TÙY BÚT

MỘT THOÁNG THÂN TRÂU – NỖI ĐAU THỜI CUỘC

Biên khảo Một thoáng thân trâu - nỗi đau thời cuộc

Trong mười hai con giáp, sau anh chuột bé tí, bác trâu là con vật to nhất xếp thứ nhì: Nhứt chuột, nhì trâu:

Trạng nguyên, Bảng nhỡn, Thám hoa
Nhất Tý, nhì Sửu, thứ ba ông Dần.

Đặc điểm sinh lý:
Trâu: Trâu trong vài ngoại ngữ: Buffalo (tiếng Anh), Buffle (tiếng Pháp), Búfalo (Spanish), буйвол (Russian), Krobey (Khmer), Ka Pô (tiếng dân tộc)…
Trâu thuộc ngành Chordata (động vật học) tức ngành có dây sống; giới Animalia tức là giới sinh vật (animalise, animalism, animality, animalization, animalize); lớp Mammalia – lớp động vật có vú (mammalian); bộ Artiodactyla – bộ guốc (thú guốc chẳn – artiodactyls) nhai lại như họ Bò, Cừu, Dê, Cheo, Hươu, Lạc Đà, Lợn…; họ Bovidae tức họ trâu bò (bovine là giống bò khoảng 140 loài); chi trâu (Bubalus) là chi của một loại Bubal (linh dương sừng móc).

Đặc điểm dễ nhận dạng của chi trâu bò ở: Sừng cong, lông thưa, da dày, giỏi bơi lội và ngâm bùn. Dạng thuần chủng thêm đặc tính: Kéo cày, lấy thịt. Sắc màu của bò màu nâu, nâu xám hoặc bò đen trắng, trâu cũng theo màu da như người ta gọi trâu trắng, trâu đen, trâu đen đen, trâu đen trắng. Ỏ loài người, giống cái thường mang thai chín tháng mười ngày, tức 270 ngày thì sinh. Giống cái loài trâu mang thai tới 10 tháng 10 ngày tức 310 ngày thì đẻ con. Vì thế, người ta thường gọi những người mang thai quá 270 ngày là “chửa trâu”. Trâu cho con bú như các loài có vú khác. Nếu bò con mới sinh gọi là con bê (có món bê thui) thì trâu con còn gọi là con nghé (nghé ngọ, món nghé giả bê thui). Nghé con mới sinh đã nặng gấp 3-5 lần trọng lượng so với con người trung bình 50 ký. Khi đến ba tuổi là trâu trưởng thành, có thể sinh con. Hai đến ba năm mới đẻ một con. Gà đẻ một ngày một trứng. Thế nhưng thời hiện đại, người ta thắp bóng đèn “ăn xén” thời gian để đánh lừa cho gà công nghiệp đẻ ngày hai hoặc ba trứng. Loài Thanh Long cũng thế. Người ta thắp đèn chung quanh để “ép” cây mau ra trái. Tương lai, loài trâu bò một năm có thể bị “ép” đẻ hai con! Người sinh con, đứa bé một tuổi mới biết đứng chựng. Bê, nghé con mới sinh vài phút là chập chững đi được.

Người sành trâu, không cần đong đo, cân ký, cũng ước lượng bằng… cân mắt mà biết con trâu từ mới sinh nặng 200 – 300 ký đến gần cả ngàn ký lô. Nếu trọng lượng người được tính 70% là nước thì trọng lượng trâu được tính theo tỉ lệ: Đầu, móng, sừng 1/3. Da chiếm 1/3. 1/3 còn lại là thịt. Những loài động vật có vú khác thích nơi khô ráo, ấm áp; trâu trái ngược. Da trâu dày như da voi nên sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài bị hạn chế nên trâu thích dầm mình trong đầm, ao, ruộng, vũng chứa nước dù là nước bẩn. Dù trâu có thân hình to lớn nhưng tuổi thọ của trâu chỉ bằng 1/3 tuổi thọ trung bình của con người. Khi voi gần tàn hơi, nó đi tới nghĩa địa voi để trút hơi thở cuối cùng. Loài trâu bò rừng không có nghĩa địa để “trút sừng” thì làm mồi cho kênh kênh, quà quạ, diều hâu, cọp, beo, sư tử… Trâu nhà chưa tàn hơi thì đã vào nồi hay vào lò quay của con người!

Nguyễn Quý Đại trong bài “Trâu trong đời sống” dẫn chứng rất nhiều loại trâu “Hơn 77 triệu con gồm hàng chục giống trâu khác nhau như: Murrah, Nilli Ravi kundi, Surji, Mehsana, Jafarabadi, Kelabandi, Sambaipur…Loại trâu Murrah sừng xoắn… Hầu hết 90% trâu sinh sống ở Đông Nam Á Châu… Ở Trung quốc cũng như Tibet (Tây Tạng) có loại trâu Yak (có người gọi là bò) thân dài 3,25m cao 2m, nặng hơn1000 kilo, sức khỏe dẻo dai lông màu: đen, đỏ nâu trắng, nhờ nhiều lông nên chịu đựng được thời tiết giá lạnh, trên dãy Hy Mã Lạp sơn, núi Alpen hay Canada…. Các Quốc gia Luỡng Hà, Caucacus (Nga) cho tới vùng Balkan nuôi nhiều loại trâu để lấy sửa và ăn thịt. Những loại trâu nầy lông da xám đen, rất ít màu hung đỏ có đóm trắng ở đầu, chân và đuôi, đôi khi loang trắng ở mình, sừng dài xoắn uốn cong thành hình lưỡi liềm.Ai Cập loại trâu thường thấy là: Beheri và Saidi sừng ngắn hơi cong về phía sau.

Tại Mỹ có loại trâu rừng American bison hay trâu của dân da Đỏ Indian buffalo (Bision bision) chủng loại Wisent (Bison bonasus) và Waldbison (Bison bison athabascae) sống ở Canada đến miền Đông nước Mỹ. Loại Präriebison(Bison bison bison) ở Mexiko, Rocky Moutains đến vùng Mississippi loại trâu rừng Bisons 350.000 con, ngày nay tìm thấy còn ở Nationalparks. Các loại trâu rừng ở Mỹ lông màu nâu sẩm có chấm trắng, mùa đông lông màu đen và mọc dày hơn, muà hè thay lông đen nhạt thưa hơn, đầu con đực dài 380 cm con cái 240cm, thân dài 3,8 m cao 1,95 đuôi dài 90cm, sừng ngắn, nặng hơn 900 kilo, bơi giỏi và chạy nhanh tốc độ 50 Km/H. Có râu dài, phần trên lưng xuống cổ, trên đầu và hai chân trước nhiều lông dài hơn 50cm và sống thọ 25 năm” (xuquang.com).

Từ xưa, người ta gọi Hắc Ngưu hay Thủy Ngưu là trâu, Hoàng Ngưu là bò. Người đánh cày thường phát ra mỗi hai từ “Thá dọ” và “Dí dọ” để điều chỉnh luống cày cho bò sang trái hay sang phải.

Những người qua ngưỡng cửa trung học đều biết rằng thế giới thực vật phân chia nhiều chủng loại như thực vật có hạt (thông, tuế, cúc, đậu, bạch quả, thầu dầu, lúa, bầu, bí…), có phôi (đa bào như cây lấy gỗ, cây ra hoa, tảo, rêu…), có mạch (mô như thông, dương sĩ…) thì giới động vật cũng có những loại khác nhau, điển hình là chi Trâu.

Các loại trâu: Trâu nhà, trâu rừng và trâu lai.
Trâu đi cày, bừa và trâu lùn. Loại trâu lùn Mindoro, lùn đồng bằng, lùn miền núi. Trong “Phiếm luận năm Sửu ‘Trâu ơi ta bảo trâu này”, Trần Đỗ Cẩm viết: “Trước hết là giống trâu Arni là một loại trâu rừng sinh sống ở rừng núi bên Ấn Độ. Trâu Arni có da màu xám hay đen, to con, khỏe mạnh nên là loại trâu được gia súc hóa từ hàng ngàn năm nay. Bên Ấn Độ, ngoài trâu giống Arni, còn có rất nhiều loại khác như Murrah, Kundi, Nili, Ravi. Tại vùng Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam và Trung Hoa, đa số các loại trâu đều thuộc về giống ‘trâu đầm” (swamp buffalo) hay trâu nước gọi tắt là trâu như thường thấy ở Việt Nam, nhất là ngoài Bắc Việt. Trâu nhà Việt Nam bắt nguồn từ giống trâu rừng Arni, trông chắc nịch và mạnh khỏe như loại bò kéo xe… Các loại trâu nhà thông dụng gồm có: Albinoid, Shanghai, Tamarao… Bên Nam Mỹ còn có loại trâu Rosilho, trông khá giống trâu Việt Nam…. Ở Trung Hoa có vào khoảng từ 20 đến 25 triệu con; Thái Lan và Phi Luật Tân chừng 5 triệu con; Nepal khoảng 4 triệu con; lndonesia khoảng 2 đến triệu con; Việt Nam và Miến Điện chừng 2 triệu con” (tvvn.org). Thống kê kiểu này thì còn đâu hơn 37 triệu con trâu như Nguyễn Quý Đại đã viết tới 70 triệu con ở trên? Những ai thích sưu tầm trâu, liên lạc với hai tác giả trên để hỏi nguồn tham khảo và được nghe giải thích vì sao hai bài viết chẳng có loại trâu nào giống tên?

Gọi rắc rối như thế thôi chứ thực ra, chúng ta chỉ cần biết hai loại chính: Trâu rừng và trâu thuần hóa (trâu nhà) là đủ.

Trâu nhà: Đứng đầu súc vật trong gia đình, ta thấy có chó, mèo sau đó có trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt…
Gia súc nào cũng có nơi ăn chốn ở riêng. Mèo được ở trong nhà. Chó nằm ngoài canh giữ nhà (ở nước ngoài, chó là “thượng khách”). Trâu bò được nằm trong chuồng lót đầy cỏ khô. Người ta còn hung trấu mỗi buổi chiều xua muỗi mòng cho chúng. Phân trâu bò dùng làm phân bón nên chúng tha hồ mà… ị nhiều chừng nào tốt chừng ấy!

Ngày xưa, người nông dân nuôi trâu bò mục đích chính là cày, bừa. Bây giờ, máy cày cấp tiến từ từ thay thế sức trâu như máy cày nhỏ mã số như… điện thoại di động: G.030.0016, G.030.0016 tới máy cày đa chức năng BS12, BS8, BS12… nên trâu được chuyển sang… trâu thịt! Những máy cày thay trâu này biết… “giết người cướp của” như “xã EaKiết, huyện Cưm’Gar, Đăk Lăk vào một đêm đầu năm, một đám côn đồ lái máy cày kéo rơ-moóc vào nhà nạn nhân để cướp…” (vietbao.vn).

Những con vật rừng rú bao giờ cũng hung hãn hơn những con vật thuần hóa. Đại loại như trâu rừng.

Trâu rừng:
Trong “Tri thức bách khoa học sinh” (Nxb VH-TT – 2001), trâu được xếp thứ 8/13 loại động vật thảo nguyên ở Châu Phi theo thứ tự: Sư tử, Chó đốm, Báo, Báo săn, Sói lưng đen, Chó bờm Châu Phi, Hồng dương, Trâu Châu Phi, Linh dương, Phi dương, Linh dương Tôm Sen, Ngưu dương và Ngựa vằn.

Trâu rừng thường to lớn, nặng cân và dữ hơn trâu nhà. Chúng sống thành từng đàn đông hàng trăm đến hàng nghìn con. Người dân tộc thiểu số ở làng có “già làng”, bộ tộc có “tộc trưởng”, động vật nào ngoại lệ. Sư tử, khỉ có “Lion King“, “Monkey King“; ngựa có ngựa đầu đàn thì trâu cũng có trâu đầu đàng. Xem thế giới động vật trên truyền hình, chúng ta thường thấy các loại động vật đều là miếng mồi ngon cho lũ beo, cọp, sư tử đói khi băng qua triền núi và làm mồi cho cá sấu khi băng mé sông. Trâu vốn dĩ hiền lành. Thế nhưng, khi chúng nổi giận, chúng có thể tấn công cọp, beo, sư tử với khả năng tự vệ nhất định. Trâu dùng sức mạnh trời ban với đôi sừng cong vút húc những con sư tử hung hăng bay ra khỏi mảnh đất chiến tranh để bảo vệ đàn nghé chung quanh và để trả thù đồng loại bị ăn thịt. Do đó, sư tử, cọp, beo cũng phải “gờm”. Khi chúng đói lắm, chúng chỉ dám chụp bắt những con nghé non nớt, hoặc trâu cái chậm chạp chứ ít khi dám chộp trâu rừng “lão làng” sừng cứng như đá. Người có câu “ma bắt coi mặt người ta…” chắc một phần từ thực tế động vật mà ra. Loài động vật nào cũng vậy, “đuổi hổ, đuổi chó, chớ đuổi tới cùng, đuổi trâu cũng ngán trâu khùng hóa điên”. Đàn trâu khi nổi điên, để trả thù, chúng húc, dậm chết hết đàn sư tử con là chuyện thường trong thế giới rừng rú.

Để cân bằng thú tính và nhất là tạo ra những chủng loại có lợi cho con người nên các nhà khoa học di truyền cố gắng tạo ra sự lai giống. Người có người lai. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là điển hình cho sự lai đa thế hệ bao gồm lai các sắc màu khác nhau nên chuyện sinh vật lai giống cũng chẳng phải là chuyện “thiên kinh địa nghĩa” gì!

Trâu lai:
Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin “The Origin of Species” (Nguồn gốc các loài) với nguyên lý chọn lọc tự nhiên đã chứng minh sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Loài người qua quá trình đấu tranh đã thoát thai từ loài vượn người. Các động vật còn sống sót cũng qua quá trình đấu tranh tồn tại đến hôm nay nhờ tính di truyền. Người ta đã ứng dụng các đặc điểm tính chất của gien thích nghi với môi trường mà tạo ra các giống lai.

Hiện tượng lai giống hay giống lai (bao gồm lai tự nhiên hay lai nhân tạo) đều diễn ra trên hầu hết thế giới thiên nhiên và con người. Người ta nghiên cứu các gemone, di truyền tế bào, ứng dựng marker và hàm lượng Amilose để chế tạo các giống lúa nước. Nếu lợn có lợn lai nhiều nhóm máu như F1, D, Pidu, thì trâu cũng có trâu lai như trâu trắng. Nguyễn Qúy Đại trong “Trâu trong đời sống“, có ghi:“Ở Việt Nam có giống trâu nhà tên khoa học gọi là Buffalusindicus. Người Việt chọn và lai giống nhiều loại, trâu nhỏ con để kéo cày, loại to con để kéo gỗ, trâu da xanh đen, xám sẫm, nâu, vàng nhạt, có loại da sáng hồng, lông màu trắng, nên người ta gọi “trâu trắng, trâu đen’”. Tra từ điển thì từ Buffalusindicus, không tìm thấy. Chẳng biết con trâu này hình dạng, màu sắc, tính tình như thế nào? Thế nhưng, hầu hết sinh vật lai đều có đặc điểm hấp dẫn riêng của nó ngay cả “ngoại lai”, thậm chí “lai căng” về mọi hình thức!

Thiên nhiên đã tạo ra hình thể sinh vật mỗi chủng loại, mỗi hữu dụng khác nhau.

Trâu trên các phương diện khác:
Trong y học: Thịt trâu mát thận, bổ tỳ. Sừng trâu không có nhiều nhánh như sừng nai dùng để… móc áo thì người ta cũng dùng trị chứng bệnh về đường tiêu hóa. Sừng trâu giống y hệt sừng tê giác (loại ăn cỏ, móng vuốt, có bộ sừng làm thuốc cong vút nhọn, sinh sống ở Châu Á – Phi) nên những bợm bịp dùng sừng trâu giả sừng tê giác (có công dụng cường dương, thanh huyết, giải độc, định kinh) là chuyện thường của giới buôn lậu và nhóm “lương y như phù thủy”.
Trong bài “Công dụng của sừng tê giác“, Ts Lê Lương Đống viết: “Một số gian thương làm giả sừng tê giác từ sừng trâu, sơn dương… Ðặc biệt người mua dễ nhầm lẫn với sừng trâu nước. Nhìn cảm quan bên ngoài ít ai phân biệt được thật, hư; thậm chí khi chiếu đèn soi, loại sừng này cũng phát ra ánh sáng hồng như sừng tê giác thật. Chỉ khi soi dưới kính hiển vi hoặc công nghệ hiện đại mới phân biệt được sự khác biệt về tổ chức học của hai loại sừng này”. (hanoimoi.com.vn). Không cần cái kính hiển vi “phóng đại” của Ts Lương, người sành điệu cũng đã biết cách phân biệt: “Ngoài cách đốt lông để ngửi, có thể dùng dao bổ dọc miếng sừng, nếu không kéo được sợi nào thì đích thị là sừng dỏm. Cẩn thận hơn, chỉ cần đổ ít nước ấm vào đáy đĩa, đem sừng ra mài, nước đục như nước vo gạo, nếu nhìn nghiêng mà không thấy ánh sáng tím lóe lên, chắc chắn đó không phải là sừng tê giác” (NVVinh, vietbao.vn). Chuyện y học với những loại thuốc chữa bá bệnh thật giả chưa biết ngã ngũ ra sao. Con bệnh, người tiêu dùng cứ thử trước rồi “hạ hồi” phân xét! Chuyện bệnh viện tiếp nhận hằng ngày hàng chục, hàng trăm ca ngộ độc thực phẩm như cơm bữa. Có bệnh nhân, bệnh viện mới tồn tại, bác sĩ mới kiếm ăn. Ông Địa, Chúa, Phật phải chạy tới, chạy lui chẳng biết phù hộ cho con bệnh hay bác sĩ?

Thế giới động vật muôn hình, muôn vẻ. Con nào cũng có mặt không nhiều thì ít trên sách vở, sân khấu, màn hình, tiếng hát, tranh vẽ với các nét thẩm mỹ đa dạng từ thật tới hài, từ nghĩa đen tới nghĩa bóng qua các giá trị tu từ.

Trong văn học nghệ thuật:
Thế giới ngụ ngôn:
– Chuyện “Lục súc tranh công” (Vô Danh Thị, Ưu Thiên Bùi Kỷ hiệu đính, Nxb Tân Việt) để nói về con vật đứng nhì trong 12 con giáp này đang cùng dê, gà, ngựa, chó “đàm luận thời sự“, tranh công với nhau:

Trâu mỏi nhọc, trâu liền năn-nỉ :
“Một mình trâu ghe nỗi gian-nan,
Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã.
Dạy rằng: đuổi trâu ra thảo-dã,
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng.
Chưa bao lâu thoắt đã rạng-đông;
Vừa đến buổi cày-bừa bua việc.
Trước cổ đã mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày;
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu, dưới chân đỉa cắn.
Trâu mệt đà thở dài, thở vắn,
Người còn hầm hét, mắng ngược mắng xuôi.
Liệu vừa đứng bóng mới thôi,
Đói hòa mệt, bước khôn dời bước.
Ai thong-thả, trâu nào ben đặng ?
Trâu nhọc-nhằn, ai dễ thế cho?
Cày ruộng sâu, ruộng cạn cho no,
Lại vườn đậu, vườn mè khiến chở

Làm không kịp thở,
Ăn không kịp nhai.
Tắm mưa, trải gió chi nài !
Đạp tuyết, giày sương bao sá !

Có trâu, sẵn tằm-tơ, lúa-má,
Không trâu, không hoa-quả, đậu mè,
Lúa gặt cất lên đà có trâu xe,
Lúa chất trữ, lại để dành trâu đạp.
Từ tháng giêng cho đến tháng chạp,
Kể xuân, hè, nhẫn đến thu, đông,
Việc cày-bừa, nông-vụ vừa xong,
Lại xe gỗ, dầm công liên khói ,
Bất luận xe rào, xe củi.
Nhẫn đến loài phân bổi , tranh che
Hễ bao nhiêu nhất-thiết của chi,
Thì đã phú mặc trâu chuyên-chở.

Bao quản núi non hiểm-trở ?
Chi nài khe suối dầm-dề ?
Cong lưng chịu việc nặng-nề,
Cay-đắng những lời dức-lác!

Ăn thì những rơm khô, cỏ rác,
Ở quản chi ràn lấm, tráp nè.
Trâu dựng nên nông nọ, nỗi kia;
Trâu làm đặng căn trên, bồ dưới.
Nghĩ-suy lại công trâu cho phải,
Lẽ cho trâu thao-lụa mặc dày.
Không chi thì quần vải, dải gai,
Không chi thì khố lưỡi-cày cũng khá
Ăn cho phải những cơm với cá,
Không nữa thì rau cháo cũng nên
Đến mai sau già-cả sức hèn,
Cũng bảo-dưỡng bổ công lao-lý.
Khi mạng một chẳng đơm, chẳng tế;
Lẽ “sinh cử, tử táng”, mới ưng.
Thủa sống đà không dạ yêu-đương,
Khi thác lại đoạn tình siêu-độ.
Bảo nhau sắm con dao, cái rổ,
Khiến nhau vơ mớ củi, nắm nè.
Rằng : Trâu này cốt Phật xưa kia,
Phát đình-liệu cho hồn thăng thiên-giái.
Còn hình-tích giống chi để lại,
Người người đều bàn-bạc với nhau:
Kẻ thì rằng : Tôi lãnh cái đầu,
Người lại nói : Phần tôi cái nọng.
Kẻ giành lòng bóng ép gối mà kê,
Còn sừng đem về ép thoi làm lược.
Kẻ thì chuốc hoa tai, làm bầu liều.
Làm tù-và mà thổi cũng kêu,
Tiện con cờ mà đánh cũng tốt.
Kẻ thì làm cái mõ, cáo hộp,
Người lại tỉa cán quạt, cán dao.

Còn giò chia nhau,
Làm nham, làm thấu.

Trâu gẫm lại là loài cầm-thú,
Phận sau chịu vậy, dám nài !
Trâu thác đã công-nghiệp phủi rồi,
Trâu sống lại kiện nài với chủ :
Không nhớ thủa bôi chuông đường hạ
Ơn Tề-vương vô tội kiến tha
Tưởng chưng khi sức mọn tuổi già,
Cám Điền-tửdạy con chớ bán.

Lời cổ nhân còn dặn,
Sao ông chủ vội quên ?

Chẳng nhớ câu “Dĩ đức hành nhân”.
Lại lấy chữ “Báo ân dĩ oán !”
Nói chi nữa cho dài chuyện-vãn ?
Thưa chủ xin nói thép một lời :
Nhưng loài muông, vô tướng, vô tài,
Nuôi giống ấy làm chi cho nhọc ?
Ăn cho lớn, dưỡng vai, dưỡng vóc,
Giỡn với nhau vạch cửa, vạch sân,
Một ngày ba bữa chực ăn,
Thấy đến việc lén mình lét-lét.
Chưa rét đã phô rằng rét,
Xo-ro đuôi quít vào trôn,
Vấy bếp người, tro trấu chẳng còn,
Ba ông táo lộn đầu, lộn óc,
Chưa sốt đà nằm dài thở dốc.
Le lưỡi ra phỏng ước dư gang.
Lại thấy người lơ đĩnh lơ hoang
Tài ăn vụng thôi thì hơn chúng.
Nhưng muông biết cày nương, bừa ruộng,
Thì muông kể biết mấy công ơn ?
Muông, người cho ăn cháo, ăn cơm,
Trâu, người bắt nhai rơm, nhai cỏ.
Khi muông thác tống chung, an thổ,
Có gạo tiền cấp-táng toàn thân,
Trách một lòng chủ ở bất công

Hậu ư bạc, bạc đem làm hậu”.

(luongsonbac.com)

Lời than thở chí lý, thông minh của con trâu đáng cho con người suy ngẫm thân phận mình! Trâu chỉ ăn cỏ mà cỏ cũng chẳng có đủ để ăn. Vậy mà người đời cứ nói: “Trời sinh voi, sinh cỏ“! Mai mốt nông thôn nhường chỗ thị thành hóa, không biết trâu còn ăn cỏ đồng ta hay là trâu đã ra ma hết rồi?

Những động vật quen thuộc từ nhỏ nhất như chuột đến to nhất như voi đều có mặt trong hơn 200 truyện ngụ ngôn của Jean De LaFontaine, nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp. Thế nhưng, ông đã “bỏ quên” con trâu! Lừa, ngựa hay trâu bò gì cùng thân phận chuyên chở, kéo cày cũng đã từng thở than số phận. Con vật có thể sống cam đời trâu ngựa nhưng người thì không. Không cam cũng không có nghĩa là bắt người khác cày cho mày giàu sụ.

– Truyện “Trâu ăn và trâu buột“:

Trâu ăn sao tự tại

Gặm cỏ đồng rai rai…

Còn trâu buột thì lại

Nhai rơm khô dài dài…

Cùng loài sao ngược đãi

Trâu buột thấy mà gai.

Mất tự do nên nóng:

“Con thì sướng, con không?”.

Trâu ăn cỏ ngoài đồng

Thong dong trong thoáng chốc.

Cày xong cho đời thóc

Cũng buột tròng sao không?

Cùng một dòng, một giống

Nào khác loại, khác tông?

Miếng ăn là sự sống

Ích lợi mới cộng đồng.

(nthh).

Trâu ăn hay trâu buột cũng cùng là trâu! Ăn no rồi thì cũng bị buột cổ mà thôi!

Thế giới ngụ ngôn mượn vật nói người, xưa nay vẫn là mảnh đất đầy hoa thơm cỏ lạ cho người thưởng thức trước, ngẫm mình sau.

Thế giới cổ tích: Mỗi con vật đều có sự tích như sự tích con tu hú, dã tràng, cọp, khỉ nên sự tích con trâu cũng không phải là không có. Con trâu bao giờ cũng gắn với cái cày nhưng trâu gắn với mục đồng như hình với bóng.
– Truyện “Trí khôn của ta đây” trong “Truyện cổ nước Nam” của Nguyễn Văn Ngọc thời xưa đã có bóng dáng con trâu với các sự tích cười buồn lý giải vì sao con trâu chẳng có răng? Cọp bị người lừa một cú ngoạn mục: Người trói cọp vào gốc cây để cọp khỏi ăn trâu mình. Cọp chịu trói để người đi lấy “trí khôn” của người cho cọp xem. Kết quả “trí khôn” của người là cọp bị đòn gần chết. Trâu thấy vậy cười đến nổi dập răng mất đi một hàm!

– Truyện “Quan thanh liêm vì một lời nói mà mất thanh liêm”: Quan nọ nổi tiếng thanh liêm, khi về hưu vẫn không nhận của hối lộ. Có người hỏi vợ quan về tuổi của quan. Bà nói tuổi ông là con chuột. Người ấy tặng ngay con chuột vàng. Việc đến tai quan, quan bảo vợ: “sao bà không nói tuổi tôi là con trâu“! Hà… Thì ra, thanh liêm drỏm kia cũng chỉ là “hình thức bề ngoài”! Trò lừa gạt đức tin của quần chúng của bọn quan lại. Cuối cùng, kẻ “hiểu” được ý quan không ai khác hơn là những thằng hay nịnh bợ, đút lót! Cây kim trong bọc cuối cùng cũng lòi ra!

– Truyện “Ông quan và thằng chăn trâu“: Quan hỏi thằng chăn trâu: “Trâu mày mỗi ngày cày được mấy đường?”. Thằng chăn trâu hỏi lại: “Ngựa ông cưỡi mỗi ngày đi được mấy dặm?”. Quan… điếc! “Khôn ngoan chẳng thể là quan. Thông minh lắm kẻ bần hàn chăn trâu”.

– Truyện “Vì sao trâu không biết nói” : Thằng bé chăn trâu lười. Nó lấy mo bó đất sét dưới bụng trâu rồi lùa trâu về chuồng. Chủ hỏi: “Trâu no chưa“. Thằng chăn trâu lười trả lời: “No rồi“. Trâu đói lắm nên tức quá nói: “No gì mà no! No trong mo, ngoài đất sét“. Chủ đánh cho thằng chăn trâu một trận. Thằng chăn trâu hôm sau ngồi than thở thì bụt hiện ra. Bụt chỉ cho nó cách làm trâu hết nói. Thằng chăn trâu cho trâu ăn nắm cỏ ké. Trâu ăn xong thì câm luôn. Có chỗ kể trâu bị ông tiên đốt dưới cổ nên có sẹo. Đốt nhang hay ăn cỏ ké thì truyện này chỉ được chỗ lý giải vì sao trâu tắt tiếng chứ còn ông tiên hay ông bụt giúp thằng chăn trâu đã lười còn láo thì không hữu dụng giáo dục tuổi thơ. “Giúp người, giúp kẻ hiền nhân. Giúp người lười, láo phải phân ngọn ngành“.

– Truyện “Viên ngọc quạ“: Kể về chàng chăn trâu làm mất con trâu đang nằm buồn rầu thì đôi quạ tưởng anh chết mới định móc mắt. Anh chăn trâu bắt được quạ. Quạ nhả viên ngọc ước gì có đó để đổi mạng (Tại sao con quạ có viên ngọc ước mà không ước thằng chăn trâu… chết đi để mổ mắt mà ăn? Hoặc con quạ không ước thoát khỏi bàn tay của thằng chăn trâu? Trời biết!). Có viên ngọc, anh ước kiếm lại con trâu trả cho chủ và ước giàu có. Khi nghe chồng thực thà kể chuyện, cô gái con ông chủ xinh đẹp là vợ anh bỗng tham lam mới gạt anh lấy viên ngọc và bỏ về nhà mẹ. Sau khi bị Bụt phạt, hai mẹ con trả lại ngọc cho anh. Họ sống thuận hòa với nhau. Con quạ sau đó lấy lại hạt ngọc. Vật hoàn chủ. Không phải cái gì trong viên ngọc ước cũng có. Cuộc sống thuận hòa mới chính là viên ngọc ước ngàn năm. Nếu có viên ngọc ước, chúng ta hãy ước cho bốn phương thế giới thanh bình, khắp nơi thôi đi chiến tranh. Chúng ta mượn thời gian làm chim sãi cánh, đo tình yêu nhân ái của con người. Chúng ta ước cho trời kia cao mãi và tình người hãy ấm lại trong nhau! Nhưng ngọc nọ có thấy đâu! Con quạ kia cũng phải bị trọc đầu!

– Chuyện “Ngưu Lang-Chức Nữ”:

Truyện Việt Nam: “Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu… Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra”.

Truyện Trung Quốc: “Chàng chăn bò trẻ tuổi có tên gọi Ngưu Lang (牛郎 – tức sao Altair hay chàng chăn bò, là sao Ngưu Lang) nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là một con bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Các nàng tiên đã cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ (織女 – tức sao Vegahay nàng tiên dệt vải) ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng… Nhưng Thiên Hậu (trong một số dị bản là mẹ Chức Nữ) nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang) lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đã điên tiết… Rút cái kẹp tóc của nàng ra, Thiên Hậu đã vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi (vì thế tạo ra sông Ngân và trên thực tế người ta nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải Ngân Hà). Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là Aquila -β và -γ). Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu (鵲橋, “Ô kiều”) phía trên sao Deneb trong chòm sao Cygnus để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch”.(vi.wikipedia.org).

Truyện cổ tích đặt ra để giải thích những hiện tượng thiên nhiên, những đặc điểm của sinh vật mà con người ngày xưa khao khát muốn khám phá thế giới muôn loài. Bên cạnh đó, truyện cổ tích với những ác, thiện đối lập nhau giáo dục con em lòng hướng thiện. “Ngưu Lang, Chức Nữ” cũng như Tiên Dung – Chử Đồng Tử, Trần Minh khố chuối… đều góp phần thể hiện tinh thần nhân văn của con người theo quan niệm nhân duyên “tình yêu không có biên giới, tuổi tác, giai cấp và giàu nghèo”.

– Truyện “Dấu trâu vàng ở huyện Tiên Du”: “Ngày xưa, đời thượng cổ, có người Vương Chất đi đốn củi ở trong núi gặp hai tiên đồng đang đánh cờ. Hai tiên đồng cho Chất một hạt táo. Chất ăn khỏi đói rồi gác rìu mà ngồi xem đánh cờ. Tiên đồng bảo Chất: “Cán rìu của người nát rồi”. Chất cúi xuống, lúc ngẩng lên thì không thấy tiên đồng đâu. Kịp đến khi trở về nhà thì không còn gặp lại những người thân cũ ở trần gian nữa. Do tích đó, người đời bèn gọi quả núi này là núi Lạn Kha (núi rìu nát) còn gọi là núi Tiên Du (núi chơi tiên) rồi nhân lấy tên ấy để đặt tên huyện. Ở huyện Tiên Du nay vẫn còn vết cũ. Núi Tiên Du có tinh Trâu Vàng (Kim Ngưu) nửa đêm thường tỏa ra ánh sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu, trâu vàng bỏ chạy húc vào đất làm sút thành cái hồ. Nơi này sau gọi là thôn Húc. Trâu chạy đến địa phận Văn Giang, vì vậy ở đây có cái vũng lớn gọi tên là Vũng Trâu đầm. Trâu chạy qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lạn, Đa Ngưu. Các xã này sở dĩ tên như vậy là vì có vết chân trâu đi tới. Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lý Nhân, theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ.

Người đời truyền tụng rằng Cao Biền giỏi thuật số, thông địa lý, thường cưỡi diều giấy bay trên không trung để yểm các nơi thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào hồ Dâm Đàm (nay là Tây Hồ) rồi thoát không thấy trâu đâu nữa. Trên đường trâu chạy, khắp nơi biến thành khe, ngòi, rãnh, lạch. Người xưa đã có thơ rằng:

Kim Ngưu do ẩn tại hồ trung,
Thuỷ hạt nan tầm bất kiến tung.
Đại Việt Nam an tồn thánh chủ,
Cao Biền hạ bút hận vô cùng.

Tạm dịch ý như sau:
Trâu Vàng còn ẩn mãi giữa hồ,
Nước cạn muốn tìm chẳng thấy tung tích.
Nước Việt bình yên là nhờ thánh chúa,
Cao Biền hạ bút hận còn sâu.

(lichsuvietnam.info)

Tích này dài hơn truyện “Truyện hai con trâu vàng ở huyện Tiên Du” (truyện thứ 32) trong “Lĩnh Nam chích quái“, web nào cũng đăng.

Truyện con trâu vàng (cũng như “Chinh phụ ngâm” chẳng biết của Đặng Trần Côn hay Đoàn Thị Điểm?) có tới ba tác giả: Vũ Quỳnh, Kiều Phú và Trần Thế Phát. Do đó, khi “đẻ” ra tác phẩm, tác giả (cha, mẹ) cần có “khai sinh” để con cháu sau này khỏi mắc công truy tìm tông tích!

– Truyện “Sự tích con trâu”: Chúng ta đã biết “Sự tích con bọ hung“: Có vị trạng nguyên nhận lệnh đi truyền chỉ của Ngọc Hoàng đã truyền sai câu: “Người già người lột da. Rắn già, rắn chết” thành “Rắn già rắn lột da. Người già, người chết“. Ngọc Hoàng nổi giận nên đạp trạng nguyên truyền sai chỉ dụ này xuống trần thành con bọ hung chui vào đống… phân! Truyện này khác truyện “Sự tích con bọ hung” với khẩu dụ “ba ngày ăn một bữa” thành “một ngày ăn ba bữa“…

Truyện “Sự tích con trâu” vì Ngọc Hoàng nổi giận khi các thần thay vì gieo lúa nhiều hơn cỏ thì đã gieo cỏ nhiều hơn lúa khiến cho thần bị đọa xuống trần làm trâu ăn cho hết cỏ gieo thừa. Thực ra, trâu làm sao mà ăn hết cỏ thừa? Rau cỏ càng ngày càng bị thuốc hóa học. Chừng vài năm nữa, trâu nhiễm độc toàn thân, người ăn thịt trâu, ăn xong… hóa trâu luôn tiện ăn cỏ khỏi ăn cơm tốn tiền. Thế giới vì thế hòa bình hơn chăng vì chẳng tranh nhau cái gì nữa!

Trâu ẩn vào cổ tích cho người biết quý trọng sức trâu. Trâu lẩn vào thiên văn cho người thêm tri thức vũ trụ và giải tỏa những hóa thân 12 con giáp.

Thế giới thiên văn, tử vi, bói toán:
– Trâu đi vào thiên văn là ngôi sao “Ngưu Lang” có thật trong bầu trời mênh mông mà “Khoảng cách của Ngưu Lang và Chức Nữ đến Trái Đất rất xa. Sao Ngưu Lang cách Trái Đất khoảng 16 năm ánh sáng. Sao Chức Nữ còn xa hơn nữa: 23 năm ánh sáng. Vì ở xa như vậy, nên chúng ta chỉ thấy hai thiên thể này như hai chấm sáng nhỏ trên bầu trời. Với khoảng cách như vậy, nếu cứ cho là họ có thể đi với vận tốc cỡ 1.000 km/h (khoảng bằng vận tốc máy bay phản lực) thì cũng mất tới 43 triệu năm mới gặp nhau được chứ không phải như trong truyện cổ tích. Thực tế, Ngưu Lang và Chức Nữ là hai định tinh lớn hơn cả Mặt Trời. Thể tích của Ngưu Lang lớn gấp 2 lần và của Chức Nữ gấp 21 lần Mặt Trời. Bề mặt của Ngưu Lang nóng tới 9.000 độ C (Mặt Trời là khoảng 6.000 độ C) và cường độ ánh sáng mạnh gấp 10 lần của Mặt Trời. Chức Nữ còn dữ dội hơn nhiều, với nhiệt độ bề mặt lên tới 10.000 độ C, và nó có ánh sáng màu sáng xanh” (vi.wikipedia.org).

– Trong tử vi, bói toán, sấm ký thì trâu là sao “Kim Ngưu” (Taurus – Con Trâu) trong cung Hoàng Đạo. Tuổi Sửu có Kỷ Sửu (mạng hỏa), Đinh Sửu (mạng thuỷ), Ất Sửu (mạng kim), Quý Sửu (mạng mộc) và Tân Sửu (mạng thổ). Giáo sư Hiển Linh trong “Tử vi trọn đời” 1968 ghi: Tân Sửu “đại kỵ Tân Sửu, Đinh Mùi, Canh Tuất, Quý Sửu, Kỷ Mùi, Mậu Tuất, Ất Mùi…”. Qúy Sửu “đại kỵ Nhâm Tuất, Canh Tuất…”. Ất Sửu “đại kỵ Bính Dần, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Mậu Dần, Nhâm Tuất, Canh Thân…”. Đinh Sửu “đại kỵ Nhâm Ngọ, Bính Tý, Giáp Tuất và Canh Ngọ…”. Kỷ Sửu (năm 2009) “đại kỵ Tân Mẹo, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Quý Mẹo, Bính Tuất, Ất Dậu…”. Kỷ Sửu có cuộc đời: “Nhiều cay đắng vào lúc tuổi nhỏ nhưng cuộc sống có nhiều triển vọng tốt đẹp vào hậu vận và trung vận. Sự sống lên cao bắt đầu 24 tuổi trở đi. Trong tương lai có nhiều may mắn hơn thời tiền vận”. Coi cho vui vậy thôi chứ người nước ngoài có coi tuổi gì đâu! Đám cưới nào cũng có thầy bà coi tuổi, vậy mà sáng cưới, chiều chia tay!

Chiêm bao và mộng mị thường gắn với khoa học huyền bí khó giải thích. Hiện tượng chiêm bao hầu như gần chính xác với hiện thực đã, đang và sẽ xảy ra. Nếu thấy mình rụng răng là thân nhân có người tiêu tùng. Thấy chó cắn thì đi rừng bị cọp vồ. Nguỵ Diên thấy đầu mình mọc sừng rồi vì phản mà bị Mã Đại chém. Nguyễn Trãi thấy rắn nhỏ ba giọt máu mà bị tru di tam tộc…. Trong “Khám phá bí ẩn của những điềm chiêm bao”, Michael Halbert giải mộng những người thấy trâu như sau: “Chiêm bao thấy cưỡi trâu ra đồng là điềm thịnh vượng. Cưỡi trâu vào thành phố là có niềm vui. Thấy trâu cái đẻ con là điềm mong muốn được thành tựu. Thấy sừng trâu vấy máu là được vinh thăng chức tước. Thấy trâu đột nhiên chạy vào nhà là có tin vui. Thấy hạ trâu làm thịt là được người kính nể. Ăn thịt trâu là phát đạt thấy rõ. Thấy trâu mộng là mắc lời van nài, quên cúng. Trâu mộng vào nhà là điềm tang khó. Thấy trâu húc người là thất bại trong công việc. Thấy trâu húc mình là vượt mọi trở ngại. Nhưng việc vẫn không thành (số hạp 9)”. “Thấy người ta ra mình” là những giấc chiêm bao rùng rợn khiến người kinh hãi. Thế nhưng, sự đời mỗi ngày diễn ra quanh ta còn đáng sợ hơn những giấc chiêm bao kinh khủng!

– Tuổi Sửu ứng vào con người: Những người tuổi sửu có chức vị cao như: Vua Bảo Đại (1913-1997), Tổng thống Hoa Kỳ thứ 37 Lyndn.B.Johnson (1913-1994) thuộc Qúy Sửu. Tổng thống Saddam Hussein của Irag (1937-2006), Madeleine Ailright – Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (1937- ) thuộc Đinh Sửu. Margaret Thatcher – Thủ tướng Anh (1925 -) thuộc Ất Sửu. Barack Obama – tân tổng thống Hoa Kỳ (1961-) thuộc tân sửu… Những người này trước nên danh, sau tàn danh. Không bị bức tử cũng mạng vong nửa chừng.

Từ xưa, trâu “Mười hai con giáp” trong “Truyện nôm khuyết danh” đã nói về tuổi trâu:

Tuổi sửu con trâu kình càng
Cày chưa đúng buổi vay mang cày về.

Tức là làm cái gì cũng “nửa đường đứt gánh” như Jonhson, Hussein hoặc chết “bất đắc kỳ tử” như công nương Diana (1961 – 1997).
Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài “Sấm ký” có nhắc “Kim tịch sinh Ngưu Lang. Thượng đại nhân bất nhân” ý nhắc nhở “thượng bất chính, hạ tất loạn”.

Trâu gắn với nông thôn. Một ngày nào đó trâu cày hết cũng là ngày con người tận tuyệt!

Quá trình phát sinh lịch sử con người cũng đi kèm lịch sử phát sinh vật. Người có thần thoại, trâu cũng từ thần thoại chui ra để khẳng định sự tồn tại của muôn loài.

Thế giới thần thoại, chùa chiền:
– Thế giới thần thoại:

+ Thời đại kim khí: Trần Quốc Vượng viết: “Huyền thoại về người Khổng Lồ – Thần Nông, ải Lậc – Cậc (Thái Đen), Sái Hịa (Thái Trắng), Táng Ngạo (Tày Khao ở Hà Giang), thân cao hơn núi, vành tai to bằng dăm ba chiếc quạt thóc, đã vỡ vạc bốn cánh đồng lớn Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên), Mường Than (Than Uyên) và thung lũng Mường Phạ (Vị Xuyên)… rất nổi tiếng. Vị thần nông Tày – Thái cổ khổng lồ này đã biết nuôi trâu để kéo cày, biết ăn xôi đồ bằng gạo nếp và vẫn bắt cá, xúc tôm tép ở các dòng sông suối… Đó là huyền thoại của thời đại kim khí” (suutap.com).

Một thần thoại khác: “Một buổi chiều tuyệt đẹp, Europa, con gái một vị vua của Phoenicia đang nhổ cỏ cạnh bờ sông thì một con trâu trắng to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú trâu, Europa quên hết cả cẩn trọng, liền ngồi lên lưng. Bất thình lình, chú trâu đực nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền. Chú trâu ấy, kỳ thực chính là Zeus, chúa tể của các vị thần biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên Europe, chính là Châu Âu ngày nay” (vi.wikipedia.org).

Những chi tiết trên, không biết từ nguồn nghiên cứu nào nhưng cũng mang lại cho chúng ta mãnh lực hấp dẫn của thần thoại chính là giải thích các hiện tượng thiên nhiên.

+ Thần thoại Lô Lô:

Đi san mặt đất

(Thần thoại dân tộc Lô Lô)

Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài
Đẽo con trâu cái ách
Đục lỗ ách luồn dây
Chão dẻo làm dây cày
Thừng dài làm dây bừa
Trâu cày, bừa san đất,
Chẳng quản gì nhọc mệt
San đất là việc chung

(suutap.com)

Khác với thần thoại lý giải sự hình thành thế giới, thần thoại dân tộc Lô Lô đi sâu vào công việc chăn bắt trâu để cày bừa, san đất. Lao động bằng sức người, sức trâu từ lâu đã có trong thế giới con người. Lao động nguyên thuỷ này cắm mốc cho thời đại tay chân đã chuyển sang thời đại máy móc.

Sự phát triển của con người đấu tranh với thiên nhiên đã phát sinh ra tôn giáo với mục đích giáo dưỡng sự lương thiện của con người bằng hình ảnh ẩn dụ sự vật, sự việc.

– Thế giới nhà chùa: Chuyện: “Trâu qua khung cửa” đầy triết lý Phật giáo của Đại Lãn trong “Những công án thiền“:

“CÔNG ÁN:

Ngũ tổ nói: ví như con trâu đi qua khung cửa, đầu sừng, bốn chân qua đã lọt, sao đuôi không lọt được?

LỜI BÀN: Lão tổ bày ra một cái đuôi thật là kỳ lạ, đến nỗi chư Phật ba đời cùng tất cả các lão hợp nhau lại, mà vẫn không thể kéo nổi. Ở đây, thử hỏi sự vướng mắc ở cái đuôi là chỗ nào? Nếu thấy được thì cùng với Phật và các lão cùng nắm tay nhau đồng bước, còn không thì muôn kiếp làm bạn với lối quỷ đường ma.

LỜI TỤNG:

Cửa kia dụng nào có

Đuôi nọ dụng nào không

Thử hỏi cửa thì rõ

Cái đuôi dụng có không?”

(phatviet.com)

Đúng là “Bẩm Phật, đệ tử ngu dốt không hiểu nổi lời dạy của ngài!”. Tức là “đầu xuôi nhưng đuôi không lọt“. Không lọt nghĩa là không phải khung cửa chật mà lòng người chật chẳng nghĩ ra.

– Thế giới đạo Nho – Khổng: Có “Tam Tự Kinh” (Sách Ba Chữ) của Vương Ứng Lân hay Khu Quát Tử (lại rắc rối tờ “khai sinh”) nói về tất cả nhân nghĩa lễ trí tín của con người qua các kiến thức về văn học, sử, thiên văn, địa lý, đạo đực, lễ nghĩa, phép tắc… Trong đó, sách “đá” qua con trâu:

Thử lục cốc, Nhân sở thực.
Mã, Ngưu, Dương, Kê, Khuyển, Thỉ,
Thử lục súc, Nhân sở tự.

Theo “Tam tự kinh“, loài trâu cùng ngựa, dê, gà, chó, lợn từ lâu đã thân thuộc với con người. Nhưng “thỉ” là con gì chứ nào phải con heo?

– Giảng đạo, cũng từ kiếp chăn trâu mà ra như cư sĩ Chính Trực đã viết “Chăn trâu“: “Và nên nhớ đừng bao giờ hỏi người khác: “Chăn trâu đến đâu rồi?”. Tại sao vậy? Bởi vì khi đó, biết đâu con trâu của người đã trắng trẻo mịn màng, hoặc đã biến mất từ lâu lắm rồi, chỉ còn con trâu của mình sắp sửa húc người khác rồi đó vậy! “Thôi! Chăn trâu đi! Nhiều chuyện mà chi!” (buddhanet,net). Chúng ta quả thật không nên “nhiều chuyện làm gì“!

Trong văn học:
Hò vè, ca dao, tục ngữ:
– Hò vè:

Vui bạn nên anh đi ăn mày,
Chứ nhà anh cũng có đủ hai con trâu cày đó em ơi.

(Tể tướng và nhà thơ Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Huệ Chi, tapchithoidai.org).

Tức là giả ăn mày chứ nhà anh giàu sụ đó mà! Nhưng bài vè dưới đây thì thật không phải giả thằng chăn trâu như giả ăn mày:

… Thân tôi đi sớm về trưa,

Vác cày vác bừa đã mỏi hai vai.

Chú thuê quan một tôi nài quan hai,

Tôi ở với ngài đã chẵn hai năm.

Chú thím ăn rồi bắt tôi đi nằm,

Bắt tôi xay lúa tối tăm trong nhà.

Cái niêu bằng cái trứng gà,

Bỏ vô ba hột thảm là chú ơi …

(Vè chăn trâu).

Còn vè đi ở cũng thuộc dạng lên án sự bóc lột công sức lao động chẳng thua gì vè chăn trâu:

… Chửa sáng dắt trâu đi cày,

Dọn bờ cuốc gốc nửa ngày chưa tha:

Bờ lớn con hãy cuốc ra,

Bờ bé đắp lại cho bà con ơi !.

Việc làm khắp chốn cùng nơi,

Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn !

… Về nhà xay đỗ, cạo khoai,

Xay thóc gĩa gạo, canh hai chưa nằm.

Gà kia mày gáy chiêu đăm,

Ðể chủ tao nằm, tao ngủ chút nao !

(Vè đi ở).

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

(e-cadao.com)

Một bài vè độc đáo là “Tam Thiên Tự” (ba ngàn từ) mà ai cũng nhớ mấy câu: “Thiên – Trời/ Địa – Đất/ Cử – Cất/ Tồn – Còn/ Tử – Con/ Tôn – Cháu/ Lục – Sáu/ Tam – Ba/ Gia – Nhà/ Quốc – Nước/ Tiền – Trước/ Hậu – Sau/ Ngưu – Trâu/ Mã – Ngựa/ Cự – Cựa? Nha – Răng… … Tự – Chữ/ Từ – Tờ./.”.

Y như sắp vần ngoại ngữ cho người ta dễ thuộc (gọi là học bụi, học rợ): “One – Một/ Two – Hai/ Three – Ba/ Four – Bốn/ House – Nhà/ Dad – Cha/ Dola – Tiền/ Hair – Tóc/ Cry – Khóc/ Smile- Cười/ Lazy – Lười…”.

Ngọt ngào nhất vẫn là ca dao. Ca dao dàn trải tâm tình cùng con trâu thủ thỉ bao nhiêu cái sự đời của kiếp lao động tay chân.

– Ca dao: Những bài ca dao này thì thí sinh nào qua ngưỡng trung học đều phải thuộc lòng để làm bài:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu

Mắt nhắm mắt mở, đuổi trâu ra cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ hạt lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngồi đồng trâu ăn.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chống cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

Cảnh tờ mờ sáng “gà gáy rạng ngày” ra đồng của người nông dân “mắt nhắm mắt mở” bao gồm hai khía cạnh giá trị yêu quý lao động “dẻo thơm một hạt > đắng cay muôn phần” và trân trọng công sức của con trâu. Những giá trị này, tồn tại mãi mãi. Ca dao về đồng quê với con trâu, cái cày, quan hệ hai chiều lao động với thành quả (hạt lúa cho người, ngọn cỏ, gốc rạ cho trâu) vẫn là di sản văn học mà thời hiện đại khó mà đánh đổi. Đồng thời, ca dao về con trâu còn phản ánh thêm một khía cạnh trào lộng không kém ý nhị:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.

Cha còn cắt cỏ bên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.

Trâu buộc thì ghét trâu ăn

Quan võ thì ghét quan văn dài quần.

Trâu kia kén cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con.
Người ta con trước, con sau
Thân anh không vợ như cau không buồng.
Cau không buồng như tuồng cau đực
Trai không vợ cực lắm anh ơi.
Người ta đi đón, về đôi
Thân anh đi lẻ, về loi một mình.

Đêm qua kẻ trộm vào nhà
Làm thinh chợp mắt để mà mất trâu.
Nằm đây chớ chẳng ngủ đâu
Thức mà giữ lấy con trâu con bò.
Nằm đây nào đã ngủ cho
Thức mà giữ lấy con bò con trâu.

Thiệt tình không phải ba hoa
Hôm qua tôi thấy con gà đá trâu.
Gà đá trâu bao lâu mới thắng?
Trâu đá gà què cẳng con trâu.

Trời mưa gió rét đùng đùng
Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu.
Gánh về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

Ông Giăng mà lấy bà Sao
Đến mai có cưới cho tao miếng giầu.
Có cưới thì cưới con trâu
Chớ cưới con nghé nàng dâu không về.

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu.

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi một xâu cá mè…

Khối lượng thành ngữ, hò vè, ca dao… cạo về trâu thật phong phú kể không hết trên giấy.

– Thành ngữ, Tục ngữ:

+ Trâu già đòi gặm cỏ non: Già mà không nên nết. Đánh chết cái nết cũng chẳng nên là đây: Ham gái tơ. Chê vợ già. Ham con gà. Mất con… nghé. Ham vợ bé, mất con trâu. Trâu già gặm cỏ non tưởng chừng như có lý vì cỏ non mềm mại, dễ nhai. Nhưng trâu thuộc loài nhai lại. Cỏ non hay rơm khô với trâu đều như nhau. Trâu dùng cái lưỡi dài quơ hết cỏ để khi về chuồng thì rảnh rang mới “ò” lên, nhai lại. Loài Khỉ cũng “nhốt” trái cây trong túi miệng để sau đó mới “ụa” ra ăn. Người ta ăn uống kiểu trâu, khỉ chắc… ói ra mật vàng!

Vậy, “trâu già đòi gặm cỏ non” có một ý duy nhất nhấn mạnh đặc điểm loài trâu chỉ có hàm dưới tức chỉ còn cái lợi. Người chỉ còn lợi là kẻ già nua. Già mới rụng hết răng mà thôi nghĩa là “lợi ở lại, răng đi nhé” mà vẫn ham gái tơ, mê gái hơ hớ như mớ cỏ non! Nghĩa này gán cho đàn bà là trật hất!

+ Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết: Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi làm sao mắc kẹt mà chết? Nói ngoa để ám chỉ thân phận muỗi mòng của người. Húc nhau ầm trời, đè nhau lở núi thì nhân dân lúc nào cũng là kẻ chịu thiệt thòi. Mới nói: “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô” (Giải thây trăm họ nên công một người). Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991 giữa Hoa Kỳ (cùng 30 nước đồng minh) đánh Irag vì Irag xâm lược Kuwait nhưng năm 2001, bọn trả thù, bọn khủng bố lại nhắm vào Khu Trung Tâm Thương Mại (New York) và Lầu Năm Góc khiến toàn bộ hành khách trong 4 máy bay Boeing bị cướp chết tập thể và con số ba bốn năm ngàn cái tên người dân lương thiện chết lần lượt chạy trên vi tính… “Ruồi muỗi” chết là như thế nào, chúng ta thử điểm qua lịch sử “diệt chủng” khi “trâu bò húc nhau”… Những kẻ chủ mưu “đầu trâu, óc bò” ví như thế thì tội nghiệp cho loài nhai lại này biết bao! Cũng thêm nghĩa nữa là những loại không có “đầu óc” thì đánh đấm nhau không làm nên tích sự gì, chẳng chết chóc ai. Có chăng chết mấy tên tiểu tốt (ruồi muỗi) chẳng đáng sá gì!

+ Trâu buộc ghét trâu ăn: Trâu bị cột nhìn trâu tự do thong dong ăn cỏ mà ghét. Sự ganh tỵ về tài năng chăng? Tôn Tẩn giỏi hơn Bàng Quyên mà bị Bàng Quyên “tiện” hai cặp giò khỏi… cưỡi Thanh Ngưu bày binh bố trận. Nguyên soái Trương Sĩ Quý ganh tài Tiết Nhơn Quý mà “ém” dưới cái tên Tiết Lễ và công lao đều ghi cho con rễ của ông ta. Trong các ngành, các cấp qua triều đại, thể chế chính trị, tôn giáo, đảng phái… sự thủ tiêu tài năng bao gồm, giáng chức, tù tội, tru di… đều là từ “trâu buộc ghét trâu ăn” này!

+ Trâu chậm uống nước đục: Trâu nổi tiếng chậm chạp “pà cố” nên khi tới vũng nước trong thì đã thành nước đục do những con thú khác uống trước, quậy đen. Ý chỉ con người nếu chậm chạp trước mọi tình huống thì cũng sẽ uống… nước đục (không thành công mấy) như trâu? Thành ngữ này cần xét lại vì “chậm mà chắc” bao giờ cũng được đánh giá cao hơn “nhanh mà ẩu”! La Fontaine từng có ngụ ngôn “Thỏ và Ruà”.

+ Trâu đi tìm cọc, cọc chẳng tìm trâu: Nghe qua tưởng chừng phi lý nhưng “cọc” là cây khô trong chuồng trâu. Người nông dân chất rơm khô chung quanh cọc cho trâu bò ăn. Trâu đói bụng thì trâu tìm tới cọc chứ cọc làm sao mà mò tới trâu? Nhân duyên con người, nam giới luôn luôn chủ động tìm tới nữ giới. Nếu ngược lại, hành động này không được coi là đứng đắn. Thế nhưng, có những đực rựa “đầu trâu, tim trâu” thì nữ giới phải chủ động… “bửa” cái đầu trâu ấy ra mới được như Hoàng Dung từng “bửa” anh trâu Quách Tĩnh vì cái tính khờ khạo như trâu, yêu nhau mà lâu lâu mới tỏ tình… phát một! Thúy Kiều cũng từng “nhổ cọc”, vượt “tường lửa” qua gặp Kim Trọng…

+ Trâu chết để da, người ta chết để tiếng: Con trâu còn sống là đống thịt trâu. Khi thịt vô bụng người thì chỉ còn tấm da trâu để lại. Da trâu dày như da voi nên người ta thường dùng làm trống. Tức là con trâu khi chết đi còn tấm da trâu hữu dụng. Con người khi “ngủm cù đeo” nhìn toàn diện chẳng có cái chi hữu dụng để lại (chưa nói tới khả năng chưa ngủm thì đã bị lương y… lương “phụ tùng” cắt những bộ phận trong lục phủ ngũ tạng để… bán “đố lây”!). Sự hữu dụng của người chỉ còn tiếng tăm. Tiếng tốt, người đời ngợi khen. Tiếng xấu, thiên hạ xúm nhau cười chê, nguyền rủa. Tần Cối chết, nhân dân Trung Quốc nguyền rủa kẻ sát hại Đại nguyên soái Hàn Tín. Trần Bình Trọng chịu chém ở Thiên Trường để lại câu “Ta thà làm quỷ nước Nam”. Quân nhà Trần để đời cánh tay “Sát Thát”. Sầm Nghi Đống thắt cổ ở gò Đống Đa, dân Đống Đa lập đền thờ kẻ trung thần. Phạm Hồng Thái để lại tiếng bom Sa Diện. Nguyễn Văn Trỗi để lại “Chín phút ra pháp trường”. Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai để lại khí tiết “quân thua, tướng tự xử”… Ernest Hemingwa tự tử để đời “The Old Man and the Sea” (Ngư ông và biển cả) với “For Whom the Bell Tolls”(Chuông nguyện hồn ai). Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La để đời Tết Đoan Ngọ. Thích Quảng Đức tự thiêu, để đời trái tim Bồ Tát… Thế nhưng, khi Hiler tự sát, để đời tên đồ tể phát xít sát nhân…

Trung thần hay gian thần, quân tử hay tiểu nhân, anh hùng hay hèn đại nhân đều không có ranh giới, phân hạn bên nào với bên nào! Đời bao nhiêu cái thị phi. Chúng ta để lại tiếng gì mai sau?

+ Trâu Châu Phi. Khỉ Nhật Bản: Trâu Châu Phi cực kỳ to và hung tợn. Khỉ Nhật Bản: “Tại Nhật Bản, đảo Honshu là khu vực xa nhất về phương bắc của hành tinh mà người ta còn gặp được loài linh trưởng. Loài khỉ macaque ở đấy chịu đựng được giá rét bằng cách tắm trong những dòng suối nước nóng”. Khỉ Nhật Bản nổi tiếng là “Loài linh trưởng có khả năng xua đuồi tà ma và người ta thường tặng những bức tượng khỉ cho trẻ em để mang lại may mắn. Hình ảnh khỉ nổi tiếng nhất mang nguồn gốc tôn giáo và có từ thế kỷ 17. Nó được trang hoàng trên mặt tiền của đền Toshogu ở Nikko, phía bắc Tokyo. Ba con khỉ : một con che mắt, một con che miệng và con cuối cùng bịt tai. Chúng tượng trưng cho những nguyên tắc căn bản của Phật giáo và là chìa khóa của sự tĩnh tâm : “Không nghe, không thấy, không nói” (khoahoc.net).ợhttp://www.khoahoc.net/baivo/minhluan/161008 i”.

+ Đàn gảy tai trâu: Nghe như vô lý vì trâu luôn luôn là… Tử Kỳ khi mục đồng… Bá Nha thổi sáo. Nghe hay hoặc dở gì trâu cũng không ý kiến. Thật ra, tần số dao động tức độ thính âm thanh của tai trâu kém hơn các loài động vật khác. Trẻ chăn trâu, người cầm cày thường thét lớn, trâu mới nghe. Cũng vì vậy mà mục đồng dùng roi để đánh thì trâu mới biết. Thành ngữ này ám chỉ con người thiếu hiểu biết nghệ thuật. Có nói gì cũng “trơ như đá cẩm thạch”. Dốt nát.

+ Dai như trâu đái: Người ta thường nói “Nói dai như giẻ rách, giẻ nhồi” hoặc “Dai như đĩa đói” chứ ít ví von trâu đái. Anh ngựa mới… đái dai.

+ Khỏe như trâu: Cũng từ thành ngữ “Khỏe như vâm” mà ra. Con đà điểu nhịn khát trên sa mạc có thể chạy liên tục cả tiếng với tốc độ 50 km/g thì một con trâu có thể cày bừa hết mấy sào ruộng mà không ăn uống chi. Voi húc nhau long trời, lở đất. Trâu báng nhau cũng lở đất, long trời. “Khỏe như trâu đụng đâu ngủ đó” cũng từ thành ngữ 3 từ này mà ra.

+ Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã: Trâu tìm trâu. Ngựa tìm ngựa. Loài nào theo loài đó. Hạng nào cũng có “đồng minh” là vậy. Cùng nghĩa “nồi nào, vung nấy“.

+ Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu: Có sự tích thế này: “Chị nọ rất khôn nhưng rủi gặp nhằm anh chồng quá dại. Hôm nọ dệt vải xong, chị giao cho anh chồng đem đi bán. Đi suốt ngày, rao khan giọng, anh chồng không thấy ai mua. Bỗng đâu có ông thầy giáo đi ngang qua mua hai vóc. Ông nói: Sáng mai anh lại nhà tôi mà lấy tiền. Nhà tôi ở chỗ chợ đông không ai bán, chỗ kèn thổi tò te, chỗ cây tre một mắt. Hôm sau, anh chồng tìm hoài mà không gặp chỗ nào gọi là chợ đông mà không ai bán. Về nói cho vợ nghe, chị vợ mới đoán rằng người mua nọ là ông thầy giáo. Chợ đông không ai bán là trường học. Kèn thổi tò te là gần sậy có gió thổi. Cây tre một mắt là cọng hành. Vì vậy, chị vợ bảo chồng đến trường học mà đòi tiền, trường nọ ở gần đám sậy, trước cửa có trồng hành. Anh chồng nọ kiếm được ông giáo để đòi tiền. Ông giáo hỏi: Tại sao anh biết tôi ở đây? Anh nọ nói: Vợ tôi đoán như vậy. Ông thầy tấm tắc khen thầm cô vợ. Chừng anh chồng ra về, ông gởi theo một nhánh bông lài cắm giữa một miếng cứt trâu khô. Nhận được món quà, cô sanh ra buồn bực, tủi phận mình. Ông giáo có ý mỉa mai cô như câu hát:
“Vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu”
Nghĩ vậy cô vợ ra bờ sông, chờ nước lớn mà tự vận. Ông giáo đoán được việc ấy nên vô cùng hối hận, giả đò xách một cái rổ rách nát đi lại mé sông. Gặp cô vợ ngồi trên bờ với vẻ mặt âu sầu, ông giáo nói:
Chị kia, ngồi qua một bên để tôi nhảy xuống sông xúc cá. Cô vợ giựt mình, ngạc nhiên vì thấy một người đầu bạc hai thứ tóc mà hóa dại, dùng cái rổ rách để xúc cá. So sánh người già nọ với chồng mình ở nhà thì chồng mình coi vậy mà khôn hơn. Nghĩ vậy, cô vợ tự an ủi, trở về nhà không thèm tự tử” (tramluxurious.blogspot.com).

– Chị em bạn dâu nấu đầu trâu không chín: Đầu trâu, đầu bò, đầu heo thường được luộc rồi tế thần, cúng bái trước, ăn sau. Riêng đầu trâu phải đun lửa liên tục trong ngày thì mới chín tới. Hai chị em làm dâu tị nạnh, xung khắc thì chẳng ai chịu đun lửa. Đầu trâu chẳng chín là vậy. Sự bất hòa trong các quan hệ cộng đồng, phe nhóm sẽ chẳng dẫn tới thành công. Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp lớn, nhỏ của văn thân, chí sĩ, nông dân Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 đều bị Pháp lần lượt dẹp tắt không phải là một bài học về bó đũa nguyên không thể bẻ được nhưng có thể bẻ từng chiếc dễ như chơi sao?

– Trâu trắng, trâu đen: Cùng loại trâu nhưng hai màu khác nhau phân biệt rõ rệt. Trâu màu nào ở với màu đó. Ám chỉ con người cũng thế. Trắng đen đối lập không thể hòa đồng. Người trâu trắng, kẻ trâu đen chẳng làm nên tích sự gì là ý này.

– Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu: Sừng trâu rất cứng, do đó, bẻ được chứng tỏ sức khỏe vô song như Võ Tòng đả hổ cứu người. Đời Đường có tướng La Thành hai tay đỡ tấm thành sập cứu dân. Tuổi 17 là lứa tuổi đẹp của thanh thiếu niên. Qua tuổi này, chúng ta sẽ không còn sung sức như thế nữa. Mới nói, thời gian qua nhanh, tuổi trẻ sẽ chôn vùi nếu chúng ta không tranh thủ dùng sức trẻ để làm những chuyện “đào non, xẻ núi”!

Nhưng “bỏ nhỏ”: Sừng trâu nếu không bị “úm ba la” thành sừng tê giác thì sừng trâu không nên bẻ gãy mà dùng để “uốn” chúng lại thành ra những mặt hàng kỹ nghệ hấp dẫn quý cô, quý bà như “Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Lý Tam Hùng” chuyên “uốn sừng trâu”. Nghề nghiệp này với đôi tay vàng đã tạo ra “những chiếc vòng tay với những đường vân lượn rất đẹp, bóng loáng, trang nhã mà khi đeo vào tay, ta cảm nhận ngay được sự mát dịu truyền đến cổ tay, ông Patrick cho biết sản phẩm này đáp ứng nhu cầu của một cuộc trình diễn thời trang. Những chiếc vòng đẹp và lộng lẫy làm từ sừng trâu đã chinh phục được những khách hàng khó tính. Ông nói: “Những chiếc vòng cổ, vòng tay, một nửa là sừng trâu trắng độc đáo với vân và những vết tụ máu, một nửa là những mảng sơn mài sang trọng, không làm tôn vẻ đẹp của người mẫu và những bộ trang phục mới là lạ”(sggp.org.vn). Nghệ nhân Việt Nam từ sợi dây chuối, xơ dừa tới vỏ sò, con ốc, mành trúc, rễ cây đến sừng trâu đã làm kinh ngạc thế giới về cái đẹp bởi đôi tay vàng của họ. Đôi tay này muôn đời đẹp hơn những bàn tay vấy máu, bẩn tiền.

– Con trâu là đầu cơ nghiệp: Trong hôn sự, “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì trong gia đình nông dân, con trâu là tất cả sản nghiệp. Mất con trâu là mất tất cả công sức mồ hôi nước mắt bấy lâu nay. Mất trâu là mất cày bừa. Không cày bừa thì lấy đâu lúa ăn? Thời thực dân Pháp cai trị và sau khi miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội người nông dân Việt Nam đã từng “kéo cày thay trâu“. Ngay trong “Chiến tranh Việt Nam” (Unknown Images The Vietnam War – 1997) năm 1968-1969, đài HTV9, đạo diễn Daniel Costetlle đã chiếu lại cảnh lữ đoàn dù 101 của Mỹ đã phải dùng trực thăng chở voi cho nông dân miền núi kéo cày thay trâu. Thành ngữ này được dùng trong các tiểu thuyết, truyện như “Tiểu thuyết không đề” của Dương Thu Hương, “Cõi người” của Từ Nguyên Tĩnh, “Dòng sông oan nghiệt” của Vĩnh An…

– Trâu ta ăn cỏ đồng ta: Thành ngữ này, ai ai cũng hiểu. Trâu ta ăn cỏ đồng ta. Bao giờ hết cỏ mới ra đồng người. Như câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta…”. Nguồn cội không thể quên. Tổ tiên không thể bỏ.

– Cưa sừng làm nghé: Trâu trưởng thành mới mọc sừng. Sừng càng dài, càng cong, càng đen chứng tỏ trâu đã già. Cưa sừng liên quan tới một loại Lộc nhung (Mai Hoa Lộc ở tỉnh Kiết Lâm – Trung Quốc). Những con lộc (hươu) này giống như con nai. Chúng ăn toàn cuốn bắp và đậu nành nên toàn thân đại bổ nhất là sừng. Người ta nuôi lộc cưa lấy sừng. Sau đó, sừng sẽ mọc lại rồi được… cưa tiếp đến tuổi thứ 4 – 5 là người ta… ăn thịt. Khi cưa sừng, nai, hươu hoặc bò, trâu gì cũng bị trở thành… em bé. Trâu cưa sừng thành trâu nghé chỉ những người giả vờ ngây thơ cụ trước mọi vấn đề. Trong chuyện “mua hương bán phấn”, loài “nghé” này cũng chính là loại “mập mờ đánh lận con đen” mà Nguyễn Du đã để Tú Bà dạy gái thanh lâu cách dùng “vỏ lựu, hoa mào gà” gạt kẻ thích tới động truyền nhiễm HIV.

Truyện, Tiểu thuyết:
– “Con trâu” của Trần Tiêu (1938) phản ánh trung thực cuộc sống nhân dân khốn khổ dưới thời thực dân Pháp đô hộ nhất là thành phần nông thôn mà gia đình nông dân bác Chính với con trâu (vốn liếng chính) đã chết vì dịch là điển hình.

– “Con trâu” (tác phẩm được giải Phạm Văn Đồng và giải nhì văn nghệ năm 1954 – 1955) của Nguyễn Văn Bổng. “Con trâu” cũng phản ảnh cuộc sống nông dân thời thực dân Pháp nhưng có sự lãnh đạo của Đảng. Thực dân Pháp càn quét thanh niên, giết hại trâu bò làm giới nông dân khủng khoảng. Những cán bộ nông dân như Chức, Phận, Trợ, Bai cùng với những lão nông như Hoạch, Đẩu mang những tính chất lầm lỳ, thông minh, nóng nảy, hẹp hòi, chín chắn… đều quay về một lối viết xã hội chủ nghĩa đấu tranh có Đảng là phải thắng lợi!

Đầu đề tác phẩm “Con trâu” của Nguyễn Văn Bổng được Xuân Sách lấy làm đầu đề để vẽ chân dung tác giả:

Nhọc nhằn theo bước con trâu

Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng

Mỗi bước đi một bước dừng

Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh.

(tanvien.net).

– “Ruồi trâu” (The Gadfly) của Ethe Lilian Voynich. Rivarex là Áctơ đổi tên. Ruồi trâu là bí danh của Áctơ suốt đời phấn đấu theo cách mạng. Đây là cuốn sách “gối đầu giường” cho lứa tuổi thanh niên cầm súng mà Đặng Thị Trâm, Nguyễn Văn Thạc đều ghi trong nhật ký, hồi ký của mình.

– “Mùa len trâu” của Sơn Nam (Hương rừng Cà Mau, Nxb Phù Sa – 1962) viết về cảnh đưa trâu đi ăn của một gia đình miệt vườn: “…Chú Tư bước nhè nhẹ trên sàn tay vịn mái nhà, tay che mắt rồi cau mày; thằng Nhi đứa con trai của chú đang cưỡi trâu về. Ðôi trâu bước lên nền chuồng trâu lúc trước, tuy đã đắp cao thêm gần một thước vậy mà nước leo lên lé đé. Chú Tư chờ thằng Nhi vào nhà. Nó cổi cái áo ướt mem quăng trên sân:
– Xung quanh đây hết cỏ rồi. Làm sao bây giờ hả ba? Trâu đói nữa, con mắt nó đổ ghèn hoài.
Chú nói:
– Bên giồng cát Sóc Xoài… Mày có qua tới đó không?
– Có. Mà hết cỏ rồi. Mấy lõm cỏ sau chùa không đủ cho trâu bò ở đó ăn, đâu có dư tới mình. Trâu mình ốm nhiều. Từ Ðây tới nước giựt còn trên ba tháng nữa, làm sao chịu nổi?
– Hồi đầu mùa, tao biểu giao trâu mình họ len đi miệt khác kiếm cỏ. Má mày ngăn cản. Bây giờ tới nước này rồi…
Thiếm Tư trầm ngâm suy nghĩ, nhìn đôi trâu đã mòn sức, be sườn lòi rõ rệt từng hàng như vòng cung. Ðể ở nhà, trâu chết đói; giao cho thiên hạ len đi thì làm sao bảo đảm được? Trâu của trăm chủ khác nhau gom lại chung một bầy, tha hồ lấn hiếp, chém lộn bầy trâu gần bốn trăm con mà chỉ có năm sáu người chăn giữ. Ðường dài thăm thẳm, lội nước băng rừng, rủi khi bịnh hoạn thì trâu đành bỏ mạng nơi xứ lạ quê người. Thật là tấn thối lưỡng nan! Ðôi trâu nhà đứng khúm núm đó, trên nền chuồng, như hai pho tượng bằng đồng đen dựng lên mặt nước. Thiếm nói:
– Ba nó tính sao thì tính. Tôi rối trí quá rồi.
Chú Tư chép miệng:
– Không nên cãi mạng trời. Muốn cãi cũng không được. Không lẽ họ giết trâu mình? Trăm con, chết chừng đôi ba con là nhiều. Muốn vững bụng hơn, mình cho thằng Nhi theo coi chừng.
Thằng Nhi há miệng ngạc nhiên không dè mùa nước năm nay nó lại được đi du lịch bất ngờ như vầy. Chú Tư hỏi:
– Muốn đi không mậy? Chặng đầu, họ mới len trâu tới chân núi Ba Thê, mình đuổi theo nhập bầy còn kịp, đây qua đó chừng nửa ngày đường. Lấy cái nóp mới của tao mà đem theo. Dọc đường muỗi mòng, mưa gió nhớ đi theo sát hai con trâu của mình, đừng ham chơi lêu lổng. Nói với tằn khao (đầu nậu, cai thầu) rằng mình chịu đóng cho y mười giạ lúa tiền công len trâu, mùa này…Chuyến đi len trâu này, đứa con của chú mhiễm nhiều tật xấu nhưng nó khôn lớn hơn, nghe thấy được nhiều việc mà ở nhà chú không nghe thấy. Chú ra sân. Dưới ánh trăng suông, con trâu Pháo bước tung tăng, nhịp móng xuống lớp phù sa mát rượi, đứng trên mặt đất hôm nay mà sao thấy hơi khác lạ hơn mặt đất hôm nao, cũng ở chốn này. Nó hinh hỉnh lỗ mũi như cố phân biệt mùi thơm của cỏ núi hoa rừng với mùi thơm của mùi lúa sạ đang độ chín” (mualentrau.blogspot.com).
Nhà văn Sơn Nam giải thích vì sao có truyện ngắn này: ” ‘Len’ trong tiếng Khmer có nghĩa là đi tự do, ‘len trâu’ có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở đây nước lụt, nước lụt từ 1m đến 4m. Người ta ở nơi lụt, người ta không có chỗ ở là phải, và trâu cũng không có chỗ ở. Cho nên nó phải đi đến những vùng đất cao để có cỏ cho nó ăn. Ở nhà tối nó ngủ không được, ngủ với nước sao mà ngủ được, và trưa thì làm sao cho nó ăn, cỏ đâu ra mà cho nó ăn. Người nuôi trâu, chủ nhà có trâu, phải đưa trâu đến vùng đất cao. Làm sao người làm ruộng nuôi trâu? Muốn nuôi trâu thì phải lùa trâu đi. Ngày thường trời nắng, nuôi trâu trong chuồng. Đến ngày trời mưa thì phải lùa trâu đi. Vì vậy cho nên phải đem trâu đi chỗ khác. Đưa trâu đến vùng bảy Núi. Nhưng nó xa nhà mình đến 30 – 40 km, xa quá sao mà đưa đi. Vì vậy, mình phải đưa nó đi lòng vòng, ăn hết cỏ chỗ này, nước lên, thì đưa trâu sang chỗ khác. Có khi đến ba bốn tháng mới đưa trâu về. Trâu dẫn đi phải có người giữ. Trâu không dẫn đi thì phải mướn người ta giữ. Người nghèo mướn ai bây giờ?”(wikipedia.org, vietnamnet.vn).

– Trâu trong “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân:

Hồi 60:
Ngưu Ma Vương vào non Loạn Thạch
Tôn Ngộ Không lấy quạt Ba Tiêu

Tôn Ngộ Không cùng Tam Tạng đi Tây Phương thỉnh kinh gặp núi Hỏa diệm sơn đang phun lửa (lửa này, ngày xưa, Tôn Ngộ Không (Tôn Hành Giả) đã đánh vỡ bình bát quái của Thái Thượng Lão Quân mà thành). Con khỉ bèn giả anh kết nghĩa là Ngưu Ma Vương để gạt Thiết Phiến công chúa (La Sát phu nhân) lấy quạt Ba Tiêu quạt lửa.

Hồi 61:
Ngưu Ma vương giả hình Bát Giái
Tôn Ngộ Không mất quạt Ba Tiêu

Ngưu Ma Vương “tương kế tựu kế” giả Trư Bát Giới gạt Tôn Ngộ Không để lấy lại cây quạt Ba Tiêu cho vợ. Con trâu này có “thất thập nhị huyền công” đánh với Tôn Ngộ Không. Cuối cùng, Ngưu Ma Vương phải hiện nguyên hình là con trâu trắng trở về với Phật.

Trích: “Khi ấy Ngưu Ma Vương vào động không đặng, thấy Tôn Hành Giả và Bát Giới đuổi theo. Túng liền cổi giáp quăng mão và bỏ thiết bãng, dùn mình biến ra con nhạn, bay bổng lên trời.
Tôn Hành Giả ngó thấy cười rằng:
– Bát Giới ôi! Lão Ngưu đà chạy mất rồi!
Bát Giới cũng sững sờ, không biết đâu mà kiếm.
Thổ Ðịa cũng không biết, cứ ngó tứ bề. Tôn Hành Giả chỉ mà nói rằng:
– Nó bay kia kìa!
Bát Giới nói:
– Ấy là con nhạn chớ?
Tôn Hành Giả nói:
– Ngưu Ma Vương biến ra con nhạn đó, vậy thì hai ngươi xông vào động trừ cho hết bầy yêu, thì nó không chổ trú. Ðể ta theo biến hóa mà trừ nó cho rồi.
Bát Giới và Thổ Ðịa y lời, xông vào Ma vân động.
Còn Tôn Hành Giả cất thiết bãng, dùn mình biến ra con Hải đông thanh, bay theo vấu cổ con nhạn. Ngưu Ma Vương kinh hãi, biết Tôn Hành Giả biến hóa theo mình, liền biến làm con ó vàng mà cự với Hải đông thanh.
Tôn Hành Giả biến ra con phụng đen, rượt theo ó vàng mà cắn. Ngưu Ma Vương biến ra con bạch hạc, ré lên một tiếng bay bổng qua hướng Nam. Tôn Hành Giả hóa ra con phụng đõ và bay theo. Ngưu Ma Vương biết con phụng đỏ là chúa loài chim, không lẻ biến loại cầm thú mà cự lại. Liền nhào xuống hóa ra con cheo, đứng ăn ở dưới chơn núi. Tôn Hành Giả hiểu đặng, liền nhào xuống hóa ra con cọp đói, nhãy vớ con cheo. Ngưu Ma Vương kinh hãi biến ra con toan ghê, đầu đồng cỗ sắt, hộc như sấm nổ, nhảy vật con beo. Ngưu Ma Vương biến ra con gấu ngựa cự với toan nghê. Tôn Hành Giả hóa ra con voi già, vòi dài như con rắn, ngà như ống tre, bỏ vòi vật con gấu ngựa. Ngưu Ma Vương cười lớn một tiếng hiện nguyên hình là con trâu cò lớn quá, đầu như hòn núi Thái Sơn, mình dài hơn ngàn trượng cao gần tám trăm trượng. Rồi kêu lớn mà nói rằng:
– Con khỉ ốm kia, đố mi làm chi ta nổi?
Tôn Hành Giả hiện nguyên hình, cầm thiết bãng, ngay lưng ra và hò rằng:
– Lớn, lớn .
Liền cao muôn trượng, đầu lớn như núi, thiết bãng lớn hơn cột đồng, đập đầu con trâu lớn. Con trâu lớn tràn khỏi, rồi báng luôn luôn, hai đàng đánh với nhau, vang trời động đất. Khi ấy các vị Du thần ngó thấy, đồng vây đánh Ngưu Ma Vương, Ngưu Ma Vương cự một hồi, biết thế không lại bèn nhào xuống hiện nguyên hình người, chạy về động Ba tiêu, đóng cửa chặt cứng.
Chư thần liền vây phủ núi Túy vân… La Sát cầm quạt khóc và nói rằng:
– Thôi, cho con khỉ mượn cây quạt Ba tiêu, đặng nó đi cho rảnh .
Ngưu Ma Vương nói:
– Phu nhơn ôi! Cho mượn quạt không trượng gì, mà tức mình lắm. Phu nhơn để tôi đánh với chúng nó một hồi nữa .
Nói rồi nai nịt cầm song kiếm ra ngoài gặp Bát Giới đang phá cửa, Ngưu Ma Vương nổi giận giá song kiếm đánh liền. Bát Giới và đánh và thối lui.
Tôn Hành Giả xông vào trợ chiến. Ba người đồng nhảy lên chót núi, hổn chiến với nhau. Thổ Ðịa và Chư thần phủ vây bốn phía. Ngưu Ma Vương rán chịu năm mười hiệp, rồi bại tẩu qua phía Bắc, tới Ngủ đài sơn, gặp ông Bát Pháp kim cang đón lại nạt rằng:
– Ngưu Ma Vương! Ngươi chạy đi đâu đó? Ta vưng lịnh Phật Tổ, bủa lưới tại đây đón ngươi, nội phía Bắc nầy không chỗ nào thoát khỏi lưới.

Khi ấy Ngưu Ma Vương thối lui, kế Tôn Hành Giả, Bát Giới và Chư thần đuổi tới, Ngưu Ma Vương kinh hãi, đằng vân qua phía Nam. Xãy gặp Thắng Chi kim cang ở núi Nga mi đón lại, hét lớn rằng:
– Ta vưng lịnh Phật Tổ bũa lưới phép phía nầy, quyết bắt ngươi cho đặng .
Ngưu Ma Vương kinh hãi, đằng vân qua hướng Ðông. Xãy gặp Ðại Lực kim cang đón lại kêu lớn rằng:
– Ngưu Ma Vương! Ta vưng mật chỉ của Phật Tổ, sai ở đây bủa lưới bắt ngươi .
Ngưu Ma Vương thấy bốn phía đều có lục binh, không biết chạy đi đâu cho khỏi. Xảy thấy Hành Giả, Bát Giới và Chư thần đuổi tới. Ngưu Ma Vương lúng túng nhảy lên mây. Xảy gặp Thác tháp Lý Thiên Vương và Na Tra thái tử, với thần Cự Linh đón lại kêu lớn rằng:
– Ngưu Ma Vương đừng chạy nữa. Chúng ta vưng chỉ Thượng Ðế, bủa thiên la địa võng mà bắt ngươi đây .
Ngưu Ma Vương nghe nói có địa vỏng, tính bề chun xuống đất không đặng, nên hiện nguyên hình là con trâu cò lớn, nhảy báng Lý Thiên Vương. Lý Thiên Vương đưa đao ra đở và chém lại. Giây phút Tôn Hành Giả đuổi tới. Na Tra kêu lớn nói rằng:
– Xin đại thánh miễn chấp, vì tôi mặc giáp trong mình, nên làm lể không đặng. Hôm qua cha con tôi thấy Phật Tổ gởi sớ cho Thượng Ðế, nói: Tam Tạng đi qua núi Hỏa diệm không đặng, Tôn Hành Giả mượn quạt phép Ngưu Ma Vương có ý không cho; một mình Tôn ngộ Không bắt Ngưu Ma Vương chẳng đặng, nên xin Thượng Ðế sai Thiên tướng trợ lực với Tôn Hành Giả mà bắt Ngưu Ma Vương. Bởi cớ ấy nên Thượng Ðế sai cha con tôi đem binh trợ chiến. Tôn Hành Giả nói:
– Ngưu Ma Vương thần thông lắm, nay lại hóa hình cao lớn như vậy, mới tính làm sao?
Na Tra cười rằng:
– Có khó gì, để coi tôi bắt nó!
Nói rồi hét lên một tiếng, hiện ra ba đầu sáu tay, cầm sáu món binh khí, nhảy lên lưng trâu, rút gươm trảm yêu, chém đầu trâu rụng xuống! Khi ấy Lý Thiên Vương mừng rỡ, bước lại ra mắt Tôn Hành Giả, xãy thấy trong cổ con trâu ấy mọc ra một cái đầu nữa, con mắt sáng giới, miệng phun khói đen thui. Na Tra nổi giận chém một gươm, đầu trâu rụng nữa! Tức thì mọc đầu khác, Na Tra chém mười mấy lần, cũng mọc đầu mãi! Na Tra nổi giận, xin Lý Thiên Vương soi kiếng chiếu yêu e nó biến hóa. Dặn rồi lấy bánh xe hỏa luân máng trên sừng trâu, hét lên một tiếng lửa cháy rần rần, con trâu ấy giậm chơn la dảy, nóng quá nên chịu phép năn nỉ rằng:
– Xin đừng giết, tôi chịu quy y theo Phật .
Na Tra nói:
– Ngươi muốn sống thì đưa quạt ba tiêu ra đây .
Ngưu Ma Vương nói:
– Cây quạt còn tại động Ba tiêu, hỏi vợ tôi thì có .
Na Tra nghe nói, liền lấy dây Phược yêu xỏ mũi trâu mà dắt đi. Còn Tôn Hành Giả, Bát Giái, Lý Thiên Vương, Thổ Ðịa và bốn ông Kim cang với Chư thần, đồng theo sau con trâu có vẽ tới Ba tiêu động. Ngưu Ma Vương kêu lớn rằng:
– Phu nhơn mau dưng quạt mà cứu ta .
La Sát nghe kêu, liền cổi đồ sắc phục, thay áo trắng theo cách đạo cô, cầm cây quạt ra trước cửa động, quì xuống thưa rằng:
– Xin các vị tha chồng tôi khỏi thác, tôi xin cho Tôn thúc thúc mượn cây quạt mà quạt Hỏa diệm sơn .
Tôn Hành Giả lấy cây quạt, đằng vân với Chư thần đến Hỏa diệm sơn… Tôn Hành Giả cầm quạt Ba tiêu, chuyễn lực quạt một quạt, thì lữa đã tắt rồi! Tôn Hành Giả mừng thầm, quạt bồi một cái nửa, xãy nghe gió thổi rao rao, mát mẻ hết thảy. Quạt một cái nửa trời mưa chứa chan, chổ nào có lửa thì mưa, còn chỗ nào không lửa thì nắng, bởi cớ ấy nên ai nấy không ướt quần áo.
Thầy trò đồng lạy tạ ơn. Na Tra và Lý Thiên Vương dắt trâu qua cỏi Phật, còn bốn vị Kim cang đằng vân bay trước. Chư thần đều lui”(1080vietnam.com).

Con trâu trắng này có phép thuật biến hóa phi thường. Nếu chư thần không “lấy đông hiếp yếu” chưa chắc làm gì được nó. Mượn quạt như đi cướp quạt. Hành động này khiến người ta đánh trả là đúng. Nhưng “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Xưa nay, kẻ “thức thời mới là người tuấn kiệt”. Khổng Minh dùng mưu bắt rồi thả Mạnh Hoạt tới 7 lần khiến Mạnh Hoạt “tâm phục, khẩu phục” mà chịu đầu. Nếu người khác, thua hôm nay để “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” như Việt Vương Câu Tiễn chịu làm tù binh của Phù Sai để sau dùng nhan sắc Tây Thi mà nuốt trọn nước Ngô. Với Ngưu Ma Vương, đi theo Phật tu hành mới là căn nguyên của thân trâu. Ngưu Ma Vương là con trâu trắng tu hành để mong thành người. Chưa thành người, nó lại giả người để hưởng thụ nhân gian. Vậy, với động vật, người là thế giới mà động vật tu hành ngàn ngàn năm mới tới được. Còn chúng ta, chúng ta đang ở thế giới của đỉnh điểm nhân gian mà chúng ta không biết trân trọng. Hóa ra, con trâu mới là loại thông minh. Nhưng thế giới nào, loài đó ở. Thế giới loài người chỉ cho người ở. Những ngạ quỷ súc sanh đầu thai quấy phá, ngày nào đó, kính chiếu yêu của Dương Tiễn rọi tới, Tháp thần của Thiên Vương mở ra, cây Thiết Bảng chống trời của Tôn Ngộ Không giáng xuống… mọi thứ hiện nguyên hình!

– Truyện “Đơn xin chôn trâu” của Trạng Quỳnh: “Một cô gái ở thôn Hoằng Trì có con trâu chết đã ba ngày, trâu trương lên thối um mà bọn chức dịch trong làng vẫn cứ làm khó dễ, chưa cho chôn. Cô đợi mãi không được, bèn mang đơn lên trình quan huyện. Trên đường đi, đến một chỗ lầy lội, cô gặp một anh chàng ra dáng học trò. Anh kia hỏi thăm biết chuyện, mượn cô lá đơn xem lỡ tay đánh rơi xuống bùn. Cô gái bắt đền. Anh học trò liền đem giấy bút ra, thảo ngay tờ đơn khác cho cô. Ðơn rằng:

Ta là gái goá kẻ trì
Nếu trâu không chết việc chi lụy đời?
Lội đồng váy hếch đơn rơi
Ta phải cậy người mần lại đơn ni
Quan tri ơi hỡi quan tri!
Xác trâu chết để ba ngày thối hoăng
Xét đơn phải xử công bằng
Không thì búc… cho thằng mần đơn.

Anh kia viết xong, cô gái thật thà cầm đơn vào trình quan. Xem xét chữ nghĩa và lời lẽ, viên tri huyện nghi hoặc, hỏi cô gái ai là người cô đã nhờ viết đơn. Cô gái kể rõ mọi chuyện chuyện đã xẩy ra trên đường. Tri huyện lặng người, biết ngay kẻ đó là Trạng Quỳnh chứ không ai khác. Tuy tức vì bị chửi xỏ, quan cũng đành chấp thuận cho cô gái kia được về chôn trâu mà không phải nộp phạt”(khakha.com).

+ Trâu trong Truyện Nôm khuyết danh:

* Với Tú Uyên hối hận buồn rầu trong “Bích Câu Kỳ Ngộ“:

Buồn trông cuối phố hàng đường,
Cánh hồng man mác, hạt sương đầm đìa.
Buồn trông theo giải Tô Khê,
Chim kêu bụi rậm, Trâu về đồng không.

* Với Tuấn Khanh khấn vái trong “Nữ Tú Tài“:

Đêm ngày mưa nắng giãi dầu,
Một cung một ngựa, một hầu lân la.
Chẳng nề muôn dặm đường xa,
Chân đi miệng niệm Di Đà độ thân.
Khấn rằng: “Thái thượng lão quân,
Cỡi trâu hóa phép phong vân chớ chầy.
Kìa trời cao nọ đất dày,
Xét soi kíp giải oan này mới xong.
Bèn làm văn sớ một phong,
Khẩn cầu thiên địa, Thổ công linh thần.
Cẩn phong một sớ vân vân,
Ngày đi tối lại nương thân khẩn cầu
Mưa tran nắng nấu giãi dầu,
Thành đô phủ ấy, đã hầu tới nơi.
Lầu Tần, quán Sở thảnh thơi,
Tạm vào trú ngụ ở nơi nhà hàng.

Mỗi một truyện cổ tích đều mang lại cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về thế giới loài vật cũng là thế giới loài người. Thế nhưng, có những truyện cổ tích đã có nội dung phản giáo dục lòng hướng thiện mà chúng ta cần thận trọng khi giảng dạy hoặc kể cho học sinh hay con cháu nghe.

Thơ… trâu:
– Trong thơ Đường: Trung Quốc là cái nôi của đồng áng. Trung Quốc là cái nôi của những Liệt truyện, Tiểu thuyết hấp dẫn muôn đời. Trung Quốc là cái nôi của thi Đường bất hủ. Trâu đi vào thế giới thơ Đường thiên biến vạn hóa là mục đồng, là những xe trâu công, là những con trâu bệnh, trâu được thả tự do, những bài hát ca ngợi mục đồng, con trâu, là những quan trâu… Mượn trâu cũng chỉ nói tâm trạng của mình:

渭川田家

斜光照墟落,
窮巷牛羊歸。
野老念牧童,
倚杖候荊扉。
雉雊麥苗秀,
蠶眠桑葉稀。
田夫荷鋤立,
相見語依依。
即此羨閒逸,
悵然吟式微。

Vương Duy

Vị Xuyên Đường Gia

Tà quang chiếu khư lạc,
Cùng hạng ngưu dương quy.
Dã lão niệm mục đồng,
Ỷ trượng hậu kinh phi.
Trĩ cấu mạch miêu tú,
Tàm miên tang diệp hi.
Ðiền phu hà sừ chí,
Tương kiến ngữ y y.
Tức thử tiện nhàn dật,
Trướng nhiên ngâm Thức vi.

Bóng chiều phủ xuống làng quê,
Trâu dê ngoài ruộng lùa về hẻm sâu.
Lão nông chờ trẻ chăn trâu,
Cổng tre chống gậy thảnh thơi cảnh già.
Trĩ kêu, đồng lúa mượt mà,
Hàng dâu thưa lá, tằm đà ngủ say.
Nông phu về, vác cuốc cày,
Chuyện trò chẳng khác mọi ngày vui ca.
Chuộng đời nhàn dật đây mà,
Thức vi một khúc, ngâm nga quên sầu.

(Lê Nguyễn Lưu dịch, thivien.net)

Bệnh Ngưu

耕犁千畝實千箱,
力盡筋疲誰復傷?
但得眾生皆得飽,
不辭羸病臥殘陽。

Lý Cương

Bệnh ngưu

Canh lê thiên mẫu thực thiên tương,
Lực tận cân bì thuỳ phục thương?
Đãn đắc chúng sinh giai đắc bão,
Bất từ luy bệnh ngoạ tàn dương.

Con trâu ốm

Ruộng cày nghìn mẫu thóc nghìn kho
Sức kiệt thân mòn ai biết cho
Chỉ muốn người đời no đủ cả
Chiều tàn chẳng quản ốm nằm xo.

Nguyễn Bích Ngô (thivien.net).

Mục đồng từ

朝牧牛,
牧牛下江曲。
夜牧牛,
牧牛度村谷。
荷蓑出林春雨細,
蘆管臥吹莎草綠。
亂插蓬蒿箭滿腰,
不怕猛虎欺黃犢。

Lý Thiệp

Triêu mục ngưu,
Mục ngưu hạ giang khúc.
Dạ mục ngưu,
Mục ngưu thôn khẩu cốc.
Hà soa xuất lâm xuân vũ tế,
Lô quản ngoạ xuy sa thảo lục.
Loạn sáp bồng cao tiễn mãn yêu,
Bất phạ mãnh hổ, khi hoàng độc.

Bài hát trẻ chăn trâu

Sớm chăn trâu
Chăn trâu bến dưới nọ
Tối chăn trâu
Chăn trâu ngoài hẻm đó
Lìa rừng tơi lá nhẹ mưa xuân
Nằm thổi kèn lau xanh bãi cỏ
Tên bồng đeo giắt phủ đầy lưng
Cọp dữ nào e, khinh nghé nhỏ

Lê Nguyễn Lưu dịch (thivien.net).

偶向溈山得弟鄰,
荒蕪甘作放牛人。
國王德澤寬如海,
隨分些些水草春。

Tuệ Trung thượng sĩ

Phóng ngưu

Ngẫu hướng Quy Sơn đắc đệ lân,
Hoang vu cam tác mục ngưu nhân.
Quốc vương đức trạch khoan như hải,
Tuỳ phận ta ta thuỷ thảo xuân.

Thả trâu

Quy Sơn xóm nọ bỗng quay sang,
Cam nhận chăn trâu chốn nội hoang.
Ơn đức quốc vương như biển cả,
Riêng vui

Đỗ Văn Hỷ dịch (thivien.net).

官牛

官牛官牛駕官車,
滻水岸邊般載沙。
一石沙,
幾斤重?
朝載暮載將何用?
載向五門官道西,
綠槐陰下鋪沙堤。
昨來新拜右丞相,
恐怕泥塗汙馬蹄。
右丞相,
馬蹄踏沙雖凈潔,
牛領牽車欲流血。
右丞相,
但能濟人治國調陰陽,
官牛領穿亦無妨

Quan ngưu

Quan ngưu quan ngưu giá quan xa,
Ngạn thuỷ ngạn biên bàn tải sa.
Nhất thạch sa,
Kỷ cân trọng?
Triêu tải mộ tải tương hà dụng?
Tải hướng ngũ môn quan đạo tây,
Lục hoè âm hạ phô sa đê.
Tạc lai tân bái hữu thừa tướng,
Khủng phạ nê đồ ô mã đề.
Hữu thừa tướng,
Mã đề đạp sa tuy tịnh khiết,
Ngưu lĩnh khiên xa dục lưu huyết.
Hữu thừa tướng,
Đãn năng tế nhân trị quốc điều âm dương,
Quan ngưu lĩnh xuyên diệc vô phương.

Bạch Cư Dị

Trâu công

Trâu công, trâu công, chở xe công
Chở cát sông Ngạn, dọc bờ sông
Mấy cân một thạch,
Cát vốn nặng!
Chở ngày, chở đêm ắt phải rành!
Chở đến Ngũ Môn tay quan đạo
Trải đầy một lối dưới hoè xanh
Bữa qua mừng đón Hữu thừa tướng
Sợ đất sợ bùn vó ngựa dính
Hữu thừa tướng
Vó ngựa dẫm cát dẫu sạch bong
Cổ trâu kéo xe e máu rớm!
Hữu thừa tướng
Những lăm giúp dân trị nước, điều âm dương
Lót cổ trâu công, không nghĩ đến!

Ngô Văn Phú dịch (thivien.net).

– Trong thơ Việt Nam: Thơ Việt Nam ảnh hưởng thơ Đường, vì vậy, trâu cũng là nguyên liệu để những nhà thơ từ vua, quan đến bần dân đều gởi vào đấy tâm sự ngút ngàn: Ca ngợi đồng quê thanh bình, tả trâu, ca ngợi kiếp chăn trâu, nghĩ về tuổi thơ với trâu, gắn trâu với bút nghiên, với trào lộng về trâu để nói lên tâm trạng “trâu” của mình, so sánh kiếp người như thân trâu ngựa để kêu gọi lòng yêu nước:

天長晚望

村後村前淡似煙,
半無半有夕陽邊。
牧童笛裡歸牛盡,
白鷺雙雙飛下田。

Trần Nhân Tông

Thiên Trường vãn vọng

Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dạo chơi ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường

Xóm thôn sau, trước khói mờ
Bóng chiều bảng lảng đôi bờ có không.
Liệng đồng cò đáp song song,
Chiều quê sáo vẳng mục đồng lùa trâu.

Nguyễn Tấn Hưng dịch (thivien.net).

+ Tả trâu:

Hai gối trước quay trước
Hai gối sau ngoảnh đuôi
Tài chưa tôi bước
Không chân nào lùi

Họ hàng tôi rất “điệu”
Đi guốc cả gái trai
Tiếng đàn, tiếng nhạc
Tôi để ngoài tai!

Lòng vui đuôi tôi múa
(Nhân thể tôi đuổi ruồi)
Tôi ăn buổi sớm
Buổi chiều tôi nhai!

Khoẻ như trâu đấy nhé!
Nên cuộc đời rất vui
Một hàm răng trắng
Gặp bạn, tôi cười!
(Con trâu – Đặng Hấn).

(Cầu chữ Y, Nxb Kim Đồng -1993).

Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất
Trâu ơi ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà
Đừng ăn lúa đồng ta

(Con trâu lông đen mượt – Trần Đăng Khoa)

+ Trâu gắn với tuổi thơ:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
(Quê hương – Giang Nam).

Chuối xanh một quả
Cắm bốn chân tre
Thành con trâu đực
Nhìn giống giống ghê!

Hai ngọn cờ ngô
Làm cây cày nhỏ
Đem ra giữa ngõ
Buộc trâu đi cày

Trâu ơi, gắng đi
Cày cho xong ruộng
Chiều ta về sớm
Cất chuồng cho Trâu

Vắt! vắt! đi nào
Sao trâu chậm thế ?
Trâu mệt rồi ư ?
Chúng mình nghỉ nhé!

Bóng mát ngõ trưa
Thả trâu ăn cỏ
Bé nằm ngủ quên
Tóc hiu hiu gió…

(Bé đi cày – Phạm Hổ).

Một tuổi thơ trong vắt
Dắt gọi chúng ta về
Trốn tìm trong rơm rạ
Tuổi mục đồng si mê

Cầm cọ bạn dắt đi
Đàn trâu trên vải vẽ
Mắt trâu buồn như thể
Nhớ thương đồng quê xưa

Những đứa trẻ dầm mưa
Đến giờ chưa hết lạnh
Trong bức vẽ của anh
Một mai rồi mưa tạnh

(Nguyễn Việt Chiến)

+ Gắn với đồng quê:

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

“Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt…”
Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ).

Trâu ơi! trâu ơi!
Cỏ non hãy gặm
Nắng đã lên rồi
Mùa xuân rất ấm

Trâu ăn no nhé!
Ta cưỡi lên đồi
Gọi đàn chim sẻ
Về đây vui chơi

Trâu ăn no nhé!
Nằm mơ ruộng đồng
Cỏ tơ non thế!
Một màu mênh mông.

(Chăn trâu – Nguyễn Lãm Thắng).

Lưng trâu ngất ngưởng chốn đồng quê
Roi một cành tre, chóp nón mê.
Kèn trúc sớm ra kêu gió tới,
Mảnh tơi chiều lại tải mưa về.
Thân trong trời đất không ngày tháng,
Bạn giữa sơn hà có cỏ huê.
Vui thú học đòi ông Nịnh Thích
Tha hồ mình hát, mặc ai nghe.
Quảng Huế,1932

(Chăn trâu – Khương Hữu Dụng).

Chăn trâu cắt cỏ trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành than.

(Chăn trâu đốt lửa – Đồng Đức Bốn).

xa
âm vỗ
lúa non
thủy chung bờ cỏ
bầy trâu chầu trời
(13 âm xa – Nguyễn Văn Duy).

Trên đồi cỏ mọc xanh xanh
Một đàn cò đậu ngoài ghềnh xa xa
Trâu bò lũ bảy, lũ ba
Ven đồi chen chúc bụi già, cỏ non
Chăn trâu mấy trẻ con con
Cùng nhau xướng hát véo von trên gò…

Ai nghe mà chẳng động lòng
Khá khen con trẻ mục đồng Việt Nam.
21-11-1942

(Trẻ chăn trâu – Hồ Chí Minh).

+ Gắn với bút nghiêng:

Chu Mãi Thần nên tiếng danh nho,
Lý sinh chẳng quản công phu,
Chăn trâu treo sách một pho trên sừng.
Ấy những người trước từng khó nhọc,
Sau làm nên tước lộc quan sang,
Làm trai chí khí hiên ngang,
Chớ rằng nguy khổ trễ tràng làm chi!

(Khuyên học trò phải chăm học – Nguyễn Trãi).

+ Gắn với trào lộng, chát chua:

Hán tự chẳng biết Hán,
Tây tự chẳng biết Tây.
Quốc ngữ cũng mù tịt,
Thôi thì về đi cày.
Trồng ngô và trồng đậu,
Cấy chiêm lại cấy mùa.
Ăn không hết thì bán,
Bán đã có Tây mua.
Được tiền thì mua rượu,
Rượu say rồi cưỡi trâu.
Cưỡi trâu thế mà vững,
Có ngã cũng không đau.
Ăn lương hàm chính thất,
Thôi thôi thế cũng xong,
Ví bằng nhà nước dụng.
Phải bổ toà canh nông.

(Ngẫu hứng – Trần Tế Xương)

Hãy lột da tôi mà làm trống
Sừng tôi xin đẽo chiếc tù và
Thơ ơi nếu hoá thành trâu mộng
Để chết rồi thơ mới nói ra?

(Thơ trâu – Trần Mạnh Hảo)

Bạn đập hết đồ dùng nấu rượu
Rồi, phăm phăm vác cuốc ra đồng
Rồi, cuốc đất, trồng khoai, cấy lúa
Rồi… cả đời, tất tưởi, long đong

Nhà thơ bỏ thơ đi viết báo
Bao nhà văn vác cuốc ra đồng
Rồi, tơi tả, sức cùng, lực kiệt
Rồi, hết đời vẫn cứ…tay không.

Thôi, ta cứ chăn trâu, cắt cỏ
Trâu, trâu ơi, ta bảo trâu này:
– Đừng dại dột bước nhầm, lạc ngõ
Ắt có ngày một bóng lên mây.

(Trâu ơi – Nguyễn Anh Nông).

Một con trâu bạc già nua
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây
Trâu ơi ta bảo trâu này
Quay về đất mặn kéo cày cho xong.

(Xuân Sách).

+ Trâu như lũ ăn cướp:

Hàn huyên chưa kịp giãi dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

+ Trâu với vật hóa kiếp thân trâu ngựa:

Đất lở trời long,
Gặp cơn biến cố.
Nước không quyền nước,
Nhà còn được đâu?
Kiếp ngựa thân trâu,
Nghĩ càng đau đớn.
Đồng ưu cộng hoãn,
Ta phải tính sao?
Dìu dắt đồng bào,
Giữ gìn nòi giống.
Nào người trí dũng,
Nào kẻ anh tài.
Ráng sức chống trời,
Bền gan lấp bể.

Nghĩa vụ quốc gia, Phan Bội Châu (gvietmathnet.wordp).

Đứng đầu muôn vật,
Ta chắc mình ta.
Ơn ông ơn bà,
Ta không dám phụ.
Đã sinh ta đó,
Phải tính thế nào?
Trâu ngựa hay sao,
Uổng người ta lắm

(Hình người, Phan Bội Châu).

+ Trâu thành hai nghĩa đen và bóng:

Tiếng đời ngu có chi hơn!

Cánh đồng nọ xanh mơn mởn
Bầy trâu gặm cỏ no nê.
Lũ cò cánh phơi trắng nỏn
Dập dềnh sóng lúa hoàng hôn.

Có thằng cha kia lúc khốn
Vợ hiền bương chãi sớm hôm. …
Tép tôm, cua còng, cơm độn
Chồng ăn mập, vợ ốm ròm!

Cực thân quá, vợ vào… hòm
Cỏ xanh mồ chưa kịp mọc.
Thằng kia chẳng còn đen tóc
Nhuộm màu mà để… tòm tem!

Hom hem chạy tìm gái trẻ
Tuổi bằng con để… tò te.
Bảy mươi làm như còn khoẻ
Chùn chân, mỏi gối, nào dè!

Trẻ dụ, già nghe thật lẹ
Căn nhà, bán mẹ nó đi!
Nghe lời ả non thủ thỉ:
“Cho con nuôi ở làm gì!”.

Chưa đầy một năm “vu quy”
Thân trâu già kia ngã qụy.
Kịp nhìn ra đồ yêu qủy
Tình -Tiền cũng chẳng còn chi!

Cỏ non vẫn xanh mơn mởn
Trâu già chết ngậm mối hờn!
Đạo đức mang ra cà rỡn
Già ngu, tiếng có gì hơn!

(18/05/07 nthh)

– Trâu gắn với phở thành… thơ đầy mùi phở trâu:

Hà Nội thành cổ ngàn năm văn vật đã trở thành Hà Nội có định ngữ kèm theo: “Em ơi! Hà Nội – Quán”. “Em ơi! Hà Nội – Rét”. “Em ơi! Hà Nội – Lũ”!

Nếu “Em ơi! Hà Nội – Phố” đầy hương Hoàng Lan, đậm đà mùi hoa sữa (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang) thì bài thơ dưới đây “nhại” lại đầy mùi… phở thịt trâu:

Em ơi! Hà Thành – Phở
…Ta còn em tảng thịt trâu
Đỏ hồng chen mỡ trắng
Thái nhuếnh nhoáng
Ướp thật nhiều gừng sả,
Bán cho bọn nhà giầu…
Cổ như trâu
Húp xoàn xoạt,
Miếng thịt trâu.
Dai ngoách
Tím thâm.
Những hàm răng Hà Thành nhai,
Rất vội,
Tiếng xoàn xoạt sớm hôm buổi tối,
Húp nước lèo
Bỗng chốc
Nghiêm trang …
Hà Thành – Phở, em ơi !
Ta còn em,
Em ơi ! Hà Thành, phở thịt trâu …

(blog.360.yahoo.com)
Hà Nội chẳng phải chỉ có phở thịt trâu Hà Thành. Thịt trâu giả bò chắc chắn vẫn phải có ở hai nghìn quán phở tại đất Văn Lang. Ai muốn tìm về bát phở ngầu, tái, nạm, gân với hành tiêu ớt tỏi nghi ngút ngậy khói vừa thổi vừa… nhai của Nguyễn Tuân, Tú Mỡ, Vũ Bằng, Thạch Lam… thì vui lòng ghé lại Phở Thìn Bờ Hồ, Tư Lùn Hai Bà Trưng, Cồ Cử, Số 2 Lý Quốc Sư… Bát phở thịt trâu nhìn lâu cũng hóa bò. Mại “drô”!

Hà Nội – 36 phố phường mà chẳng có phố Hàng Phở để du khách khỏi mắc công đi tìm tốn tiền taxi! Còn ai khoái hưởng hương vị phở (có thịt trâu hay không, không dám nói) từ đầu bếp trưởng Didier Corlou từng phục vụ ông Hoàng Sihanúc, các cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Cuba Phidel Castro, Tổng thống W.Bush năm 2006 (Hội nghị thượng đỉnh APEC 14) thì hãy tới khách sạn 5 sao Sofitel Metropole HaNoi…

Bò trong nồi nước lèo. Trâu trong thơ leo lẻo. Trâu trong thơ là đề tài ấm áp tình quê hương như món “ẩm thực” trên ba miền đất nước và cũng là đề tài thơ mang tính chất “thơ cổ truyền”. Chúng ta tìm thấy bóng dáng chúng trong “Nhật mộ (Đỗ Phủ), Lam Giang, Đông Lộ (Nguyễn Du), Trương tiến tửu, Cổ phong kỳ (Lý Bạch), Điền gia thu vũ (Trịnh Hoài Đức), Lộc trĩ thôn cư (Mạc Thiên Tích), Thôn vãn (Lôi Chấn), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ), Tiếng khóc trên đồng (Nguyễn Lãm Thắng), Chiến Tụng Tây Hồ Phú(Phạm Thái), Bài ca chim Chơ-rao (Thu Bồn), Dương Từ – Hà Mậu (Nguyễn Đình Chiểu), Ngẫu hứng chiều (Nguyễn Anh Nông),Chiều xuân (Anh Thơ), Đất nước ta (Chế Lan Viên), Ta đi tới (Tố Hữu), Nhìn từ xa tổ quốc (Nguyễn Duy), Tiếng chày Yên Thái (Thái Thăng Long), Tết này đi thăm (Nguyễn Trọng Tạo), Nghiễn trì ngưu phú (Nguyễn Văn Giai), Vịnh con trâu (Nguyễn Văn Lạc)…

– Trâu gắn với những cuộc thi nấu ăn món thịt trâu: Đó là những cuộc thi trổ tài vua bếp của các vua nổi tiếng trên truyền hình. Lúc thì cua, lúc thì cá, khi thì tôm, nọ thì mực… Ví dụ tháng 12/2008, Ch. 64 Comcast, chuyên đề “Food Netwoork”, hai vua bếp: Rich Bayless và Bobby Flav đã thi 5 món bằng thịt trâu đỏ tươi như thịt bò trong 1 giờ cho 5 món ăn. Thức ăn được trang trí tuyệt vời khiến người xem… nuốt nước bọt! Kết quả: Winner là Bobby Flav với các món Grined Buffalo Cowboy Breafast, Buffalo Rgoat Cheese Relli, Curry Glazeo Buffalo Steach, Deconstructed Buffalo Salad và Native American Buffalo Plate…

Trâu trong âm nhạc, hội họa, điện ảnh:
Trong âm nhạc:
Những người miền Nam yêu thích cải lương đều không xa lạ với bản vọng cổ “Em gái quê” từ nhạc Phạm Duy do Thanh Tuấn và Thanh Kim Huệ ca rất dạt dào hương vị quê hương:

Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao
Vui thú không quên học đâu
Nằm đồi non gió mát
Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo
Em đánh vần thật mau.
Chiều vương tiếng diều
Trên bờ đê vắng xa.
Đường về xóm nhà
Chữ i, chữ tờ.
Lùa trâu nhốt chuồng
Gánh nước nữa là xong
Khoai lùi bếp nóng
Ngon hơn là vàng.


Trâu hỡi trâu ơi đi cầy
Trâu ơi đi cấy nhé
Đồng ruộng kia, với đồi cỏ kia
Là của những dân quê
Em bé dân quê Việt Nam
Là mầm non tươi thắm
Sức mai sau xây đắp quê hương
Cho nước giầu mạnh hơn.

Vàng lên cánh đồng
Khi trời vươn ánh dương
Trẻ thơ nhớn dậy
Giữ quê, giữ vườn
Đời vui thái bình, cây lúa sớm trổ bông
Cỏ ngàn thơm phức, trâu ăn đầy đồng.
1953 (music.vietvoice.net)

Câu lên vọng cổ hình như là: “Ta với trâu suốt ngày tung tăng trên đồng ruộng. Gió mát nhẹ đưa mùi rơm gió thoảng, ngồi tựa mình trâu, ta học chữ y… tờ”… sao nữa… quên tuốt!

Con trâu cũng hiện diện trong bài “Về trong giấc mơ” của nam ca, nhạc sĩ Lê Toàn năm 1979:

Đi theo giấc mơ
Thấy con đường vào quê ta
Dắt nhau về thăm mẹ già
Ghé xem vườn rau thơm ngát
Bầy trâu dưới mái tranh vàng

Về trong giấc mơ, về trong giấc mơ…

(letoan.com).

Cảm chuyện tình “Ngưu Lang – Chức Nữ”, Đặng Thế Phong đã viết “Giọt mưa thu” trong một đêm gió mưa tơi bời:

Gió xa xôi vẫn về

Mưa giăng mù lê thê

Đến bao năm nữa trời

Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu

Cảm ruộng đồng trâu bò, dân quê chân chất, cảm người lính đã thành thương binh, Phạm Duy đã viết “Ngày trở về”. Ca khúc này sau mấy chục năm đã “tiên liệu” như thần về ngày về quê hương của ông năm 2005. Nhưng ông không trở về bằng “đôi nạng gỗ” mà bằng ước mơ nguồn cội “cáo chết quay đầu về núi“:

Chiều lặn tà, anh bước ra
Vườn khuya sáng mờ, ruộng đất hoang vu
Luống nghẹn ngào, hẹn sớm tinh mơ anh về đồng lúa.

Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cày bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ

Ngày trở về, lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về
Có anh thương binh sống đời hòa bình.

Nhưng đến nay “con trâu xanh hết lòng giúp đỡ” của bài “Ngày trở về” vẫn chưa được “giải mã”!

Trâu đi vào nhạc. Trâu lẫn vào tranh.

Trong họa: Ngựa có trong tranh Trung Quốc. Ngưu cũng chẳng thua trong tranh Việt Nam. Chuột có Tranh Chuột. Trâu phải có Tranh Trâu:
– Những bức tranh trâu đỏ và tuổi thơ của họa sĩ Nguyễn Văn Cường với nét cọ lãng mạn về đồng quê đã được triển lãm ở Hàn Quốc ngày 23 đến 31/12/2007 mang tên “Trâu đỏ” đang hồ hởi niềm vui với tác giả thì bức tranh con trâu đỏ (hay bò) của Bùi Xuân Phái nằm cuộn bên con đường có 5 mái nhà cổ thuộc trong danh sách bị họa sĩ đạo chích “giả lộng thành chơn” khiến tác giả… cười mũi trâu!

– Những chạm khắc về làng quê qua các bức tranh “Ngư. Tiều. Canh. Mục “, trong đó, bức tranh nông dân thường thấy có hình ảnh ông già ngồi dựa gốc tre nhìn các mục đồng ngồi lưng trâu thả diều còn trâu thì thong dong gặm cỏ đậm nét dân quê. Tranh xà cừ ngày nay cũng đã “vang bóng một thời“!

– Tranh Chăn Trâu Đại Thừa (Phái Thiền Tông – Munual of Zen Buddhism) của bác sĩ Nhật Daisetz Teitaro Suzuki cũng là một điển hình cho hình tượng con trâu trở thành bài học của giáo lý nhà Phật. Thích Thanh Từ từng giảng về “Tranh Chăn Trâu” (Thập Ngưu Đồ). “Thập mục ngưu đồ, tức là các bộ, mười bức tranh chăn trâu, khởi đầu trâu đen, dần dần đổi trắng, từ trên đỉnh đầu, xuống tới thân mình, sau rốt đến đuôi. Đó là tượng trưng, các pháp môn tu, với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác ngộ… Và cũng từ đó, hình ảnh con trâu được các nhà sư hai phái Đại thừa và Thiền tông Trung hoa sử dụng một cách triệt để hơn… Thiền sư Trường Khánh Đại An lúc còn trụ trì tại chùa Quy Sơn, nói với chúng tăng : “… Sở dĩ, Đại An này ở tại Quy Sơn ba mươi năm, ăn cơm Quy Sơn, đại tiện Quy Sơn mà không học thiền Quy Sơn, chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ liền lôi nó lại. Nếu nó ăn lúa mạ của người liền đánh đập điều phục nó… Bây giờ nó đã trở thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày hiện sờ sờ đuổi cũng chẳng đi…”.
Cũng như Mã Tổ hỏi đệ tử mình là Thạch Củng Huệ Tạng: “Làm việc gì?” Thạch Củng thưa: “Chăn trâu.” Tổ hỏi: “Làm sao chăn?” Thạch Củng đáp: “Một khi vào cỏ thì nắm mũi kéo lại.” Tổ nghe bảo: “Con thật là khéo chăn trâu…. Mãi về sau này người ta mới vẽ thành tranh, và được gọi là: “Thập Mục Ngưu Đồ.” Các bức tranh chăn trâu được sáng tạo thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức hoạ tiêu biểu, trình bày tinh hoa, cốt tuỷ của Thiền Trung Quốc. Có nhiều bộ tranh – có thuyết nói là bốn, thuyết khác nói là 5, 6 tranh chăn trâu khác nhau – nhưng có lẽ nổi danh nhất và cũng bao hàm ý nghĩa nhiều nhất là bộ với mười bức tranh của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn , được lưu lại trong bản sao của họa sĩ người Nhật tên Châu Văn . Những bức tranh này cũng được chú thích rất rõ trong bộ Thiền luận của Daisetz Teitaro Suzuki. Bài tụng của Thiền sư Khuếch Am được Thích Thanh Từ dịch(oldcottage.net).

Tranh Chăn Trâu gồm 12 bức tranh: Tìm trâu, Thấy dấu (tranh vẽ 5 dấu chân trâu), Thấy trâu (tranh vẽ cái… đít trâu), Được trâu (tranh vẽ nguyên con trâu), Chăn trâu (tranh vẽ cậu bé mục đồng dắt con trâu), Cưỡi trâu về nhà (tranh vẽ mục đồng ngồi lưng trâu thổi sáo),Quên trâu còn người, Người trâu đều quên, Trở về nguồn cội, Thõng tay vào chợ (chẳng còn con trâu). Tức đạo đã đắc. Có cũng như không, không mà như có “Sắc sắc không không” là đây. Tuệ Sỹ kết về mười bức tranh này trong “Tranh Chăn Trâu: Đại Thừa và Thiền Tông”:

Tầm ngưu tu phóng tích
Học đạo quí vô tâm
Tích tại, ngưu hoàn tại
Vô tâm đạo dị tầm

Nghĩa:

Tìm trâu cần phăng dấu
Học đạo cốt vô tâm
Dấu đâu thì trâu đó
Vô tâm đạo dễ tầm.

Điện ảnh:
– “Mùa len trâu” (Gardien de buffles – Buffalo boy): Mùa tự do của trâu? Bộ phim đầu tay tốn kém gần 1 tỷ đô la của đạo diễn việt kiều Mỹ Nguyễn Võ Nghiêm Minh (dựng theo truyện ngắn “Mùa len trâu” của nhà văn Sơn Nam) được yêu thích bởi… nước ngoài (Pháp, Mỹ, Anh, Bỉ) nhiều hơn trong nước! Bộ phim với nhân vật chính là… H20 và… Ngưu Sửu Trâu (300 con trâu được mướn đưa vào phim). Vì sử sụng “trâu thật” chứ không phải “trâu thịt tươi” như các phim mì ăn liền như “Gái nhảy, Những cô gái chân dài, Nữ tướng cướp, Lọ lem hè phố” nên “Mùa trâu tự do” cũng thủ phần thất thiệt như “Mê Thảo, Sống trong sợ hãi…”!

– Phim “Đấu trâu, có muốn không?” của đạo diễn Liu Jun Lie, phim tình cảm của Đài Loan 2008. Nghe cái đầu đề… hết máu mặt! Đấu bò, đấu boxing, chọi trâu chứ chưa nghe “đấu trâu”. Câu trả lời đầy đủ là: “Tôi không muốn đấu trâu”! Nhưng xem bộ phim thì chúng ta sẽ trả lời “muốn” vì đánh bóng rỗ và cầu bình an thôi.

Trâu trong nền văn hóa truyền thống: Hình ảnh con trâu được khắc họa trong tranh, chạm trổ, nhạc khiến cho người ta liên tưởng đến những nét “trâu” trong truyền thống dân gian.
Khảo cổ học:
Trần Quốc Vượng trong bài “Con trâu và nền văn hóa Việt Nam” ghi: “Tượng trâu bằng đất nung đã được giới khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ Tiên Hội, Đồng Đậu… hơn ba nghìn năm trước. Vật trang sức hình đầu trâu bằng đá nửa quý, mài nhẵn bóng, đã tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng Hà Nội, cũng có tuổi trên dưới ba nghìn năm. Trong 15 bộ lạc hợp thành nước Văn Lang của các vua Hùng có hẳn một bộ lạc mang tên Trâu. Giữa đêm trường Bắc thuộc, sách Giao châu ký (thế kỷ 3) ghi lại hình ảnh trẻ mục đồng Việt Nam véo von thổi sáo trên lưng trâu trên đường thôn, ngõ xóm. Con Trâu hiện diện trong tranh dân gian và điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17-18″(suutap.com).

Trong các nhạc cụ:
Với loại sừng trâu. “Sáng 16 tháng 12 Nhà hát Nghệ thuật cung đình thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế có một buổi trình diễn tại Duyệt Thị Đường – một nhà hát cung đình xưa nằm trong Tử Cấm Thành. Chương trình bắt đầu bằng tiết mục song tấu kèn trống Mã vũ du xuân với năm nhạc công (kèn bầu, hai trống, phách tiền, mõ sừng trâu, chập chõa” (vps.org).

Sừng trâu nhạc cụ không giống với sừng trâu mà Kim Dung đã để cho các nhân vật mình đựng rượu uống trong “Lệnh Hồ Xung”.

Trong các lễ hội: Trong “Hương hoa đất nước“, Tập II, Trọng Toàn có chép câu ca dao:
Dù ai buôn bán đâu đâu,

Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.

Dù ai buôn bán trăm nghề,

Mồng tám cá về cá vượt vũ môn.

Nguyễn Qúy Đại (bài web đd) cũng chép:

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu

Còn vuontre.com thì khác tháng:

Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng mười tháng chín chọi trâu thì về.

Cũng như các lễ hội tết, đâm trâu, nhảy lửa, cúng trăng của nhân gian, lễ hội “Chọi trâu” đã diễn ra trong ngày 23 tháng 9 ở Hải Lựu, Hàm Yên, Phù Ninh và hấp dẫn nhất là ở Đồ Sơn (Hải Phòng) tưng bừng kèm theo những cá độ cực kỳ hấp dẫn, người giàu lên, kẻ trắng tay y như giới cá cược những trận đấu bóng thế giới. Trâu chọi phải là những con trâu đực, sừng nhọn hoắc, lưng dày… Chúng húc nhau cho chí chết. Trâu thắng không có huy chương vàng. Cùng chung vào lò nước sôi hết cả. Chọi đất, chọi trâu, chọi nhau chí chết! Người khác gì?
– Lễ hội Đâm Trâu: “Lễ hội đâm trâu (người Ba Na gọi là x’trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu…. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam. Người chủ trì lễ hội là một già làng. Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Đây là một cây cột gỗ hoặc tre đặc biệt được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ thật đẹp. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ. Người Ba Na gọi cây cột này là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là ging ga, người gọi Ê Đê gọi là blang kbâo. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật. Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cũng liên hoan”(vi.wikipedia.org)

“Đâm trâu là sự biểu hiện sức mạnh của cộng đồng, là dịp biểu dương lực lượng, là cơ hội để các trai làng gái làng biểu hiện tài năng của mình. Nam thì múa khiên, múa giáo, phóng lao. Nữ thì múa hát (xoang) cổ động. Còn người già thì cúng tế và đặc biệt là đánh ching chiêng…. Họ múa hát cho tới khi con trâu bị đâm gục và lời cúng tế các thần linh của già làng ngớt, thì mới nghỉ… người Bahnar, và cả người Jơrai nữa… Có vài người cho rằng lễ hội có đâm trâu là dã man, lãng phí không cần thiết. Thực ra cả năm mới có một mùa, chủ yếu là lễ hội Pơ thi (lễ bỏ mả), và từ các lễ hội, đem lại cuộc sống đầy sinh khí cho cộng đồng các dân tộc, sao lại gọi là không cần thiết” (baodulich.com).

Luật hay lệ cũng do con người định đoạt, con người có thể tạo ra thì cũng có thể vứt bỏ. Luật pháp, Hiến pháp lỗi thời đều phải sửa đổi cả. Vì thế, Hoa Kỳ là nước có nhiều “Tu chính án” (Constitutional Amendement – Hiến pháp sửa đổi) nhất. Đấu bò tót hay đấu boxing, chọi gà để đổ máu ra mà vui đùa, coi đã mắt đều dã man cả. Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn từng phê phán việc đánh bạc nô đùa, chọi gà mua vui chẳng phải là kế mưu giết giặc ngoại xâm trong “Hịch Tướng Sĩ Văn“. Mới nói: Người thì ở đất người, ăn đồ người, yêu người, chơi với người chứ không phải sống lẫn lộn với ngạ quỷ súc sanh là vậy!

– “Theo tục của dân Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu tại nhà rông… Đồng bào thường tổ chức ngày hội đâm trâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch. Dân tộc Xơ Đăng, Ba Na tổ chức hội đâm trâu trong 3 ngày, dân tộc Gia Rai một ngày r­ưỡi… G­ơm chạm vào nhau xoang xoảng hoà với tiếng hò reo cổ vũ của hàng trăm người. Đó là những cuộc đánh nhau tư­ợng tr­ưng, những cuộc chiến đấu dũng cảm của các tù trư­ởng và dân làng vào thời xa x­a để bảo vệ buôn làng…Sau cuộc nhảy múa này, bọ bắt đầu đâm trâu. Người thanh niên nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết thì được mọi người khen. Ai không đâm được hoặc trâu lâu chết thì sẽ bị cả làng chê bai, đả kích. Sau khi ông riu yang. khấn lần hai, cuộc ăn uống vui chơi kéo dài cho đến ngày thứ hai. Sáng ngày thứ hai, đồng bào tổ chức lễ rư­ớc đầu trâu lên nhà rông. Đầu trâu được họ pha ra làm món ăn. Riêng sừng được giữ lại và giắt lên vách nhà rông. Trong ngày thứ hai này, họ cùng hoà tiết với r­ượu để rửa những vật quý được giữ trong nhà rông” (kontum.gov.vn).

– “Đối với nguời Co, trâu là lễ vật quan trọng nhất để cúng tạ ơn thần linh. Lễ đâm trâu (xakpiêu) thường được tổ chức vào cuối năm, khi đã nghỉ việc nương rẫy. Những gia đình khá giả tổ chức lễ đâm trâu để mừng nhà mới, mừng khỏi bệnh hoặc được mùa. Đây là hoạt động tâm linh mang tính cộng đồng rất cao. Viêc trang trí trong ngày lễ đâm trâu rất công phu. Dân làng phải bỏ ra nhiều ngày để trang trí cây nêu” (quangngai.gov.vn).

– “Cũng như các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, đồng bào dân tộc M’nông ở Đắk Nông đến nay vẫn duy trì được lễ đâm trâu ( hay còn gọi là lễ ăn trâu ), một lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Lễ hội thường diễn ra vào những ngày nông nhàn, mọi người được nghỉ ngơi, vui chơi để chuẩn bị cho mùa rẫy mới, thường rơi vào tháng 3 hoặc đầu tháng 4 âm lịch”(cpv.org.vn).

– “Cũng như nhiều cộng đồng các dân tộc khác, người Ba na có tục đâm trâu khi làng có sự kiện trọng đại, hoặc khi mở hội mừng xuân. Con trâu vào hội thường là trâu to khỏe, được tắm chải sạch sẽ và buộc vào cột bằng nhiều sợi dây rừng mềm nhưng dai, chắc. Theo Bok Ny – một già làng ở Kon Tơlơt (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Thạnh) – thì người Ba na có 3 việc cần giết trâu. Việc thứ nhất là khi trong làng có nhiều người đau ốm, già làng đức ra khấn vái cho người trong buôn làng bình yên; khi buôn làng đã tai qua nạn khỏi thì dân làng tổ chức đâm trâu để tạ ơn Giàng. Việc thứ hai là khi trong làng có chuyện vui trọng đại, dân làng mổ trâu ăn mừng. Việc thứ ba là khi trong làng có người chết, người nhà mổ trâu để tiếp đãi những người xung quanh đến chia buồn như một cách để người chết chia tay với những người ở lại” (baobinhdinh.com.vn).

Đọc xong thì lòng buồn man mác. Ngày xưa, người bị đi tế thần linh. Trâu bò cũng thế. Ngày nay, thần linh cũng bị tế vì người!

– Lễ Thần Nông: “Tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu. Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa” (vi.wikipedia.org, e-cadao.com).

Xem lễ hội xong, tới phần coi thử thịt trâu được xử lý ra sao?

Trong… dao phay con người:
Đầu trâu: Ăn gì bổ nấy. Đó là bí quyết của dân sành điệu ăn chơi bốn mùa, trừ mùa “ngay đơ cáng cuốc“!
Thịt trâu từ xưa được nhân dân coi như loại thịt mát da, ích huyết, lợi tiểu, giảm đau cần ăn với “rau cần ta, vị ngọt, hơi cay, tính mát; thêm tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau, cầm máu. Hơn nữa, trong rau cần nước còn có chất b pinen, myrcen: tác dụng giảm ho, chống viêm, chống nấm. Địa chỉ: Quán lẩu trâu Kiều Thu, số 122 Phó Đức Chính, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, An Giang” (Lẩu trâu nấu mẻ, ngoisao.net).

Thịt trâu là một trong những loại thịt động vật cùng bò, heo, gà, vịt cung cấp chất đạm cho con người. Thế nhưng, người ta thương con trâu đến nổi, trâu chết cũng… thịt ăn cho bằng được nên có trường hợp đáng nhớ đời xảy ra. Báo Lao động (ngoisao.net) đưa tin: “Tại xã Mường Và, huyện Sốp Cộp (Sơn La), cả trăm người dân đã bị ngộ độc do ăn thịt trâu chết phải nhập viện từ một tuần nay. Không có trường hợp nào tử vong”. Xưa nay, con nào chết mà thịt không bị nhiễm khuẩn bao giờ! Hú viá! Thế nhưng, ngộ độc thuốc Diteurex (thuốc tẩy giun đã bị cấm dùng) từ trâu bị thương được xẻ thịt, người dân Nghệ An “Ăn thịt trâu có nhiễm thuốc tẩy giun không được chế biến kỹ, 27 người đã phải cấp cứu với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao… Trong số các bệnh nhân có một phụ nữ đang mang thai 36 tuần”. Thật khổ cho cái miệng hại cái thân!

Thịt trâu vốn rất dai nên người ta thường dùng “mẹo” vặt để hầm như như: Thêm hột cải khô, rượu, dấm, cộng thu đủ hầm với nhau. Kết quả thịt trâu hầm lâu cũng chín nhưng “ních” vào có đi cấp cứu hay không thì tùy vào lượng cải khô, rượu, dấm, đu đủ kia có chứa chất kích thích, hóa học và Melamine hay Sodium benzoate (NaO-C6H5) từ Trung Quốc hoặc thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T hay không? Trường hợp dùng chất hóa học, kích thích nguy hiểm đến tính mạng con người tồn tại tới các thế hệ sau vào thức ăn đã khiến cho: “Cá basa đã bị trả về vì dung lượng hóa chất fluoro-quinolones tồn tại trong cá, và mới đây nhất, tiểu bang Goergia đã khám phá ra thêm chất kháng sinh enrofloxacin trong cá nữa. Xì dầu bị trả về vì sự hiện diện của 3-MCPD. Còn tôm và một số thủy sản khác bị trả về vì chất kháng sinh chloramphenicol trước kia, nay lại bị trả vì sự hiện diện của nitrofuran, vì 3-amino-2-oxazole, vì semicarbazide. Riêng trong trường hợp tôm, Việt Nam đã bị Ngân hàng Thế giới cảnh báo vì đã dùng rhotenone, một độc chất có trong cây thuốc cá để thay thế chloramphenicol vì hóa chất nầy không nằm trong danh mục kiểm soát của Cơ quan FDA HK… Đã đến lúc Việt Nam cần phải chấp nhận thực tế nầy. Nếu không Việt Nam khó có cơ may làm thành viên của Tổ chức Thương mãi toàn cầu (WTO)” (toquocvietnam.org).

Bò có “Khô Bò”. Nai có “Khô Nai”. Thịt trâu còn được đóng khô gọi là “Khô Trâu”. Thịt trâu Việt Nam nếu có xuất khẩu chắc chắn cũng bị “mèo lại hoàn mèo“, bò về lò mổ, trâu về chốn trâu!

Cuộc đời có cái gì mà không “chui” nên trong “Kinh hoàng những lò mổ trâu” (Phạm Nguyễn, vietfriendly.com) viết về “Những lò mổ ‘chui’ siêu bẩn”: Tờ mờ sáng, chúng tôi có mặt tại khu lò mổ Mai Động (Hoàng Mai). Trời còn tối nhưng nơi này đã rất nhộn nhịp. Ánh đèn vàng hắt ra từ những căn nhà mái tôn lụp xụp đủ soi rõ phía dưới căn gác xép, nơi vừa là chỗ nhốt trâu bò, vừa là lò mổ. Đến giờ làm việc, mấy người xẻ thịt thuê hò nhau dậy. Trâu bò được mổ ngay trên nền sân ẩm ướt nhớp nhúa. Nước rửa không biết lấy từ đâu nhưng bốc lên mùi tanh nồng nặc. Trâu bò được tưới nước cho hết máu, phân rồi bán luôn cho các tay buôn đang đứng chờ sẵn. Nước kèm chất thải từ việc giết mổ trâu bò được xả luôn ra cống rãnh bên ngoài mà không hề qua xử lý. Cống đặc sệt những bùn đất, nước thải trào cả lên trên, mùi xú uế bốc lên rất khó chịu”.

Ở bên Mỹ, chỉ mới vụ gà mắc chứng H5N1, thịt bò dại nhập từ Anh mà chính phủ đã ra lịnh tiêu hủy sạch sẽ. Thịt trâu thiu thúi kiểu này ăn vào mới thấy ngày tàn thế gian! Đây là cái họa “nhân tạo” chứ trời nào ghét trần gian mà giáng “thiên tai”!

Trâu giả – Giả trâu:
Thịt trâu giả bò:
Nhân có nhân giả. Lịch sử có vua Quang Trung từng cho Phạm Quang Trị đóng giả mình sang Tàu bái yết vua Càn Long nhà Thanh. Truyện cổ có Cám giả Tấm đoạt lấy ngôi hoàng hậu của em. Tây Du Ký có Tôn Ngộ Không giả Ngưu Ma Vương gạt Thiết Phiến công chúa đoạt lấy quạt ba tiêu. Ngưu Ma Vương giả Trư Bát Giới gạt Tôn Ngộ Không đoạt quạt. Giả một trời người. Hàng giả ngập thế giới. Trâu giả – Giả trâu biết đâu mà lựa?

Sừng tê giác giả thành sừng trâu: Tin đưa: “Thầy thuốc Nhân dân – Chủ tịch Hội Đông y VN Nguyễn Xuân Hướng, nhấn mạnh: “Tin những lời đồn đại nên các bệnh nhân và gia đình dễ bị lừa. Nhiều người mua sừng trâu trắng mà cứ đinh ninh là sừng tê giác… Nhìn bề ngoài, sừng tê giác có vân còn sừng trâu trắng thì không. Khi mài vào nước, cả hai đều có màu đục như nước sữa. Tuy nhiên, nước sừng trâu có một ít cặn bã. Để phân biệt chính xác, chúng ta cần có nhiều lần thí nghiệm sừng tê giác và sừng trâu trắng”(ngoisao.net).

Thịt trâu giả thịt bò: “Làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi tập trung trâu, bò từ các tỉnh phía bắc chở về nam, và là nơi hàng tấn thịt trâu xẻ mỗi đêm được “phù phép” biến thành thịt bò… Không chỉ chợ trâu mới nhộn nhịp mà cảnh tượng tại các lò giết mổ trâu, bò cũng ồn ào không kém. Ở đây có một thế giới về đêm hoàn toàn náo nhiệt, người ta thức trắng để mổ trâu. Có điều tới 90% số thịt do làng Thổ Tang tung ra là thịt trâu, ai cũng biết, vậy mà chẳng hiểu nhờ “phép thuật” nào toàn bộ số thịt này lại được biến thành… thịt bò. Bằng chứng là mỗi đêm Thổ Tang giết hàng tấn thịt trâu nhưng không thấy ở đâu bán thịt trâu cả… “(ngoisao.net).

Tức là thịt trâu đã “tàng hình” thành thịt bò!
b. Khâu vệ sinh… ói ra… thổ tả:

“Ngày 14/10, Đoàn kiểm tra liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm quận 10 phát hiện 9,5 tấn thịt trâu bốc mùi hôi thối nồng nặc, chảy dịch trong kho lạnh của Công ty TNHH thương mại Lê Tống (phường 6, quận 10, TPHCM). Gần 10 tấn thịt trâu nhập khẩu đông lạnh từ Ấn Độ và thịt trâu bò nội địa này được bảo quản trong điều kiện rất mất vệ sinh. Ngày 14/10, bà Trương Thị Kim Châu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết, ngay sau khi phát hiện khu vực nhà kho của Công ty này có mùi hôi nồng nặc kèm theo nước dịch chảy ra từ kho lạnh, Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành thanh tra và phát hiện hiện tượng trên. Chi cục Thú y đã lấy bốn mẫu thịt kiểm nghiệm, kết quả cho thấy cả bốn mẫu không đạt yêu cầu. Trong đó, lô thịt trâu bò nội địa có biểu hiện phân hủy bị buộc tiêu hủy (Theo Thủ Phương Báo Đất Việt, vnchannel.net).

Báo khác đưa tin: “Lô hàng này không hề được bảo quản mà bỏ vào bao, chất đống trong kho. Theo Cty Lê Tống thì nó chuẩn bị được đem chế biến thành các loại khô bò, khô nai… Nhưng cả 3/4 mẫu kiểm tra của lô thịt này chất lượng đều không đạt yêu cầu, lượng vi sinh vượt mức cho phép. Vì vậy, nó đã bị buộc tiêu hủy ngay. Riêng 1,4 tấn thịt trâu được bảo quản đông lạnh nên chưa phân hủy mà mới có dấu hiệu ôi thiu. Do vậy, Sở Y tế TP HCM và Chi cục Thú y TP đề nghị Cty Lê Tống trình phương án tái chế để cơ quan chức năng thẩm định xem có cho phép tái chế hay không. Theo nhiều chuyên gia, nếu xử lý nhiệt và khử mùi có thể diệt vi sinh và chế biến thành các loại thực phẩm khô. Bà Trương Thị Kim Châu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP, tỏ rõ sự phân vân trong việc cho phép tái chế hay không. Vì theo bà, thịt đã bị chuyển hóa, dù xử lý bằng nhiệt cũng có khả năng sẽ không tiêu hủy được hết độc chất phát sinh trong thịt. Trong khi đó, BS Nguyễn Xuân Mai, Viện phó Viện Vệ sinh công cộng TPHCM, khẳng định: “Nên tiêu hủy ngay lượng thịt này. Vì đã ôi thì không còn là thịt nữa. Có chế biến thì cũng không còn chất dinh dưỡng gì. Theo bà Châu, kết quả xử lý ra sao đang được UBND Q.10 xem xét” (Tùng Nguyên, web đd). Thật là “tiếc hùi hụi, chỉ tội dân nghèo”!. Chắc còn chờ… bao… thư chứ không phải chờ bao… Thị Chế!

Ai còn dám ăn những đồ hung của dữ ấy, xin mời! Ngày xưa, “Treo đầu dê, bán thịt chó“. Ngày nay, “Treo đầu bò, bán thịt trâu” là chuyện thường tình! Ăn những thứ thịt hôi thúi như thế, chúng ta vô tình “rước vi khuẩn” Salmonella (Salmonelloses). Đây là loại vi khuẩn hình que, di động nhanh, làm thoái hóa thức ăn khiến thức ăn trở thành độc hại. Loại này gây ra bệnh Salmonellosis (bệnh vi khuẩn Xanmon) một loại bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có chứng thương hàn rất dễ đi theo… diện ông bà sớm. Salmonella nằm sẵn “chờ thời” trong lục phủ ngũ tạng, phân uế của các loài động vật nhất là trâu bò gà heo. Chính loài này đã gây ra nhiễm trùng đường ruột khi ăn phải thịt thiu và cà chua có tên Round, Plum, Roma Red Tomatoes bị nhiễm khuẩn nói trên ở các tiểu bang Hoa Kỳ khiến nhân dân một phen… tá hỏa đom đóm! Họ thấy “những ánh mắt hỏa châu” trong màn đêm vì Tào Tháo rượt cả đêm lẫn ngày! Ai lỡ mới nuốt một vài trái cà chua vào bụng, móc họng, ói ra không kịp!

Nguồn gốc loài thịt này ở đâu mà ra, vì ai mà có?

Thợ mổ trâu. Dân lái trâu:
Lái trâu: Ngành hàng không, hàng hải, đường sắt có “lái máy bay”, “lái tàu” thì người buôn bán trâu gọi là “lái trâu”. Lái trâu là con trâu tự đi chứ ai đâu mà “ngồi lên châu, ngộ lái“! Lái trâu cũng như “lái bò”, “lái trái cây”, nghĩa là chỉ những người “thầu”. Lái trâu mua thịt trâu về bán lại kiếm lời. Thường thường, điểm mua trâu từ quốc nội chuyển sang… ngoại quốc từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia rồi “đánh trâu” tà tà qua mắt Biên Phòng và Quản lý thị trường cũng đang “canh coi mồ mả” ở các biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng… để chận bắt những thứ hàng bị coi là lậu như trâu bò, sừng tê giác, ngà voi, hàng gia dụng. Lái trâu nào cũng thuộc loại “ngầu” tức có máu mặt mới có thể xưng hùng, xưng bá trên mỗi địa hạt riêng. Họ là dân sành trâu nhưng lâu lâu cũng bị “tổ trác” khi “dùng mắt cân trâu“. Một lái trâu chuyên nghiệp kể rằng: “Do đặc điểm của lái trâu đường dài là mua nguyên con nên lái phải có khả năng dùng mắt để ‘cân’ trọng lượng con vật. Có những con trâu to tướng, lái cứ tưởng là nhiều thịt nhưng khi xẻ ra mới tá hỏa, trọng lượng thấp hơn 30% so với ước tính. Hỏi ra mới biết những con trâu đó được tiêm thuốc vỗ béo đặc chủng do Pháp sản xuất. Những con trâu được vỗ béo kiểu này trông rất hấp dẫn, mập tròn trùng trục, lông nhỏ, da mịn, dân mới vào nghề thấy chóa mắt ngay. Nhưng thử ấn mạnh ngón tay vào mông trâu sẽ thấy lún sâu, da nhăn lại, còn trâu ăn cỏ mập tròn thịt dẻ cứng’” (nld.com.vn).
Lái trâu trả công thợ xong, lời ngay thất rõ: “Một con trâu nặng 150 kg, chủ lò bò lấy đến 75 kg da, bán được 750,000 đồng, trừ chi phí công thợ, còn lại 690,000 đồng. Một đêm xe 10 con thì chủ lò bò kiếm ít nhất là 6,9 triệu đồng, đó là chưa kể bộ đồ lòng đem bán với giá bèo cũng cả trăm nghìn đồng. Phần lớn trâu đưa vào lò bò này đều nặng từ 150kg trở lên. Con nào còn nhỏ, nhẹ ký, thương lái thuê dân địa phương nuôi cho đến khi đủ cân mới đem vào lò mổ” (nguoi-viet.com).

Ở nước ngoài, đồng lương được quy định tương đối có thứ tự tùy ngành, nghề. Tối thiểu hiện tại, lương công nhân quèn trong các hãng xưởng khởi đầu từ 5 đô 15/giờ tăng theo chuẩn 7 đô 25/giờ. Một tháng trung bình 1.100 tới 1.200 đô. Những giờ làm quá 8 tiếng/ngày đều hưởng quy chế tiền gấp rưỡi. Mức lương như thế, chẳng công nhân nào giàu nhưng nhàn hạ “ăn no chóng nhớn“, nằm gường nệm, có lò sưởi, máy lạnh, coi tivi, nghe di động, sống xe hơi, tắm hồ bơi, chơi tenníc! Đời sống khổ, con người vì “miếng cơm manh áo” đã không ngại làm bất cứ nghề nào ngay cả nghề cãi lộn hay đâm thuê, chém mướn! Trời đất bao la không có chỗ dung thân cho những làm ăn người lương thiện! Không mánh mung, không học lừa đảo, không theo thế thời, họ chết không kịp ngáp vì bị đồng nghiệp “chèn” như người ta chèn xác trong hòm!

Gần ngày tết cổ truyền, hàng lậu gia dụng hay lậu bò, lậu trâu do những dân cửu vạn đàn bà, trẻ nhỏ là những“đoàn quân vội đi, đi về biên giới, cũng từ biên giới về… tải hàng đầy đường”. Dĩ nhiên, có quan giữ cửa cấm thành tất có đồng hành hối lộ. Nhét túi cho đi, dân cám ơn. Nghĩa là “ăn mà làm được việc, còn hơn, ăn mà chẳng làm được tích sự gì”! Lái nào cũng thế. Tai nạn máy bay. Tai nạn tàu hỏa. Bất cẩn có. Trời làm có. Còn lái trâu? Lái thịt trâu thúi quắc mang về bán cho dân có khác nào “coi cái bao tử người như cái mấy sấy chất phế liệu”! Trời chẳng làm tai mà ai kia làm ác? Lái trâu qua mắt biên phòng, quản lý thị trường xong, lập tức đưa trâu về lò mổ. Quốc có quốc nạn, trâu có trâu nạn. Những trâu nạn ấy, lúc này cũng đang nhảy… cha cha cha “ngất ngư, ngất ngư gần chết” vì tuyến đường buôn lậu dài quá xá, quà xa! Những con trâu nhanh chóng qua tay những tay “đao phủ”.

Thợ mổ trâu: Là những người mổ thịt, xả thịt, xẻ thịt cho lái trâu hay những người chủ cửa hàng bán thịt trâu hay thịt trâu giả bò. Họ là những tay đao phủ mổ gia công chuyên nghiệp nên: “Do sống bằng nghề mổ gia công, nên họ không bận tâm đó là trâu hay bò. Dây chuyền xẻ thịt ở đây diễn ra vào lúc 0 giờ và kết thúc lúc 4 giờ sáng. Một con trâu to đùng như vậy, nhưng hai thợ mổ biến chúng thành đóng thịt vụng chỉ trong vòng 15 phút. Ở lò bò này, không sử dụng điện chích trâu bất tĩnh hay dùng búa đập vảo đầu như dân gian thường làm, mà tất cả thợ mổ đều biết mạch tử nên chỉ cần một dao là con vật còn động đây gì nữa. Sau khi hoàn tất xẻ thịt, hai thợ mổ được trả công 30.000 đồng. Do thành thạo trong công việc, mỗi đêm một cặp thở mổ xẻ thịt ít nhất 10 con, lĩnh chủ lò 300.000 đồng. Để chứng minh là con nhà nghề, chủ lò cho biểu diễn xẻ thịt một con bị mệt trên đường vận chuyển. Con vật lúc này đã bị xích vào cột, hai thợ mổ để mình trần, mặc quần sọt, huơ dao sáng loé rồi một anh xoay người đâm thốc một nhát vào yếu hầu, con vật chết ngay tại chỗ. Xác con vật bị lật ngược đưa bốn cẳng lên trời, một người cắt đầu, mổ bụng, người kia cầm vòi nước máy phun vào. Trong nháy mắt, một mảng sân rộng nhuộm màu đỏ hoét. Rồi thoáng một cái, bộ da và bộ đồ lòng được tách ra khỏi con vật, mọi thứ đều để riêng. Lúc này, đồng hồ chúng tôi đã chỉ sang phút thứ mười. Phần xẻ đùi, lóc thịt được hai thợ mổ hoàn tất đúng 5 phút còn lại. Thương lái trả công cho các chủ lò không phải bằng tiền, mà bằng bộ đồ lòng và bộ da của con trâu. Bộ đồ lòng chủ lò đem bán nhậu, còn bộ da thì bán cho các cơ sở thuộc da, làm trống chầu ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Giá một ký da tươi bán hơn 10,000 đồng. Đặc điểm của con trâu là bộ da đã chiếm tới 50% trọng lượng toàn thân của nó” (nguoi-viet.com).
Sự lao động của các thợ mổ trâu cực hơn các “đao phủ” trên các pháp trường! Các “đao phủ” này… huơ một cái là… trời ơi! Bố ai dám tả “Bàn tay gã đao phủ” như Jarson Dark?

Xem ra, những người làm công bao giờ cũng hưởng đồng lương quá sức chênh lệch. Những thành thạo trong động tác mổ trâu của thợ mổ trâu thật là nguy hiểm nếu những “lương y như dì ghẻ” dùng động tác này để mổ bệnh nhân, thay gì cắt lá lách thì “bác sĩ mổ trâu” này “xẻo” cha miếng gan!

Trâu với những tên gọi khác:
– Rắn hổ trâu trong “Rắn đầu, rắn cổ” của Lê Quý Đôn:

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

Trâu Lỗ là rắn hổ trâu dài 3 mét, đen loang lỗ, cực độc. Trâu Lỗ cũng là nơi Khổng Tử được sinh ra.

– Sao Ngưu trong “Thuật Hoài” của Đặng Dung:

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hồ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

– Trâu trong “ruộng trâu”: “Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ . Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên , tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu).

– Củ Sừng Trâu: Củ ấu có màu đen mun và hai đầu cong y hệt sừng trâu thu nhỏ. Ruột ăn bùi bùi như hạt mít. Nhân gian có câu: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”.

– Cây sừng trâu: Loài giống như cỏ dùng làm thuốc.

– Mụn sừng trâu: Loại mụn to ác nhơn thường mọc trên mặt trai, gái dậy thì. Chữa chứng này cần dùng cây Lô Hội (vnfa.com). Cây Lô Hội (Aloe Vera) tức là cây nha đam. Mọc hình bụi. Màu xanh lợt. Thân lá thẳng nhọn, có gai. Ruột mềm màu trắng, nhớt. Dùng nấu chè, ăn sống, nước gội đầu…

– Ớt sừng trâu: Ớt ngà quéo một đầu như sừng trâu.

– Cây trâu cổ (ficuspumila L): Hình như hoa cỏ, loại dây leo, chẳng thấy giống cái chi của con trâu.

– Mõ sừng trâu: Loại nhạc cụ dùng chung với nhạc cụ khác như kèn bầu, trống…

– Tù và sừng trâu: Làm bằng sừng trâu hay vỏ ốc.

– Chiếc xe trâu: Tôn Tẩn dùng khi ra trận vì hai chân bị Bành Quyên ghen tài, chặt mất. Trước khi bị mất hai chân, Tôn Tẩn ra trận thường cưỡi Thanh Ngưu.

Chiếc xe trâu khác: “Chiếc Xe Trâu” màu đỏ, dài gần 2 m mang bản số 0812 (không biết có chính xác không vì nhìn xéo khó thấy chữ số quá xá!) của chế tạo viên Trần Văn Đỉnh. Trâu phang nước đại 30 – 40km/g thì xe trâu gỗ này “quỵn” một phát phang gấp 4 lần tức khoảng 120 km/g. Phang xong thì… nộp phạt cho cảnh sát giao thông, công an đường lộ mệt nghỉ!

– Lão thầy chùa mũi trâu: Chỉ Từ Mậu Công là quân sư của Đường Thái Tông có lỗ mũi to như mũi trâu trong “Tiết Nhân Quý chinh đông” (Tô Chẩn dịch). Hoặc từ “mũi trâu” dùng để gọi Trương Tam Phong trong “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” của Kim Dung.

– “Mộc Ngưu, Lưu Mã“: Xe trâu, ngựa gỗ do Khổng Minh chế ra dùng để vận chuyển lương thực đánh Nguỵ (xem “Tam Quốc Chí”hồi 102 – 108): “Khổng Minh lại kêu Khương Duy, Ngụy Diên đến dặn:

– Hãy đế Vị Tân mà đoạt Lưu Mã , Mộc Ngưu!

Lại kêu Liêu Hóa, Trương Dực dẫn quân chận Tư Mã Ý đừng cho đến !Lại kêu Mã Trung, Mã Ðại tới Vị Nam khiêu chiến. Nói về Vương Bình, trà trộn vào binh Ngụy được rồi thì cả mừng .Khi đến bờ sông Vị Tân, Bình hô quân cùng hét to rồi vung đao cướp giật Mộc Ngưu, Lưu Mã, binh Ngụy thất kinh bỏ chạy. Bình sai quân đẩy tới. Quách Hoài được tin dẫn quân đến tiếp ứng. Vương Bình thấy binh Ngụy tới bèn tháo hết lưỡi của Mộc Ngưu, Lưu Mã ra rồi bỏ chạy. Quách Hoài đến truyền quân đẩy về, nhưng con nào cũng nặng ỳ đứng lặng, Hoài không biết làm sao, còn đang suy nghĩ thì bỗng có tiếng quân la ó, rồi Ngụy Diên và Khương Duy ào ra đánh ép lại, Vương Bình cũng quay lại đánh, Quách Hoài đại bại, cuốn gươm chạy dài. Vương Bình thấy binh Ngụy chạy hết, bèn lấy lưỡi lấp vào miệng Mộc Ngưu và Lưu Mã, các con này lại đi như thường. Quách Hoài thấy vậy thất kinh không dám rượt theo.Tư Mã Ý thay Hoài đại bại liền đem binh đến tiếp ứng. Ði dọc đường bỗng Trương Dực và Liêu Hóa xông ra. Ý thất kinh bỏ chạy. Khi đến mé sông, Ý cùng đường phải nấp ở sau cây đại thọ. Liêu Hóa rút đao chưa kịp chém thì Ý đã thoát rồi và bỏ lại chiếc mũ kim khôi .Liêu Hóa lượm rồi rượt theo, chẳng ngờ Ý bỏ mũ phía Ðông mà thoát thân hướng Tây. Tìm không thấy Tư Mã Ý, Liêu Hóa bèn thâu binh trở về. Còn Trương Ngưng lúc ấy lùa hết Mộc Ngưu và Lưu Mã chở đầy lương thực trở về” (dactrung.net).

– Mọc sừng: Sừng trâu. Nguỵ Diên là tướng nhà Hán, sau mưu phản. Khi Khổng Minh chết: “Ngụy Diên đêm ấy thấy trên đầu mọc hai cái sừng bèn mời Triệu Trực mà hỏi. Triệu Trực suy nghĩ một lát rồi nói:

– Ðó là điềm rất tốt, vì kỳ lân cũng có sừng, rồng cũng có sừng. Nên thấy mình mọc sừng là điềm lành.

Ngụy Diên cả mừng nói:

– Nếu quả vậy tôi sẽ hậu tạ.

Triệu Trực từ giả ra đi, bỗng gặp Phí Vĩ. Trực bèn đem việc ấy nói với Vĩ:

– Tôi vừa ở trại Ngụy Diên về y nhờ tôi đoán mộng, nhưng điềm ấy xấu lắm, nhưng vì sợ y giận nên phải nói tốt cho y an lòng”. (Tam Quốc Chí, hồi 108, dactrung.net).

Nghĩa khác của mọc sừng trâu: Chỉ quan hệ ngoài hôn nhân như các diễn viên Lương Triều Vĩ bị Lưu Gia Linh cắm sừng, Tạ Đình Phong bị Trương Bá Chi cắm sừng, Châu Huệ Mẫn bị Nghê Chấn cắm sừng, Hoàng Hòa Trường bị Củng Lợi cắm sừng… Đó là chuyện người ta. Báo chí tọc mạch thiên hạ kiếm ăn qua ngày, mình đọc qua cho biết. Ai lại chẳng bị cắm sừng một vài lần trong đời. Điều đáng nói ở đây là… sừng mình có mọc đủ dài và cong như sừng trâu để “cắm lên đầu” ai đó được hay không?

– Trâu Vàng: “Công ty Trâu Vàng”: Tên một công ty vận tải vận chuyển nhà, kho, xưởng, văn phòng… ở Hà Nội.

– Trâu trong “Tiểu Đoàn Trâu Điên“: Tên và phù hiệu của đơn vị tiểu đoàn 2 Thuỷ Quân Lục Chiến thời Cộng Hòa.

Trâu điên này khác với trâu điên thật húc 9 người bị thương nặng ở Quảng Bình, húc chết 2 người và làm bị thương 5 người ở Thừa Thiên Huế. Ở Quảng Nam thêm 2. Hà Nội: 1. Bắc Ninh: 15, hư hỏng xe cộ 50. Ở Đồng Nai: húc 4, phá banh nhà kho, chuồng gà, 2 xa máy… Hải Dương: 2 người chết, 3 bị thương.

Trâu điên mới húc người. Người không điên cũng… húc nhau hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng ngày…! Trâu điên mới hăng máu chạy tán loạn, chạy “vô tổ chức, vô kỷ luật”, người có điên đâu mà cũng chạy vượt đèn đỏ, lạng lách mọi ngành, mọi giới, tranh nhau đi “đầu thai”. Khiếp quá! Trâu điên mới húc người chết, người không điên cũng xả súng bắn bất cứ hạng người nào, thủ tiêu bất cứ kẻ nào “cản mũi kỳ đà”, “đầu dây manh mối” bất cứ kẻ tốt xấu nào! Nhưng ở đời kiếp thân nào cũng vẫn có khắc tinh. Voi có thằng nài. Rắn có chim bìm bịp. Trâu điên có ong ngựa chích ngã ngay.

– Trâu trong “Chửa trâu“: Bầu quá 3 tháng 10 ngày mà chưa sanh được. Đây là hiện tượng thai già (Quá kỳ bất sản) quá 41 tuần hay 280 ngày, rất nguy hiểm cho các bà mẹ. Cần đi bác sĩ gấp. Nếu ai đó đang mang bầu “tâm sự trâu” thì năm mới, tết đến, hãy mau… trút, mau “đẻ” ngay kẻo để lâu “thai tâm sự” hóa vôi là khổ mạng!

– Hỏa Ngưu trận: Trận lửa trâu tức lửa đốt từ đuôi trâu do Điền Đan nước Tề dùng mưu đánh quân nước Yên. Trong “Điển hay tích lạ”, Nguyễn Tử Quang kể: “Đan sung công tất cả trâu của dân chúng. Trâu đực, trâu cái, trâu mẹ, trâu con, trâu già, trâu nghé … có hơn ngàn con đều được tập trung ở một khu đất trống trong thành. Đan lại tuyên bố đây là mưu kế của Tướng nhà Trời bày ra cho ông để tiêu diệt quân Yên mà đem thắng lợi cho nước Tề. Tất cả một ngàn con trâu đều mang một lớp áo đỏ vào thân, vẽ thêm màu sắc lòe loẹt. Gươm, giáo, mác cột chặt vào sừng trâu đưa mũi nhọn sắc ra trước. Mỗi đuôi trâu lại buộc một nùi cỏ khô tẩm dầu chai. Người ta không hiểu để làm gì. Hoàng hôn xuống. Điền Đan liền cho giết một con trâu làm tiệc. Đoạn cho năm trăm quân cường tráng ăn uống no say, vẽ 5 màu sắc vào mặt, mặc y phục đỏ, cầm k hí giới và chạy theo sau trâu. Trời đã khuya. Giờ khởi binh đã điểm. Tức thì cửa thành mở hoác, lùa trâu ra. Đồng thời đốt bó cỏ buộc ở đuôi trâu. Lửa cháy, trâu bị nóng quá, rống lên đâm đầu chạy xông qua dinh Yên. Năm trăm tráng quân cắm cổ chạy theo. Quân Yên cứ tin chắc là hôm sau, quân Tề đầu hàng, sẽ kéo vào thành nên đang đêm chỏng cẳng ngủ thẳng. Thốt nhiên có tiếng ầm ầm như đất lở trời đổ, chúng giựt mình tỉnh dậy, trông ra thấy có hàng ngàn ngọn đuốc sáng rực như ban ngày. Những con vật kỳ quái xồng xộc băng băng chạy đến, lại rống lên những tiếng rùng rợn. Theo sau đó, một đoàn người dị thường hung hăng xông theo. Quân Yên hồn bay phách tán tưởng như một đoàn mãnh thú quái dị và lũ quỷ sứ mặt ngũ sắc của tướng Trời chỉ huy.
Hàng ngũ quân Yên rối loạn. Chạy đâu cũng không thoát. Những cặp sừng húc vào đâu thì người bị thương toi mạng, ruột gan lòng thòng, máu chảy dẫy đầy. Năm trăm tráng quân chẳng nói chẳng rằng, tay cầm dao lớn búa to cứ gặp người là chém, là bửa. Năm trăm người mà khí thế bằng mấy vạn quân.Khủng khiếp quá, quân Yên mặt mày không còn một hột máu, tiểu đại xổ ra một lần. Nhưng nào thoát mạng được.
Điền Đan lại thân xuất người trong thành reo hò chạy đổ đến. Những kẻ già yếu và phụ nữ đều cầm dùi đánh vào những đồ đồng, đồ thiếc, tiếng vang dội khắp trời đất. Quân Yên càng khiếp đảm, chạy tán loạn, đạp nhau chết vô số. Thây nằm ngổn ngang như rạ, máu đổ lan mặt đất như nước sông. Tướng Kỵ Kiếp ôm đầu lủi chạy, bị Điền Đan đâm một giáo chết không kịp la. Quân Yên đại bại. Thừa thắng, Điền Đan cử một cuộc tấn công, đánh thẳng đến sông Hoàng Hà, phía bắc nước Tề, khôi phục hơn 70 thành. Các thành ấy nghe quân Tề đắc thắng đều phản Yên mà trở lại với Tề. Thật là một trận giặc trâu kinh khủng trong lịch sử thế giới.
Trong bài “Con trâu” của Học Lạc (Nguyễn Văn Lạc) có câu:
Mắc mưu đốt đít tơi bời chạy,
Làm lễ bôi chuông dớn dác sầu.
Cụ Huỳnh Mẫn Đạt, trong bài “Con trâu già” cũng có câu:
Đuôi cùn biếng vẫy Điền Đan hỏa,
Tai điếc buồn nghe Ninh Thích ca.
“Đốt đít” và “Điền Đan hỏa” là do điển tích trên” (vnthuquan.net).

Sau này, Kim Dung đã cho Dương Qua mượn trâu, mặc áo trâu, đốt đít trâu để trâu xông trận chống Mông Cổ trong “Thần Điêu đại hiệp”.

– Trâu Nước (Thuỷ Ngưu): “Ngưu canh điền” là biệt danh của Quách Tĩnh, nhân vật chính trong “Thần điêu đại hiệp” của Kim Dung.

– Ngưu Mao Châm: Loại ám khí hình dáng giống sợi lông trâu dùng trong “Thiên Long Bát Bộ”.

– Cửu Ngưu Nhất Mao: (Chín trâu một lông): Mường Giang trong bài “Con trâu qua phong tục, văn chương và điển tích” viết: “ Ðời Hán Vũ Ðế (Lưu Triết) sai Lý Lăng đem quân đánh Hung Nô. Lúc đầu quân Hán thắng trận nên được vua quan ngợi khen hết lời. Nhưng sau đó Lý Lăng vì khinh địch nên trúng kế và bị Hung Nô bắt . Lý Lăng vì muốn bảo toàn mạng sống quân sĩ dưới quyền nên giả đầu hàng giặc. Ðược hung tin, vua Hán vì nghe theo lời xiểm ninh của bọn triều thần nên phán tội Lăng là phản quốc. Trong buổi chầu có mặt Tư Mã Thiên nên Hán Vũ Ðế hỏi ý kiến thì được Thiên tâu rằng ‘ Lý Lăng chỉ có 5 ngàn binh sĩ trong lúc Hung Nô có tới 8 vạn kỵ binh nên Lăng phải trá hàng nên nếu xét công tội, thì công của Lăng nhiều hơn tội, mong nhà vua châm chế. Lời tâu trên đã làm cho Hán Ðế càng thêm giận dữ, kết tội Lăng và Thiên là đồng lỏa, đem Thiên ra thiến còn toàn bộ gia đình Lý Lăng bị tru di. Trong ngục, Tư Mã Thiên uất ức muốn tự tử chết nhưng nghĩ lại mình làm vậy đối với nhà vua và bọn nịnh thần, cũng giống như chín con trâu chỉ mất có một sợi lông. Bởi vậy ông cố nén đau nhục để moi tim óc hoàn thành một tác phẩm vô tiền khoáng hậu lưu truyền tới ngày nay. Ðó là bộ ‘ sử ký Tư Mã Thiên ‘ . Ngoài ra lúc còn trong ngục, ông có viết thư cho người bạn tên Nhiêu Thiếu Khanh có câu ‘ cửu ngưu vong nhất mao ‘ diễn tả tâm trạng mình, quyết quên cái tiểu tiết để hoàn thành đại nghiệp, lưu danh thiên cổ, mới không uổng kiếp người”. (haingoaiphiemdam.com)

– Cá lưỡi trâu: Cá có cá kiếm, cá cờ, cá cơm, cá rồng, cá hồng, cá thu, cá chim. Bò có cá bò thì trâu cũng có cá trâu. Cá lưỡi trâu dài như lưỡi trâu, chiên dòn hết ý.

– Họ Trâu: Với người “da vàng, mũi tẹt” Châu Á, trâu là một họ như Trần, Nguyễn, Lê, Phạm, Phan, Đỗ, Ngô, Đinh…Họ Trâu 鄹 như Trâu Diễn, Trâu Tĩnh, Trâu Văn Hoài, Trâu Triệu Long. Trâu 邾 họ “Chu”, “Châu”: 周 Châu hay Chu Vũ Vương, Chu Du, Chu Thụ Nhân, Chu Ân Lai, Chu Long, Châu Tinh Trì, Châu Bá Thông, Endy Chow, NiKi Chow, Châu Nhuận Phát, Châu Văn Tiếp, Chu Mạnh Trinh, Chu Văn An, Chu Lai…

– Mục đồng: Trẻ chăn trâu: Nếu có Tô Võ chăn dê sao không có Bộ Lĩnh chăn trâu? Vua nhà Đinh là Đinh Tiên Hoàng thuở nhỏ là cậu bé chăn trâu với “Cờ lau tập trận“. Lớn lên dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn. Cậu bé từng lén chú Đinh Dự làm thịt trâu cho bạn bè ăn. Còn như Sào Phủ là người chăn trâu thời vua Nghiêu (Đường Nghiêu) dẫn trâu lên suối khác uống nước vì suối dưới đã bị Hứa Do rửa tai (lỗ tai Hứa Do lỡ nghe vua Nghiêu muốn truyền ngôi cho mình nên mang ra suối rửa).

– Tắm trâu: Tức dẫn trâu đi tắm: Ở bờ sông hồ Trị An là bãi tắm trâu lý tưởng của dân chăn trâu huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

– Đĩa trâu: Con đĩa hút máu to như trâu (ví von cho rợn da gà chút xíu!). Chị em cấy ruộng, không ai không bị loại này bám vào chân hút máu, chết chứ không chịu nhả. Người nhát thì đạp hết đám ruộng mà nhảy. Kẻ khôn, lấy nước miếng, lá nón cạy nó rớt ra.

Giới lao động gọi những kẻ bóc lột sức lao động (người lao động làm quá 40 giờ/tuần mà không hưởng lương gấp đôi là bị bóc lột sức lao động) là những con đĩa trâu này!

Đĩa trâu thật cũng từ bùn leo lên bờ, chui vào… bụng học trò: “Các bác sĩ của bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) vừa thực hiện ca phẫu thuật gắp một con đỉa trâu từ phế quản của một sinh viên nam. Bệnh nhân là anh T.N.V, 26 tuổi, sinh viên đại học Bách Khoa TP.HCM. Anh V. cho biết bắt đầu thấy đau trong phổi, thường hay ho khan dữ dội cách đây hơn 2 tháng. Tuy nhiên, vì không có điều kiện đi khám nên chỉ mua thuốc ho ngoài nhà thuốc về uống. Tối 10/12, khi đang ngồi ăn kem với nhóm bạn trên đường Trường Chinh (Tân Bình), anh bất ngờ lên cơn ho, tim đập mạnh và khạc ra máu tươi, một lúc sau thì có những cơn quặn đau từ lồng ngực, và nôn ói, nên bạn bè đã đưa đến bệnh viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy anh V. bị suy tim cấp và có dị vật trong vùng phổi. Các bác sĩ đã gắp ra từ phế quản của anh con đỉa trâu dài 2cm, vẫn đang còn ngọ nguậy. Theo phỏng đoán của bệnh viện, có thể con đỉa này đã đi vào phổi anh V. thông qua đường ăn uống vì loại đỉa này sống ký sinh trên rau sống. Anh V. là sinh viên thường xuyên ăn cơm bụi nên khả năng ăn phải rau rửa không sạch là rất cao” (dantri.com.vn).

Chiến tranh kinh hãi tới trời. Ăn sống, uống sít tiêu đời cái thân.

– Ngưu đầu, mã diện: Lính đầu trâu, mặt ngựa của Diêm Vương. Trong “Bao Công xử án Quách Hòe“, Bao Công đã bày ra cảnh âm phủ khiến cho thái giám Quách Hòe kinh hãi mà phải cung khai sự thật về vụ thế tử bị tráo bằng con mèo.

– Bác sĩ trâu: Tức bác sĩ trình độ “trâu bò”: Mổ gà, mổ heo, mổ trâu, mổ chó. Mổ người không tàn phế thì bệnh nhân cũng chết bất đắc kỳ tử.

– Tiến sĩ trâu: Từ tiến sĩ giấy mà “bỏ thi đầu vào” dẫn tới “tiến sĩ trâu” thi đâu cũng đậu. Bia tiến sĩ trâu này được “Trung tâm bảo tồn di tích tiến sĩ Việt Nam” dự định sẽ được dựng trong công viên Văn Miếu với 25 hecta ở Hà Nội mới là trâu… chính hiệu… người! Tiền từ túi trâu, moi đâu chả có! Trâu thật ăn cỏ. Trâu người ăn chi?

Thế nhưng, nói gì thì nói, trần văn trâu vẫn là mối lo ngại của người dân quên cày sâu, cuốc bẩm.

9. Trâu và mối quan tâm của con người:
Trâu bò đang trong tình trạng báo động về sự an toàn trước nguy cơ tiệt chủng vì cái bao tử người càng ngày càng nuốt trọng trâu chứ không nhai và môi trường sinh thái với sự thay đổi thời tiết nóng lạnh khác thường khiến trâu bò tử vong. Đợt cực rét tháng giêng và tháng hai năm 2008 xuống dưới O độ C và mưa bão số 4, số 6 kéo dài đã khiến hàng trăm ngàn trâu bò chết cóng làm cho nông dân Trung, Bắc Bộ và Tây Nguyên (Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Bắc Kạn, Hà Giang, Điện Biên, Sa Pa, Lào Kai… ) hầu như… phá sản. Người ta giải quyết những nạn này như thế nào? Trâu rừng, săn thoải mái. Trâu nhà, thịt thả ga. Khi trâu lăn đùng chết hàng loạt vì chứng “long mồm lở móng” (Foot, Mouth Disease – FMD) không liên can gì tới bệnh “Bò điên” (Bovine Spongiform Encephalopathy BSE) hoặc “Bệnh đậu bò” (Bovine smallpox) và chết cóng thì “mất bò mới lo làm chuồng” theo hai nghĩa. Bs Nguyễn Văn Dũng trong“Hầm chuồng chim – giải pháp bảo vệ gia súc khỏi chết rét” bày cách: “‘nông dân ở vùng cao có thể đào hầm theo kiểu giao thông hào có cửa ở lối ra và lối vào. Phần hầm chìm dưới đất chỉ cần sâu khỏang một mét rưỡi, diện tích tùy theo số lượng vật nuôi mà tính. Hầm làm cao thêm khỏang nửa mét đủ để cao hơn đầu những con vật cao nhất; đồng thời có tác dụng chắn mưa tràn vào hầm… đất là vật cách nhiệt lý tưởng trong mọi điều kiện thời tiết. Đất càng khô càng cách nhiệt tốt. Theo ông thì các vách đất xung quanh hầm chính là những bức tường cách nhiệt với không khi ngòai trời đáng kể. Cộng với sự sinh nhiệt trong lòng đất sẽ làm ấm không khí trong chuồng. Đối với các hầm không mái, nếu trời không mưa và sương thì cũng đủ giữ cho gia súc khỏi bị mất nhiệt bởi gió, đây là một yếu tố làm gia tăng giá lạnh ngòai trời.”

Giáo sư nông học Nguyễn Tử Siêm (Khoa Công Nghệ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội có ý kiến “Làm hầm cho trâu bò cũng là một ý tốt, túc là dù sao người ta không đủ vật liệu tranh, tre, mía, lá, v.v. thì việc đào xuống thì nó cũng dễ dàng hơn, và khi người ta đào xuống thì rõ ràng nó ấm hơn là ở trên và gió nó đỡ thổi đi. Đồng bào cũng có thể tận dụng những hang hốc tự nhiên, hoặc đào ít nhiều thì như vậy vật liệu xây cất đỡ hẳn đi”.

Bên cạnh sáng kiến của bậc trí thức, người bình dân “thương trâu như con, quý trâu như vợ sinh con mọn” cũng “nhiệt liệt” đưa ra “phát kiến”: “đào hố taluy với chiều sâu bằng bằng chiều cao con trâu (bò), chiều rộng lớn hơn kích thước của chúng nhưng không lớn hơn nhiều để có thể giữ nhiệt không bị phân tán; trên lợp mái kín bằng rơm rạ; lối đi xuống vát taluy. Trời lạnh, ta có thể nhốt trâu bò xuống các hố này và che đậy kín phía trên bằng phên lá giúp trâu bò chống rét rất hiệu quả” hay ““Trước mắt, Chính Phủ cấp ngân sách chuyển rơm rạ từ Miền Nam ra để cấp cho nông dân các vùng nông thôn có nuôi trâu bò. (Ở miền Nam, rơm rạ được cho không). Về lâu dài rhì cần có khuyến cáo với nông dân giữ lại một số lượng nhất định rơm rạ sau thu hoạch để phòng khi giá rét có thể dùng cho trâu bò, gia súc khác; thậm chí đốt sưởi ấm cho người” hoặc “Muốn ấm thì chuồng che kín với lại trời rét thì không cho nó ra đồng nữa, sưởi ấm cho nó, ủ trấu, đốt củi” (thanhnienonline.com).

Mỗi con trâu bò chết, nhà nước bù cho 1 triệu, nghé con chết 500 nghìn đồng và hổ trợ 100 nghìn/con sống với 1 kg gạo/con/15 ngày như ông Cục phó chăn nuôi Trần Thế Xường đề nghị trên rfa.org, không biết Bộ Nông Nghiệp có nhìn lên, cuối xuống chưa? Vaccine đợt I, II được triển khai ngừa bệnh trâu bò. Thế nhưng dù cứ khuyên “Trâu ta ăn cỏ đồng ta” nhưng nạn thả trâu ăn cỏ đồng người hầu như… hết thuốc chữa trên mọi lĩnh vực.

Nếu Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời để lại những bụi tre đằng ngà cho dân huyện Gia Bình làm kỷ niệm và để tên Thánh Gióng cho làng Thánh Gióng nhớ đời thì trâu Việt Nam cũng để lại vết chân tròn của trâu tại hai miền đất nước. Còn trâu Trung Quốc thì để lại tên bên Trung Quốc.

Trâu trong địa lý:
– Xã Trâu Quỳ: Xã thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh đã chuyển sang Thị trấn Trâu Qùy năm 2005.

– Bến Trâu: Chỉ Sài Gòn. Lê Trung Hoa giải chú: “Bến Nghé vốn là tên một cái bến nằm ở ngã ba nơi con kinh Chợ Lớn đổ ra sông Sài Gòn. Sau đó, Bến Nghé dùng để chỉ con kinh Chợ Lớn và để chỉ cả thành Gia Định hay Sài Gòn”Mặt khác, theo tác giả (khuyết danh) Gia Định phú (bài 2, tức Gia Định thất thủ vịnh), Bến Nghé được gọi là Bến Trâu:

Tàu khói chạy mây tuôn sông mấy khúc, lờ lạt bến Trâu;
Dây thép giăng chớp nháng đất nghìn trùng, ngã xiêu thành Phụng.
Qua phép đối trong hai câu này (bến Trâu – thành Phụng), cũng như trong hai câu thơ trên của Nguyễn Đình Chiểu (Bến Nghé – Đồng Nai), ta thấy rõ ràng nghé được hiểu là chỉ một con thú – con trâu. Ngoài ra, theo Malleret, người Khmer gọi Bến Nghé là Kas Krobey. Chưa rõ Kas là gì, nhưng Krobey là con trâu. Theo tư liệu của Trương Vĩnh Ký, người Khmer gọi Bến Nghé là Kompong Kon Krobey. Kompong là Bến; Kon Krobey là con trâu. Khi dịch ra chữ Hán, các cụ đã gọi Bến Nghé là Ngưu Tân hay Ngưu Chử và rạch Bến Nghé là Ngưu Giang. Tân, Chử là bến; Ngưu là trâu. Như vậy, rõ ràng theo cách hiểu của người Việt xưa và so sánh với cách gọi của người Khmer xưa, nghé đều chỉ con trâu, chứ không phải là tiếng kêu của con cá sấu” (sggp.org.vn).
Bài “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu đã nhắc tới địa danh “Bến Nghé – bến trâu” này:

Tan chợ vừa nghe tiếng súngTây

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy.

Mất ổ bầy chim dáo dát bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỡi trang dẹp loạn này đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Trịnh Hoài Đức có nhắc tới địa danh này trong “Ngưu Tân ngư địch” (Tiếng sáo cá ở bến trâu).

– Ấp Trâu: Thuộc làng Xương Bình, nước Lỗ (Nay là huyện Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc) là nơi sinh ra Khổng Tử (wikipedia.org).

– Dấu trâu vàng ở huyện Tiên Du: Tức dấu chân trâu chạy tới Tây Hồ, Hà Nội thành. Trong “Tây Hồ tức cảnh“, Trịnh Sâm có nhắc tới dấu tích này qua câu: “Kim Ngưu dấu trước hãy rành rành“. Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam thi văn hợp tuyển” (Nxb Trung tâm học liệu – 1968) chú thích: “Trâu vàng. Theo tục truyền thì chỗ Tây Hồ xưa là một khu rừng ở trong có con yêu tinh hay làm hại người. Sau khi ông Khổng Lồ (tức Nguyễn Minh Không) đúc xong một quả chuông ở núi Phao Sơn (thuộc tỉnh Bắc Ninh), đánh thử ba tiếng rất to. Bên Tàu có con trâu vàng, nghe tiếng chuông, tưởng là tiếng trâu mẹ gọi, mới chạy sang nước Nam. Khi chạy đến khu rừng ấy, không thấy mẹ, mới vùng vẫy, thành ra khu rừng sụt xuống, thành cái hồ, chính là Tây Hồ” (thivien.net).

III. Kết: Trâu là con vật cùng người dân Việt Nam “trên đồng cạn, dưới đồng sâu” bao đời. Có sinh, có diệt. Người thân còn bị người thân hại huống chi trâu bò là chuyện ghẻ ngoài da. Tuy nhiên, ba ngày tết ở quê hương, người giàu hay nghèo đều cười vui hớn hở thì xứ người, việt kiều còng lưng… cày như trâu, rờ đâu, đau đó! Con trâu đã thành cái tuổi của người lao động chân chính xứ người. Tuổi con nào trong 12 con giáp cũng mang ẩn dụ của tuổi thân (tủi thân – từ đồng âm, khác nghĩa) và tướng tinh… con trâu chính gốc Việt Nam cày bừa, ăn cỏ là chủ yếu. Khoẻ cũng trâu. Ngu cũng trâu. To cũng trâu. Chậm cũng trâu. Trâu sinh ra có lợi cho người. Người sinh ra chẳng có lợi gì cho thế giới động vật có loài trâu! Trâu bệnh mới điên. Người không điên lại hóa bệnh điên. Bắt chước trâu điên cũng lắm điều cần biết: Chớ hại tới người dân lương thiện. Những người thiện lương, ăn thức ăn người, uống nước người không bao giờ mắc bệnh chứng trâu điên. Người điên thật, khiêng bỏ nhà thương điên. Trâu điên thật giả gì cũng bị vào bếp cả!

Năm Sửu nói chuyện trâu, buồn vui cùng “ngưu đầu mã diện”. Thật ra, con trâu hay các động vật nuôi trong nhà đều hiền lành, thuần chủng và có ích. Không có chúng, con người cũng tận tuyệt. Không có con nào vừa hữu dụng vừa vô ích và nguy hiểm bằng con người! Không có thân phận nào khốn khổ bằng kiếp thân trâu. Đừng biến nhân loại rơi vào thân trâu ngựa cho loài ngựa trâu!

Đối: “Chu Trâu cưỡi Thanh Ngưu sang nhà Châu Sửu, mồm ‘Ngò Ngò’: Dí Dọ, Thá Dọ”.

Khi tờ lịch cuối cùng của tháng 12 âm lịch bóc ra, chúng ta ngậm ngùi với “mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi“:

Đưa Tý về ổ Chuột, tiễn loài gậm nhấm “chít chít”chào năm cũ: “Goodbye”!

Đón Trâu tới nhà Ngưu, chờ họ cày bừa “ngò ngò”đón tết sang “cung thỉnh”!

Tháng 01/05/2009

Ngọc Thiên Hoa

TƯ LIỆU THAM KHẢO CÓ SỬ DỤNG

– Tri thức bách khoa học sinh (Nxb VH-TT – 2001).

– Việt Nam thi văn hợp tuyển (Dương Quảng Hàm, Nxb Trung tâm học liệu – 1968).

– Con trâu và nền văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng, suutap.com, nhandan.com).

– Lục súc tranh công (Vô Danh Thị, Nxb Tân Việt, members.tripo, luongsonbac.com).

– Trâu trong đời sống (Nguyễn Qúy Đại, xuquang.com).

– 90% thịt trâu được biến thành thịt bò (vps.org).

– Kinh hoàng những lò mổ trâu (Phạm Nguyễn, vietfriendly.com).

– Hóa chất trong thực phẩm và trái cây Việt Nam (Đỗ Hiếu, Mai Thanh Truyết, RFA, toquocvietnam.org).

– Công dụng của sừng tê giác (Ts Lê Lương Đống, hanoimoi.com.vn).

– Phiếm luận năm Sửu: ‘Trâu ơi ta bảo trâu này’ (Trần Đỗ Cẩm, tvvn.org).

– Thập mục ngưu đồ (Thích Thanh Từ, oldcottage.net).

– Tranh Chăn Trâu: Đại Thừa và Thiền Tông (Thiền qua tranh Chăn Trâu, Tuệ Sỹ, Chùa Khánh Anh, Paris – 1990, zencomp.com).

– Những công án thiền (Đại Lãn, phatviet.com).

– Dấu trâu vàng ở huyện Tiên Du (Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Trần Thế Phát, lichsuvietnam.info).

– Hỏa Ngưu Trận (Điển hay tích lạ, Nguyễn Tử Quang, vnthuquan.net).

– Mùa len trâu (Hương rừng Cà Mau, Nxb Phù Sa – 1962, Sơn Nam, mualentrau.blogspot.com).

– Con trâu qua phong tục, văn chương và điển tích (Mường Giang, haingoaiphiemdam.com).

– Tử vi trọn đời (Hiển Linh – 1968).

– Khám phá những bí ẩn của những điềm chiêm bao (Michael Halbert, Cẩm Giang dịch – 1970).

Các web dẫn trích: clip.vn, hanoimoi.com.vn, vi.wikipedia.org, hanoimoi.com.vn, ngoisao.net, news.bacsi.com, vnchannel.net, vietfriendly.com, nguoi-viet.com, vietbao.vn, toquocvietnam.org, members.tripo, luongsonbac.com, hanoimoi.com, vntvvn.org,oldcottage.net, suutap.com, zencomp.com, vps.org, e-cadao.com, kontum.gov.vn, xuquang.com, baodulich.com, quangngai.gov.vn, cpv.org.vn, baobinhdinh.com.vn, lichsuvietnam.info, phatviet.com, nhandan.com, 1080vietnam.com, blog.360.yahoo.com, gvietmathnet.wordp, nld.com, thivien.net, sggp.org.vn, vnthuquan.net, mualentrau.blogspot.com, vietnamnet.vn, dactrung.net, khakha.com, tanvien.net, tapchithoidai.org, dantri.com.vn, buddhanet.net, tramluxurious.blogspot.com, haingoaiphiemdam.com,sggp.org.vn…

Xin chân thành cám ơn.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button