PHÊ BÌNH

LỬA TÀN THUỐC LÁ!

Ở các nước khác, những chuyện biểu tình phản kháng chính quyền sở tại thường xảy ra. Riêng ở Việt Nam (VN), sự phản kháng hay biểu tình hầu như bị cấm đoán và được Hiến Pháp bảo vệ triệt để. Do đó, sự phản kháng hay sự bạo loạn bắt giam giám thị Hồ Phi Thắng và phó giám thị Thái Phi Hồng ở trại tù Z30A – trại tù Xuân Lộc vào sáng 30/06/2013 sẽ được bình chọn là một trong những sự kiện nổi bật nhất trong năm 2013.

Các loại tù:

Đã gọi là… Trại giam, chúng ta hình dung ngay đó là nơi giam cầm những người phạm tội. Phạm tội có đủ hạng người. Từ ngữ đẹp hơn là dùng “tù nhân chính trị” hay “tù nhân lương tâm”. Còn lại là “tù nhân kinh tế” và “tội phạm hình sự”. Tức là thường phạm gồm những… ác ma!

Trại tù “thiên đàng”:

Trại giam hay trại tù thường được coi là chốn… địa ngục trần gian. Tuy nhiên, theo news zing.com, một số nước trên thế giới lại biến chốn địa ngục này thành nơi thiên đường. Ví dụ như: Trại tù Bastoy (Na Uy), Otago Corrections Facility (New Zealand),HMP Addiewell (Scotland), Justice Center Leoben (Áo), Aranjuez (Tây Ban Nha), Champ-Dollon (Thụy Sỹ), Pondok Bambu (Indonesia), JVA Fuhlsbuettel (Đức), Sollentuna (Thụy Điển), Halden (Na Uy) và Cebu (Philippines). Đó là những nhà tù “VIP” rất sang trọng với đầy đủ tiện nghi. Mục đích không ngoài việc cho thế giới biết rằng nước của họ lấy văn minh đi đầu. Thật ra, các nhà tù này là cơ hội tốt cho những phần tử muốn nhập khẩu vĩnh viễn vì nhiều lý do trong đó sẽ có lý do… hưởng thụ!

Trại tù “địa ngục trần gian”:

Hầu hết những nhà tù đều khét tiếng dã man. Nổi bật là nhà tù Guantanamo của Mỹ ở Cuba, là nơi giam giữ các tù nhân tình nghi là khủng bố nguy hiểm nhất thế giới sau vụ 9-11-2001. Nhà tù Abu Ghraib ở Irag do Mỹ chủ quản. Nhà tù Alcatraz tại vịnh San Francisco, nơi giam giữ tù nhân nguy hiểm nhất nước Mỹ từ 1934-1963. Nhà tù Chateau d’If ở Pháp, Port Arthur c ủa Australia. Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng của Campuchia tức Nhà tù an ninh S21. Ở Việt Nam, nhà tù Hỏa Lò, Sơn La, Lao Bảo, Ngục Kon Tum, Cây Dừa và nổi tiếng là nhà tù Côn Đảo “địa ngục trần gian” do thực dân Pháp mở ra và chế độ Sài Gòn tiếp tay “chăm sóc” đặc biệt các tù chính trị VN. Tuy nhiên, các nhà tù này cũng chỉ là hàng cháu chắt nếu so với nhà tù của phát xít Đức mà Buchenwalk là tiêu biểu với số lượng tù nhân chiến tranh bị giết chết nhiều nhất thế giới.

Trại giam ở VN:

VN chẳng có “thiên đàng” mà chỉ có “địa ngục trần gian” với hơn 40 trại tù – trại giam khoảng 50.000 ngàn tội phạm thuộc sự quản lý của Cục V26 (Cục Cảnh sát Quản lý Trại giam) do Bộ Công An quản lý. Trại giam A20 Xuân Phước – Phú Yên, Trại giam số 5 Yên Định -Thanh Hóa, A20 Đồng Găng – Khánh Hòa, Z30A Xuân Lộc – Ðồng Nai là một.

Theo Điều lệ 1 về Trại giam số 60 – CP ngày 16/9/1993 ghi rõ: “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đang chấp hành hình phạt tù gọi là ‘phạm nhân’ “. (thuvienphapluat.com).

Riêng đối với các phạm nhân tù kinh tế hay hình sự gồm cán bộ, CA, trại giam qủa là một nơi “lý tưởng” cho họ nghỉ mát như lấy “vacation” trong tù. Các phạm nhân này sai giám thị chạy như… con!

Phạm nhân dạng nào?

Nếu công dân vi phạm điều 88 tức “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” và điều 79 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Bộ Luật Hình Sự VN thì trở thành phạm nhân tù chính trị. Còn lại là phạm nhân tù hình sự, kinh tế.

Sự kiện “bạo loạn” hay “nổi dậy” trong tù có dây chuyền:

Bắt đầu bằng sự kiện ông Thích Thiện Minh tức Huỳnh Văn Ba cầm đầu tù nhân chính trị nổi dậy đào thoát từ thập niên 80 nhưng không thành ở trại tù A20 Xuân Phước mệnh danh “thung lũng tử thần” hay “trại trừng giới” ở Phú Yên. Trại giam này do đại tá Phạm Xuân Thủy làm giám thị cho tới bây giờ. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Hữu Cầu, Trần Tư, Lý Tống, Đoàn Viết Hoạt, Mạnh Quỳnh… đều bị quản thúc ở đây. Muốn biết trại tù này “tử thần” tới đâu mà “anh hùng cái thế” như Lý Tống lại “không thể chắp cánh bay lên” từ thập niên 90, độc giả có thể đọc hồi ký của ông Thích Thiện Minh trên traitrunggioi.blogspot. hay sách hồi ký “Đoạn Trường Bất Khuất” của cựu tù chính trị PhạmTrần Anh. Trại giam A2 Đồng Găng ngày 28/04/2012 (thuộc Tổng cục 8 Bộ CA) ở Diên Lâm – Diên Khánh, Khánh Hòa do Đại tá Nguyễn Sơn làm giám thị, cũng từng có tới hơn 2.000 tù nhân nổi dậy phản đối cán bộ y sĩ CA đánh chết phạm nhân Dương Chí Dũng. Theo baokhanhhoa.com, Giám thị, Đại tá Nguyễn Sơn đã gởi văn bản đề nghị Tổng cục Cảnh sát và Bộ CA khai trừ Đảng đối với Thiếu úy Nguyễn Đăng Khoa – y sĩ phân trại K2, tước danh hiệu CAND Thiếu úy Nguyễn Đăng Khoa và Thượng sĩ Võ Thành Nhân. Dù là bản án “khá nhẹ nhàng” nhưng tới nay ai biết đã thực hiện hay chưa thì Dương Chí Dũng cũng chết tới… 3 lần vì tội mua bán ma túy, nhiễm HIV và bị dùi cui cao su… phang tới tấp như vuhuyduc.blogspot.com cập nhật.

Diễn biến sự nổi dậy của phân 1 trại giam Z30A Xuân Lộc:

Thời gian: 6-7 giờ sáng 30/06/2013. Điện thoại mang số 962467908 được chuyển ra ngoài cho biết một số tù nhân chính trị đang thụ án tại phân trại 1/5 của trại Z30A Xuân Lộc bắt Giám thị Đại tá Hồ Phi Thắng và Phó Giám thị Thái Duy Hồng làm con tin nhằm phản đối cách đối xử tàn bạo với tù nhân, bị cắt xén phần ăn và thức ăn không đảm bảo chất lượng… Nhưng thực chất không có chuyện giám thị bị bắt mà là ông ta ở lại phân trại để giải quyết xô xát.

Những tù nhân mãn hạn được nghe điện thoại trực tiếp là Phan Văn Trội, Nguyễn Ngọc Cường, Lê Thăng Long bằng số điện thoại nói trên lúc 11giờ 30 và các ông này tường thuật lại cho các phóng viên đài báo chống cộng hải ngoại.

Theo web CS, vụ gây rối xảy ra trong lúc phạm nhân được giải trí bằng bóng đá giữa 2 đội. Kẻ gây rối theo lời đại tá Thắng “vụ việc bắt đầu phát sinh vào khoảng 8g30 ngày 30-6, khi hai đội bóng của buồng 1A đá với buồng 2A. Lúc này, hai phạm nhân Phạm Văn Trí (35 tuổi, quê Tây Ninh, thuộc đội buồng 1A, đang thụ án 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có bốn tiền án trước đó) mâu thuẫn với Phạm Ngọc Hường (29 tuổi, quê TP.HCM, đang thụ án 14 năm tù về tội cướp tài sản, thuộc đội buồng 2A) vì cho rằng trọng tài xử không công bằng.Hai bên to tiếng, xô đẩy và có xô xát với nhau. Bắt đầu từ xô xát giữa hai cá nhân, dần dần trở thành xô xát giữa hai đội bóng với số lượng khoảng 20 người. Ngay tức thì, khoảng 15-20 cán bộ của phân trại 1 đã vào can thiệp và báo với giám thị trại giam. Nhóm cán bộ phân trại 1 vào can thiệp không thành công, hai nhóm phạm nhân đuổi đánh nhau trong khu vực sân bóng.” (ttxva.ogr).

Thật là cuộc tiểu chiến tự sinh, bị diệt!
Hiện tại, Z30A đang giam giữ tù chính trị (tội chống phá nhà nước) như Nguyễn Ngọc Trường Thi, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Minh Trí. Ở đây từng giam giữ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần (đã chuyển ra Bắc).

Các web sites hải ngoại cũng đưa tin rằng trại Z30A Xuân Lộc là nơi từ chối tù nhân Nguyễn Văn Trại được về nhà chết khiến ông phải chết trong trại năm 2011. Việc phạm nhân Đoàn Huy Chương tù nhân chính trị vẫn đang bị cùm chân ở đây vì từ chối nhận tội. Nhưng theo điều Điều 33, Chương 7 trong “Quy Chế Trại Giam” do Cựu Thủ tướng Phạm Văn Khải ký năm 1993: “Buồng kỷ luật phải được xây dựng kiên cố. Trong thời gian bị kỷ luật phạm nhân có thể bị cùm (trừ phạm nhân là nữ hoặc là người chưa thành niên”) thì giám thị đã… làm đúng nội quy!

Cuối cùng, vụ gây rối phát sinh do bộc phát cá nhân trên sân cỏ, tất cả đều bị “dọn dẹp sạch sẽ” bởi cảnh sát cơ động tỉnh Đồng Nai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng, Tổng cục 8.

Nổi dậy, gây rối hay nổi loạn?

Đây chỉ là vụ “gây rối” (báo chí CS), vụ “nổi dậy”, “bạo loạn) (báo chí, web sites hải ngoại) do nhóm thường phạm tự phát mà ra.

Trần Huỳnh Duy Tân, em phạm nhânTrần Huỳnh Duy Thức cho biết thêm chi tiết trên đài voatiengviet.com: “Hồi nãy tôi có nói chuyện với anh Thức, anh nói rằng vụ bạo loạn là do các tù nhân thường phạm, chứ không phải các tù nhân chính trị, gây ra. Gia đình hỏi thăm, anh cho biết vụ bạo loạn hôm qua cũng rất dữ dội, có dao và hung khí này kia dữ lắm. Khi đó, nhóm các anh em tù chính trị như anh Thức đang ở bên trong, thì các tù thường phạm xông vào nói rằng: ‘Các anh là tù chính trị có kiến thức, có hiểu biết, hãy ra thương lượng với mấy người công an đó đi.’ Anh Thức chỉ kể được tới đó thì quản giáo bên trại Xuyên Mộc cắt ngang, không cho nói nữa.”

Không có kế hoạch rõ ràng và chẳng có mục tiêu nào khác mà cũng chẳng có thành phần trí thức lãnh đạo nên chúng ta có thể nói rằng đấy là vụ nổi loạn. Các phạm nhân chính trị như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí phải chuyển trại là đúng theo quy định trại giam theo Điều 7, Chương 2.

Vi hiến trong Nghị định Chính phủ Ban hành quy chế Trại giam?

Theo thuvienphapluat.vn, nếu phân trại 1 ở Trại giam Z30A Xuân Lộc chứa tới 1.000 phạm nhân là sai quy định theo Điều 3 – Chương 1: “Quy mô giam giữ phạm nhân ở mỗi trại thuộc Bộ Nội vụ quản lý từ 500 phạm nhân đến 1.500 phạm nhân (trừ trường hợp đặc biệt). Mỗi trại giam có thể thành lập một số phân trại. Mỗi phân trại quản lý từ 300 đến 500 phạm nhân. Quy mô giam giữ phạm nhân ở mỗi trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý từ 100 đến 300 phạm nhân.”.

Nếu trại giam Z30A đã giam giữ phạm nhân chính trị và hình sự chung là sai quy định Điều 7- Chương 2: “Trại giam phải tổ chức giam phạm nhân theo từng loại riêng đúng với quy định của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù… “.

Sau đây là các điều lệ trại giam cần biết:

Điều 10: “Trại giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt và an toàn; các buồng giam phải chắc chắn để chống phạm nhân trốn, có đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh, môi trường. Lực lượng bảo vệ phải tổ chức thường trực 24/24 giờ. Tất cả phạm nhân đều phải ở trong buồng giam, khi ra khỏi buồng giam phải được phép của Giám thị trại giam.”

Các phạm nhân tự ý ra khỏi buồng giam, chắc chắn sẽ bị quy vào tội không tuân hành như trên. Nếu phạm nhân nổi dậy vì phản đối cách cư xử cũng như chỗ ở tù không được như ý thì họ phải biết quy định sau:

Chương 3: “CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, SINH HOẠT VÀ CHỮA BỆNH CỦA PHẠM NHÂN”.

Điều 15 ghi rõ: “Trừ những phạm nhân bị phạt giam ở buồng kỷ luật, còn các phạm nhân khác được ở theo buồng tập thể, chỗ nằm tối thiều của mỗi phạm nhân là 2 m2, có bệ gạch men, ván sàn hay giường.”

Điều 16 ghi rõ: “1. Tiêu chuẩn mức ăn tối thiểu của phạm nhân trong 1 tháng quy định như sau: Gạo 15 kg; thịt, cá 800 gam; đường 300 gam; muối 800 gam; rau xanh 15 kg; nước chấm 1/2 lít; chất đốt tương đương 12 kg củi. Định lượng này do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở từng địa phương.

– Đối với phạm nhân lao động nặng, độc hại, định lượng ăn trong tháng có thể được tăng thêm từ 1,2 đến 2 lần tiêu chuẩn định lượng chung.

Ngày lễ, Tết (theo quy định của Nhà nước) phạm nhân được ăn thêm, nhưng không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

2. Phạm nhân được ăn theo khẩu phần, uống nước đun sôi, được sử dụng quà của gia đình và tiền được thưởng trong lao động để ăn thêm, nhưng không được quá 3 lần định lượng trung bình hàng tháng mà Nhà nước quy định cho mỗi phạm nhân; cấm phạm nhân không được uống rượu, bia và các chất kích thích khác. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại.

Điều 17.- Một năm, phạm nhân được phát 2 bộ quần áo dài theo mẫu thống nhất, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 1 đôi dép. Hàng tháng phạm nhân được cấp 0,2 kg xà phòng giặt (phạm nhân nữ được cấp thêm những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của nữ), một năm phạm nhân được cấp 1 chiếu, 4 năm được cấp 1 màn, 1 chăn. Đối với những vùng rét phạm nhân được phát áo ấm dùng trong 5 năm; mẫu, màu quần áo và vùng được cấp phát áo ấm do Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng quy định.

Căn cứ vào điều kiện, môi trường và công việc cụ thể, khi lao động phạm nhân được cấp những phương tiện bảo hộ lao động cần thiết.

Điều 18.- Phạm nhân được hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ phù hợp với quy định của trại giam.

Phạm nhân được đọc sách, báo theo quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng; nghe Đài tiếng nói Việt Nam, đài địa phương và được xem truyền hình vào những thời gian nhất định.

Điều 19: 1. Trong thời gian ở trại, phạm nhân được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất một năm một lần.Giám thị trại giam dựa vào kết luận phân loại sức khoẻ để quy định chế độ lao động, học tập đối với từng phạm nhân cho phù hợp.

Chương 4: CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, HỌC TẬP CỦA PHẠM NHÂN.

Điều 21: 1. Phạm nhân lao động ngày 8 giờ, được nghỉ các ngày lễ, chủ nhật, Tết theo quy định chung của Nhà nước.

Trong trường hợp có công việc đột xuất, Giám thị có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ, nhưng không được quá 2 giờ/ngày và sẽ được nghỉ bù.

Điều 24.

1. Phạm nhân được học văn hoá để xoá mù chữ, phạm nhân là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của trại giam. Giám thị sắp xếp thời gian học văn hoá cho phạm nhân là đối tượng xoá mù chữ và người chưa thành niên, mỗi tuần học 3 buổi, mỗi buổi học 4 giờ trong thời gian làm việc.

Điều 25: “… Ban tự quản hỗ trợ Giám thị trại giam trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh, nội quy, nếp sống văn hoá trong trại giam và trong từng nhà giam. Đề đạt kiến nghị, yêu cầu, nguyện vọng của phạm nhân với Ban Giám thị và phải chịu sự theo dõi giám sát của Giám thị trại giam.”

Chương 5: CHẾ ĐỘ THĂM GẶP, NHẬN, GỬI THƯ, QUÀ, KHIẾU TỐ. Điều 26.

1. Phạm nhân được gặp thân nhân 1 tháng 1 lần (trừ trường hợp đang bị thi hành kỷ luật), tại nhà tiếp đón của trại giam và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp.

Mỗi lần gặp thân nhân không quá một giờ, trừ những lần Giám thị đồng ý thì có thể được gặp lâu hơn, nhưng cũng không quá 3 giờ.

Phạm nhân ở trại loại 2, loại 3 có nhiều cố gắng trong lao động, nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy chế, nội quy của trại giam được gặp gỡ thân nhân (là vợ hoặc chồng) từ 24 giờ đến 48 giờ. Đối với phạm nhân thuộc trại loại 1, nếu có thành tích đặc biệt cũng được Giám thị trại xét cho phép gặp thân nhân (là vợ hoặc chồng) đến 24 giờ.

2. Khi gặp gỡ thân nhân, phạm nhân được nhận quà, thư và tiền. Riêng tiền mặt, phạm nhân phải nộp vào bộ phận lưu ký của trại và sử dụng theo quy định tại Điều 12 Quy chế này. Đối với phạm nhân được gặp gỡ thân nhân từ 24 giờ trở lên thì được ở lại buồng riêng trong phạm vi nhà tiếp đón của trại.

3. Thân nhân của phạm nhân đến thăm phạm nhân phải có đơn xin thăm (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc đơn vị cư trú hoặc công tác).

Điều 27: “Phạm nhân ở các trại loại 2, loại 3 được gửi mỗi tháng 2 lá thư, phạm nhân ở trại loại 1 mỗi tháng được gửi 1 lá thư; các thư gửi và nhận đều phải qua kiểm duyệt.

Phạm nhân ở trại loại 2, loại 3 mỗi tháng được nhận 1 gói quà (không quá 7 kg). Phạm nhân ở trại loại 1 mỗi tháng được nhận 1 gói quà (không quá 5 kg). Trước khi phạm nhân nhận quà, cán bộ trại giam phải kiểm tra.”

Điều 28: “Đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân phải gửi đến các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án, cơ quan cấp trên của trại giam.

Các cơ quan, đơn vị khi nhận được đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân phải xác minh, làm rõ sự việc và trả lời cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Chương 7: CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN. Điều 32:

“1. Trong thời gian ở trại, nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao động chây lười, Giám thị trại giam xét và quyết định kỷ luật các hình thức sau:

– Cảnh cáo;

– Hạn chế số lần và lượng quà, thư được nhận, hạn chế số lần và thời gian gặp thân nhân;

– Bị giam tại buồng kỷ luật đến 7 ngày và có thể bị gia hạn đến 15 ngày. Phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật phải lao động trong khu vực rào vây do Giám thị quy định. Trong thời gian này nếu phạm nhân có tiến bộ sẽ được Giám thị quyết định giảm thời gian phạt giam tại buồng kỷ luật;

– Nếu họ vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì đề nghị truy tố.

2. Phạm nhân phải bồi thường nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của trại giam hoặc của phạm nhân khác.

3. Các quyết định kỷ luật phải bằng văn bản lưu vào hồ sơ của phạm nhân.”

Do đó, phạm nhân nào bị giám thị kỷ luật thì tiêu chuẩn trên sẽ bị cắt theo nội quy. Tuy nhiên, nội quy không nói tới việc cán bộ đánh đập, tra tấn hay giết chết phạm nhân thì bị xử lý như thế nào nên phạm nhân không thể biết và lường trước hậu qủa sẽ xảy ra.

Phạm nhân đòi nhân quyền, được không?

Nói chung, khi đã là phạm nhân tức quyền công dân đã bị tước bỏ, phạm nhân chỉ giống như con vật bị nhốt trong chuồng “đói cho ăn, khát cho uống” nhiều khi đói không cho ăn, khát chẳng cho uống là chuyện bình thường. Ở tù mà đòi hỏi sống như người bên ngoài thì là chuyện nằm mơ. Nếu được như vậy, ai cũng nhập khẩu vào tù cho sướng.

Đối với phạm nhân chính trị (đấu tranh đòi công lý, chống ngoại xâm, phản đối áp bức…) việc trong tù đòi nhân quyền là đương nhiên vì ở đâu, họ cũng phải cần đấu tranh. Cho dù “điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung” với họ là chuyện phải chấp nhận là “gươm kề cổ, là súng kề tai, là thân sống coi như còn một nửa”. Thậm chí mất luôn cái mạng vì lý tưởng thiêng liêng cũng cam tâm tình nguyện. Giữ mạng để đấu tranh. Tuyệt thực ngày xưa là cao cấp nhưng nay là hạ cấp vì mạng người ngày nay rẻ hơn bèo! Luật sư Cù Huy Hà Vũ không cần phải tuyệt thực. Tuyệt thực rồi… ăn bù như Lý Tống chẳng có gì hay ho.

Riêng đối với phạm nhân tù thường phạm với tội danh cướp bóc, ma túy, giết người, hiếp dâm, loạn luân… đòi nhân quyền mới là chuyện ngược đời. Thử hỏi, ai có thân nhân từng bị những ác ma này “tước nhân quyền” mất mạng hoặc đang sống dở, chết dở thì có đau xót, căm phẩn hay không? Biết ở tù là không được như người bình thường tại sao ác ma cứ lần lượt phạm tội? Là tại các quy định trại giam còn cho họ qúa nhiều ưu đãi. Ngay cả Hiến Pháp Hoa Kỳ cũng nhập nhằng giữa chuyện “đối xử tù nhân” bình đẵng! Làm gì có chuyện bình đẵng, tự do, nhân quyền trong tù với những kẻ khủng bố? Ở tù mà đòi hỏi nhân quyền thì những nạn nhân của họ biết đi đâu mà đòi hỏi sinh mạng, tài sản hoặc nhân thân bị ô uế? Những ác ma không bị loại hẳn ra ngoài xã hội đã là một đặc ân!

Ủng hộ phạm nhân nổi loạn, nên hay không?

Nên và cũng không nên!

Nên là ủng hộ cho các phạm nhân tù chính trị, tù lương tâm. Không nên với các ác ma. Những hội đoàn ủng hộ cũng phải đứng trên tôn chỉ, lập trường nào? Có lợi cho dân tộc hay chỉ mục đích cá nhân, thù sâu oán nặng? Giá trị của hành động ủng hộ được đánh giá trên tinh thần dân tộc chứ không trên chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Bạ đâu bênh đấy!

Học hỏi tinh thần đấu tranh của những người CS?

Rất cần! Các phạm nhân chính trị nên học hỏi tinh thần của những người CS khi xưa ở trong tù “thực dân Pháp – tay sai” và “đế quốc Mỹ – CH” bằng những hình ảnh dưới đây thuộc bảo tàng của tù nhân chính trị Lâm Văn Bảng, tù nhân Phú Quốc ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên – Hà Nội. Ông từng bị chế độ CH bắt giam vào Khám Chí Hòa rồi đưa tới nhà giam Phú Quốc. 27m2 chứa tới… 180 tù chính trị! So với quy định trại giam của CS “là 2m2, có bệ gạch men, ván sàn hay giường” tức 180 tù sẽ có tới… 489. 6m2. Vậy tù dưới chế độ nào thì thoải mái hơn?

Bài học?

Bản chất chế độ CS là độc đảng. Bản chất CA dưới chế độ CS là trung thành tuyệt đối. Hiến Pháp đã, đang và sẽ bảo vệ bản chất này đến cùng. Một chế độ nào cũng có ưu và khuyết của nó. Muốn đấu tranh lật đổ chế độ CS thì người chiến sĩ phải học lại bài học làm sao để trở thành người chiến sĩ “kiên cường” hơn họ mới có cơ hội thắng họ. Muốn thắng được họ, phải lấy được lòng dân. Muốn lấy được lòng dân, phải xem chế độ mới có ưu điểm nào hơn chế độ cũ không? Muốn thiết lập một chế độ ưu việt hơn, phải coi tầng lớp nào lãnh đạo? Trong tầng lớp lãnh đạo đó, ai là người có đủ tư cách tài năng và đạo đức? Phải coi thế thời bây giờ cần cái gì? Điều cần nhất là không được ỷ lại vào thế lực bên ngoài. Lá bài Việt Khang đã không còn mầu nhiệm. Vậy người kế tiếp sẽ là ai?

Nổi loạn hay bạo loạn trong trại giam chẳng mang tính chất chính trị mà chỉ là nhóm người ô hợp không suy nghĩ, chẳng thuộc nổi nội quy trại giam và rành luật pháp “lượn theo con sóng để mà chèo ghe”! Đáng tiếc! Không thành danh mà cũng chẳng thành nhân. Tàn thuốc lá không thể làm cháy lòng chiến sĩ!./.

Tháng 7/02/2013
Ngọc Thiên Hoa

Related Articles

Back to top button