuốc trị ho chuẩn là codein).

– Còn đây là “tội” với “Vai trò trung gian truyền bệnh. Trước hết, mèo có thể bị nhiễm giun đũa mèo có tên khoa học toxocara cati… Người bị nhiễm khi vuốt ve mèo hoặc ngồi trên ghế, giường có dính trứng giun, trứng sẽ dính lên tay, sau đó dùng tay bốc thức ăn đưa vào miệng. Trứng giun sẽ đi vào ống tiêu hóa của con người, nở thành ấu trùng đi xuyên qua thành ruột, theo máu đến nhiều cơ quan… Khi nhiễm ở mắt có thể gây mù mắt (hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi). Nhiễm ở não, gây chèn ép não làm hôn mê và gây tỷ lệ tử vong cao….

Bệnh mèo quào gây ra do bartonella henselae, một trực khuẩn gram âm. Khoảng 60% trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mèo quào là trẻ con. Mèo bị nhiễm B. henselae do bọ chét (có tên khoa học là ctenocephalides felis) truyền vi khuẩn từ mèo bệnh sang mèo lành, và bản thân bọ chét không lây bệnh cho người. Bệnh từ mèo lây sang người qua các vết quào… Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần và bệnh mèo quào thường tự khỏi. Các kháng sinh đã được dùng để điều trị bệnh mèo quào là erythromycin, gentamycin, ciprofloxacin và doxycyclin. Phải nghi ngờ bệnh mèo quào khi bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với mèo, có tổn thương da và nổi hạch.”.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC. BACSI.com (Theo SKDS” (tintucbacsi.com)

Tóm lại, cảnh giác với chó mèo bệnh dại, bệnh mèo cào. Nuôi con gì cũng tính tới ngày con đó gây hại. Cách tốt nhất là người nên… hại nó trước khi nó hại mình bằng cách… cho vô nồi!

Mèo trong… thực phẩm khoái khẩu của người:
“Giận thì giận mà thương càng thương”. Thương thì thương mà… sực vẫn sực. Vậy, con mèo bé bỏng trên tay anh đã bị anh… xơi trụi!

– Thành phố thịt mèo: Tức là thành phố cung cấp thịt mèo. Nếu Hưng Yên, Vinh là thành phố chuyên thịt chó thì Hải Phòng chuyên thịt mèo. Vì thịt mèo có công dụng bổ tì, bài độc và nhất là xả xui nên mèo đã thành món ăn cùng với cầy tơ 7 món không thể thiếu với các anh nhậu nhất là mấy anh… ngoài ấy!

– Nếp Mèo: Loại gạo nếp chính hiệu của Lào Cai.

Kết: Rượu nếp mèo cụng ly chúc mừng năm mới Tết Tân Mão đến thật tuyệt vời! Chúng ta đã bỏ chút thời giờ qúy báu để ngao du cùng mèo duyên dáng trong năm Tân Mão. Chia tay mèo Tân Mão hôm nay để 60 năm sau mới gặp Tân Mão khi chúng ta… về bên kia thế giới!

Câu đối Tết Tân Mão cho năm Mão – Miêu bàn chuyện Mẹo – Mèo bật ra:

Googbye Dần – Hùm chào năm cũ
Welcome Mão – Mẹo đón xuân sang!
Dẫn ông Hổ – Cọp về rừng rú
Đưa bác Mèo – Miêu tới xóm làng!
Canh Dần thế giới nhiều tai nạn
Tân Mão nhân loài bớt nạn tai!

Tháng 11/25 – 2/5/2011
Ngọc Thiên Hoa

TƯ LIỆU THAM KHẢO CÓ SỬ DỤNG:

Sách: 1. “Tự điển Việt – Hán -Nôm” (Thiệu Chửu – trực tuyến). 2. “Tự điển Hán – Việt” (Đào Duy Anh, Nxb VH-TT – 2005). 3. “Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông” (Nguyễn Văn Khang, Nxb KHXH – 2003). 4. “Lịch sách Tử Vi” (Nhân Quang, Người Việt – 2006).5. “Khám phá bí ẩn của những điềm chiêm bao” (Nguyên tác Michael Halbert), Sâm Giang 1970. 6. “Tử vi trọng đời – Nam mạng – Nữ mạng” (Hiển Linh, 1968). 7. “Cats”, “The Practical Guide to Cat and Kitten Care”, “The Cat”, Wild Cats of the World” (David Alderton, Dorling Kindersley Publishing, INC – New York). 8. “The World of Cats” (Angela Rixon – Smithmark Publicshers INC, Jacket printed in Italy). 9. “Mixed Breed Cats” (Janica Biniok). 10. “Very thing Cat” (Marty Crisp). 11. “Cat” (Jolym Goddand). 12.“The True or False Book of Cats” (Patricia Lauber). 13. “Complete Guide to Cats” (James. R. Richards). 14. “Comple Cat Book” (Paddy Cutts). 15. “Feral Cat“, “Wildcats of North American” (Jalma Barrett). 16. “Is My Cat a Tiger?” (Jenni Bidner). 17. “Cats and Kittens” (Anita Ganeri). 18. “Eyewitness Cat” (Juliet Clutton – Brook). 19. “Cats” (Gail Gibbons – Victoria Huseby). 20. “Great pets Cats” (Joyce Hart). 21. “Anfangsgründe der Naturlehre”, “Systema regni Animalis” (Johann Christian Polycarp Erleben). 22. “Tử vi trọn đời” (Hiển Linh – 1968).
Bài viết: 1. “Cat physical characteristics” (sfetcu.com). 2. “Táo mèo – Vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên“( taomeo.com). 3. “Mèo trong khoa học, đời sống, thi ca” (Nguyễn Qúy Đại – nguoivietboston.com). 4. “Feng Shui forecast for The Year of Metal Rabbit”(mvpyimao.wordpress.com).
III. Websites: huesoft.com.vn/hannom, smart-central.com, vanhoc.xitrum.net,

idioms.thefreedictionary.com, vietgle.vn, youtube.com, vdict.com,

en.wikipedia.org/wiki, sfetcu.com, cand.com.vn, taomeo.com, blog.yume.vn, translate.google.com.vn, mvpyimao.wordpress.com,youtube.com, mvpyimao.wordpress.com, tintuc.bacsi.com, langdonthu.blogspot.com…

Xin chân thành cám ơn – Thank you very much

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button