PHÊ BÌNH

ĐÃI CÁT TÌM VÀNG CHO NGÀNH LÝ LUẬN – PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Từ Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học Đồ Sơn đến hiện thực Lý luận – Phê bình Văn học Việt Nam và Lý luận – Phê bình Văn học của người Việt hải ngoại.

I. MẶT TRÁI CỦA HỘI NGHỊ: (chuyện vui)

1. Học mẫu giáo, cô… chết:

Đồ Sơn là cái… đồ gì

Mà người ta tới thực thi muốn… quằm?

Đồ Sơn họp mấy võ lâm

Ba trăm hay chỉ hai trăm? Hỡi trời!

Người hào phóng thì cho ”hơn ba trăm” (blog.360com, vietnam.net, nhandan.com.vn). Người… khiêm tốn thì cho “gần ba trăm” (vnmedia.vn, home.netnam, vnn.vn). Kẻ “kẹo” nên cho ”hai trăm rưỡi” (tiền phong, cifpen.org) hoặc “có tới 200” (health.vnn.vn) hay”Hơn 200 đại biểu” (thotre.com), (cinet.gov.vn, tienphongonline.vnn.vn) tụt xuống con số trên dưới hai trăm. Như vậy, khoảng cách giữa hai và ba trăm chỉ là chữ ”gần” hoặc ”hơn”: Mất toi cả trăm!

Quỳnh Thi trong ”Vài nét ở Hội nghị lý luận… ” (talawas.org) có ghi: ”Trên 300 giấy mời được gửi tới các thành phần tham dự trong cả nước, con số thực dự trên 200 người”. Thì ra là như vậy, con số mời hay có mặt cũng chỉ là phỏng đoán, ước lệ. Những người không tới dự, biết đâu đã… tiên đoán được đôi điều. Vậy thì mất đi ngần ấy gần một trăm người tức là gần 1/3 đại biểu… tẩy chay đại hội võ lâm thì làm gì có cái hội nghị được công nhận là ”thành công rất chi là mỹ mãn”!! như Trường Nhân trong bài ”Nhà văn dụng võ” (voy.com) đã… ”rất chi” là ca ngợi?

Trước đó, một thông cáo rộng rãi đã tung ra: ”Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học lần thứ 2 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) từ 8-10/10/2006 với sự tham dự của 200 – 250 đại biểu và khách mời đại diện cho các Hội Văn học Nghệ thuật trong toàn quốc’’ (Tiền Phong, cifpen.org). Hèn chi mà người viết lấy đó làm căn cứ viết theo kiểu phỏng đoán.

Rồi trong ”hơn” hay ”gần” hoặc “khoảng” hai hay ba trăm đó thì cũng lắm chuyện trời cười trời ơi, lắm cái… rơi nước mắt:

Một hội nghị được ”Bộ Văn hóa – Thông tin, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Liên hiệp VHNT thành phố Hải Phòng” phối hợp tổ chức nhưng lại có người nhìn ra: “song thực sự chỉ Hội Nhà văn là chịu trách nhiệm về nội dung hội nghị” (Người quan sát, diendan.vn). Chẳng biết những tổ chức kia làm cái nhiệm vụ nào của loài ong đực, ong thợ cho con ong chúa đẻ con?

Thế là Hội Nhà văn… lãnh đủ trọn cú “cố đấm ăn xôi” với ngần ấy đại biểu về dự Hội nghị bàn đào với đầy đủ tư cách ra vô, lên xuống, lời qua, tiếng lại thoải mái hết ý!

Họ là ai? Là nhà văn? Nhà thơ? Nhà phê bình? Nhà lý luận? Nhà nghiên cứu? Nhà dịch thuật? Có bài viết trên mạng chỉ ghi: Nhà văn. Chắc có lẽ vì họ nghĩ nhà văn nào rồi cũng thành nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình… hết trọi nên nói tắt cho lẹ. Ngó tới, ngó lui: Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học mà chừng ấy đại biểu thuộc các ngành thì gọi là ”Hội nghị lý luận các vấn đề ngoài lý luận” mới phải!

Nam bộ có đặc thù của Nam bộ là chiếc áo bà ba, vành che nón lá, cái lò cải luơng. Miền Bắc thì áo tứ thân, cái nôi quan họ. Thế thì lý luận văn học có cái áo đặc thù nào khoát lên cho ra vẻ lý luận văn học không? Hằm bà lằng với đầu chiếc nón lá, giữa áo tứ thân, chân mang giày cao gót! Thôi cũng tạm cho là đặc thù tổng hợp của bộ môn lý luận văn học là như thế cho đa đạng, đa năng và… đa hệ!

Hình thức không cứu nổi nội dung. “Cái nết đánh chết cái đẹp” làm xuất hiện “cái đẹp đè bẹp cái nết“. Cho nên, ta im lặng, nhắm mắt mà… thưởng thức những ”cái đẹp” của tư cách đại biểu và ”cái nết” nội dung của những tham luận được vinh dự đọc trong khán trường Đồ Sơn. Có bao nhiêu tham luận? Bao nhiêu tham luận được phát thanh? Bao nhiêu tham luận nằm làm cảnh chơi? Vì sao bài được, bài không như con chồng, con ghẻ chẳng bằng con chung? Cái sàn nhặt thóc ”Tấm Cám” của Hội Nhà văn đã… nhặt được bao nhiêu ”hạt thóc” sau khi những hạt tấm lọt sàn? Những con chim nào đã xơi tái , xơi lụi, xơi bớt những hạt thóc trên sàn của Tấm?

2. Ráng qua tiểu học, đọc mắt mờ:

Tham luận cũng đếm chẳng ra

Người cho sáu chục, kẻ là… sáu lăm?

Tham luận người đọc cũng nhầm

Người không được đọc cũng… lâm trận tiền!

Tham luận là những ý kiến đóng góp xoay quanh nội dung mà một hội nghị đã gợi ý. Những ý kiến đó của cá nhân được ghi thành văn bản cho đẹp mắt, đẹp tay để người đọc tham luận khỏi bỏ quên những ý lớn, chẳng để sót những ý nhỏ. Ngày nay, phương tiện hiện đại, con người “thông thái kiến thức văn học” chỉ được phép… mười lăm phút đồng hồ mà còn phải cầm giấy để đọc y tờ như thời xưa lơ, xưa lắc! Mười lăm phút? Diễn giả đi lên bục, chào… khán giả, mở giấy, tằng hắng lấy giọng trịnh trọng “khủng bố” khán trường bằng ”tia nhìn xéo”, hết giờ thì còn nói được cái chi? Chi phí uống ăn, đãi đằng không tằn tiện thì sao diễn giả nói năng phun ra văn, khạc ra võ cũng quá tiện tằn? Tranh luận mười lăm phút? Tranh luận cái gì?

Chuyện không cười vẫn cứ phải nhếch môi, lời chẳng định nói mà miệng không khép lại! Thế mới khổ! Khổ nhất là những người phóng viên hay những kẻ không chuyên viết báo cáo. Người ta thường nói: ”Nhà văn nói láo. Nhà báo nói thêm” xem ra, thêm, bớt gì cũng thuộc loại văn… báo cả!

a. Từ câu chuyện có bao nhiêu bài tham luận?

Với con số… hóa gió gần trăm trưởng lão thì tham luận cũng… xịt khói chục hay dăm bảy bài.

”Hơn 60 tham luận’’ (mattran.org.vn, gio-0.com). Lại có kẻ cho: “gần sáu mươi tham luận” (vietnam.net) hay chắc chắn: ”sáu mươi tham luận” (tiền phong, thotre.com, mattran.org, health.vnn.vn). Người quả quyết có “sáu mươi mốt bản” (home.netnam.vn) hay”sáu mươi lăm bản tham luận” (cinet.gov.vn). Một con số nhỏ nhoi cũng không được tính cho tròn! Ban tổ chức không có ai tổng kết bao nhiêu người tham dự thì coi như… cho qua nhưng bài tham luận có bao nhiêu đâu mà đếm không xuể thì… tệ hơn vợ thằng Đậu! Người ta được vinh hạnh đi dự đại hội thì tên tuổi phải đi kèm với bản tham luận cho có là, vậy mà cũng… xảy! Thấy tính xác thật của báo chí mà ớn luôn!

Trong khi đó, Hữu Việt trên tienphongonline.com.vn còn ghi như thế này: ”65 tham luận (gồm bài viết sẵn và tranh luận trực tiếp trên hội trường) trong vòng một ngày rưỡi”. Nghĩa là sáu mươi lăm bài đã được… làm thịt sạch sẽ trong một ngày rưỡi! Hèn chi mà những người có tham luận không được đọc lại được đọc! Trời ơi là trời! Chữ với nghĩa của thiên hạ quá thâm sâu hay là cái đầu Ngọc Thiên… Tai tới thời bị bom chữ nghĩa phá banh cái óc, hiểu không hết những gì mà các văn sĩ viết? Phải bắt chước Nguyễn Tất Nhiên mà rên như vầy: ”Cũng vì em mà thiên tài chán sống! Ta không thiên tài mà cũng bị sét dớt… banh tai!”.

Rồi ai hát, ai hò, ai vỗ tay, ai ngồi chuẩn bị… cây gậy… đập ai? “Cái ná…bắn chim. Cây kim may áo. Trái táo ai ăn. Cái khăn ai mượn”lau nước mắt… tức cười!

Lại cũng bằng phương pháp tính thời học mẫu giáo, cô chết: Người cho hơn ba mươi bài được đọc hoặc chính xác ba mươi bài. Kẻ cho hai mươi lăm bài được ca. Có vị khẳng định hai mươi mốt? Vậy thì tính từ sáu mươi bài đến sáu mươi lăm và hai mươi lăm bài tới ba mươi thì… mất tiêu năm tới mười bài bay hơi vào không khí sau ngày ”Hội chọi trâu” Đồ Sơn!

Đã vậy, người ta còn úm ba la một cái thì tham luận của Chu Văn Sơn mà Trần Ngọc Linh trong bài ”Hội nghị Đồ Sơn và những thùng thuốc nổ” (vietnam.net) viết rõ: ”Người ta trông chờ vào tham luận của các nhà nghiên cứu và phê bình như Văn Giá, TS Chu Văn Sơn, Nguyễn Đăng Điệp… Tham luận của TS Chu Văn Sơn không được đọc tại hội nghị” nhưng không hiểu sao Chu Văn Sơn lại đọc bài tham luận của mình trên… qdnd.com mà Nguyễn Hòa trong bài ”Hội nghị lý luận – phê bình văn học lần thứ hai và một số vấn đề đặt ra” có ghi: ”Trả lời câu hỏi ‘Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?’ trong tác phẩm văn chương, tham luận của Chu Văn Sơn, với một cách nhìn khoa học khá chân xác đã khẳng định: ‘Một thành phẩm cách tân được xem là giá trị mới bao giờ cũng là một nội dung mới đi liền với một hình thức mới!’”.

Đi kèm là những tham luận của Trần Đình Sử, Lê Thành Nghị, Đỗ Lai Thúy, Lưu Khánh Thơ, Hữu Đạt nhưng Lưu và Đỗ tiên sinh thì… dạo mát đâu đó không dự hội nghị? Trần Anh Thái (qdnd.vn) cũng đăng một đoạn dài tham luận của Chu Văn Sơn và thêm Vân Long là người từ chối đọc tham luận? Quỳnh Thi trên cinet.gov.vn thêm Chu Thị Thơm (thư ký hội nghị) và Hoàng Vũ Thuật với bản tham luận của họ? Vậy những bài tham luận được đọc trích đăng thì không nói gì nhưng tham luận không được đọc cũng đăng trích thì không biết tác giả lấy từ tư liệu nào? Đây là ý kiến hay tham luận tại hội nghị hoặc viết lấy ý lại từ bài tham luận đã đăng trên báo?

Một câu trích, đoạn trích, lời trích nếu không cho người ta thấy rõ nó nằm ở đâu thì coi như tác giả đã chưa thể hiện tính chính xác của văn bản. Rồi võ lâm đồng đạo kiểm điểm tướng tá ba năm trước (Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học Tam Đảo 2003) nay đi về đâu?

b. Những tiếc nhớ… bóng dáng xưa:

Trong Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học lần thứ hai này, người ta lại ghi nhận sự thiếu vắng của những cây bút phê bình cổ thụ:“Ngành lý luận, phê bình thiếu những đại biểu như Phạm Vĩnh Cư, Trương Đăng Dung, Phan Ngọc, Trần Ngọc Vương… Ông Phan Cự Đệ ở nhà, ông Hà Minh Đức chỉ đóng góp ý kiến qua báo Văn nghệ Trẻ, cũng không thấy ông Đỗ Văn Khang, tiến sĩ mĩ học kiêm văn học, “ngọn roi” của ngành lý luận trong những ngày đầu đổi mới… Trong số những người sáng tác cũng không thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương và Phạm Thị Hoài thì đang ở bên trời Tây xa xôi. Vậy là: Có cháo dùng cháo, có cơm dùng cơm” (Trần Ngọc Linh, vietnam.net).

Có gì dùng nấy, rau cháo qua ngày! Buồn thay! Một đại hội chớ đâu phải là hội chợ Tết mà hết mặt hàng hột dưa, dùng đỡ hột… é? Thúy Quỳnh công nương và chàng Linh công tử này chắc là lính chưa đi Irag nên nghe bom là sợ mới… né đi một cây bút ho ra lửa, mửa ra tro khét tiếng mà các Giáo sư, Tiến sĩ viết sách giáo khoa hay có bài bị phê bình… ghét muốn… lột da là Trần Mạnh Hảo! Chê ”nó” nhưng tội nghiệp và e dè mấy năm trời cầm súng làm bộ đội cụ Hồ của “nó” nên giữ lại cái tước “Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam” nhưng miễn mời “nó” dự cho khỏi… nổ banh Hội văn nhà? Có một nhà phê bình nói rằng gặp cao thủ võ lâm như Trần Mạnh Hảo thì chỉ… vái mà… chạy! Hắn làm gì mà dữ thế? Thế là cái gì vây cánh kiểu ”bướm bay theo bướm”, ”diều bay theo diều” tung tăng, dung dăng, dung dẽ khi không ai… moi cái mụt ghẻ mình ra! Ở đời:“tránh vỏ dưa thì gặp võ dừa”!

Có lẽ vậy mà hội nghị… bàn dài lần này ở Đồ Sơn ”thừa tham luận, thiếu tranh luận” (viet-studies.org) vì vắng khá nhiều bóng… cây KơNia thời Tam Đảo – Ba Vì? Vậy thì sao mà có thể ”tạo ra đẵng cấp cao hơn” như chàng phóng viên không tên trên mà health.vnn.vn đưa tin mong muốn? Tiền nào của đó. Thời buổi nào, người ta đó. Quyền lực nào, êkíp đó. Đó cũng là một dạng ”lý luận văn học” mà chúng ta không thể nào không trang bị cho mình phòng khi ”hết thời, xuống ngựa, lấy dây thung… bắn ruồi”!

Thế là có một số bài được coi là có giá thì không được chọn đọc như bài của Trần Đình Sử? Theo Thúy Quỳnh ”Đọc tiêu đề bài viết của GS Trần Đình Sử “20 năm lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học- Thành tựu và suy ngẫm” tôi nhận xét có cùng chủ đề, tuy nhiên tính chất khái quát và học thuật hơn tiêu đề của ông Nguyễn văn Dân “Lý luận văn học, nhìn lại 20 năm đổi mới”. Chị đã tiếc: “không hiểu tại sao một bài viết quan trọng như vậy lại không được đọc trang trọng tại hội nghị, đăng lên báo văn Nghệ Trẻ hoặc tạp chí Cửa Biển, 2 tờ báo đã phát cho mọi người “trong hội nghị” hôm đó cùng được biết”. Thúy Quỳnh đâu có biết những bài viết có giá trị, có chất trí tuệ là những bài được… cất giấu trong… thùng rác!

Không biết Thúy Quỳnh có tiếc… nhầm hay không chứ tham luận của Trần Đình Sử nếu được đọc tại hội nghị thì nó sẽ bị… mất đi những… mười năm vì bài “30 năm lý luận và phê bình nghiên cứu văn học – Thành tựu và ngẫm nghĩ” của vị Giáo sư Tiến sĩ này đã được đăng trong “Văn học Việt Nam sau 1975. Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy”, Nxb Giáo dục – 2006, trang 38-44. Đây là bài nhận xét về tình hình lý luận từ 1945 đến 1975 hay 1975 đến 2005 chưa rõ ràng lắm. Nếu cắt đi mười năm thì chẳng biết tính từ mốc nào đến mốc nào đây? Hoặc hai bài khác nhau thời điểm nhưng giống nhau cách viết chăng?!

Trong bài viết trong sách đã dẫn, Trần Đình Sử đã ghi nhận ba thành tựu của ngành lý luận văn học:

– Một: ”Phê phán các giáo điều lý luận xơ cứng”.

– Hai: ”Giới thiệu, phiên dịch những lý luận trước đây bị xem như là vùng cấm. Đó là giới thiệu chủ nghĩa cấu trúc, lý thuyết, ký hiệu học, thi pháp học, lý thuyết tiểu thuyết và đối thoại của M.Bakhơtin, văn học so sánh, lý thuyết của chủ nghĩa hình thức Nga, lý thuyết tiếp nhận, giải thích học, chủ nghĩa hậu hiện đại”.

– Ba: ”Vận dụng và sáng tạo những lý thuyết mới trong nghiên cứu và phê bình văn học”.

Nhà lý luận này đưa ra những phàn nàn về những người cũ xưa “ôm lấy quan điểm chính thống năm nào” và một trời hiểu không thấu khi Trần lão gia nâng địa vị lý luận: “Chưa bao giờ thời đại đòi hỏi nhiều về lý luận văn học nghệ thuật như bây giờ. Cái bầu chân không lý luận văn nghệ trên cái nền lý luận cũ vẫn chưa lấp đầy…Yêu cầu thời đại đặt ra cho nhà lý luận một trách nhiệm nặng nề. Anh ta phải vượt qua cái đại dương bao la của tri thức mà hoàn cảnh lịch sử đã làm anh tụt hậu… “

Sau đó, chưa rõ ba mươi năm này là ba mươi năm nào và thành tựu trên lý thuyết nhưng chẳng thấy minh chứng ba cái thành tựu trên, Trần lão gia đã vội vào kết luận: “Lý luận bây giờ chính là con voi mà hầu hết các nhà lý luận Việt Nam hiện đại thường chỉ mới là anh thầy bói đang bắt đầu sờ soạng, kỵ nhất là cái họa đánh nhau toạc đầu chảy máu trong chuyện ngụ ngôn… Lý luận văn học là một ngành khoa học nhân văn. Tính nhân văn không chỉ thể hiện trong đối tượng, phương pháp nghiên cứu, mà còn trong thái độ ứng xử nghề nghiệp. Đây là ngành khoa học đòi hỏi tinh thần tự trọng, tự tôn, tinh thần đối thoại, sáng tạo rất cao”.

Như vậy, theo Trần lão gia thì người viết lý luận hiện nay chỉ là những thầy bói sờ voi. Người này chê người kia. Người kia công kích kẻ nọ. Nhìn chung, các bài tham luận lý luận đều khô queo sợi tóc, héo tàn cỏ cây vì lý thuyết chằng chịt những chủ nghĩa này nọ, mệt óc. Tác phẩm văn học nào trong vòng ba mươi năm nay (chẳng biết mốc thời gian nào!) đã được soi sáng bằng lý luận với ba cái thành tựu trên? Lý thuyết bao giờ cũng là hoa nở trên đường quê hương. Thực nghiệm trên mình những tác phẩm chưa có bao nhiêu thì hoa đã vội tàn! Chưa vui đã sầu chia phôi!

Quay ngược với ý Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phê trong tham luận của mình đã kêu gọi đừng trói mình vào ba cái chủ nghĩa, phương pháp luận, trường phái cứ viết tới. Viết cho ai? Để làm gì? Nếu viết cho mình thưởng thức thì save vào my documents để dành đọc (nếu đánh máy), cất vào tủ (nếu viết tay) cần chi in sách để đụng đầu với Hội nhà văn và dập đầu chảy máu với cái giấy phép xuất bản nằm dài chờ mỏi mệt! Nếu viết cho người ta “thưởng thức” thì “sex” cứ tới tấp là nổi lềnh bềnh như bèo trôi trên sông lũ ngay! Bảo đảm! Tài năng ăn cái… đức đó mà!

“Tài năng mới là quan trọng” như Nguyễn Đăng Mạnh nói nhưng tài năng chẳng chạy khỏi trời như Nguyễn Du đã tóm cái… trúng phốc! Trời cha không ngán chỉ ngán Trời con. Tài năng phải đi với thời thế và coi vào bản lĩnh sinh tồn của đứa con bị bỏ rơi. Không có những cái đó, tài năng chỉ còn:

Gác kiếm, treo gươm ngồi… hận lịch

Quăng nghiên, ném mực đứng… thù trăng!

Chắc Thúy Quỳnh hết chắt lưỡi hít hà vì hội nghị đã bỏ qua một bài mà cô thấy “sáng giá”?

c. Những gương mặt sáng giá hay tối thui lên sân khấu:

Thế thì có tất cả bao nhiêu bài tham luận được đọc hay nói vo tại hội nghị? Đọc và nói vo, phương tiện nào thắng cuộc?

Theo Quỳnh Thi (talawas.org) thì có hai mươi lăm vị được ”ra mắt” công chúng trên hơn hai trăm đại biểu trên hơn ba trăm giấy mời. Còn tổng hợp lại thì có tất cả là ba mươi hai vị. Hai người từ chối đọc tham luận là Ngô Thảo và Nguyễn Gia Nùng. Nhà văn Nguyễn Gia Nùng có bài tham luận ”Thơ mới bắt đầu từ đâu” nhưng nhường mười lăm phút thưởng thí cho người khác. Nguyễn Gia đại lão huynh này (qua phone) nói rằng có hai mươi mốt bản tham luận đã được đọc. Theo Thuý Quỳnh (gio-0.com) cô đọc trên bản đăng ký có năm mươi bảy bài chỉ ghi tên không ghi học vị, chức danh và nơi làm việc. Sau đó, Hữu Thỉnh tổng kết thì lại thòi ra… tám bài nữa thành ra có sáu mươi lăm bài tham luận chẳng chòi!.

Sau đây là danh sách của hai mươi bảy vị theo Quỳnh Thi (talawas.org) mà người viết thêm chút hành tiêu:

1. Nguyễn Văn Hạnh (Nhà lý luận, nguyên Phó ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Đảng, thành viên Hội đồng lý luận văn học nghệ thuật Trung ương): ”Tự do tư tưởng – Tự do sáng tạo và hoạt động văn học nghệ thuật”.

2. Vũ Tú Nam (Nhà văn): ”Coi trọng dòng văn học tư liệu”.

3. Phong Lê (Nhà lý luận, thành viên Hội đồng lý luận văn học nghệ thuật Trung ương): ”Hai mươi năm đổi mới nhìn từ lực lượng viết”.

4. Lâm Tiến: (Phê bình): ”Văn học các dân tộc thiểu số, thành tựu và tồn tại”.

5. Ngô Thảo (Nhà thơ): ”Rất cần các nhà phê bình”.

6. Văn Giá (Nhà lý luận, Giảng viên Đại học Khoa báo chí): ”Sex với những xúc cảm thiêng liêng”.

7. Thuý Toàn (Dịch giả): ”Giới nghiên cứu lý luận phê bình cũng nên quan tâm đến mảng sách văn học dịch”.

8. Nguyễn Văn Dân (Nhà lý luận văn học, PGS.TS – Phó viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội): ”Lý luận phê bình văn học, nhìn lại 20 năm đổi mới”.

9. Nguyễn Hữu Nhàn (Phê bình): ”Nói thật hay… ”.

10. Lại Nguyên Ân (Nhà lý luận, Giáo sư): ”Phê bình văn nghệ trong đời sống xã hội”. (nguyên văn là ”Phê bình văn nghệ và đời sống xã hội”)

11. Vân Long (Nhà thơ): ”Nhà thơ và công chúng”.

12. Nguyễn Xuân Khánh (Nhà lý luận): ”Tâm sự của một nhà văn với lý luận, phê bình”.

13. Lê Đạt (Nhà thơ): ”Một văn hoá mới”.

14. Nguyễn Khắc Phê (Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên-Huế) ”Đừng lệ thuộc, đừng tự trói mình vào bất cứ ‘chủ nghĩa’ và ‘phương pháp sáng tác’ nào”.

15. Nguyễn Đăng Mạnh (Giáo sư, giảng dạy Khoa Văn Trường Đại học sư phạm Hà Nội1): ”Mấy nhận xét về tình hình phê bình văn học hiện nay”.

16. Inrasara (Nhà thơ ): ”Thơ hậu đổi mới, đã và đang… khủng hoảng”.

17. Thi Hoàng (Nhà thơ): ”Hai mươi năm đổi mới thơ bây giờ… ”.

18. Hoàng Quốc Hải (Phê bình-Nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng bình): ‘‘Những vướng mắc thường gặp trong sáng tác”

19. Hoàng Hưng (Nhà thơ): ”Tự do sáng tạo và tự điều chỉnh của xã hội”.

20. Huệ Chi (Giáo sư) “Tự do sáng tác và lý luận phê bình” (nói vo).

21. Từ Sơn (Nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Đảng): Nói vo.

22. Nguyễn Hoà (Phê bình-Quan chức của báo Nhân Dân – cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam): ”20 năm lý luận phê bình, ngày rất gần và chuyện chưa xa”.

23. Bùi Ngọc Tấn (Nhà văn): Không rõ.

24. Phạm Quang Trung (Nhà lý luận): “Rất cần một hệ thống lý luận văn chương dành cho nhà văn”

25. Vũ Hạnh (Nhà phê bình): Không rõ.

26. Hoàng Vũ Thuật (Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình): “Thơ đa đoan và thân phận”.

Hoàng Vũ Thuật và Chu Thị Thơm do Q.T (cinet.gov.vn theo CPT) bổ sung nhưng Chu Thị Thơm không đọc.

27. Phạm Tiến Duật (Nhà thơ): “Ngoại giao quốc gia và đối thoại văn học”.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật do Trần Ngọc Linh (vietnam.net) bổ sung.

Những vị dưới đây do Nguyễn Hoà (nhandan.vn) bổ sung nhưng tham luận không đọc trong hội nghị:

– Trần Đình Sử (Giáo sư) “Hai mươi năm lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học-thành tựu và suy ngẫm”.

– Lê Thành Nghi: (Phê bình): “Sáng tạo là vượt qua các giới hạn”.

– Đỗ Lai Thúy: (Giáo sư) “Đối tượng của phê bình văn học”.

– Lưu Khánh Thơ: (Giáo sư)“Giới hạn của sự đọc và phê bình hôm nay”.

– Hữu Đạt (Nhà thơ, phê bình): “Tác động của đổi mới với lý luận và phê bình văn học trong giai đoạn hiện nay”.

– Chu Văn Sơn: (Tiến sĩ) “Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?”.

– Trần Nhuận Minh (Nhà thơ): “Tìm con đường mới để đến với bạn đọc”.

– Nguyễn Đăng Điệp: (Giáo sư) “Văn trẻ có gì mới”.

– Hoàng Quảng Uyên: (Nhà thơ) “Nỗi niềm thơ dân tộc”.

– Chu Thị Thơm: (Nhà phê bình văn học, biên tập viên Báo Giáo dục & Thời đại): “Nhà phê bình chưa đặt đúng vị trí”

– Nguyễn Gia Nùng: (Nhà văn) “Thơ mới bắt đầu từ đâu?” (người viết bổ sung).

Người ta chờ đợi một hội nghị đổi mới có chất lượng với những cách nhìn khác nhau về những gương mặt đăng quang trong hội nghị hay đăng đàn trên báo chí, các trang web site. Hình thức nói vo có thể chiếm lợi thế trên văn đàn.

 

3. Hội nghị lý luận hay hội… gà đá nhau?:

Mời lên, lôi xuống mà… điên

Tham luận, bàn thảo… huyên thuyên lắm điều.

Lý luận thừa thải chữ ”kiêu”

Phê bình thiếu ngữ ”mỹ miều” văn hoa.

Người ta lại vì những từ điên, huyên thuyên, kiêu, mỹ miều dư thừa, thiếu thốn trong hội nghị văng… tức ấy mà… cười!

a. Cười ra… nước mắt vì những thùng thuốc…lép:

Trần Ngọc Linh trong bài ”Hội nghị Đồ Sơn… ” (vietnam.net) cho rằng những bài tham luận là ”những thùng thuốc nổ” . Ví von cho vui hay mỉa mai khôi hài cũng làm người đọc… giật thót! Những thùng thuốc nồ ấy là ai? Vì sao gọi họ là những thùng thuốc nổ? Thuốc nổ này có làm chết hay bị thương cho ai?

Thùng thuốc nổ thứ nhất là: Lại Nguyên Ân. Phóng viên ghi nhận có tiếng xầm xì nổi lên: “Lại Nguyên Ân cũng được đọc báo cáo, khá quá” và xì xào: “Lại Nguyên Ân mà được lên đọc thì chắc Hoàng Hưng cũng được đọc”. Lời bàn tán này ”chết người”! Lại Nguyên Ân mà ”được lên đọc?” nghĩa là, ông ngoại này có gì ngon trong óc mà được bê lên? Tức là chê! Cái sự chê này lan sang Hoàng Hưng dù Hoàng Hưng được… nâng một cấp ”chắc Hoàng Hưng cũng được đọc”. Như vậy, Hoàng Hưng không được đọc thì Lại Nguyên Ân sao có thể đọc?

Thùng thuốc nổ Hoàng Hưng nổ chưa hết mùi thì thùng thuốc nổ Bùi Ngọc Tấn đã… ì xèo bụp… ”cướp diễn đàn”. Không biết Trần Ngọc Linh quan sát như thế nào với cặp mắt Dương Tiễn mà nhận xét… kinh thế? Từ “cướp” làm người ta nhớ thời 1945 “Việt Minh cướp chính quyền”!? Người lên đọc tham luận hay nói vo thì chỉ được mười lăm phút thưởng thí. Họ có mời mới được lên chứ, sao lại “cướp“? Té ra, vì quan Thái sư họ Bùi này chỉ tranh thủ trút phẩn nộ về cái việc Bộ Văn hoá – Thông tin tàn nhẫn khi mang cuốn tiểu thuyết: “Chuyện kể năm 2000” của mình (qua hóa thân nhân vật Tuấn ở tù năm năm) ”thu hồi và nghiền thành bột ngay sau khi in ra” nhưng Hội Nhà văn không “cứu bồ” mà “Người quan sát” trong bài ”Chưa đi chưa biết Đồ Sơn” (diendanvietnam.net) đã ghi lại. Chẳng khác nào bà mụ đỡ đẻ… nghiền nát em bé mới sinh. Ác gì ác bằng đó mà! Đấy mà nói không ”thù”, không ”hận”, không ”giận”, không ”nổ bom nghìn tấn” vào Hội Nhà văn thì nổ vào đâu? Bùi Ngọc Tấn tranh thủ… xén vài phút để phanh thây, mổ bụng mình cho thiên hạ cùng xem cho hả cơn hận người cùng hội, đội cùng mũ lại đi… giết mất đứa con! Tức là nhắc lại vụ việc ngày 16/03/2000, cuốn sách ấy bị tịch thu và nhà xuất bản Thanh Niên bị kiểm điểm. Trước đấy, năm 2005, tại hội nghị văn học Hải Phòng, Bùi Ngọc Tấn cũng “kiến nghị” như thế nhưng chẳng ăn nhằm gì! Hội Nhà văn quả thật đã không biết cái gì gọi là “can trường thốn đoạn?”.Người không đau đớn thì làm sao gọi là Người? Cha không nóng mặt vì con thì sao gọi là cha?

Thùng thuốc nổ mà người ta chờ đợi… nổ cho tan tành cái khán trường là Nguyễn Hòa thì thùng thuốc nổ Nguyễn Hòa chắc bị rớt xuống biển Đồ Sơn nên chỉ… nổ lách chách thay vì nổ… đùng đùng! Vậy mà miểng đạn cũng văng tới Huệ Chi là cũ ”tư tưởng”, văng tới Hoàng Hưng ”tự do sáng tác cũng chỉ là vài ba tác giả” nghĩa là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi“, dai như… cao su” và văng tới Bùi Ngọc Tấn ”Chuyện kể năm 2000” mà in ra thì tới nay sẽ ”có rất ít người đọc”. Thế nhưng Nguyễn Hòa đâu có biết, những nhà phê bình ở hải ngoại lại “ca ngợi” tác phẩm này tới bến như Thụy Khê, Lê Minh Hà (chimviet. Fee.if, dactrung.net) và được đăng nhiều web site. Trong văn học, những gì trong nước cấm, lên án, tịch thu… thì ở hải ngoại rất “hoan nghênh”. Do đó, tác giả, tác phẩm muốn nổi tiếng ở hải ngoại thì cứ tìm cách “chọc giận” nhà nước Việt Nam! Chiêu thức ấy mà!

Nguyễn Huệ Chi trong tham luận ”Tự do sáng tác và lý luận phê bình” đã công nhận giá trị của đứa con bị nghiền thành bột của Bùi huynh đệ: ”Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải và rất nhiều tác phẩm khác, hầu như người nào trong chúng ta cũng đều đã đọc và thấy rõ giá trị”. Câu khẳng định chắc như bắp này đã… đá giò lái câu của Nguyễn Hòa rồi còn gì? Ai cũng đọc đấy, vậy mà Nguyễn Hòa nói “rất ít người đọc”? Khi người ta bị nghiền thành bột thì coi như… tan xương nát thịt hết đường đầu thai luôn! Còn văn chương, càng ”nghiền thành bột” hay xây ra cốt, hốt ra hơi thì càng bất tử! Tức là tự sống dậy theo bài ”Quốc tế ca” ba que xỏ lá: ”Vùng lên! Hỡi những cái gì bị cấm hay de. Vùng lên! Những ai trong thế bị đè! Vùng lên!… ”

Uí chào! Rồi miểng đạn Nguyễn Hòa hình như… chém chưa đủ số nên… power còn mạnh quá, mảnh văng luôn vào các nhà phê bình, nghiên cứu văn học với cái câu ”Tiên trách kỷ. Hậu trách nhân” để mang tiếng ”háo danh, vụ lợi”! Thế là thùng thuốc… nước này đã làm… ướt mẹp bộ comlê của các vị bô lão nên Trần Ngọc Linh… dếnh cho một câu bình: ”Trong và sau khi ông Nguyễn Hoà phát biểu, một số đại biểu ở dưới ngạc nhiên, từ ngạc nhiên đến thất vọng, thậm chí bất bình” nhưng không thấy các trưởng lão các bang phái văn sử dụng… võ mà… nện Nguyễn Hòa như trường hợp Bùi Bình Thi thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với Đào Thái Tôn sau hội nghị! Chắc là ngán Nguyễn Hòa có bà con với… Nguyễn Tấn Dũng?! Hay vì Nguyễn Hòa bỏ đao để thành Phật nên súng ống gì cũng quăng ở nhà hết trơn chỉ đem một… súng lục nhưng hai trái đạn… lép!

Trần Ngọc Linh sau đó, hứng chí, tung ra mấy dòng đẹp mắt người dưng, rưng rưng mắt ta: ”Thay vì không khí họp “chợ” như buổi sáng hôm trước, ban tổ chức đã khéo léo phát không báo Văn nghệ Trẻ cho các đại biểu, nhiều người biết trước và chỉ cho nhau trang 14–15, có hai bài trao đổi giữa ông Nguyễn Hoà và ông Trịnh Thanh Sơn… ”. Hô hô hô… ! Đúng là cú gỡ gạt ngoạn mục của Hội chợ văn buổi sáng. Ngọc Thiên… Tai bỗng nhiên… ôm bụng…

Trúng miểng đạn chăng? Không! Trúng mìn cóc chăng? Không! Trúng mìn cóc thì ôm chân chớ sao ôm bụng! Trúng gió chăng? Không! Hay đau ruột thừa? Ruột thừa mổ… đầu năm rồi! Vậy sao ôm bụng? Ngọc Thiên… Tai bị hỏi mãi, tức quá, hét:

– Tại vì bần tăng đang… cười bể bụng nèèèèèè!: ”Vậy là gần 300 đại biểu cúi đầu xuống đọc, và cả khán phòng biến thành một thư viện”. Giọng văn Trần Ngọc Linh tỉnh khô. Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học bắt đầu… mặc niệm từ đó!

Chao ôi! Quang cảnh… thiêng liêng

Khán trường không Phật mà… ”thiền” mới linh!

Người trên bục, nổi lôi đình:

– ”Trời sao không đánh cầm tinh, lũ mày!”!.

Ngoài kia, biển Đồ Sơn sau vụ tai tiếng động trời, dậy đất ”tham nhũng chia chát đất đai” lớn nhất nhì Hải Phòng, lại êm đềm vỗ sóng… Không biết có ai ở hội nghị Đồ Sơn ”ăn chay” để mà cầu phước cho bá tánh miền Trung thoát khỏi thiên tai, bão lụt hay không mà cơn bão Xangsane vừa đi khỏi thì cơn bão Cimaron cấp 14 đội trời mà đến. Còn ngày ấy, các trưởng lão trong khán trường Đồ Sơn – Hải Phòng thì đang có… bão lòng!

b. Cười ra… máu, đấu ra… bia:

Hai cao thủ boxing ở hạng cân nặng và nhẹ không chuyên là Bùi Bình Thi và Đào Thái Tôn đã thượng đài ở trên chiếc xe 16 chỗ ngồi không cần trọng tài chính hay phụ gì ráo! Kết quả: Hạng cân nhẹ:

Thái Tôn… kỵ Bình Thi

Bình Thi… mã song phi

Trọng tài bất đắc dĩ có mặt tại trận chiến không cân sức từ boxing chuyển sang đô vật này là Hoàng Quốc Hải, người đã phát giác túi xách của Bùi thái sư mở toách với… Ngọc Thiên… Tai lại… ôm cái bụng… khi trong túi xách của Bùi thái sư mở toách có…”5 chai bia Hà Nội” mà Huệ Chi thấp người, to họng đã hét lớn: ”Bia ăn cắp ở hội nghị”. Trời! Thánh thủ thần thâu ”Sở Lưu Hương đạo soái”hay Thần thâu Lôi Nhị trong ”Thất thập ma kiếm” hiện hình tại hội nghị Đồ Sơn? Nhưng những chai bia Hà Nội trong giỏ xách của Bùi Phó Giám đốc Trung tâm Quốc học đâu khơi khơi chỉ chứng Bùi gia… chôm chĩa bia hội nghị? Biết đâu, cơ thể Bùi thái sư ấm lạnh khác thường nên mang theo nhiên liệu để đốt bầu nhiệt huyết mà đọc tham luận như người thợ uống mắm khi lặn ấy mà! Huệ Chi sư phụ chớ có hét ầm như thế mà bà Nguyễn Thị Thanh Hương, chủ Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng… trước cười tí te vì ”thứ ngon mới chôm, ai đơm thứ thúi”, sau đó, long lanh nước mắt! Ai cũng ”chôm bia” như thế thì bà có mà… khai phá sản!

Kể chuyện đó xong, Trường Nhân trong ”Nhà văn dụng võ” (voy.com, thongluan.org) thêm rằng ”ông Tôn và ông Mai Quốc Liên mấy tháng nay kiện nhau và lôi nhau ra toà vì chuyện đạo văn… Ông Bùi Bình Thi lại mới tái hồi làm phó giám đốc Trung tâm Quốc học cho ông Mai Quốc Liên. Trước đây ông Thi đã là phó cho ông Liên nhưng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt nên ông Thi bảo không thèm làm với thằng lưu manh. Nay vì ông Tôn kiện nên ông Liên cần có cái thân hình hộ pháp ấy hộ vệ cho mình; bèn lại mời ông Thi làm phó. Ông vệ sĩ to đùng không ngờ đã bị Tôn tiên sinh tí hon cho nốc ao ngay từ trận đầu”.

Ngọc Thiên… Tai… ôm bụng tiếp vì: ”Ông Tôn còn đánh rụng cái Giải thưởng Nhà nước về Văn học của ông Mai Quốc Liên. Cho nên cuộc ẩu đả này không phải ngẫu nhiên mà có”. Vì cái giải thưởng văn học mà Bùi thái sư chịu đòn dùm cho Mai tiên sinh thì sự hy sinh này ”ý nghĩa” quá. Mới nói: Giám… đốc chứ không giám làm. Bùi thái sư dám làm, không cần dám… đốc. Thật dũng cảm! Nhưng mà xét lại, nếu giải thưởng to tác thế mà Chu Văn Sơn đã không… ”song kiếm hợp bích” cùng Văn Giá… uýnh cho chết cha Trần Mạnh Hảo vì Trần… phá đám này cũng đã dùng chiêu ”song cước”… đá bay cuốn ”Ba đỉnh cao Thơ Mới” của họ Chu ra khỏi vòng chung kết giải thưởng lý luận văn học năm 2003? Xem ra, cùng một nguyên nhân mà hai bên kẻ động, người thủ. Họ Chu kia không mang tiếng hèn, họ Trần nọ được thơm danh dũng. Người liêm chính không lấy văn trường làm tham trường xưa này đều không thể động tay động chân như thế cả!

Tài sắc tương đố. Văn chương có số. Người xưa nói đâu có sai! ”No mất ngon. Giận mất khôn” lời khuyên này đâu chỉ dành cho con nít! Than ui! Cái người may mắn hôm ấy chính là… Ngô Thảo. Lẽ ra, Bùi Bình Thi… nện Ngô Thảo mới đúng vì cái tội ”mày dám chơi khăm tao biểu tao đi xuống trong lúc tao đang nói… say sưa. Khi mày lên đọc, tao có réo mày cút đâu?”.

Cười xong, đau cuống họng! Cười với những câu chữ dí dỏm, cười những mẩu chuyện về nhà thơ dân tộc Inrasara không chịu đi thang máy, bắt phóng viên chạy theo đến tầng thứ sáu của khách sạn mệt lè lưỡi là vui. Cười nhà văn Nguyễn Xuân Khánh hết giờ cho phép, được ban tổ chức nhắc nhở, lại hỏi đại biểu có hai trang nên đọc nữa không rồi mất luôn bản copy nên thấy cô nào phóng viên, Trần bá bá cũng chạy theo đòi… là cái cười thông cảm.

Người ta cũng cười… trong đau đáu con tim vì chút gì đó mất mát nhân cách khi những nhà văn lại đi xếp hàng để phóng viên… chụp hình! Cần phô mặt trong ống kính đến mức vậy sao? Trong những cái cười… ra nước mắt ấy, người ta lại thấy những đại biểu tại hội nghị Đồ Sơn đã đánh mất chính mình mà Ngọc Linh (web đã dẫn) phê phán: “Một hiện tượng dễ thấy ở hội nghị lần này là thái độ trưởng giả và thiếu nghiêm túc của một số đại biểu. Ông Phạm Quang Trung sau khi đọc tham luận của mình đã “chê” ông Nguyễn Văn Dân là đã đọc chính bản tham luận đăng báo Văn nghệ mấy số trước đó”.
Hình ảnh Ngô Thảo la ó trong hội trường kêu réo Bùi Bình Thi xuống với những lời nặng tính coi thường, thiếu hàm tế nhị qua lăng kính phóng viên của Trần Ngọc Linh: ”ông Bùi Bình Thi đang phát biểu dở thì ở dưới nhà thơ Ngô Thảo nói vọng lên: “Thế thôi! ông mà còn phát biểu nữa là chúng tôi về đấy!” ông Bùi Bình Thi nói vọng xuống: “thế lúc các ông lên nói thì tôi có cản đâu?”, cử toạ ồn ào: “Thôi, về thôi”. Người đọc… lắc đầu!

Người ta thường đánh giá con người qua tư cách mình biểu hiện hay tỏ thái độ trước một vấn đề gì. Ví dụ, cười hể hả cũng nhớ nhìn chung quanh, phát ngôn linh tinh cũng dòm chừng người bên cạnh và tiêu chí đánh giá chính xác nhất là mình đã có thái độ, cử chỉ nào với đối tượng mình… không ưa? Trong khán trường lúc ấy, giá như Ngô Thảo không đánh mất chính mình và cử tọa không hùa theo có lẽ người bị chí trích là Bùi Bình Thi vì đã có bài tham khảo có lẽ khó hợp với hội nghị, ít chui lọt vào tai người nghe. Bây giờ thì ngược lại, người mẹ tát con ngay trước mặt người ta khi con hư thì người ta sẽ nhìn vào mặt người mẹ?! Cá nhân anh hùng không đúng chỗ làm khổ thanh danh! Thế mới nói: Chiến thắng bản thân mình mới là chiến thắng vĩ đại nhất, vinh quang nhất!

Ngoài hội trường tức là dù ra ngoài sự kiểm soát của hội nghị nhưng còn có công an, cảnh sát mà nhà văn còn dụng võ thì thử hỏi trong sân nhà, mấy trưởng lão đã thể hiện một tinh thần ”rất chi là”… tự do muôn năm dưới bất cứ hình thức nào! Tư cách đại biểu của những người đi dự hội nghị có những biểu hiện sau đây:

– “Bài tham luận của ông Hạnh… Mới đến nửa chừng của bản tham luận đã bắt đầu mất trật tự. Có ai đó nói: “Về hưu rồi ông mới bàn đến tự do. Nếu trước đây biết nghệ sĩ không có tự do thì không đẻ được thì ông thôi nhiệm Phó ban Tư tưởng Văn hoá Thành phố mới phải”. Lại có người bảo: “Con người ta là tiến hoá hàng ngày. Cổ nhân từng nói ‘kẻ sĩ ba ngày không gặp, đã khác’ đấy thôi”. Tức là vi phạm tư cách “phát biểu linh tinh”, đánh mất chính mình là thế!
– Không thèm vào ngồi nghe tham luận: “Tôi cũng phải nhắc đến không khí hội nghị trong bài phát biểu tham luận của Phạm Quang Trung: “Rất cần một hệ thống lý luận văn chương dành cho nhà văn”. Ban đầu, cũng chuyện ai người ấy nói với bạn ngồi bên, ồn ào và phân tán. Nhưng khi Phạm Quang Trung nói được nửa chừng… thì đã 6 lần bị hội trường vỗ tay kèm theo tiếng hô “Thôi!”, “Thôi, xuống đi. Dưới này không phải là học sinh của ông ở Đà Lạt đâu!” (Quỳnh Thi ”Vài nét ở Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II”, (talawas.org). Sao không có ai rao bán kẹo cao su trong khán trường nhỉ?

Người quan sát cũng “chộp” được cảnh này: ”Rõ ràng là những vấn đề đưa ra quá rộng, quá tản mác, quá lý thuyết, không đánh trúng sự quan tâm thực sự của giới cầm bút hoặc không có gì mới đã làm cho những người tham dự bỏ ra ngoài hội trường khá nhiều”. Trần Ngọc Linh ghi nhận bằng giọng văn miêu tả… tỉnh khô: ”Để làm dịu không khí hội thảo, nhà thơ Phạm Tiến Duật lên đọc một bài tham luận có tiêu đề: Ngoại giao quốc gia và đối thoại văn học. Lại thêm một số cử toạ nữa bỏ ra ngoài.”. Cặp mắt của nam giới khi nhận xét vấn đề còn vô tư nhưng nữ giới Quỳnh Chi ”Vài nét ở Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II”(talawas.org) cũng nhận thấy y sì: ”Nhà văn Bùi Bình Thi khiêu khích “20 năm đổi mới chúng ta khinh tiếng Việt, văn trẻ, ví dụ như bóng đè là chối bỏ lịch sử, chối bỏ truyền thống ..” Một số đại biểu phía dưới nói vọng lên: “Ông mà nói nữa.. chúng tôi về”.Quỳnh Chi dùng từ “khiêu khích” có thỏa đáng chăng?

Trần Ngọc Linh trong bài: ”Thấy gì qua Hội nghị Lý luận Phê bình VH lần II? (vietnamnet.vn) thêm: “Các cử tọa ở trong thì ai cũng chọn cho mình một người bạn để trò chuyện. Báo cáo viên cứ đọc, đoàn chủ tọa cứ nghe và cử tọa cứ trò chuyện… Vẫn là những bài tham luận được các tác giả đọc, nhưng buổi chiều là một không khí mới, dẫu trong khán phòng của hội nghị chỉ còn khoảng một nửa số đại biểu có tại hội nghị, còn nửa số đại biểu người ta không biết … đi đâu (?)”.

Tức là chẳng ai thiết tha gì tới diễn giả, không thèm quan tâm đến diễn đàn?! Đi “hóng gió” biển chứ đi đâu?

Trần Anh Thái trong bài ”Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ hai: Tiếp tục đổi mới và sáng tạo” (qdnd.vn) nhận xét tương tự: ”do phải làm những thủ tục về công tác tổ chức và lễ nghi xã giao kéo dài nên thời gian thảo luận rất ít. Một số ý kiến phát biểu khá mờ nhạt, đơn điệu, lối tư duy chưa thật phù hợp với sự phát triển chung của nền văn học nên không tạo được ấn tượng. Không ít đại biểu tỏ ra thất vọng, bỏ ra ngoài bờ biển đi dạo vì không khí thảo luận chùng nhạt”. Dù Trần Anh Thái đã “tốt bụng” cho một lý do khiến người ta bỏ ra ngoài nhưng cũng không thể nào biện minh cho những đại biểu đó là ”có tư cách” bỏ ra ngoài vì lý do chính đáng!

Đấy! Hễ nói chưa hay vừa lòng mình một tí là… dãy nãy lên, đòi tẩy chay ngay hay bỏ ra ngoài kiểu:

Ngồi chi nghe nó,

Bỏ ra hóng gió.

Có nó không ta

Ra ngoài ngâm nga

Có ta không nó!

Phe phái rồi còn gì! Cục bộ rồi còn chi! Cho nên, Quỳnh Thi bất bình: “cũng xin những ai không muốn nghe, không muốn thấy những gì diễn ra trong hội nghị (vì nó chưa hoàn chỉnh, chưa hấp dẫn) thì đừng đến. Đến như thế vừa mất thời giờ của bản thân lại tốn tiền của nhà nước. Và tôi cũng muốn nhắc đến những người đã không đến, dù được mời nhưng đã gửi tham luận, đã đóng góp ý kiến trên các trang báo. Có lẽ họ bận một công việc nào đó quan trọng hơn… Đọc những tham luận, những ý kiến đó tôi nghĩ, có thể họ đã đoán ra cái không khí tôi vừa kể, cho rằng ở nhà còn hiệu quả hơn lại không mang tiếng tiêu tiền của dân. Vâng, kinh phí hội nghị do nhà nước cấp. Tiền nhà nước là do dân đóng thuế mà có, chứ ở đâu nữa nào?”

Một sự bất bình có lương tâm của người cầm bút. Có mấy ai đã lên tiếng nói thật lòng được như cô? Người tiêu tiền của nhân dân cần nên tự hỏi mình đã đánh mất gì là của mình ở Đồ Sơn? Lời phê bình của Quỳnh Thi rất xác đáng dù phải cho người ta uống thuốc đắng, dù phải mất lòng! Nếu lời phê này mà… xạ vào các ông to hơn, có lẽ, Quỳnh Thi “jopless”!

Những phản kháng của người trong cuộc như thế buộc người ta phải nhìn lại khâu tổ chức và nội dung những bản tham luận bị coi là chưa đạt yêu cầu. Tìm hiểu vì sao người ta thích hay không muốn nghe tham luận là việc làm cần thiết để hội nghị lần sau có kết quả hơn: Chính là cách viết bài như thế nào khỏi khô khan? Tức là phong cách viết! Phong cách nói chuyện cần cải cách, cần “cách tân”!

Còn nụ cười nào cho một hội nghị lý luận văn học ở Đồ Sơn được gọi là ”thành công rất chi là mỹ mãn”? Đây mới là phần chính của cái cười ra nước mắt, chắt ra nước gừng. “Gừng cay, muối mặn xin đừng bỏ nhau”. Nghĩa là làm gì thì làm, nói gì thì nói, hễ có hội nghị về văn học là có ”nhóm” chúng ta. Từ đó, ”Lý luận thừa thải chữ ‘kiêu’. Phê bình thiếu ngữ ‘mỹ miều’ văn hoa” của Ngọc Thiên… Tai mới xuất hiện.

 

II. MẶT PHẢI CỦA HỘI NGHỊ:

Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học Đồ Sơn: Thành công hay… thành gió?

1. Lý luận văn học và chức năng:

Sáng tác là công trình, là sản phẩm của trí tuệ. Sản phẩm, công trình này khi được thảy ra chợ trời cá cược thì thành ra đấu trí văn chương, thương trường chính trị. Một tác phẩm được coi là sản phẩm của trí tuệ chưa chắc đã là sản phẩm của văn học. Tác phẩm chỉ có thể trở thành tác phẩm văn học đích thực khi nó được cơ sở lý luận văn học soi sáng như không có mặt trời, trăng không thể sáng, trăng ơi!

Vậy thì những thuộc tính nào của lý luận mà tác phẩm văn học được soi sáng?

a. Tính dân tộc, tính nhân dân: (Gồm các tính khuynh hướng, tính tư tưởng, tính hiện thực, tính nhân văn… )

Con người là một phần tử của xã hội. Con người sống không thể xa rời tập thể. Tập thể tạo thành một cộng đồng, một quần thể có những sắc tộc, nhiều tiếng nói, chữ viết khác nhau nhưng phải có một tiếng nói, chữ viết chung. Ở nước Mỹ, hợp chủng quốc tới hàng trăm ngôn ngữ khác nhau nhưng tiếng Mỹ, chữ Mỹ là tiếng bắt buộc chung. Việt Nam có hơn 60 dân tộc thiểu số nhưng tiếng Việt, chữ người Kinh bắt buộc phải chung. Không có một sản phẩm trí tuệ nào mà thoát ly khỏi hệ thống những thuộc tính văn học này nhưng cách phản ánh có trung thực và thẩm mỹ hay không còn tùy vào tài năng và sự nhạy cảm có bản lĩnh của người cầm bút.

Dân tộc nào, con người đó. Một tác phẩm không phản ánh được bản sắc dân tộc mình với ba thời kỳ quá khứ, hiện tại và tương lai hay phản ánh một cách không trực diện, tô hồng hay bôi đen thì chưa thể coi là tác phẩm văn học.

Bản sắc dân tộc là gì?

– Là những truyền thống của chính dân tộc mình đã có. Với dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước, yêu quê hương, là những hy sinh âm thầm để có đất nước nghìn năm. Bản sắc này mang tính chất truyền thống qua từng trang lịch sử chống ngoại xâm không phải nước nào cũng có.

– Con người Việt Nam chịu thương, chịu khó: Đàn ông giữ nước kiên cường. Đàn bà đánh giặc, đảm đương việc nhà. Sự thông minh và lòng nhẫn nại vượt khó, vượt khổ là những đức tính cần có khi tạo ra một sản phẩm văn học.

Một tác phẩm không phản ánh được những bản chất chung đó, coi như tác phẩm chỉ là sản phẩm trí tuệ của riêng mình. Một tác phẩm là sản phẩm của văn học khi nó thực hiện đúng chức năng giáo dục của nó.

b. Tính giáo dục: (Giáo dục bằng các tính thẩm mỹ, tính hình tượng, ngôn từ, ngôn ngữ văn học…):

Đây là thuộc tính văn học có giá trị lớn nhất và đầy đủ chức năng, tư cách để soi vào một sản phẩm của trí tuệ mà đánh giá sản phẩm ấy có phải là sản phẩm của văn học hay không?

Nhận thức giáo dục bao giờ cũng đi chung với giá trị thẩm mỹ. Cái đẹp của một tác phẩm văn học là cái đẹp của sự nhận thức có tính giáo dục. Xa rời thuộc tính giáo dục, sản phẩm của trí tuệ chỉ như con cá chép mới mọc hai râu chưa thể hóa rồng.

Vì sao phải đặt nặng tính giáo dục?

”Dạy con từ thưở còn thơ. Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Xã hội nào, con người nấy. Giáo dục nào, sản phẩm trí tuệ nấy. Cái hay, cái đẹp trong tâm hồn của con người chỉ được phát sáng khi được hun đúc bằng tình yêu nhân loại: ”Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Giáo dục trong tác phẩm là nhân vật mà tác giả đã xây dựng, là tình huống mà nhân vật sinh sống, là lời văn mà tác giả cân nhắc khi cầm bút. Văn phong dung tục, nhân vật thoát y, tình tiết hoang tưởng, chi tiết hoang đường không có cội nguồn, không tường gốc rễ là thuốc độc cho mình và cho người. Đọc một sản phẩm của trí tuệ mà người ta chỉ muốn đi… giết người, muốn đi… hiếp dâm hay hoang mang tư tưởng, không thấy cái tốt mà vịn tay vào để bước tới, chẳng thấy cái đẹp để nâng bỗng ước mơ bay lên mà chỉ thấy sương mù hiện tại và tương lai âm u với “cái tôi” nhỏ bé thì làm sao gọi sản phẩm đấy là tác phẩm văn học?

Một tác phẩm có tính giáo dục khi nào người ta đọc vào với hai chiều liên tưởng tốt và xấu đi cùng nhau nhưng người ta thấy được niềm hy vọng dù đó chỉ là một tiếng mưa rơi, dù đó chỉ là một vầng mây ấm, là tia nắng hé giữa trời đông, là một nụ hồng sau cơn giông sót lại. Nghĩa là hướng được con người về với chính mình với những cảm xúc không phải là những thèm muốn chém giết hoặc phỉ báng quê hương, chà nát lương tâm con người, bôi nhọ hay đưa con người trở về thời ăn lông, ở lỗ. Hướng xây dựng nhân vật phản diện cũng là một cách giáo dục nếu tác giả biết quay mũi giáo ngắm vào mục tiêu của mình: Muốn gởi gấm ước mơ gì qua hình tượng nhân vật phản diện này?

Một tác phẩm chỉ được gọi là văn học khi nào nó làm được những chức năng trên. Chệch ra ngoài quỹ đạo của chức năng văn học thì coi như tác phẩm tự tách lìa tính dân tộc, tính nhân dân và tính giáo dục thì làm sao mà có được tác phẩm “lớn”?

Ngoài ra, những chức năng khác của lý luận văn học để soi sáng tác phẩm như tính quần chúng, tính tư tưởng, tính người, tính nhân đạo thì cũng nằm trong hai thuộc tính trên mà thôi. Trong “Từ điển văn học, bộ mới”, Nxb Thế giới – 2005, các nhà nghiên cứu, Giáo sư, Tiến sĩ lý luận văn học như Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Xuân Nam, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Hữu Tá… đã phân tích rất rõ về hệ thống lý luận văn học này dù có nhiều điều mang nặng “tầm chương trích cú”.

Nguyễn Văn Dân trong bài tham luận của mình có một đoạn đã nhận xét tương đối có tính lý luận văn học về mối liên quan giữa sáng tác và phê bình “Nếu không có một hệ thống lý luận mạch lạc và khoa học, thì nó có nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn giữa lý luận và phê bình. Sau đó là nguy cơ dẫn đến phê bình và sáng tác. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sáng tạo văn học. Một hệ thống lý luận khoa học chặt chẽ sẽ soi đường cho một nền phê bình có sức thuyết phục. Một nền phê bình có sức thuyết phục sẽ tạo ra một bầu không khí tin cậy và hợp tác giữa phê bình và sáng tác. Phê bình không dựa vào lý luận sẽ không có sức thuyết phục, từ đó có nguy cơ làm cho sáng tác quay lưng với phê bình. Chỉ có tài năng nhạy cảm phê bình dựa trên lý luận khoa học chặt chẽ thì chúng ta mới có được những đòn bẩy làm xuất hiện những tác phẩm văn học chất lượng cao”. (QT, cinet.gov.vn).

Vậy thì Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học Đồ Sơn đã xác định nội dung cho các bản tham luận xoáy quanh về nó chưa? Nếu một Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học nhưng chỉ có lèo tèo dăm bài lý luận mà cũng chẳng có tác phẩm trí tuệ nào được mang ra để mặt trời lý luận soi sáng thì hội nghị này nên gọi là hội nghị văn học ngoài lý luận mới đúng.

 

2. Áp dụng vào Hội nghị… lý sự:

a. Khí thế áp đảo hay tham luận ngược ngạo:

Người ta nhận thấy bóng dáng của những khuôn mặt lý luận văn học trong hội nghị này ở thế ”bị áp đảo” bởi các bộ phận khác nên dù chiếm 1/3 đại biểu mà tham luận lý luận văn học thì chỉ… lèo tèo dăm bài đá qua lý luận một tí rồi còn lại nói đâu đâu!

Chuyện áp đảo với số người không gì lạ bằng hội nghị lý luận của lý luận mà lại vỏn vẹn sáu bài mang sắc áo lý luận trong đó lại có hai bài… mồ côi vì cha mang con… bỏ chợ là Hoàng Ngọc Hiến và Đỗ Lai Thúy.

Như vậy, chỉ còn lại những cây bút lý luận văn học như Nguyễn Đăng Điệp nhưng tham luận của Nguyễn Đăng lão trượng bị chê là”không gì mới” tức là cổ lỗ sĩ. Chỉ còn lại bốn tham luận của Nguyễn Đăng Mạnh, Hữu Đạt, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Dân nhưng theo Trần Ngọc Linh thì Phạm Quang Trung chê bài Nguyễn Văn Dân ”đọc lại bản tham luận cũ”. Trong khi đó, theo Quỳnh Thi tường thuật thì Phạm Quang Trung đã… được cử tọa ngứa gan… mời xuống đúng ”sáu lần”! Một bài tham luận mười lăm phút mà chừng ấy la ó thì coi như… vứt! Ta cần xét lại có đúng như thế không?

“Những cây bút lý luận văn học mà người ta chờ đợi mà Ngọc Linh phản ánh như Văn Giá nhưng Văn Giá hiền lành còn Chu Văn Sơn với ”Cách tân… ” thì Chu Tiến sĩ này không được mời đọc.

Thật ra, đề tài “cách tân” thử nghiệm đã có từ lâu. Chu Văn Sơn đã viết một đề tài về nó trên Tạp chí văn học Hội Nhà văn số 12 – 2004: “Thanh Thảo, nghĩa khí và cách tân” (in lại trong “Văn học Việt Nam sau 1975”, Nxb Giáo dục-2006) về cách tân trong thơ. Còn Nguyễn Bích Thu thì tìm hiểu nó trong tiểu thuyết “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (“Văn học Việt Nam sau 1975”, Nxb Giáo dục-2006) với sự ca ngợi cách tân về cái gọi là “không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân. Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác yếu tố tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học”.

Chẳng hiểu khái niệm “con người tự nhiên”, hay “yếu tố tích cực của con người tự nhiên” là gì? Chẳng lẽ là con người thời tiền sử? Khía cạnh nhân bản của văn học đã được hiểu trần trụi và hiểu sai. Cách tân hay không cách tân? Cái mới cũng sẽ theo thời gian mà thành cũ. Chỉ có cái hay và cái không hay mới tồn tại. “Thơ Mới” từ những năm 30-45 cũng chẳng còn là mới mẻ mà chỉ còn cái tên. Điều này nhà phê bình Thụy Khê đã nói rõ trong cuộc phỏng vấn trên rfa.org. “Thơ Mới” có nhiều bài hay, ít bài dở thời ấy nhưng ngược lại, thời bây giờ, “thơ hậu hiện đại” dở nhiều hơn hay. Thị hiếu và khả năng thưởng thức của quần chúng theo thời cuộc mà chuyển hướng. Người già chê nhạc trẻ. Trẻ chẳng ưa cải lương. Những lối mới trong loại hình tự sự thời xã hội chủ nghĩa khởi sắc cũng đã không còn hấp dẫn với thời nay và những người ngày xưa tù mọt gông vì văn chương muốn thoát chính trị như nhóm “Nhân văn – Giai phẩm” cũng trở thành có công văn học. Ai cũng biết họ là ai đó mà. Còn những con chim được gọi là đầu đàn, những công thần thời cách mạng thì kẻ bị bắn bia, người thiếu chút nữa làm lễ “hiến phù”! Ai cũng biết là ai đó mà!

Đổi mới không có nghĩa là thay cái cũ. Thay sạch bách. Thay cũng không thay được. Gốc rễ cái cũ cũng không phải là không còn ích lợi. Cái mới không thể không phát sinh từ cái nền cũ. Nhà đổ kềnh nếu thiếu móng xi măng. Không có cái cũ thì làm sao nhận biết đâu là cái mới? “Đả cựu nghinh tân” cũng không vì thế mà chê bai “hữu cựu bài tân”. Cái hay mới là giá trị. Cái mới chỉ là tức thời của một xu thế thời đại. Cởi áo trong văn chương thì cũng nên ngoái đầu xem thời người ta mặc áo tại sao bây giờ mình không muốn mặc nó? Áo xấu hay thân hình mình không được đẹp? “Người đẹp vì lụa. Lúa tốt vì phân”. Thân hình không đẹp mà còn cởi áo thì chỉ xấu chất chồng xấu nữa mà thôi! Thời đại nào, con người ấy. Điều đó, thể hiện rất rõ trong các sản phẩm trí tuệ hiện nay ở các loại hình không riêng gì lĩnh vực văn học. Thẩm mỹ con người không dừng lại. Nội dung đổi mới, mới là quan trọng trong loại hình văn hóa hiện nay. Những áo kiểu thời trang chỉ dành cho những người cao như cây sào. Người “bụ bẫm” quá tải, chẳng làm gì có thời trang cho họ. Đâu đó phân định hẳn hoi!

Theo tiêu chí này đánh giá tác phẩm thì trong hệ thống lý luận văn học chả thấy bóng dáng nó ở đâu? Nếu cứ thế mà tiến tới thì những tác phẩm nào cứ miêu tả tình yêu nhục dục, miêu tả thân thể con người ta tự nhiên như thời thượng cổ thì chẳng mấy chốc, sách khiêu dục sẽ… “knock out” sách văn học chỉ bằng hiệp một! Vậy thì đi miêu tả những bộ phận thân thể con người chi li hơn những bác sĩ chuyên khoa và miêu tả sinh hoạt tình dục đụng đâu, xâu đó một cách… tỉ mỉ như vậy để làm gì? Thỏa mãn nhu cầu sinh lý, giải trí hay nhu cầu giáo dục thẩm mỹ? Toàn bộ độc giả lớn bé sẽ trở thành những kẻ… thị dâm! Nếu ta cho đấy là một cách giáo dục hay thì những nhà nghiên cứu phê bình lý luận nên làm… chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này hơn là núp bóng từ bi chờ thiên hạ viết rồi nghe ngóng ý kiến chỉ vài ba cây bút khen ngợi, tâng bốc như ta đây là “đổi mới”, tiếp nhận văn hóa phương Tây! (họ lấy tiêu chuẩn gì để có thể đủ tư cách đại diện cho tám mươi mấy triệu dân Việt Nam?). Họ chờ dăm trang web site, vài trang báo chợ lăngxê rồi mới nhảy ra… lý luận chụp con ếch ì ộp! Thời mở cửa “ăn theo” phát huy khả năng trí tuệ hết cỡ!

Phan Huy Dũng trong “Phê bình Thơ với vấn đề đánh giá những hành động cách tân thơ hiện nay” (“Văn học Việt Nam sau 1975”, Nxb Giáo dục-2006) đã đưa ra quan niệm: “phủ định các quy phạm cũ, xây dựng quy phạm mới” (lại chữ với nghĩa!) với dòng thơ mới “Sinh dục hóa thơ ca” nghe qua… khiếp vía, đậm mùi tình dục. Đây có phải là chức năng của văn học? Ngay cả khi trong y học, người ta cũng không sinh dục hóa y học một cách vô thẩm mỹ như thế! Những bài viết sinh dục hay sinh lý mà các bác sĩ viết để mở mang kiến thức y học trên các web site y học như ykhoa.net, ykhoa.com sao mà hay đến thế? Vì đó là chức năng của y học. Những gì trái với chức năng con người thì thành quái dị hết cả vì sự “lạm dụng” trên. Kinh tế vì “lạm phát” mà tụt dốc. Tình người vì “lợi nhuận” mà mất nghĩa. Y học vì “lạm thuốc” mà chết oan. Ăn uống vì “ham ăn” mà trúng thực. Văn hóa vì “lạm dục” mà phi văn hóa. Xét ra, dính vào hai từ “lạm dụng”, người ta… ngắt nga, ngắt ngẻo! Xấu đẹp bất phân. Nghĩa nhân, bội bạc cũng chẳng biết! Over dose đấy thôi!

Tham luận của Ngô Văn Giá về ”sex… ” được coi ”hiền lành” như sóng Đồ Sơn nhẹ nhàng vỗ nơi bờ êm ả… mà những người có máu mặt thì sóng êm đềm không cho họ ”cảm giác mạnh”. Do vậy, họ chỉ mong có… bão. Những cơn bão mang tên ”nói vo” xuất hiện.

Trên mạng gio-0.com, Quỳnh Thi đã chấm hai tác giả ”nói vo” là Nguyễn Huệ Chi và Từ Sơn. Trong khi đó, theo thotre.com (Tiền Phong), nhà văn Nguyễn Văn Hạnh, nhà thơ Lê Đạt, nhà phê bình Hữu Đạt, nhà văn Bùi Bình Thi, Ngô Thảo và Lại Nguyên Ân (hai vị này không thấy nhắc đến… nhà gì?) coi là ”đáng chú ý” nhưng hội nghị khi ấy “Ngoài một vài trận đụng độ cá nhân thì không khí hội nghị và hòa nhã, nhưng hơi thiếu những tràng vỗ tay và những nét châu mày”. Câu sau… làm người đọc… ”châu mày” y như nội quy của hội nghị ”Không đả kích cá nhân. Không phát tán tài liệu ngoài nội dung hội nghị” (Thúy Quỳnh, talawas.org) chẳng mấy ai theo như phim chiếu cấm trẻ em dưới mười sáu tuổi thì thấy toàn trẻ em bu coi, như đống rác thật to dưới bảng hiệu ”cấm đổ rác” thời hiện đại, như mùi nước tiểu còn nồng nực khai ngấy bốc lên trên tường vôi đang chình ình hai chữ “cấm đái”, nhìn… cười nát ruột!

Như đã nói, tham luận của Trần Đình Sử và Đỗ Lai Thúy chỉ là ”kỳ thanh, bất kỳ hình” không được đọc. Tham luận của Nguyễn Văn Dân thì đọc lại bài cũ, tham luận của Lê Thành Nghị cũng không được đọc và bài tham luận này chịu chung số phận ”nhạt nhẽo” với Lê Quang Trang, Hà Minh Đức khi đăng trên ”Cửa biển” (cùng với báo Văn nghệ phát không tại hội nghị) mà Quỳnh Thi ghi nhận trên gio-0.com.

Q.T (cinet.gov.vn) chỉ trích đăng ”một số ý kiến của các đại biểu trình bày tại Hội nghị” của Nguyễn Văn Dân, Hoàng Vũ Thuật, Chu Thị Thơm, Nguyễn Văn Hạnh và Phong Lê coi đó là những bài điển hình. Chín người mười ý!
Trần Anh Thái trong bài “Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ hai: Tiếp tục đổi mới và sáng tạo” (qdnd.vn) cho rằng: ”Thời gian cuối cùng của buổi sáng 5-10 sôi động hẳn lên bởi các tham luận của các nhà văn, nhà phê bình văn học Huệ Chi, Nguyễn Hoà, Bùi Ngọc Tấn, Từ Sơn, Vũ Hạnh, Văn Giá, Nguyễn Đăng Mạnh”. Lại mười ý cho chín người!

Trái lại, Bùi Ngọc Tấn người hùng vào tù ra khám thời nản chí, ghét “những người bội bạc” nên tranh thủ kêu ca về cuốn tiểu thuyết”Chuyện kể năm 2000” của mình. Vũ Hạnh chưa mấy hấp dẫn và Nguyễn Hòa thì làm thất vọng bao nhiêu cổ động viên chờ Nguyễn đại hiệp… rút súng hay… tung lựu đạn lý luận vào… địch thủ!

Những tham luận này tiếng được, tiếng mất nhưng chịu khó đọc kỹ thì chúng có giá trị lý luận chứ không phải không có. Ta chỉ cần tóm lấy ý nào có giá trong muôn vàn cái vòng vo Tây Du Ký để “góp gió thành bão” là sẽ có “tiếng nói chung” quay mũi giáo vào những người cầm cân, nẩy mực.

 

b. Hội nghị đi đâu, về đâu?:

Cho qua những cử chỉ phạm quy chế hội nghị, bỏ hết những thái độ khiếm nhã, những định kiến cá nhân, những đấm đá thô tục, người ta chờ đợi ở hội nghị Đồ Sơn một thông báo về: Sự thành công của hội nghị là hội nghị đã đặt ra những vấn đề gì và chúng đã được tập thể gần ấy tinh hoa xã hội, ngần ấy chất xám và ngần ấy hưởng ơn… mưa móc của ”Đảng, Nhà nước” đã có những giải quyết đáng ghi vào lịch sử văn học, lý luận?

Ta hãy lần lượt xem thử những thùng thuốc nổ và những trái lựu đạn… lép, những khẩu súng… ướt nhẹp… làm ăn gì được trong hội nghị lý luận văn học lần II này” vì đây là: “một hội nghị lớn mang nhiều ý nghĩa quan trọng, quy tập gần 300 đại biểu trong đó có quá nửa là nhà văn, nhà thơ; non nửa là các nhà Lý luận Phê Bình… thay vì đụng chạm tới các nguyên lý nghệ thuật học, các hệ thống thi pháp học, các cách tiếp cận tác phẩm v.v thì các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình lại tập trung chỉ trích Hội Nhà văn chỉ vì Hội đã không bảo lãnh và ấn chứng cho những tác phẩm ra đời như măng mọc mùa xuân”.

Đó là nhận xét về chất lượng của Mã Pí Lèng trong “Ôi phê bình” (qdnd.vn). Tức là tham luận đòi quyền lợi cá nhân nhiều hơn là quyền lợi tập thể. Số lượng đại biểu tham dự được coi như thành phần “ăn theo” nhiều hơn đại biểu lý luận – phê bình: “Chuyện ngoài lề hội nghị thì nhiều, bàn dài dài mãi vẫn chưa hết. Nhưng có một chuyện không thể bỏ qua, ấy là thành phần dự hội nghị. Nếu tính đầu người thì số đại biểu dễ gấp hai lần hội nghị lần trước. Chỉ riêng những chủ tịch hoặc phó chủ tịch của các Hội Văn học – nghệ thuật địa phương đã chiếm tới một phần ba, hơn một phần ba nữa là dân sáng tác (nhà thơ, nhà văn… ) còn lại ít hơn một phần ba là nhà lý luận, phê bình. Thói thường, cứ hội nghị bàn chuyên đề về lĩnh vực nào, thì đại biểu phần đông phải thuộc về người hoạt động ở lĩnh vực ấy. Đằng này ngược lại, lý luận, phê bình ít mà các lĩnh vực khác áp đảo đông người’’. Không phải dân chuyên nghiệp cho lĩnh vực phê bình thì viết gì mà nghe, hiểu gì mà nói?

Thúy Quỳnh (gio-0.com) ghi lại lời của thư ký hội nghị là Chu Thị Thơm phân vân: “Hội nghị lần này đưa ra được vấn đề, có sự so sánh, khái quát, tổng kết gai góc. Tuy nhiên mới đưa ra được như vậy chứ không biết làm như thế nào và vấn đề đi đến đâu. Sự đổi mới này phải đến từ cơ chế và phương pháp, chứ một mình nhà văn thì không làm được”. Nhà văn Trần Thị Trường – người sẽ chấp bút cho tự truyện của ca sĩ Thanh Hoa, thở dài: “Nhà phê bình dẫn dắt chúng tôi đi đến nơi nào đó… chúng tôi cũng không biết”. Những nhà phê bình, lý luận văn học đưa chị Thơm và chị Trường đi… cưỡi sóng Đồ Sơn rồi trở về với góc phố bình yên chớ còn đi đằng đâu nữa? Tức là người từ đâu tới sẽ về nơi đó mà thôi!

Qua chất lượng những bản tham luận, chúng ta “gạn dục khơi trong” mà “đãi cát tìm vàng”. Tai nghe không bằng mắt thấy. Mắt thấy không bằng… lòng thấy! Lòng có hai con mắt cũng như người theo các nhà lý luận mà đi về nơi xa…

III. CHẦT LƯỢNG:

1.Về những bài tham luận mang chút ít sắc màu lý luận văn học:

a. Nguyên nhân yếu phê bình, giàu tính ăn theo?:

Khẩu hiệu cũng như phương hướng chỉ đạo mà hội nghị đã đề ra: “Nâng cao chất lượng lý luận phê bình, góp phần sáng tạo nhiều tác phẩm văn học chất lượng cao”. Nâng cao bằng cách nào đây và góp phần sáng tạo như thế nào khi mà cục diện xã hội hằm bà lằng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng phê bình?

Đây là một câu hỏi lớn. Người nào đưa ra được nguyên nhân và có hướng giải quyết thì coi như… thí sinh làm ”đúng đề”. Người lái thuyền dạn dày kinh nghiệm là những người biết lèo lái con thuyền mình lượn theo con sóng (sóng vừa chứ sóng lớn chắc… gặp hà bá sớm) để đưa thuyền về bến bãi. Những… thí sinh thuộc loại thông minh với trước bất kỳ một đề thi hóc búa nào cũng phải biết… lái đề thi theo hướng đi của mình chứ không phải ngồi giãy nãy, la ó với cái đề thi mình không thích (hay là không làm nổi?) như cô bé Nguyễn Phi Thanh trong bài thi về “Cái đẹp trong bài ‘Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc’ Nguyễn Đình Chiểu” năm 2005?

Nhưng, thông minh chưa đủ, người viềt còn phải có một… bản lĩnh! Tức là dám nói và dám viết hết mình với những gì mình tâm đắc. Không có một bản lãnh chuyên môn, dạn dày kinh nghiệm với kiến thức đầy mình đừng hòng nói thông, đừng mong viết thạo!

Tham luận mà người ta bàn tán, coi là một trong những hiện tượng đáng chú ý là tham luận của nhà lý luận, phê bình gạo cội Lại Nguyên Ân với đề tài: ”Phê bình văn nghệ và đời sống xã hội”.

Trần Ngọc Linh (vietnam.net) nhận xét: ‘Lại Nguyên Ân nói về sự độc quyền và sự xuống cấp trong hoạt động của các tổ chức văn hoá nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự cải tổ ở lĩnh vực này. Mấy đại biểu ở dưới xì xào, một số người ngước nhìn đoàn chủ tịch, ông Hữu Thỉnh vẫn bình thản, gần mười sáu năm làm Tổng biên tập báo Văn nghệ và kinh qua hai nhiệm kỳ làm Tổng thư ký Hội Nhà văn thì những lời nói kia làm sao khiến ông biến sắc mặt được!…”

Trần Ngọc Linh đã nắm được ý cơ bản của Lại sư phụ. Trần công tử này còn nhấn mạnh cái ghế ngồi khá chắc của Hữu nguyên soái ròng rã mười sáu năm trời. Chắc nguyên soái Hội Nhà văn mượn… “keo dán sắt” của Nguyễn Ngọc Tư (chôm từ phim Mỹ) dán ghế ngồi nên mới lâu như thế! Thảo nào mà không thưởng thí giải thưởng của Hội Nhà văn cho kẻ gây ra “hiện tượng” chẳng biết là hiện tượng đó có giá trị văn học lớn lao gì mà phát thưởng. Trong khi đó, “Bóng đè” của Đỗ Hoằng Diệu cũng gây ra “hiện tượng” trời gầm không nhả mà sao Hội Nhà văn chẳng coi đó là “hiện tượng” như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bực mình trả lời phỏng vấn trên rfa.org? Khi nguyên soái nhà văn mình đăng đàn, ủm luôn giải cho tập thơ “Thương lượng với thời gian” năm 2006 thì với “nội lực thâm hậu” ông đã có chất… keo dán sắt “làm sao biến sắc mặt được” và Trần Mạnh Hảo, Thanh Thảo hay những người bất bình trong hội đồng chấm cho ngài đã “thương lượng” với hội đồng chấm giải! Đúng hay sai? Bí mật của ai người nấy biết! “Thâm cung bí sử” sẽ được vén màn khi vài người trong đó… thất sủng!

Nguyên văn nội dung này của Lại Nguyên Ân: ”Sự tồn tại của kiểu hội độc quyền đang trở thành vấn đề cũng không chỉ bởi chỗ khá nhiều hội đã trở nên bất lực và bất cập trước thực tế phát triển của lĩnh vực mà nó vốn được độc quyền quản lý… như dư luận trong các giới thường rỉ tai nhau, các vị trí đứng đầu hoặc các vị trí thành viên ban lãnh đạo các hội, cơ quan văn hoá, khoa học… , đã và đang là đối tượng chạy chọt, mặc cả, thương lượng, xin xỏ, thậm chí mua bán tại mỗi thời điểm thay đổi nhân sự (nhất là các kỳ đại hội, một ví dụ cả nước biết khá gần đây là văn nghệ sĩ Nam Định bỏ qua việc kỷ niệm 40 năm mất Nguyễn Bính để đánh nhau giành chiếc ghế hội trưởng). Tức là “mãi lo tranh chấp quyền lực” như Trần công tử đã phê phán trên vietnam.net.

“Người quan sát” nhận xét ngay: “Đáng lưu ý là ý kiến chỉ trích khá mạnh này đã không có phản hồi trong hội nghị, có thể vì diễn giả đọc lướt không ai kịp chú tâm, có thể là ông vạch đúng quá đi mất không ai nói vào đâu được, chỉ có ông Tổng thư ký Hội Nhà văn khi tổng kết hội nghị thì có phản bác rằng “nhận định như thế là không thoả đáng” trong thực tế phê bình hiện nay”. Khi không ai tự chịu nhận mình là cha ăn cướp? Nhưng bài tham luận của Lại Nguyên Ân đâu chỉ thế?

Hà Lan với bài: ”Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II. Phê bình vẫn còn nhiều bức xúc” (nld.com.vn) viết: ” Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng, phê bình cần can dự tích cực vào việc chuẩn bị vốn tri thức cần thiết cho tác giả và công chúng chứ đừng bằng lòng với việc “buôn chuyện” từ đầu chợ đến cuối chợ, cung cấp “quà vặt” cho công chúng. Ông đưa ra ý kiến, gần đây, vai trò của “đầu nậu”, “đầu gấu” trên trường phê bình thường tập trung rõ rệt vào một số cây bút, họ làm việc hăng hái chẳng khác gì kẻ trúng thầu. Và vì vậy phê bình của chúng ta đang đi vào bế tắc và không có đường hướng giải quyết”.

Vai trò tác hại “đầu nậu” ở đây chỉ mới là một trong bốn nội dung của bài tham luận mà Lại Nguyên Ân đưa ra khi đi tìm chỗ lý giải vì sao phê bình văn học chưa có lối thoát.

– Thứ nhất là tính nghiệp dư tăng lên do có không ít cây bút còn thiếu những trang bị cần thiết về tri thức. Tức là “nhảy nghề”.

– Thứ hai, việc không ít người sáng tác (vốn chỉ được biết đến như người viết truyện, làm thơ… ) tham gia báo chí bằng hoạt động phê bình và thông tin văn nghệ, tuy cũng có lúc làm giàu cho công chúng của phê bình những nét diễn tả duyên dáng, sinh động, nhưng không ít khi cũng bộc lộ những non yếu về kiến thức, những suy diễn chủ quan lệch hẳn khỏi tiềm năng hàm nghĩa của các tác phẩm văn nghệ. Nghĩa là người sáng tác muốn “đa tài, đa năng, đa hệ” như TiVi.

– Thứ ba, văn phong quy phạm trường ốc (ít ra là lối kiểu cách rởm, tệ hơn là các loại xào xáo rút tỉa của người khác mạo nhận là của mình). Ý muốn mỉa những kẻ “đạo văn”.

– Thứ tư, sự đứt gãy trong tiếp nhận thông tin học thuật từ sau sự kiện Liên Xô tan rã, trong đó có phần thông tin khoa học văn học, khiến ngành nghiên cứu văn học trong nước có lúc dường như tồn tại ở trạng thái chân không về lý luận.

Là phê bình không bằng cấp! Là người sáng tác đá lộn sân! Là những ông Nghè “thiến sót” (TS) giấy chuyên đạo văn, đạo luận án! Là Liên Xô gãy, phê bình Việt Nam ngã theo!

Trong bốn nguyên nhân thì nguyên nhân thứ tư yếu tính thuyết phục khi vô tình Lại tiên sinh ca ngợi thành trì cách mạng đã đổ sụp là Liên Xô. Không có Liên Xô nên thông tin học thuật nước nhà yếu kém. Vậy, muốn phê bình mạnh lên lấp lỗ “chân không lý luận” thì phải… vực Liên Xô chết đi sống dậy? Văn học lý luận ôm chân người ta thì là nô lệ văn chương còn gì mà đòi tự do sáng tác như Hoàng Hưng, độc lập phê bình sáng tạo như Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Khắc Phê?

Trong các bài báo về bài tham luận của Lại Nguyên Ân, bài của Thúy Quỳnh ”Những mâu thuẫn và những đề xuất bỏ ngỏ” (gio-0.com) tóm tắt được ý của nhà lý luận này: “Ông Lại Nguyên Ân gọi tên hết sức sắc nét và ấn tượng 2 loại phê bình chủ yếu trong đời sống văn nghệ là “phê bình sư phụ”, “phê bình quyền uy”… Ông Ân khẳng định, thời gian phê bình văn nghệ phát triển mạnh nhất là vào năm 1987-1988 trong thời kỳ mở cửa… đó là “ phê bình hỗ trợ”, “phê bình nhảy đại” với điều kiện sống “ cốt không làm mất lòng cấp trên” của văn hoá văn nghệ không hề thay đổi trước sự bảo hộ độc quyền của nhà nước sinh ra những sản phẩm văn hoá “bị công chúng thờ ơ”.

Chốt lại, Lại Nguyên Ân cho rằng: ”phê bình văn nghệ không thể tự ý túm tóc mình mà nâng được mình lên trên cái nền đất lầy thụt cũ; nó phải được tạo những điều kiện căn bản nào đấy, được cấp cho những “quyền được ăn nói” nào đấy, từ đó nó mới có thể phát triển lành mạnh”.

Chúng ta thấy Lại Nguyên Ân dùng từ ”phê bình văn nghệ” chứ không là ”phê bình văn học”. Do đó, thay vì đi vào lĩnh vực chính của văn học và lý luận văn học thì… sa vào nói văn nghệ chung chung với quyền đòi hỏi “được ăn nói nào đấy” cũng chung chung và tham luận này dù được coi như một bài có tính học thuật nhưng chỉ là học thuật văn nghệ nên những chứng minh của bài chưa soi sáng hết những gì người viết muốn trình bày. Cho nên, khi tóm lại ý, Lại Nguyên Ân đã làm phần học thuật chạy sang lĩnh vực đòi quyền tự do cho phê bình như những bài tham luận khác. Vì vậy, nội dung chỉ nặng nghĩa chỉ trích, yếu lối thoát nên nó chưa mới là thế. Phần chỉ trích, phê phán này có nhiều điểm tương đồng với bản tham luận của Nguyễn Hòa.

Nếu khi được hỏi: Giả tỷ như phê bình văn học được trả lại cái quyền tự do thì phê bình có bảo đảm sẽ là Bao Thanh Thiên khi soi sáng sản phẩm trí tuệ bằng lý luận văn học hay cũng chỉ là tiêu diệt ”phê bình sư phụ” này thì lại nảy sinh ”phê bình quyền uy” khác cũng như thay thanh tra tham nhũng này bằng thanh tra tham nhũng khác? Thay độc quyền này bằng độc quyền khác? Quyền uy hay sư phụ cũng chính là các Giáo sư, Tiến sĩ nắm giữ “sinh – tử” cho các tác phẩm văn chương mà thôi!

Thử hỏi: Phê bình văn học là làm công việc mang lý luận văn học soi sáng tác phẩm nhưng từ trước đến nay, có bao nhiêu tác phẩm được tuyển chọn, công nhận qua con đường này? Rất ít, đến nổi Phạm Xuân Nguyên hoặc những nhà phê bình khác cho rằng: “Phê bình chỉ mới là điểm sách”! Những gì các nhà phê bình ca ngợi tác giả cũng chỉ mới là ”điểm danh”! Nguyên Ngọc sau cú bị ”lay off” mất chức nguyên soái Hội Nhà văn thì lặng lẽ tiếc thương văn học Việt Nam “mất dần độc giả”. Phê bình hiện nay đúng là lá khóc thu tàn nên không ai nỡ đưa mùa xuân về trước tháng hẹn!

Lý luận cứ đi một đàng. Tác phẩm đi một nẻo. Nhóm theo đằng nhóm và cái chính mà Trần Đình Sử cho là “thầy bói sờ voi”, còn Lại Nguyên Ân nói chính xác nhất là người viết phê bình đã “bịt mắt bắt dê” hay Nguyễn Hưng Quốc gọi là “những nhà phê bình mù” khi các nhà lý luận tâng bốc tác phẩm theo kiểu đơn đặt hàng mà không mang chiếc áo bào lý luận văn học khi xung trận. Đó là một kiểu:

Cưỡi ngọn bút thế thời mà lý luận

Leo thang dây kinh tế để phê bình!

Ngọc Linh-Minh Quân trong bài ”Thấy gì qua hội nghị lý luận, phê bình văn học lần II” (vietnam.net) nhận thấy: ”Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cũng chỉ trích Hội Nhà văn khi ông nói về sự độc quyền và xuống cấp trong hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức nghệ thuật. Ông đòi hỏi phải có sự cải tổ trong các tổ chức văn nghệ nhưng cải tổ như thế nào thì ông vẫn bỏ ngỏ”. Thiết nghĩ không sai lắm bởi vì cải tổ không nằm trong phạm vi của Lại tiên sinh được phép với tới!

Người ta lại mong chờ ánh sáng của tự do – ngọn hải đăng trong lý luận – phê bình.

 

b. Tự do? Phải chăng là “Ngọn đèn Hải đăng” trên biển phê bình nói riêng, văn học nói chung?:

Phê bình đòi hỏi tự do? Quyền Tự do (Charters of Freedom) là một quyền căn bản của con người trên tất cả mọi phương diện mang tính chất chính trị vì muốn có nó, người ta phải cần đổ máu! Lịch sử nhân loại được hình thành trên tinh thần này và bản “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam năm 1945 cũng dựa vào bản “Tuyên ngôn độc lập” (United States Declaration of Independence) của Mỹ năm 1776.

Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học mà các bài tham luận đã mang tiếng là “lạm dụng” để lên tiếng đòi tự do văn đàn? Tự do là gì đây? Khi có chiến tranh, người ta muốn hòa bình. Khi bị đè đầu, cưỡi cổ, người ta mong tự do. Tự do áp dụng vào mọi trường hợp thì nói tới mấy thế hệ cũng chưa hết. Con chim bị nhốt trong lồng. Nó nhìn bầu trời thèm khát tung cánh bay cao. ”Bài thơ đan áo” của TTKh than thân trách phận và ao ước tự do thân phận. Con hổ trong ”Nhớ rừng” của Thế Lữ gầm thét trong chuồng sắt nhớ thời tự do oanh liệt giữa núi rừng quay quắt!

Con người không là con chim trong lồng, không như con hổ trong củi sắt, thân không nô lệ ngoại bang, xác chẳng bán vào động quỷ thì khát khao “cái tự do” gì? Trái đất rộng lớn nhưng không dám quay trệch quỹ đạo của mặt trời. Mặt trăng không nhỏ nhưng chẳng thể rời xa người bạn đời là trái đất. Tự do có muôn nẻo đường nhưng đường đời thì muôn vạn lối. Không có ngữ nghĩa tuyệt đối cho một cái gì thì đừng đòi hỏi tự do theo mình tuyệt đối. Tự do đi lại nhưng phải nhìn kẻo đạp phải người ta đang tự do… duỗi chân giữa lối. Tự do hát ca thì cũng nhớ người hàng xóm thích tự do… yên nghĩ. Tự do chửi bới thì cũng biết người khác thích được tự do xem TV. Tự do chạy xe vượt tốc độ thì cũng ngó kẻ bên cạnh thích tự do… chạy chậm. Vậy đó, cứ mang hai tương phản trong đời sống đối chọi với nhau thì sẽ thấy: Tự do cho người này nhưng là sự mất tự do cho người khác.

Sáng tác cần tự do thì nay không phải những tác phẩm muốn viết cái gì thì viết đấy sao? Cha mẹ không cho phép con cái tự do dẫn bạn vào phá nhà thì nhà văn làm sao có thể tự do viết lung tung mà không có sự kiểm soát của thành phần ăn cơm nhân dân, làm thân quan chức? Tự do không bao giờ chấp nhận thỏa thuận với những kẻ dám chửi chớ không dám làm, dám xúi chứ không dám đương đầu, dám lý luận chứ không chứng minh nghĩa là dám… chơi mà không dám… chịu! Kẻ anh hùng là những kẻ dám đương đầu nghịch cảnh, lâm trận không bỏ chạy, gặp địch không thối lui. Phê bình văn học gặp những tác phẩm là sản phẩm của cái tự do tưởng tượng bệnh hoạn của những tác phẩm mới nghe đã ớn, mới thấy đã chợn như những loại hình trần văn truồng, dư thị dâm, bùi thái… bậy thì chạy… lại hay chống cự? Phê bình gặp bình phê không như “Long tranh, Hổ đấu” mà lại giống “Chó cắn, Mèo cào” thì ai chịu nhường ai, tiến cử ai? Trò chơi bập bênh lại bắt đầu như người tập thể dục buổi sáng “vươn thở… một, hai…”!

Hoàng Hưng và Nguyễn Hòa là hai dũng sĩ mà hội nghị háo hức chờ đợi họ phát công, phóng chưởng. Hoàng Hưng với bài tham luận: ”Tự do sáng tạo và sự điều chỉnh của xã hội” có đẩy ba chưởng là “Người tự do? Quyền tự do? và Tòa án văn chương?” Chưởng lực Hoàng Hưng đánh ra với chiêu thức không khó mấy để người hóa giải nên Người quan sát đã tóm được hết ý chính và đẩy lên diendan/viet-nam mà không đánh giá. Trần Anh Thái (qdnd.vn) chỉ trích đăng phần thứ ba của bản tham luận và cũng nhũn nhặn không đánh giá. Ngay cả Nguyễn Hòa, chủ soái của mạng lưới “Công ty vệ sinh môi trường văn chương” cũng cẩn thận khi viết về Hoàng Hưng ” làm cho hội nghị sôi nổi hẳn lên” chứ không đánh giá chất lượng bài tham luận.

Ta dễ dàng thấy chiêu thức của Hoàng Hưng phát gió ào ào nhưng có sơ hở: Chưởng lực phát ra chưa sát đối tượng. Nghĩa là bản tham luận tưởng chừng chẳng liên quan đến cái gọi là lý luận văn học gì hết! Thái độ của Hoàng Hưng giữ mực quân bình giữa chê và khen. Ví dụ đoạn này: ”Công luận thường lên tiếng về những vụ thiếu trách nhiệm để cho ra đời những quyển sách chất lượng tồi, ngược lại chưa hề phản ứng những vụ thiếu trách nhiệm không cho hoặc chậm trễ cho ra mắt những tác phẩm lẽ ra tác giả phải được quyền công bố và độc giả phải được quyền đọc… Nói các nhà xuất bản thiếu trách nhiệm thì thật ra cũng tội cho họ. Họ chịu biết bao áp lực hữu hình và vô hình. Những người làm xuất bản thiếu bản lĩnh thường sẵn sàng hy sinh quyền lợi của tác giả và cả của đối tác kinh tế để bảo vệ sự an toàn cho riêng mình. Trường hợp NXB tự thu hồi tập thơ Dự báo phi thời tiết là một biểu hiện thiếu bản lĩnh khá rõ. Thực ra chỉ cần thuyết phục tác giả thay đổi vài từ thường được coi là thô thiển và thay cái bìa bị coi là dung tục thì quyển sách có thể ra mắt một cách bình thường”.

Chê nhà xuất bản không có bản lĩnh nhưng lại tội nghiệp họ nghĩa là chê khen xuề xòa, khỏi mất lòng. Thời đại chuộng tiếng tăm, lắm mánh mung thì “cấm xuất bản” hay “đánh tác phẩm” chỉ là một trong những chiêu thức “khổ nhục kế” ăn tiền thiên hạ mà thôi!

Đòi “tự do”, tham luận của Hoàng Hưng có dẫn chứng một nhà lãnh đạo đã chứng minh tự do có lâu rồi mới có tác phẩm hay mà thùng đạn Hoàng Hưng dược sư này… chịu phép: ”Sau năm lần bảy lượt bị tôi chất vấn lý do không chịu trả lời, nhà văn buông ra một câu xanh rờn khiến những người có mặt và cả tôi phải bất ngờ: “Đây tao trả lời thẳng thừng thế này mày xem có đăng được trên báo không nhé: Không có tự do tư tưởng thì làm sao có tác phẩm hay?”. Té ra, nhà văn chủ tịch hội đồng giám khảo có tầm cỡ… luôn cả cỡ thô bạo văn hóa ấy lại là… Nguyễn Quang Sáng, cha đẻ của ”Mùa gió chướng” và ”Cánh đồng hoang” nổi tiếng với những nhân vật hiền lành, chân chất, bất khuất đầy dũng cảm?! Đấy! Phản ứng của Nguyễn Quang Sáng đại gia cũng vì muốn ”tự do” yên nghỉ tí mà cũng bị cái gã ôn hoàng hột vịt lộn Hoàng Hưng kia… tự do quấy rối nên đâm… quạu!

Cũng như Hoàng… dược sư Hoàng Hưng đã kịch liệt hạ bệ Bùi Bình Thi vì cái tội trong đó có tội dám… tự do… chê một nhà văn trẻ là Đỗ Hoằng Diệu, tác giả của ”Bóng đè” (“Bóng đè” mà Bùi thái sư đổi thành “Dạng chân” hay có người đổi là “Đè bóng” thì khối người khinh khi, chê chán, bên cạnh khen ngợi đến… hở hang chớ đâu phải mình Bùi thái sư chê!). Một tác giả, một tác phẩm có nhiều định kiến từ nhiều độc giả là chuyện bình thường.

Có nhà phê bình thích Phạm Thị Hoài khi còn ở trong nước với thể loại truyện ngắn và đề cập đến “Thiên sứ” của chị. Người ta có hết lòng nâng đỡ Nguyễn Ngọc Tư, chăm chút Nguyễn Ngọc Thuần và dù có giải thưởng gì đi nữa thì chỉ là giải của hội đồng giám khảo với giải “hiện tượng” và một số dư luận “cùng hội cùng thuyền” chứ đâu đã là của người Việt yêu văn chương? Tự do mà Hoàng Hưng đòi hỏi dụng ngay tự do mà Bùi Công Thuấn trong “Vườn hoang cỏ mọc” (talawas.org) chép miệng: “ ‘Cánh đồng bất tận’ chỉ là sự quảng cáo rầm rộ của báo Tuổi trẻ“ (cơ quan… lỡ thương Nguyễn Ngọc Tư thì thương cho trót!): “Trên văn đàn trong nước, chẳng còn lý thuyết văn chương nào là chính thống. Ai muốn viết gì, muốn viết thế nào thì viết. Không in được thì ném lên mạng. Không thiếu người khen người chê và rất nhiều kẻ lợi dụng. Văn chương là hàng hoá. Công nghệ lăng–xê tỏ ra có hiệu quả trong việc quảng cáo sản phẩm. Sự nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tư là do chiến lược quảng cáo dài hơi của báo Tuổi trẻ… Cũng vậy, nhiều người trẻ đã tìm sự nổi tiếng bằng nhiều kiểu chơi, kể cả những cách mà Nam Cao (Đời thừa) gọi là đê tiện”.

Vì thế mà người ta nhớ một thời “Hoa muộn” của Phan Thị Vàng Anh hay nuối tiếc về Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng… Người ta vẫn hâm mộ giới trẻ xông vào mặt trận tiểu thuyết như Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Đào Thắng, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh khi họ đột phá trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, “Bến không chồng”, “Cái nhìn cuối thế kỷ”, “Nỗi buồn chiến tranh”, “Hồ Quý Ly” nhưng vẫn không quên Chu Lai với một “Thời xa vắng”, Ma Văn Kháng trong“Mùa lá rụng trong vườn”, Nguyễn Minh Châu với “Dấu chân người lính”, Lê Hựu với “Hai nhà”… thời thập niên cuối thế kỷ hai mươi. Cùng nhau liệt kê danh sách dài tác phẩm này, tiểu thuyết nọ cho ra vẻ “thông thái” một chút chứ mấy ai đã đọc, mà đọc thì có đọc tới nơi tới chốn? Thành ra, “thất công cát lợi”!

Ta tôn trọng sự tự do lựa chọn tác phẩm, tác giả mình thích. Nhiều khi mình thích tác phẩm này nhưng người khác chẳng ưa nó. Nhưng khi đã là lý luận với lý luận thì anh chị, chú bác, em dì, cô, cậu… hãy lấy lý luận văn học soi sáng tác phẩm, tác giả mình thích, mình chê để lý giải hai chữ ”vì sao?” Khi ai cũng được quyền phát biểu về vấn đề chê, khen đó thì mới gọi là sự tự do của văn đàn. Văn đàn, báo chí, web site mà đăng khen chứ không đăng chê, đăng thuận chứ không đăng nghịch, đăng theo danh tước, tiếng tăm, hội nhóm chứ không đăng theo chất lượng thì cũng như làm cái việc như Lại Nguyên Ân, Huệ Chi nói: Xu phụ, bè phái. Những năm giữa thế kỷ này thì tính chất “giữ lấy nồi cơm điện” triệt để đến nổi những nhà phê bình cũng tìm đường tắt đi chui! Russianproverb có nói “You can’t drive straight on a twisting road” (Không thể đi thẳng trên đường vòng vèo) nhưng cũng không có nghĩa là cho phép đi đường tắt trên đoạn đường đã thẳng.

Thế mới nói: Những chưởng phong trong đại hội lần này chỉ… quạt gió hội nhà văn, đúng hơn, quạt mát Hữu Thỉnh. Đồ Sơn còn là nơi mà các anh em tha hồ đổi gió thì cần gì cái quạt ba tiêu của Thiết Phiến phu nhân Ngưu Ma Vương đã bị Tôn Ngộ Không đánh tráo!

Chúng ta đừng vội nói rằng khi Hội Nhà văn cho những tác phẩm bị cấm, bị chỉ trích lên giàn máy in hay nghiền thành bột là sự phục thiện hay thiếu bản lĩnh? Thời gian rồi sẽ nói trả lời rằng những tác phẩm hôm nay được ”lăngxê” như ca sĩ hay bị “đạp đầu” như tử tội thì sẽ có một ngày thời gian sẽ ”trả lại tên cho em”. Cần gì đổi tên cho cuốn “Dự báo phi thời tiết” thời vụ hay cắt bỏ tí chút thì in như Hoàng Hưng đã gợi ý. In thì cho in, không thì thôi, cắt bỏ làm gì cho lôi thôi! Không có giấy phép thì… in chui. Nhà xuất bản “Giấy vụn” của Lý Đợi đang mở rộng cánh cửa đón chờ những đứa con bị chối từ của quý vị đấy. Ai biểu cứ nghĩ những tác phẩm được nhà nước “cấp giấy phép” là ngon lành, là chất lượng, là “oách”. Bé cái nhầm! Ở nước ngoài, chẳng có ai đi kiểm soát văn học như thế cả và cũng chẳng có tác phẩm nào có giấy phép của “chính phủ” thì có giá hơn “sách chui”. Nếu có chế độ đó thì làm sao Việt Nam đang lên cơn sốt dịch sách nước ngoài kiếm chác? Tục ngữ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” áp dụng cho văn học thì coi như số phận nền văn học Việt Nam đã được định sẵn từ đấy!

Vậy sao người ta không tham luận đòi tự do in ấn học cách văn hóa nước ngoài như người ta mà cứ chui vào cái nạn chờ cái giấy phép chết tiệt kia? Những tác phẩm lớn đề cập đến vấn đề lớn (tức là xét phương diện tầm khái quát rộng có tính chất quốc tế chứ không phải tác phẩm viết về nhà văn, thơ nước ngoài là tác phẩm mang tính quốc tế) không bao giờ được sanh ra nếu theo luật “xin giấy phép” và “một thằng tay sai bằng mười hai thằng đao phủ” không ngần ngại “băm” và “xỉa” cho nát đứa con người để tìm ra sơ hở mà “tâng công với thánh thượng”. Những tên tay đao phủ văn học này nào có biết gì đến cái câu “can trường thốn đoạn” của cha mẹ đứa con bị… lăng trì, tùng xẻo kia? Sách báo nay in, mai tịch thu, mốt cấm đã chứng minh được sự “thiếu bản lĩnh” của kẻ có quyền. Người đàn bà không thể cứ “ghen lồng lộng” để chứng minh “ớt nào là ớt chẳng cay…”. Không tin tưởng mấy vào bản thân mình! Đời vì thế mà khốn. Văn chương vì thế mà đốn!

Heo sợ mập. Người sợ tiếng tăm. Văn chương sợ mệnh số. Nguyễn Du không từng để lại cho chúng ta một ý niệm về số mệnh của văn chương qua “Đọc Tiểu Thanh ký” hay sao? Những nhà văn Nga, Anh, Pháp, Mỹ vĩ đại thế giới như Graham Green, Vladinmir Nabokov, Lev Tolstoy, Henrik Ibsen, Émile Zola… cũng có nhận được giải Nobel văn học lần nào đâu? Văn chương cũng có số phận như con người. Học giỏi chưa chắc được làm quan to. Cao Bá Quát, Trần Tế Xương chẳng phải là điển hình? Làm quan to chưa chắc không xuống lính thú như Nguyễn Công Trứ! Xưa nay, con đường thăng quan tiến chức đều không có lối cho những trung thần, văn nhân chân chính. Hoạn quan lắm thì tờ sớ xin chém đầu 7 tên nịnh thần của Chu Văn An cũng là tờ giấy lộn, còn trung thần lắm như Nguyễn Trãi thì tam tộc cũng phải bị tru di.

Văn học cũng đồng số phận. Nếu ngày nay, quan này ưng những tác phẩm có sex, có máu tanh, có súng, có nổi loạn câu chữ thì quan cho… vô. Ngày mai, quan ấy hết thời cưỡi ngựa bắn cung, quan kia lên thay không ưa thứ đó, quan cho… ra! Nhưng sản phẩm của trí tuệ có thể ra, vô tùy thời thế, thế thời phải thế nhưng khi đã công nhận giá trị của nó là một tác phẩm văn học thì chúng sẽ có giá trị bất tử. Xét một tác phẩm để công nhận nó là sản phẩm của văn học đó là nhiệm vụ rất quan trọng của những người làm công tác phê bình – lý luận! Vậy thì sao không đòi tự do với lá phiếu lý luận – phê bình của mình bằng lương tâm thay vì “luơng tháng”?

Đã nói: Tác phẩm xuất bản chỉ mới là chặng đường đầu tiên ra mắt độc giả. Việc đưa tác phẩm về với độc giả bằng hệ thống lý luận văn học mới là chặng đường còn lại của người làm công việc phê bình. Người phê bình văn học nếu không có chiếc áo bào lý luận văn học, coi như ra trận không mặc áo lính, dễ ăn nhầm đạn của chính đồng đội mình. Bản thân mỗi một tác phẩm khi để nhân vật đối thoại hay độc thoại cũng tự mang tính lý luận riêng của nó rồi. Trường hợp Lý Bạch mượn từ ngữ thi ca để phê phán thời đại Đường Minh Hoàng trong “Cổ phong” thì cũng đã là… lý luận – phê bình bằng thơ. Ngay khi “Tam quốc chí diễn nghĩa” (lấy từ “Tam quốc chí bình thoại”), La Quán Trung đã cho từng nhân vật một trong cuốn tiểu thuyết lịch sử hoàng tráng có một không hai này bình về nhau như một người phê bình hoàn hảo!

Do đó, ta có thể nói: Người phê bình sáng tác là người sáng tác cao cấp của sáng tác! Những người này như “dũng sĩ bất vong tráng kỳ” có nghĩa là kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ đó mà!

Hội nghị Đồ Sơn là một trận địa mà người mình nhắm vào người mình… xiết cò vì tưởng địch. May thay, thùng thuốc nổ ướt, súng lép, đạn tịt ngòi, chỉ mới có hai người bị thương nhẹ! Phước bảy đời!

Ngọc Linh-Minh Quân trong bài “Thấy gì qua Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần II” (vietnam.net) đã chỉ ra sự rối rắm trong bản tham luận của Hoàng dược sư tiên sinh: ”Trong bản tham luận của mình, nhà thơ Hoàng Hưng xác định: ” tự do sáng tạo phải được coi là vấn đề trung tâm của sáng tạo văn học nghệ thuật trong thời kỳ hiện nay. “Tuy nhiên, trước đó chính Hoàng Hưng đã khẳng định chắc như cua gạch rằng: “Người sáng tác chân chính bao giờ cũng có tự do, không chờ ai ban phát và cũng không để ai tước đoạt, trừ khi anh tự nguyện để cho người ta tước đoạt”. Với cách lập luận như vậy không hiểu “vấn đề trung tâm” mà ông đòi hỏi là cái gì, chả lẽ người ta có thể đòi hỏi chính cái điều mà “không ai ban phát được”?

Khi được tự do viết lách thì những nhà cầm bút trẻ hiện nay đã làm… nhức đầu, nhức óc độc giả. Vân Long trong bài tham luận: “Nhà thơ và công chúng” (từ chối đọc tham luận) đã phải kêu trời, kêu đất: ”Tôi cũng lưu ý các bạn trẻ có những tìm tòi khúc mắc, rối rắm câu chữ đến thành bí hiểm, xa lạ với tiếng Việt… Dù đổi mới đến thế nào, thơ vẫn cần độc giả… Một chiếc diều bay cao đến đâu vãn phải bám vào đất nhờ sợi dây mảnh dẻ… người viết có quy luật của người viết thì độc giả cũng có quy luật tiếp nhận của độc giả, người viết viết câu thơ ở giữa nơi bom đạn khói bụi, nhưng người đọc lại đọc anh ở căn phòng tiện nghi êm ấm, làm sao bắt họ nghĩ như mình, nếu câu thơ không nói lên được điều gì”.

Chúng ta có thể tìm thấy những câu chữ như Vân Long nói (chưa nói tới chất lượng) trong những tập thơ của thế hệ 8X, 9X như những nhóm “Mở miệng”, nhóm“Ngựa trời”, nhóm“Thơ trẻ Sài Gòn” đầy những ám thị của Vân Long. Ngay tập thơ được tặng thưởng của Hội Nhà văn năm 2006 cũng mang cái tựa…”số đề” của Ly Hoàng Ly với “Lô Lô”! Ta thử đọc đoạn mở đầu của bài “Khúc đêm“:

Quay lưng lại là đêm

Quay lưng lại là đêm

Quay lưng lại là đêm

Quay lưng lại là đêm

Quay lưng lại là đêm

Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm

Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm

Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm

Phía trước mặt là đêm

Phía trước mặt là đêm

Phía trước mặt là đêm

Phía trước mặt là đêm

Có cái gì để gọi là thơ? Phương pháp điệp ngữ được lạm dụng tối đa thành “Dư khúc đêm”! Nó hay hoặc không hay, có giá hay “vô giá” tùy người nhưng chỉ nhìn qua kênh chữ đã thất kinh! Thiếu xâu chuỗi bồ đề và cái chuông mõ! Vân Long kêu trời cũng phải! Bản tham luận của Vân Long nên thảo luận vì nó mang tính tư tưởng về sự phê bình với người sáng tác là con diều quên mất sợi dây giữ cho nó bay trong tư thế quân bình. Mất sợi dây này, diều đứt dây, bay lượn đẹp đẽ gì nữa!

Ngôn ngữ trong sáng là một nét thẩm mỹ khi người viết sử dụng tiếng Việt thuần túy. Những người di dân ở Mỹ, họ nói tiếng Spanish và họ yêu cầu Mỹ phải dạy tiếng này trong trường học và trong mọi thông tin, tiếng Spanish vẫn luôn được song song bên English một cách tự hào khiến người Việt mủi lòng mới tự an ủi theo “chủ nghĩa AQ” của Lỗ Tấn: Tại vì mình giỏi ngoại ngữ nên không cần thông dịch. Ngay cả Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến cũng tự khuyên mình, khuyên người trong “Cái nước mình nó như thế”: “Dùng tiếng Việt chuẩn xác mới yêu nước”. Thật cám ơn nếu thế hệ trẻ với những cách tân đều là những người… yêu nước. Dùng tiếng Việt chuẩn nhưng phải đặt nó ở trong nội dung nào, bối cảnh ra sao mới là quan trọng?

c. “Cách tân” với hai chữ “Tự do“:

Để phụ diễn thêm cho phần này, Trần Anh Thái đã trích một đoạn bài tham luận không được đọc của Chu Văn Sơn với quan niệm về sự”Cách tân”: ”Một thành phẩm cách tân được xem là giá trị mới bao giờ cũng là một nội dung mới đi liền với một hình thức mới. Quan hệ giữa nội dung và hình thức là quan hệ nhân quả theo kiểu: hình thức có tác động tích cực đến nội dung, nhưng nội dung mới quyết định hình thức. Thường nội dung mới đi tìm hình thức mới mà ít khi có chiều ngược lại… chăm lo đến hình thức là chăm lo đến phần ngọn chưa phải phần gốc.

Nội dung mới là gì? Không ít người đã xem cái mới trong nội dung thuộc phạm vi đề tài. Nên có những đề tài trước không nói, hoặc bị xem là vùng cấm, giờ lao vào, hoặc trước ít viết, giờ viết mạnh, yên chí rằng thế là mới. Sex trong văn chương hiện hay, chẳng hạn. Công bằng mà nói, việc người viết mở một vùng đất chưa từng được khai phá, dường như cũng làm mới được một chút nào đó… Làm sao để có cách nhìn mới? Câu trả lời là: phải có một quan niệm nhân văn mới. Một nhà văn chân chính xuất hiện trên văn đàn bao giờ cũng là sự lên tiếng của một quan niệm nhân văn mới nào đó”.

Đề dẫn và lập luận đã rõ ràng. Đem lý luận văn học này áp dụng vào sản phẩm trí tuệ của những sản phẩm mà kẻ tán thưởng thì cho”cách tân-tân hình thức”, người trầm tỉnh hơn thì cho là ”quái vật-điên rồ”. Rõ nhất là trong thơ hậu hiện đại. Công việc của Chu Văn Sơn là viết lý luận còn thực hành là những nhà phê bình? Nhà phê bình vác áo lý luận này vào trận chiến bình thẩm, phân loại tác phẩm xem chừng… ăn miểng đạn nhiều hơn nhà lý luận. Không chi bằng sự dũng cảm và bản lĩnh với tấm lòng, nhà lý luận cũng đồng thời là nhà phê bình, có ích hơn nếu chỉ là những lý thuyết?

Chúng ta cũng thấy những tác giả đoạt giải thưởng lớn về văn học của quốc gia hay giải Nobel, hầu hết họ từng là những nhà phê bình, lý luận văn học ngay trong tác phẩm của họ như nhà thơ Pháp nhận giải Nobel đầu tiên trên thế giới năm 1901 René-Francois-Armand Prudhomme tới nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway năm 1954 đến tiểu thuyết gia Turkish Novelist Orhan Pamuk năm 2006.

Loại hình văn học nghệ thuật nào đều có đặc điểm riêng của nó. Cải lương làm gì có hát chèo, hát bội ở trong? Nhạc thì có luật hình nốt. Hội họa thì có luật đường nét. Nếu cải lương quy định bắt buộc xuống vọng cổ với từ cuối cùng phải bằng dấu huyền thì thơ bắt buộc phải có vần điệu, tiết tấu, nhịp thơ uyển chuyển từ câu này sang câu tiếp, từ tứ nọ đến tứ kia. Trật đường rày, xe lửa E1 đổ nhào ở Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) dẫn đến những oan hồn, những tù nhân, những chiếc “lộng che”… Thơ không vần điệu về hình thức, chẳng ý nghĩa về nội dung thì người làm thơ coi như đâm đầu vào khâu chữ nghĩa xe lửa rồi… tự tử! Thơ chưa đến lúc phải chuyển mình thì bị chủ nhân ngắt thình lình thì coi như cây chuối con bị sả ngọn. Đọc thơ mà ngỡ như mình đang đi trên ổ gà, ổ voi, cứ hết xốc thuốc vì từ ngữ tục, lại phải căng cái đầu, moi cái óc vì ”bóng chữ” rớt xuống chân cầu, ai dám ngụp lặn vớt lên? Người viết muốn nói ”Bóng chữ động chân cầu” của Lê Đạt là tuyệt nhưng bóng chữ rớt chân cầu của loại câu chữ ”cách tân” thấy đã… rét!.

Thân thể con người gồm ba phần: Đầu, mình và tay chân đưa lên thì còn coi là con người nhưng khi những bộ phận sinh dục kiểu “sinh dục hóa thi ca” cũng nằm la liệt trong cái gọi là thơ thì trời ơi! Câu với chữ lộn tùng phèo như mèo mắc mưa. Thơ đấy ư? Cái gọi là ”Một nhà văn chân chính xuất hiện trên văn đàn bao giờ cũng là sự lên tiếng của một quan niệm nhân văn mới nào đó” coi bộ ”bao tiếng xùm, bum tiếng xà” trong thế giới thi ca hiện nay vàng thau lẫn lộn, cát sạn, bùn đen, nghêu – sò – ốc – hến mà nhà lý luận – phê bình chỉ còn cách quăng cái… lưới giã cào được con nào, xào con đó? Tại sao cũng những bộ phận con người mà các danh họa, điêu khắc thời Hy Lạp cổ đại đến các tay họa Bùi Xuân Phái, Duy Lam, M.F.Husain… đã tạo ra những sản phẩm trí tuệ sáng tạo những đường cong tuyệt vời đến mức người ta… há hốc mồm… chiêm ngưỡng! “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đồng Đức Thành – người đã và đang yêu thích đề tài ảnh khỏa thân nghệ thuật, cho rằng: “Cái đẹp mà tạo hóa ban cho cơ thể con người được ghi, giữ lại bằng nghệ thuật nhiếp ảnh là việc hết sức bình thường, nếu được thực hiện, sáng tác bởi những người có cái tâm nghệ thuật đích thực” (tapchiktnn.no-ip.info). Việc mang khỏa thân vào thơ với mục đích để làm nổi, để thách thức hay với bất cứ nguyên nhân nào cũng đều là cầu thủ “đá lộn sân”! Công an chỉ gìn giữ an ninh trật tự chứ không ra trận đánh giặc như bộ đội và ngược lại.

Các phẩm một thời bị cấm vì đề cập nhiều pha sex như “The Raibow” – (Cầu vòng), “Lady Chatterley’s Lover” (Người tình của mệnh phụ Chatterley), “The Trespasser” (Kẻ xâm phạm tình dục)… của nhà văn David Herbert Lawrence nào chỉ có mô tả tình dục? Các nhân vận trong truyện thể hiện tiếng nói chống chủ nghĩa tri thức hẹp hòi trong thế giới tư bản. Sự bùng nổ các nhân vật khao khát bản năng tình dục nhưng lại mang ý nghĩa lớn là sự đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm để bảo vệ chủ nghĩa siêu hình. Còn tiểu thuyết và truyện ngắn của ta chỉ mới mày mò tới sự thoát y thì đã thành con gà mái bị vặt trụi lông nôm tức cười và những con heo nái xề ngậy ngọ trong lò lửa chờ kẻ khoái thịt rừng… ăn sống! Chẳng phản ánh được chủ nghĩa nào tân tiến hơn chủ nghĩa nào hay đấu tranh cho trường phái nào và phát ra một thông điệp mới mẻ chi? Chỉ trần văn trụi như thế thì làm sao mà giải được “tam giác số học” và làm sao trèo lên được “6 đỉnh thần bí’’ toán học của Pascal?

Chức năng thẩm mỹ trong văn học đã đến mức báo động. Chủ nghĩa tự nhiên thoát y tự nhiên nhân văn như được mọc lông. Người làm thơ thường cởi truồng để sáng tạo sản phầm trí tuệ tuổi trẻ. Thế giới sinh sau đẻ muộn hình như tiếp nhận loại hình này dễ hơn học thuộc lòng văn học sử! Một vài trắc nghiệm lịch sử thử đặt ra là: Anh, chị thử cho biết các triều đại và các vị vua của lịch sử Việt Nam? Chắc chắn là thí sinh… tắc tỵ! Các nhà phê bình phê phán, ngán ngẫm sách báo như người mắc nghẹn ngán cơm khê. Những người phê bình văn học hàng Tiến sĩ, Giáo sư thì hầu hết làm lơ như chưa bao giờ biết tới. Những kẻ phê bình vườn thì nồi nào cơm nấy. Ngon miệng mình mà mát mắt người! Cả hai như đang trong cuộc “thương lượng” như Hữu Thỉnh đã “thương lượng với thời gian”! Thời gian vô hình mà con người dám thương lượng thì người đó chỉ là ma trong mảnh đất lắm người của Nguyễn Khắc Tường hay như con diều giấy của Vân Long. Thế nhưng diều bay cũng phải có “sợi dây mảnh dẽ” như Vân Long ví von. Dứt dây, diều không thành diều bay lượn nữa mà thành con diều bị gió dập cho tới khi tớt tơi thân xác. Một cái giá đắt phải trả cho sự tự do thoát khỏi quỹ đạo con người, thiên nhiên là vậy! Thơ diều đứt dây thì chỉ có nước mắc vào bụi tre hay vướng dây điện cao thế thì đời nào bay ra khỏi xó cửa để tranh chức vô địch với thơ nước ngoài. Ai cũng tự cho thơ mình hay thì ai chịu đề cử ai nhận giải Nobel văn chương? Cũng chẳng ai chịu khen ai thật bụng. Toàn lợi dụng nhau để chiếm chỗ đứng trong danh trường, bất chấp thủ đoạn như các bài tham luận có phê phán. Hèn hạ và thiếu bản lĩnh đến thế thì thôi!

Con người ở trong trái đất thì phải chịu luật vạn vật hấp dẫn của trái đất. Thoát ra khỏi trái đất thì phải chịu áp lực của khí quyển. Chạy đâu cho có tự do tuyệt đối? Văn học Việt Nam không phải đã có những giải thưởng mọi năm rầm rầm, rộ rộ trong hố chui ra hay sao mà người văn sĩ, phê bình than trời: “Văn học người ta như biển rộng còn mình như cái thúng chai”? Vậy những tác phẩm đó ở đâu sao không… ẩy ra biển mà bơi với bạn bè?

Bản tham luận của Chu Văn Sơn dù không được đọc hay của Vân Long (từ chối đọc), hoặc của Văn Giá đã trình bày có thể coi như là một phần của nội dung mà đại hội lý luận cần làm rõ. Chúng có một giá trị nhất định với đề tài ”cách tân” cũng kèm với cách cái gì: Là Sex, là câu chữ hóc búa… bởi vì không có tiêu chuẩn lý luận văn học đòi hỏi thi ca phải có nội dung, hình thức, câu chữ, ngữ nghĩa ăn khớp với nhau như một dàn hợp xướng thì người phê bình chỉ biết dựa vào cảm tính để định giá tác phẩm. Nếu được trình bày tại hội nghị thì Chu Văn Sơn hay Văn Long cũng chỉ dừng lại ở lý thuyết của một nhà lý luận mà thôi vì những minh họa, dẫn chứng sẽ không được nhắc tới, không có thời gian nữa! Ai chịu cha ăn cướp?

Điều đó cũng nói theo lý luận: Tính nhân bản của một nhà văn khi xuất hiện cùng với tác phẩm phải được bảo chứng bằng lý luận và thực tiễn. Nghĩa là nói tới đâu, chê hay khen đều phải minh họa tới đó. Văn học là người. Bản chất thực sự của con người thể hiện trong văn phong và đồng thời thể hiện trong cách đối nhân xử thế. Văn chương lồng lộng từ ngữ đầy những nhân vật nhân nghĩa nhưng bản thân tác giả tệ bạc trong cách “đối nhân xử thế” với người chung quanh thì cũng chỉ là “vạch áo cho người xem lưng” nhận rõ chân hung bộ mặt thật của mình! Đó cũng là một cách ”cách tân” trong những bài viết về lý luận văn học mà người ta thấy chán ngắt vì khô như… mực nướng. Ai không có răng thì chỉ nuốt trọng mà thôi. Mùi vị ngọt riêng đậm đà hương vị “đồ biển” sẽ mất hết và cái bao tử kêu trời! Những người cầm bút dù trẻ hay già cũng đều cần nên biết ”ức chế” mình khi sử dụng những từ ngữ dẫn người vào động bàn tơ thay vì đưa người vào vườn văn học. Phải chăng hạn chế sex trong văn chương là điều ước mong hiền lành đến mức thụ động của Văn Giá phản ánh ”một quan niệm nhân văn mới nào đó” như Chu Văn Sơn đề cập? Ước mong thôi ư! Hãy chứng tỏ bản lĩnh của mình là một cây bút lý luận và phê bình chứ không chỉ dừng lại ở ngưỡng cửa lý luận. Một thử thách tài năng, bản lĩnh và một tấm lòng đang chờ đợi. Tiến sĩ cũng chưa bằng tự… Tiến lên! Giáo sư chỉ là… Giáo dác nếu thoát khỏi… Giáo dục! “Lỗ hổng chân không” văn học mà Lại Nguyên Ân chỉ ra chưa biết nhắm vào ai, đối tượng nào trong hệ thống trí thức Việt Nam? Bởi lẽ, người viết phê bình và có quyền lực trong phê bình lại toàn là loại “tầm cỡ” Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư!!

Bùi Công Thuấn trong “Vườn hoang cỏ mọc” (talawas.org) đã ghi lại: “Nguyễn Thúy Hằng đã phải lên tiếng “đội ngũ các nhà phê bình quá ít và trình độ của họ hiện nay chỉ dừng ở mức độ khen – chê, chưa đủ sức phân tích tác phẩm trọn vẹn. Quả là một thái độ đầy thách thức. Nhà thơ nhà văn hôm nay đang quất ngược ngọn roi lên lưng các nhà phê bình, vậy mà chẳng thấy “cá đớp động chân bèo”, nhà phê bình vẫn im hơi lặng tiếng”. Họ đang bế quan luyện công để… chưởng nhau khi lên đài?

Với đề tài ”cách tân” này, Hữu Việt qua bài ”Không tránh né những vấn đề nhạy cảm”, (tienphongonline.com) ghi lại sự thích thú của mình: ”Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh có cách nói nghiêm túc, nhưng khá dí dỏm. “Lâu nay người ta cứ tưởng phê bình dễ, nhưng thật ra rất khó. Sống bằng sáng tác đã khó, sống bằng phê bình còn khó hơn. Ai trả lương cho người ngồi đọc hàng nghìn bài thơ, hàng trăm truyện ngắn để tổng kết thành tựu 20 năm đổi mới ?” Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “văn học đương đại đang đi vào một xu hướng cách tân mới. Khi cách tân chưa tạo được kiệt tác, cái mới chưa thực sự ra đời thì lý luận phê bình chưa có gì để mà đánh giá”.

Không biết vị Giáo sư này đang nói chơi hay nghiêm túc nói? Nhà nước và các quan chức Việt Nam đang sống bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân Việt Nam và cả thế giới đấy. Các Thầy không đang hưởng bổng lộc của triều đình là chi? Công việc của các Thầy là làm gì ngoài chức danh Giáo sư, Tiến sĩ? Những người làm công tác giáo dục chưa có chức danh, học vị nếu mà không có cái gọi là ”công trình nghiên cứu” hay viết sách Giáo khoa dạy học trò beo thì coi như cái danh hiệu Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư chừng nào mới đến tay các Thầy nếu các Thầy không đánh đổi nó bằng vả mồ hôi, sôi trí tuệ… hái nó mang về? Nếu cứ chờ ”sống lâu lên lão làng” thì coi chừng… hưu non! Đại tá về hưu cũng thế! “Hữu thực vô danh”. Biết chừng nào “cách tân” mới có “kiệt tác“, “cái mới” thực sự “ra đời” như bác ấy mong? Sách lý luận với các hệ thống hình như đã cũ, cần uống thuốc bổ thì làm gì có tiêu chuẩn, thước đo nào để đánh giá tác phẩm mới hay không mới, kiệt tác hay gà… tục tác lá chanh?

Có người ăn lộc nhà, vác tù và hàng tổng, làm ong đực tìm mật, làm cô Tấm trong các sản phẩm của thiên hạ thời tân tiến tranh hùng, thời văn minh tranh bá để nhặt thóc dùm các vị, ướp mật cho đời, chắt chiu từng hạt tấm vung vãi trên thềm nhà gà vịt mắc dịch H5N1 mà người ta không rên một câu, không càu nhàu một chữ! Đấy! Yêu văn chương là thương tấm lòng. Không sống bằng một tấm lòng thì trí tuệ có cũng như không. Chất xám cho đầy không biết sài cũng vứt! Phế nhân!

Cách tân đi đôi với tự do. Nguyễn Huệ Chi trong bài tham luận: ”Tự do sáng tác và lý luận phê bình” có bốn nội dung:

– Một: Nhắc lại tư tưởng tự do sáng tác của Hoàng Hưng, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Hạnh, Huệ Chi nói: “nói đến tự do sáng tác cũng là nói đến những điều kiện để nhà văn phát huy cảm hứng sáng tạo. Về phương diện này tất yếu phải xét đến mối quan hệ giữa nhà văn với một đối tác nó cho phép nhà văn có được tự do sáng tác hay không và tự do sáng tác đến đâu. Đó là chính quyền, là người nắm quyền lực, định đoạt thân phận của nhà văn”.

– Hai: Nhắc lại tính dân chủ của Lại Nguyên Ân và đòi công đạo cho những người đã vì nghệ thuật, vì văn học mà ở tù mọt gông, ức oan như Hoàng Hưng khi bảo vệ một sáng tác của Hoàng Cầm. Hoàng Cầm với ”Về Kinh Bắc” theo con chim cu về gù rặng tre rồi mà những người ở tù chả ai thí cho một chữ ”xin lỗi”. Thế mà dân chủ gì! Huệ Chi còn phê phán thể chế làm đơn xin tặng giải thưởng văn học. Trời! Tự mình xin cho mình được thưởng? Té ra, những giải thưởng văn học mang tên gì cũng là… ăn mày giải mà ra cả! Nhục chi cho bằng hỡi những kẻ sĩ “lưng mang gươm, tay mềm mại bút hoa?” mà Chế Lan Viên một thời ca ngợi? ”Thế thì làm sao tránh khỏi dư luận xì xào này khác, cứ mỗi lần trao giải lại có dịp rộ lên, giống như một căn bệnh “tiên thiên bất túc” về giải thưởng của Việt Nam? Tránh sao khỏi mỗi lần “vào giải” lại có hiện tượng “móc ngoặc”, “đi đêm”.
Đã vậy, mình chấm giải rồi tự mình ứng thí. Người hóa thân cá nằm trên “cái thớt” của Trần Mạnh Hảo lại chính là nguyên soái Hữu Thỉnh với 4 năm đoạt bốn giải quán quân văn học liên tiếp, thi đua với sức trẻ Nguyễn Ngọc Thuần trên vòng đua giải viết cho Tuổi trẻ! Ôi chao! Hèn chi mà giải thưởng Hội Nhà văn gần đây bị ném trả lại y như người ta… tát vào mặt hội đồng chấm giải một cái mà tát vào Hội lãnh đạo thì mười! Giải thưởng văn học năm nào nhìn qua, ngó lại, người ta… ói không kịp! Chẳng phải vì chất lượng mà vì nói tới, nói lui, từ qua, chối lại. Từ Hồ Anh Thái năm 2003 đến Ly Hoàng Ly 2006. Là chê giải đó không xứng đáng với tác phẩm của mình? Vì chỉ là “tặng thưởng” nghĩa là “khuyến khích”? Người ta tự hỏi nếu giải thưởng chính được trao thì hai anh chị có nhận không?

Ở đời, hiếm có trường hợp từ chối giải thưởng lớn nhất thế giới như nhà khoa học Nga trẻ tuổi Grigory Perelman năm 2006 đã từ chối giải Fields (tương đương Nobel Toán học) với 1 triệu đô la Mỹ. Không thể chê giải này vào đâu được và người ta đều khâm phục nhà khoa học trẻ này “coi thường danh tiếng, tiền bạc”. Những người này đáng cho ta… ngã mũ! Còn từ chối thưởng chính ở Việt Nam thì chỉ có nhà chính trị ngoại giao tầm cỡ Lê Đức Thọ (thân phụ của đại tướng Mai Chí Thọ, thượng tướng Đinh Đức Thiện – cha đẻ “đường mòn Hồ Chí Minh“) nằm trong danh sách lãnh giải Nobel hòa bình cùng Hery Afsred Kissingger năm 1973 (vi. Wikipedia.org). Ông ngoại này đã từ chối nhận giải thưởng lớn nhất thế giới vì một lẽ: Lãnh giải hòa bình mà hòa bình chưa về thật sự thì cũng như “vô công bất thọ lộc”. Sự từ chối với lòng tự trọng đáng kính thay!

Dư luận về Hữu Thỉnh trong ban giám khảo lại được giải thưởng? Hai giải thưởng Nobel văn học năm 1974 lọt vào tay hai người cũng… nằm gọn trong ban giám khảo là Eyvind OlafVerner Johnson và Harry Martinson! Hữu Thỉnh ra ứng thí thì cũng có chi mà ồn ào?! Nhưng một người lại nhiều lần ăn trọn một giải thì chẳng nên. Làm gì có chuyện 4 – 5 lần thi đổ trạng nguyên văn học cho một người? Đã nói hoa hậu thì chỉ thi một lần dù hoa hậu lần này chẳng đẹp bằng hoa hậu năm trước hay ngược lại. Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn cũng thế. Có cơ chế nào một hoa hậu đi tranh hoa hậu nhiều lần đến mức như ở Việt Nam? Đã làm chủ giám khảo còn dự thi “mày không nễ mặt tao thì mày đi mà… húp cháo”! Vì thế, Hữu Thỉnh bị… xỉa đến tận chân lông, kẽ tóc. Từ Xuân Diệu chê tập thơ – trường ca “Đường tới thành phố” là “dở vô cùng” đến Tô Hoài chê tập thơ “Thư mùa đông” là thơ “đồng nát” (ve chai) tới Nguyễn Quang Thân chê Hữu Thỉnh cứ giành hết giải thưởng về phần mình là “tham ăn, vừa đá bóng vừa thổi còi” và Trần Mạnh Hảo chê “Thương lượng với thời gian” là “đại nhạt, đại vớ vẩn” (thndc.org, Lao động số 294). Nếu như Hữu Thỉnh hay những cô hồn các đẵng tương tự là người có bản lĩnh thì… quăng quách cái giải ấy đi để giữ lại chút tiếng tăm khi về vườn đuổi gà cho vợ! Hữu Thỉnh vì dư luận mà “từ chối” nhận giải chính? Đó là cứu cánh duy nhất vớt tiếng tăm. Hữu Thỉnh “has no choice” (không còn đường lựa chọn). Vậy mà các ông bà trong hội im thin thít để giữ chai cho cái đít! Hèn “đại nhân”!

Kết luận chung của thương trường văn học: Giải thưởng chỉ là “tự thưởng” của các vị “hàn lâm văn học” tự lăngxê nhau! Tai tiếng rồi còn gì! Vậy mà tham luận tại hội nghị không nghĩ cho “đại cuộc”, cứ thả hồn lên mây như rằm nguyên tiêu người ta đi “thả thơ” cho… người cõi trên đọc chơi thay vì thả… vàng bạc cúng cô hồn!

– Ba: Tự do sáng tác. Thiếu tự do nên không có tác phẩm hay. Ý này ngược với nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng đã có tự do rồi mà Hoàng Hưng trên đường “hành trình” tìm “tự do” đã quấy rầy ông!

Nói về luật đào thải, ta cũng biết từ lâu rằng những sáng tác nào chỉ phục vụ chính trị nhất thời cũng phải chịu cái gọi là ”chìm vào quên lãng”. Những bài nhạc thời cách mạng như ”Cô gái vót chông”, ”Em đi thồ”, ”Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, ”Bác đang cùng chúng cháu hành quân”, ”Tiểu đoàn 307”… trừ những ngày lễ kỷ niệm giải phóng mở loa phóng thanh hát lẹt xẹt vài bài cho có khỏi mang tiếng ”có cá phụ canh” thì đến nay, có ai hát dù chỉ là hát Karaoke? Văn học nào có chạy khỏi quy luật đào thải này! Văn học phục vụ chính trị thì chỉ ”lấy cái chết mà đền nợ nước” nghĩa là chịu ở trong… viện bảo tàng cho hết thời xanh tóc như những cô gái, miền Bắc, cô gái SàiGòn đi tải đạn “trên đường Trường Sơn ta hát ngàn lời ca” năm nào, sau chiến tranh thì tấp vào “Bến không chồng” của Dương Hướng!

Huệ Chi đã nói trong tham luận: “Có bản tham luận đã nêu rất đúng trường hợp một số tác phẩm như Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm… bây giờ chẳng ai còn buồn đọc. Không phải chỉ có hai tác phẩm đó thôi mà thử điểm lại xem, từ 1945 đến nay còn rất nhiều, rất nhiều tác phẩm đã rơi hẳn vào quên lãng”… Thiết tưởng, đã đến lúc cần giải phóng nhà văn khỏi khẩu hiệu “văn nghệ phục vụ chính trị” chật hẹp vốn đã ám ảnh nhiều thế hệ văn nhân suốt mấy thập niên, mà đâu như ông Lê Đức Thọ cũng từng nói nên bỏ, bởi nó trói buộc tầm nhìn của nhà văn, và vô hình trung kéo lùi sự tự do sáng tạo của nhà văn”.

Thiết nghĩ “giải phóng nhà văn” ra khỏi khẩu hiệu “văn nghệ phục vụ chính trị” đúng nhưng cũng chỉ đúng có một nửa. Lịch sử thời nào, văn học thời nấy. Không có những văn hóa thông tin truyên truyền thì không có cách mạng. Không có cách mạng thì “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Một trăm năm đô hộ giặc Tây. Hai mươi năm nội chiến từng ngày…” theo Trịnh Công Sơn, đến bây giờ nô lệ giặc nào? Không thể:

Có ngò lại chán cọng hành

Sang giàu đổi bạn, nên danh phụ người.

Thơ Tố Hữu là một điển hình. Giả sử như bây giờ, đất nước ta xảy ra chiến tranh (giả sử thôi nhưng mưu đồ bá đại của Trung Quốc còn đó), văn học với tiểu thuyết có còn “bà ngồi, bà rung đùi” hoang tưởng để viết “Thiên sứ, Mối tình hoang dã, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Giàn thiêu, Thiên thần sám hối… “? Thơ thì lô tô, thơ cởi trần, thơ sinh dục có còn tự do leo thang máy đi tìm “Ngao, Sò, Ốc, Hến” để làm bạn hay lại phải xoáy vào đề tài chiến tranh với những con người trong tư thế hiên ngang ra trận? Thế mới nói thời bình, ăn không, ở không, quẫn mỡ ra mà tưởng tượng thiên đường, thiên lý, đòi hỏi dưới đất, trên trời. Hiện tại trước mắt có đầy đủ mấy cũng chẳng bao giờ hài lòng, chưa bao giờ biết nâng niu, chỉ muốn làm ngựa chứng để người đời lại mượn chiếc roi ngựa! Tự sinh, tự diệt đó thôi! Văn chương muốn thoát khỏi cơ chế chính trị thì chỉ khi nào hết kẻ lấy chính trị làm điểm tựa danh quyền! Bằng không “ung thư máu” chính trị chỉ có nước chờ chết mà thôi!

– Bốn: Đổi mới lý luận – phê bình: Tức bàn về cái roi ngựa để quất con ngựa cho nó lồng lên! Ác nhơn! Không biết thương con vật đồng cam, cộng khổ với mình! Nói chi cho xa xôi sáu chục năm về trước, chỉ nói gần đây, Lê Tiến Dũng với cuốn ”Nhà văn và cái roi ngựa” cũng chẳng có làm đau đít con ngựa mà còn bị nó trở chứng… đá giò lái một cái là d… văng!

Huệ Chi phê: ”nói như cụ Phan Khôi là dù học Liên Xô hay học ai cũng được, chỉ có điều, các học giả của ta đã “học” theo kiểu tằm ăn dâu mà không nhả ra tơ lại chỉ nhả ra dâu. Và còn tệ hơn thế, không nhả ra thứ lá dâu tươi non như dâu mình đã ăn mà nhả ra toàn loại dâu vón cục sau khi qua ruột tằm… Tôi nghĩ, đối với người sáng tác thì đúng như anh Nguyễn Khắc Phê đã tự nhận, có thể đọc và chuyển nó thành cảm hứng ở đầu ngọn bút, không cần khăng khăng giữ lấy một chủ nghĩa nào cả. Nhưng đối với người nghiên cứu, lý luận, phê bình thì do yêu cầu của công việc, vẫn phải cố gắng tiếp nhận mọi lý thuyết mới của thế giới, càng nhiều càng quý”.

Không hiểu khi Huệ Chi cho con tằm mình ”cố gắng tiếp nhận mọi lý thuyết mới của thế giới” thì con tằm của Huệ Chi… ị ra thứ tơ gì? Độc giả hãy chờ… như đã từng chờ mua hàng bằng tem phiếu thời bao cấp! Vậy là than phiền đúng lắm rồi.

c. Những tham luận than phiền về nền văn học:

Với Phong Lê, tiếc rằng Phong sư phụ cũng chẳng có lấy một cái tên nhà thơ trẻ nào của thế hệ 8X, 9X để ví dụ là một điển hình của “cái mà” Phong sư phụ nói: ”Phải một thế hệ như thế, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, lại vừa là chủ thể của hoàn cảnh, với bản lĩnh cá nhân và sức mạnh của đội ngũ, mới mong đưa đời sống văn học vào một bước ngoặt”. Lại một tiêu chuẩn… quốc nội chung chung hay là trong đôi mắt của Phong Lê, lớp trẻ như thế chẳng mấy ai? Đệm đàn cho phần diễn của Phong Lê là Hoàng Quốc Hải.

Hoàng Quốc Hải trong tham luận đọc tại hội nghị “Những vướng mắc thường gặp trong sáng tác” cho rằng “chiến tranh đã đi qua trên 30 năm rồi, nền văn học của chúng ta xem ra vẫn giậm chân tại chỗ, vẫn chưa tạo ra được đỉnh cao. Nói cho công bằng truyện ngắn vẫn chưa vượt được “Chí Phèo”, tiểu thuyết chưa vượt được “Số đỏ”, kịch chưa vượt được “Vũ Như Tô”… Rõ ràng là chúng ta đang mắc vướng vào một cái gì đó. Nếu không gỡ bỏ ra được, chúng ta chỉ gồng sức chạy tại chỗ mãi thôi.

Công cuộc đổi mới mạnh mẽ làm các nhà lý luận Việt Nam trên mội lĩnh vực đều lúng túng. Cho nên tình trạng lý luận nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên là một sự đương nhiên. Một nền văn học lành mạnh phải dựa trên cơ sở sáng tác và lý luận phê bình cùng phát triển. Sáng tác rất cần phê bình, tới mức không thể thiếu một nền phê bình minh triết để chỉ ra hướng đi cần thiết cho cả nền văn học. Không lý gì phê bình khủng hoảng mà sáng tác lại phát triển. Do đó, bình diện sáng tác của chúng ta hiện nay cũng nằm trong sự chi phối của tình trạng khủng hoảng”.

Nhận xét trên có lý nhưng Hoàng tiên sinh đã nhầm loại sáng tác với sáng tác văn học. Hai loại này khác nhau. Loại sáng tác thì cần quái gì phê bình khủng hoảng hay không khủng hoảng. Nói như Nguyễn Khắc Phê và Huệ Chi: Cần gì một phương pháp nào trong sáng tác? Sáng tác ra ngoài phê bình vẫn ngày càng mạnh. Dân số càng ngày càng tăng, nhu cầu tinh thần càng ngày càng đa dạng là cách lý giải hiện thực nhất. Nhưng nhìn cho thật kỹ, nghĩ cho thật sâu thì loại hình sáng tác chỉ trở thành văn học một khi qua cái sàn của lý luận – phê bình. Khủng hoảng (thừa hay thiếu, chất lượng hay không chất lượng) của phê bình càng làm cho cái sàn lý luận lủng lỗ to. Từ đó, sạn cát cũng theo lỗ hỏng mà rớt xuống thảm nhung văn học. Người kiểm tra trong tư thế buồn ngủ, mắt nhắm, mắt mở cho vào máy in. Nhân viên bán sách thì lo tống lên các quày sách! Xong nhiệm vụ. Còn lại là công việc tiêu thụ… Thời kỳ “xã hội chủ nghĩa” chỉ còn cái tên là thế!

“Chí Phèo”, “Số đỏ”, “Vũ Như Tô” vẫn còn những nhược điểm của nó. Nếu nói chúng có giá trị triệt để thì sao chẳng một giải thưởng hạng bự nào trao cho các tác phẩm trên! Hội Nhà văn… mù hay chúng có số phận đen? Hoàng tiên sinh khen cũ mà chưa chỉ ra được nó “vượt” mới chỗ nào thì khác gì quảng cáo mặt hàng mà không cho người ta ”thử” coi miếng, có ngon thì mới mua chứ! Chỉ nói tới kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng. Nhân vật Như Tô trong sách sử là một nhân vật bằng xương, bằng thịt, ác khét tiếng trong việc nịnh bợ, lấy lòng bằng cách xây Cửu Trùng Đài cho ông vua ăn chơi xa xỉ có “tướng lợn” là Lê Tương Dực. Sự thêm thắt của tác giả hay người dựng kịch bản còn nhiều điều đáng bàn, đáng tiếc khi lẫn lộn giữa sự lên án kẻ xấu hay đồng cảm kẻ ác? Nhân vật lịch sử Vũ Như Tô từ trong thế giới xấu xa đã bước ra ánh sáng sân khấu là một Vũ Như Tô tài ba trong vai trò nhà thiết kế xây dựng – kiến trúc sư?! Lầm lẫn lịch sử khó có thể chấp nhận. Nghệ thuật cũng không thể tách rời đời sống lịch sử. Nếu nói hết lòng cho “nghệ thuật vị nghệ thuật” thì bao nhiêu công trình từ tham nhũng mà ra cứ núp dưới danh nghĩa “nghệ thuật” này thì nhân dân khốn đốn cỡ nào với những công trình ma hiện nay xây dựng dang dở giữa nắng, giữa mưa phơi gan cùng tuế nguyệt sau khi cùng lũ cán bộ mối mọt ẩm một số tiền khổng lồ của nhân dân để lại “khổ lòng” cho thiên hạ? Vậy thì bao nhiêu nhân vật, hiện thực lịch sử sẽ tách rời với văn học để bướm bay đàng bướm, gà theo đàng gà thì người chép sử chép làm gì cho mệt óc? Đảo lộn nhân vật, hiện thực thuộc về lịch sử, tốt xấu lộn ngược, hư cấu quá tải đang là cái “mốt” thịnh hành trong thể loại lịch sử của ta và cả các ngòi bút về sử học cũng ăn theo phim truyện chưởng Trung Quốc với các đề tài lịch sử viết sai sử sách đã ghi.

Với kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng có thể xây dựng một nhân vật X, Y, Z nào đấy đích thân theo lệnh của Vũ Như Tô mà xây Cửu Trùng Đài trong tâm trạng yêu nghệ thuật thì kịch bản có giá trị lịch sử – văn học hơn. Bản thân một người yêu nghệ thuật cao như Vũ Như Tô không thể nào xàm tấu bên vua để xây đài trên xương máu nhân dân. Điều đó là phi nghệ thuật. Nghệ thuật không nằm trong cái ác. Cũng như người ta ca ngợi “Vạn lý trường thành” là ca ngợi nhân dân Trung Quốc đã xây dựng bằng máu xương mà nên. Tần Thủy Hoàng đâu có trực tiếp làm “kiến trúc sư” cho công trình đó mà ca ngợi giá trị yêu nghệ thuật của ông bạo chúa này! Thêm nữa, để trừ Tần Cối, tác giả phim “Hào hiệp” đã xây dựng 8 nhân vật làm chuyện hào hiệp, cứu nguy cho xã tắc dù trong lịch sử, 8 nhân vật này làm gì có thật? Đấy là một trong phương pháp “xây dựng nhân vật điển hình” của văn học. Nói “kịch chưa qua Vũ Như Tô”, thế thì còn kịch của Lưu Quang Vũ mà “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” tiêu biểu? và“Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi – Nguyễn Đình Nghi xếp vào loại nào? Xem ra, “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long cảnh tỉnh cuộc đời trong câu hỏi: “Sống hay không sống? Tồn tại hay không tồn tại?” (to be or not to be) mà William Shakespeare đã cho nhân vật Hamlet (Hamlet) phát tín hiệu sinh tồn hay diệt vong không hẹn mà gặp nhau trên ngưỡng cửa chống tiêu cực, đề cao cảnh giác. Tức là thời đại chuyển tiếp, cái lạc hậu, ác độc sẽ phải nhường chỗ cho những gì tốt đẹp hơn, đầy tính Người thay thế. Thay thế có được không? Văn học của ta chưa thể xây dựng nhân vật nào đột phá vào quy trình hơi “công thức” đó.

Cũng như Lại Nguyên Ân, Hoàng Quốc Hải đã coi chủ nghĩa xã hội đã không tồn tại nữa: “Hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, không chỉ giới lý luận nước ta (trong đó có lý luận văn học) lao đao mà cả nhà nước ta cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Mặc dù sau này gượng dậy được, và Ban Tư tưởng Văn hoá cũng như Hội đồng Lý luận Trung ương có đề ra “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, đó là định hướng mờ nhạt. Vì rằng “định hướng xã hội chủ nghĩa” nhưng lại hoạt động “theo cơ chế thị trường”. Định hướng xã hội chủ nghĩa với cơ chế thị trường khắc chế nhau như nước với lửa nhưng lại song song tồn tại. Do vậy các nhà lý luận Việt Nam trên mọi lĩnh vực đều lúng túng như gà mắc tóc. Cho nên tình trạng lý luận nước ta rơi vào khủng hoảng triền miên là một sự đương nhiên”.

Tham luận của Hoàng sư gia bỗng nhiên có giá trị lý luận khi nhắc tới yếu tố không thể tách rời của văn học với vai trò lịch sử! Như vậy, hiện nay, các nhà lý luận Việt Nam đang làm con gà mắc… dây thun chờ người ta mở họng lôi ra sợi tóc hay sợi dây thun đó? Bản thân các nhà lý luận – phê bình sao không tự cứu lấy mình, gỡ rối cho nhau? Hoàng sư gia như phân vân với một thứ uy lực trong bóng tối có đủ sức mạnh chi phối tất cả: “Rõ ràng là chúng ta đang mắc vướng vào một cái gì đó lớn lắm. Nếu không gỡ bỏ ra được, chúng ta chỉ gồng sức chạy tại chỗ mãi thôi”. Thực ra, ”cái gì đó” là cái này đây nè: “Các thế hệ học sinh của chúng ta cảm nhận mỹ học cứ cùn nhụt đi, chai lì đi còn bởi Bộ Giáo dục cứ nhẫn tâm bắt con em chúng ta phải học những tác phẩm phi nghệ thuật. Và tới ngày nay chúng ta lãnh đủ”.

Chẳng biết Hoàng Quốc Hải muốn ám chỉ tác phẩm nào trong sách giáo khoa dạy học sinh mà “phi nghệ thuật?”. Có phải“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu chăng? Bài văn tế đó là một sản phẩm văn học giáo dục. Giá trị thẩm mỹ (cái hay, cái đẹp) của bài văn tế ấy là ở giá trị nhân văn (lòng yêu nước, thương nòi). Làm ác hay xấu gì cũng tha hết! Tòa án mọc ra dư thừa! Con em chúng ta là nạn nhân không có ai đòi công đạo! Cha ông đã dọn đường nào thì chúng đi đường nấy! Kêu ai? Bẫy chuột gài sẵn nhưng chẳng con chuột nào mắc mà người gài dính bẫy!

Nhồi nhét cái gì? “Trong đó vạch ra đủ thứ tính nào là tính giai cấp, tính Đảng, tính nhân dân… tựu trung là hướng cho nó đi đúng vào quỹ đạo của hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Tức là Bộ Giáo dục và cấp cao hơn. Gặp phải thuộc tính này bám dai như bạch tuộc, muốn gỡ cũng phải chịu hy sinh hết bao nhiêu nhân mạng cho nó ăn no, ngủ kỹ mà… cắt mấy cái vòi ma mới hòng thoát thân. Tức là đụng vào các nhà trí thức nhà nước có quyền sinh sát sách giáo khoa trong tay. Đề thi ra, tiêu chí giải đề cũng có. Giáo viên dạy vượt tầm. Học sinh viết ra ngoài vòng kim cô. Bản chấm điểm rà không thấy nội dung của các sư phụ đã đưa ra. Rớt bịch! Học sinh trượt vỏ chuối. Thầy cô dẫm vỏ dưa! Khổ thân tôi với các chỉ tiêu của trường! Danh hiệu thi đua gì cũng mất sạch. Cơm áo là đây! Ai dám chống!

Tham luận của Lại Nguyên Ân, Hoàng Quốc Hải như hai họng súng quay ngược về Nguyễn Văn Dân rồi cùng Nguyễn Văn Dân chĩa vào… nhà nước Việt Nam với cái gọi là định hướng cơ chế thị trường “nước với lửa” và ngành giáo dục “gà mắc thóc” bởi vì đầu tàu Liên Xô đổ sập mà ảnh hưởng đến sự “chân không lý luận”. Cả ba đã quên mất người anh cả Trung Quốc cũng chung một đoàn tàu nhưng Trung Quốc không chịu ngã nhào mà vững chắc trở thành người khổng lồ kinh tế, quân sự, văn học, giáo dục, quốc phòng kiểu “bành trướng” mà Mỹ e dè và canh chừng muốn chết! Vậy, sự ngã chõng vó của Liên Xô chẳng ăn nhậu gì đến cuộc khủng hoảng lý luận – phê bình của Việt Nam cái gì cả! Chẳng qua vì chúng ta đầu tư cho lý luận – phê bình ít quá, không coi trọng nó và trình trạng quan liêu, bảo thủ… ăn sâu vào máu nên mới có kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đúng như Nguyễn Hữu Nhân với tham luận chỉ cái đầu đề cũng có ý mỉa: “Nói thật hay…”

Muốn cho những cái xấu xí, bảo thủ biến mất, muốn nó… banh xác thì phải dùng… bom! Thứ này… Binladin có!!

d. Lực lượng viết trẻ: Những… trái bom tất yếu của lịch sử:

Người ôm bom cảm tử mà không nổ chết ai là Inrasara. Hầu như những anh chàng, cô nàng phóng viên hay những nhà phê bình đều chẳng để ý đến trái bom nổ chậm này. Bản tham luận của Inrasara “Thơ hậu đổi mới, và… đang khủng hoảng” thoạt qua, người ta chẳng thấy có gì đặc biệt để làm nổ tung khán trường mà thực ra, trái bom này đang từ từ… bung vỏ… Người thả cũng… lãnh đủ vài mẻ ghim chơi cho biết mùi bom đạn!

Mẻ thứ nhất khi Inrasara viết:

“Thơ Hậu Đổi mới đang xảy ra. Chúng đang đi, đang tìm đường. Pound: Không có bài thơ hay nào được viết theo phong cách đã có mặt từ 20 năm trước. Như vậy, với những kẻ phiêu lưu vào vùng đất mới của thơ ca, xã hội cần khuyến khích, tạo điều kiện cho họ khai phá. Thơ Hậu hiện đại, Tân hình thức hay Nữ quyền luận,… phải được bình đẳng có mặt. Không thể đòi hỏi chúng xuất sắc ngay tức thời. Chê chúng chưa đi tới đâu, dè bỉu chúng dị hợm hay thậm chí, quy chụp chúng bằng nhiều hình dung từ tiêu cực thì, không gì tiêu cực hơn. Càng không thể bằng vài trích dẫn câu/đoạn/bài thơ dở rồi quy kết rằng chúng hỏng, đáng vứt đi”.

Ta xem thử hai bài thơ. Một của “Hậu hiện đại”: “Con quấn chiếu” trích trong tập thơ “Lô lô” của Ly Hoàng Ly được tặng thưởng của Hội Nhà văn 2006:

Con quấn chiếu

Nằm cuộn như con quấn chiếu

Cảm xúc cũng quấn chiếu

Đừng đụng vào tôi

Đừng đụng vào tôi !

Đá tảng rơi trước mặt nhẹ tênh

Một hạt cát sà buốt óc

Rúm tịt

Chân chằng chịt

Cắt hết chân đi !

Ly Hoàng Ly tả con quấn chiếu hay ví mình là con quấn chiếu? Thi pháp mới mà không mới. Thi pháp mới trong thơ tức không nói buồn mà người đọc thấy buồn, chẳng nói vui mà người xem thấy vui mới là “độc chiêu”. Ly Hoàng Ly lẽ ra đừng nhắc tên “quấn chiếu” mà người đọc hình dung ra được con quấn chiếu mới là “nghệ thuật”. Một bài thơ tới ba từ “quấn chiếu” để tả “con quấn chiếu”? Dư. Từ ngữ tối đen chằng chịt “đừng đụng vào tôi” van xin hay thách thức? Viết theo cách “ngụ ngôn” thì cần phải biết đặc tính tâm sinh lý học của con vật đó là gì? Từ đó, ta mới “ngụ ngôn, ẩn dụ” qua nghĩa bóng mình muốn ám thị về cái gì trong cuộc đời bằng con vật mình tả? Thơ là cuộc đời. Tác giả không viết cho đời, chẳng lẽ viết cho người hành tinh đọc? Hình ảnh “Tản đá rơi” thì “nhẹ tênh” nhưng “một hạt cát sà” lại “buốt óc”? Mâu thuẩn đến tác giả cũng chắc gì lý giải nổi! Chẳng hiểu tác giả “đánh đố” nghĩa gì? Hạt cát chỉ “rớt”, “rơi” chứ không thể “sà”. Động từ “sà” dùng sai ngữ nghĩa. Động từ này dùng cho những vật thể có khả năng bay (chim, mây, gió, máy bay…). Ví dụ như Nguyễn Quang Sáng viết: “Mấy hôm nay có con chim cánh vàng như nghệ, mỏ đỏ như son, ngày nào cũng sà cánh đáp xuống đây” (“Con chim vàng”, binhthuan.gov.vn). Giá trị chính của bài thơ nằm ở đâu? Chính là ở chỗ này “cắt hết chân đi”. Thử nghĩ: Con cá, con rắn nhờ cái đuôi mà bơi, mà trườn. Con vật chống lạnh nhờ lông. Con người sống nhờ thở và ăn uống… Triệt tiêu môi trường sinh thái tức là hủy hoại môi trường sống là “vô nhân đạo”. Từ đó, ta suy ra, tác giả bài “Con quấn chiếu” đã có “từ tâm” hay không khi đòi “cắt hết chân” con cuốn chiếu? Cũng như Lê Vân trong “Tự truyện” của mình đã vô tình cho ta một nhân cách làm người khi Thị còn nhỏ đã van xin mẹ giết em mình cho mình được sống! “Nhân chi sơ tính bản thiện” đã không được phôi thai từ nhỏ trong Lê Vân!

Chúng ta thử đọc bài “Cuốn chiếu” theo “phong cách thơ cũ”:

Cuốn chiếu

Đường dài quá làm sao ta đi nổi

Dù dưới thân ta có vạn cái chân!

Tự lượng biết sức mình, ta cẩn thận

Cuộn thân khi gặp vật chắn trên đường!

Là chiếc lá rơi ư? Ta nhắm mắt

Thấy thời gian đưa quá khứ sang ngang…

Là hạt bụi rơi ư? Ta quờ quạng

Ngỡ như mình sớm hóa kiếp tro than!

Thương lầm than, ta cuốn chiếu cho đời.

Ghét giả dối, ta mở lòng xởi lởi.

Dạy em chữ O tròn, vô vị lợi

Lăn qua đời khốn khó với cút côi!

Cắt hết chân, ta mọc ra chân mới

Bò trên lòng thù hận giữa trời đêm.

Đây cũng là bài thơ được làm theo thể 8/8 cũng cũ que, cũ quét ! Ý tưởng thơ có mất đi giá trị tư duy không? Đặc điểm con cuốn chiếu qua những từ tả thật “vạn cái chân”, “cuộn thân” lên đến ẩn dụ – nhân hoá “cuốn chiếu cho đời“, đến nghĩa cuộn tròn “dạy em chữ O tròn vô vị lợi”. Nếu kẻ thù ác hiểm “cắt hết chân” thì con cuốn chiếu biết “mọc chân mới” để “bò trên lòng thù hận“. Sự can đảm, can trường của con cuốn chiếu là khí khái, phí phách hiên ngang, dũng cảm của con người vượt qua mọi thử thách của cuộc đời. Ý nghĩa đen – bóng (thi pháp ngụ ngôn) là thế! Vần điệu có gượng ép đến tức cười không? Từ ngữ dùng có tối đen như đêm ba mươi chăng? Giá trị “nhân bản” khi đọc xong bài thơ? Thơ cũ có tệ lậu đến nổi “không có bài thơ nào hay’? (Cuốn chiếu – không gọi quấn chiếu – là một loài động vật chân đốt thuộc họ hàng rết dài từ 1,60cm đến 3,60cm rưỡi khoảng từ 300 đến hơn 600 chân. Nó hiền lành, nhút nhát và không độc. Chúng ăn cây cỏ và xác động vật chết. Gặp vật cản là nằm khoanh tròn như chữ o trong lớp da có chất K cứng ngắt để tự vệ). Nếu người nhận xét thơ “hậu hiện đại” mà chê thì bị ghép vào tội “tiêu cực” thì còn gì là sự đánh giá thơ ca? Ép gượng mà cho những thơ dở thành hay thì cũng như người ta “tảo hôn” như chính trị hóa văn nghệ. Muốn chứng minh loại thơ nào nào tồn tại thì phải chờ thời gian. Nhưng bài thơ hay hoặc dở thì thời gian không là chứng nhân. Người thưởng thức sẽ khẳng định dễ như nhồng ăn ớt! Nhân dân là độc giả có tiếng nói phê bình bình dân nhất. Họ thẩm thấu được thơ nào hay dở. Người sáng tác nếu chỉ viết cho một nhóm người đọc hay viết lăngxê (trả tiền hay “trao đổi hai chiều”) thì làm gì có sự công bằng trong đánh giá, bình thẩm loại hình văn học này?

Thơ hay không phải chỉ bưng nguyên thâu chữ rồi hất ra giấy. Câu chữ có nghĩa trở thành hay khi nào chúng được nằm trong ngữ cảnh hợp. Không ai đi tắm mà mặc chiếc áo dài. Chẳng ai đi chơi mà ở truồng ra phố!

Bể học chữ mênh mông, dòng sông thơ vô hạn. Đòi hỏi thơ “cải cách” (gọi quách như thế cho dễ hình dung) phải được “bình đẵng” là phi thực tế. Trong xã hội, không có sự biến mất mà chỉ có luật kế thừa. Văn hóa nghệ thuật phản ánh hiện thực xã hội, chúng cũng không thoát khỏi quy luật này. Kẻ muốn hất chân người khác phải coi bản lĩnh của mình. Không có? Thì triệt tiêu! Con cá câu to hơn người câu, người câu coi chừng bị nó nuốt ngược trước khi định tóm nó! Nếu câu được, khi ì ạch kéo nó vào bờ thì nó cũng chỉ còn… bộ xương cho những ai muốn làm “Ngư ông và biển cả – The Old Man and the Sea” (Ernest Miller Hemingway)!

Thế mới nói: Sản phẩm của trí tuệ nào cũng không thoát khỏi quyền thưởng thức thẩm định của quần chúng. Người sáng tác sợ “mất độc giả” chính là thế!

Khen chê cũng góp tiếng cười

Cơm dư đâu móc, bới bươi chuyện người!

Hai câu thơ này cũng là thơ 6/8 cũ rích. Chúng ta thấy nó hay hay là dở? Hay khi có ý nghĩa sâu sắc về cuộc đời. Dở khi nghĩa chẳng hiểu chi! Một bài thơ hay thì ít ra, trong toàn bài cũng có một hai câu mang một tư tưởng, một hàm ý, một triết lý sống nào đó mà người đọc nhìn thấu, hiểu được. Bài thơ hay không thể thiếu một câu có ý nghĩa và những câu thơ ý nghĩa không thể nào nằm trong bài thơ dở. Vậy thì tiêu chuẩn để đánh giá hay, dở nằm ở đâu? Thụy Khê trả lời rằng thơ hay dở là do cảm nhận của người thưởng thức. Đó là cách cảm nhận thi ca “vỡ lòng” mà mọi độc giả đều có cảm tính đó cả.

Nguyễn Gia Nùng hỏi: “Thơ mới bắt đầu từ đâu?”, Lý Đợi cũng hỏi: “Thơ đến từ đâu?”. Thơ có mùi Ammonia (nước đái quỷ)! Thơ mà đọc, nghe không chui lọt vào lỗ tai người thưởng thức, nếu không vứt, họ mới thật là khùng! Một bài thơ ngâm, ngâm chua như chanh hỏi ai chịu nghe tiếp cho hai lỗ tai bị tra tấn? Một bài nhạc dở, đoạn phim dở… bấm cái chốc đi chỗ khác chơi mày! Xong!

Lê Vĩnh Tài có câu rất hay: “Một bài thơ hay là một bài thơ ta ít gặp hơn bài thơ dở”. Hoa Ưu Đàm nghìn năm chỉ nở có một lần đó thôi! Thơ dở thì không gọi là thơ nữa mà người ta gọi là cái đồ chết tiệt, đồ rác rến! Trong thơ không có thơ là thế! Nói như thế không có nghĩa là “phụ tấm lòng của thiên hạ”. Rác rến cũng “recyle”. Thơ dở thì làm bài khác. Làm đến khi nào hay mới thôi. Chẳng lẽ người làm thơ dở suốt đời chẳng có lấy một bài coi đưọc là? Thâm Tâm trong hai chục bài thơ thì có mỗi “Tống biệt hành”. Chỉ một là đó cũng an ủi cái tình văn học. Không ai nỡ phụ lòng thành của ai!

Khuyến khích người làm sản phẩm dở lên hay, dở lên ngon là điều nên làm nhưng dở không phải là họ không năng lực, không rung cảm mà cái chính là muốn làm nổi, muốn chơi trội, muốn khác người. Những cô gái trẻ trí thức, văn hóa vào dự một đại hội những nhà viết văn trẻ mà chơi toàn áo dây khiến người dự đại hội đứng tuổi mắc cỡ dùm, phải làm thơ diễu:

Đại hội hay là gường ngủ đây

Áo đâu chẳng thấy chỉ thấy… dây!

Không khéo rồi thay luôn cả váy

Mỏi miệng rồi luôn mỏi cả… tay!

Bài thơ trào phúng này… hay. Có thể chuyển qua kiểu mới:

Đại hội hay là gường

ngủ đây? Áo gì chẳng thấy chỉ thấy

dây! Không khéo rồi thay luôn

cả váy. Mỏi miệng rồi luôn mỏi

cả tay!

Khác gì không? Một từ thôi: Dở. Dở vì câu cú tự nhiên ngắt ngéo. Nét thẩm mỹ nhìn chung cũng thấy chõng chơ, ngứa mắt! Chưa nói nếu người làm chẳng viết hoa như hầu hết những bài thơ “cải cách” ta gặp. Học sinh tập kiểu này thế nào cũng viết sai văn phạm mỹ từ hết trơn! Chói chang, khác người quá! Biến hội họp là nơi thi áo tắm! Lố lăng. Thành ra… lố bịch! Khủng hoảng áo quần. Khủng hoảng đại hội! Mỹ với biểu tượng Nữ thần tự do nhưng kiếm một kẻ chơi lố không biết gượng kiểu này trong mỗi cuộc hội họp, hội thảo hay cả họp phụ huynh, coi bộ như thể mò kim đáy biển. Phụ nữ Mỹ phải gọi những cô gái Việt Nam ham hở hang đó bằng… sư mẫu!

“Khủng hoảng sáng tác” mà Inrasara đề cập trong tham luận là ở chỗ này với nghĩa ngược lại. Đàn ông là phải có máu… dê, ưng ngắm nhìn hàng bày biện nhưng yêu quý phải là hàng xịn – thứ hàng không phơi bày như khô mực trong chợ trời! Mực khô loại tốt thường để kỹ trong tủ lạnh. Hàng xịn hỏi mãi người bán mới mang ra. Ngắm chơi để cười rẻ tiền và nhìn trân trọng để quý như ngọc là hai thuộc tính khác nhau! Chúng không đi chung bao giờ! Người ta thường nói “Lấy đĩ làm vợ chứ không thể lấy vợ làm đĩ”. Có kẻ làm chồng vô lương tâm đã “phá cách” theo kiểu này! Trong thi ca cũng thế. Lấy thơ làm điểm tựa chứ không lấy điểm tựa làm thơ. Thơ sính chữ, trá nghĩa lá cải thì “phá cách” kiểu này!

Inrasara quay lại với lý luận bằng nhận định thứ hai “khủng hoảng phê bình”. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân… cũng đều than phiền về điều này. Thế thì khủng hoảng là gì?

Là thiếu hay dư như nhau khi dư hay thừa cũng tạo sự mất quân bình trong kinh tế, náo loạn thị trường, gây hoang mang tư tưởng, đe đọa chiến tranh: Khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng truyền thông, khủng hoảng hạt nhân, khủng hoảng nhân sự, khủng hoảng ngân sách, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng tài chính…

Trong phê bình văn học, khi người ta dùng chữ này thì coi như sự quân bình giữa lực luợng phê bình và đối tượng sáng tác đang chơi trò thả diều. Gió lên chiều nào, diều nhà ấy bay!

Người sáng tác có thể tự cho không cần người phê bình. Từ “phê bình” chỉ hình thành sau khi có sáng tác. Tưởng chừng như người phê bình chẳng là gì cả khi sinh sau, đẻ muộn nhưng họ là người quyết định, thậm chí, quyền sống chết tác phẩm tùy thuộc vào lời phê của họ. Như học bạ học trò mà bị thầy cô phê “Học dở” thì không sao nhưng ghi “Hạnh kiểm xấu” là bỏ mẹ đời! Cái gì cũng có thứ bậc, loại thể. Giáo sư, Tiến sĩ cũng có dăm bảy loại: Thực chất và “hữu danh vô thực”! Người phê bình cũng có dăm loại người mà các bài tham luận đều chỉ ra được: Xu phụ, ăn theo, thậm chí “vô lương tâm” khi đánh đổ hay nâng cấp cho thứ hàng xịn hoặc dỏm văn học. Các giải thưởng văn học hay giải thưởng khác ngoài văn học với tiêu chí phải có ít nhất hai người viết “lăngxê” mới được xét giải là một minh chứng hùng hồn cho phần lý luận có răng trên.

Khi người phê bình có quyền lực thì ma đưa lối, quỷ dẫn đường “lại tìm những chốn đoạn trường mà đi” tức là phe cánh thành lập, bè nhóm ra đời: Cánh Bắc không ưa cánh Nam. Khô cạn đi chê bùn sình. Văn tục không ưa văn hóa. Dung tục không thích dung hòa. Kẻ trần văn nhộng chê đủ văn quần là phong kiến. Người trên mây nhởn nhơ ngạo kẻ dưới đất nhọc nhằn! Thỏ chê rùa chậm chạp từ đấy!

Inrasara phê phán: “phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn. Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể. Không đủ cô đơn cho … phê bình, nghĩa là thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên, phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu. Thiếu thẩm quyền chuyên môn, do đó các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện. Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật cùng lòng say mê nghề nghiệp, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ được làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy”.

Không biết người này phê người kia chia bè, kết nhóm, còn mình đang ở phe nhóm nào? Cũng vì thế mà có những phê bình chỉ trích nhau là đọc lại bài tham luận trước đó.

Ở đời có Bá Nha là có Tử Kỳ. Có Lục Vân Tiên là có Vương Tử Trực. Không ai sống không có nhóm băng, bè bạn. Cái chính là họ có hay không có chuyên môn, trình độ hiểu biết. Người ngoài cuộc sáng mắt thì người trong cuộc sáng lòng. Xưa nay, chẳng mấy ai nhập cuộc mà tự cho mình ngoài cuộc? Cho nên, những ai thích hở hang thì nhập vào “Hội áo tắm” như trên. Kẻ khoái lấy “của tự có” đàn bà chà mặt đàn ông thì vào “Hội ngao sò ốc hến”. Khách ưa rối rắm, đánh đố câu chữ thì vào “Hội số đề”. Người thích yên thân thì“Hội cây đa” mở cửa… tu hành!

Người anh em thêm khủng hoảng thứ ba: “khủng hoảng người đọc”. Tức là vì thơ đang mất độc giả: “các bài thơ Tân hình thức hay Hậu hiện đại cần được xuất hiện ở các mặt bằng thông tin đại chúng, hay ít ra nó phải được dành cho một số trang nhất định trong các tạp chí, báo chuyên văn chương. Để làm cuộc chinh phục người đọc của mình. Qua đó, người đọc mới có thể phân định cái hay/dở của chúng. Nếu chúng dị hợm, học đòi vô lối thì chúng sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Không vấn đề gì cả”

Té ra, Inrasara muốn thơ “cải cách” có một sân chơi rộng rãi. Đâu khó gì. Văn học là nhân học. Học không ra con người thì thành con… khỉ! Tại sao các tạp chí, báo đời… không mở cho họ “một số trang nhất định”? Ở Việt Nam, các báo, tạp chí có luật của họ: Luật “nhuận bút”. Đăng bài thơ “cải cách” thì cũng đồng thời tiền trả khi cháo múc. Vấn đề phát sinh:

Nhuận bút trả xong

Báo không độc giả,

Mua rồi quăng trả.

Chết cả chúng tao!

Ai cứu đây nào

Trời mưa, đất nhão!?

Hễ đâu có Việt Nam là ở đó có “luật”. Một cái web site bé như con vi trùng cóc, đăng bài chẳng tốn tiền “nhuận bút” mà cũng có luật “thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết“! Nghĩa là vây cánh, bè nhóm thì huống hồ người viết phê bình! Không nằm cùng hội, không đội cùng thuyền thì làm sao mà “nhập nhóm”!

Một thực tế được các nhà thơ phản ánh như Inrasara “Thơ đang mất độc giả, là thực tế. Thơ ca ngày càng xa rời quần chúng và đánh mất lớp công chúng trung thành. Nhà thơ hôm nay đang sống co cụm, cày cuốc và cãi cọ trong đám ruộng nhỏ bé của mình”. Chính vì thơ dở quá đi! Không nhất thiết là thơ “phong cách cũ” hay “hậu hiện đại“. Thơ chết bởi câu chữ cầu kỳ như Vân Long rên. Tiền làm ra càng ngày càng khó thì ai đi mà cứ mua mỗi mặt hàng ăn không được, ngửi không vô. Quần chúng độc giả là người thông minh nhất chứ không phải là nhà phê bình nên họ hiểu giá trị đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ. Nhà phê bình chúng ta, mấy người bỏ tiền túi ra mua thơ cải cách?

Inrasara đã dựa theo cảm tính khi phân chia: “Cứ tạm gọi tất cả người viết văn, làm thơ là tác giả đi. Có thể chia họ làm 4 nhóm (tạm thời cho vào ngoặc nhà lí thuyết, nhà nghiên cứu, phê bình văn học ). Thứ nhất: “Nhóm phục vụ: viết nhằm vào một đối tượng độc giả nhất định… Nhóm này hoạt động gần như độc lập, ít va chạm hay cãi vã qua lại nhưng lại chiếm “thị phần” cao nhất. Hầu hết tác phẩm best-seller đều sản sinh từ nhóm tác giả này”.

Cần phỏng vấn các nhà xuất bản sách “best-seller”? Vậy thì nhóm “viết nhằm một đối tượng độc giả nhất định” này ăn khách chứ không phải các nhóm trẻ hiện nay nổi đình, nổi đám hay sao?

Thứ hai: “Nhóm nhai lại: chiếm số đông trong giới viết lách. Họ cày nát cái cũ mặc dầu vẫn ảo tưởng mình sáng tạo. Đại đa số tác giả thuộc Nhóm nhai lại rất siêng năng canh chừng và tìm mọi cách đẩy Nhóm sáng tạo ra ngoài lề sinh hoạt văn chương.

Không có ví dụ điển hình cho cái nhận xét dễ… dụng võ này? Người ta thường phê phán cho những gì cũ kỹ, sử dụng hoài, nói hoài như “bò nhai lại”. Điển hình là giáo viên với các giáo án năm này qua năm khác như “ve sầu rỉ rã, cuốc kêu bốn mùa”. Nếu người nào đó, báo nào đó, web site nào đó không ưa lối thơ “cải cách” tức “tìm mọi cách đẩy Nhóm sáng tạo ra ngoài lề sinh hoạt văn chương”thì coi như bị xô vào cái nhóm bò nhai lại này rồi. Gặm cỏ non hay rơm khô khỏi cần răng?

Thứ ba: “Nhóm kí sinh (hiểu theo nghĩa trung tính) thuộc bộ phận thứ ba: chủ yếu gồm các tác giả viết báo mang hơi hướng văn chương, các bài tạp bút, điểm sách, phỏng vấn,…Thỉnh thoảng họ cũng có viết văn, làm thơ. Nhóm này ít tham vọng và ảo tưởng. Chủ yếu họ bám cuộc sống văn chương và các giai thoại văn học”.

Trong nhóm này, con người bị đẩy vào đây làm bạn với loại ký sinh trùng sốt rét Falciparum Plasmodium hay ký sinh trùng lao Mycobacterium tuberculosis hoặc ký sinh trùng cây quế Cynnamum Casia? Nghĩa là ăn theo, nghĩa là sống bám, nghĩa là “cánh hoa chùm gởi” của Quỳnh Dao? Chẳng biết từ tiêu chí nào mà người anh em phân loại tác giả rành mạch như người ta phân loại… côn trùng trong ngành “côn trùng học”? Tài thế!

Người sống bám theo cuộc sống văn chương là những người đáng vị nể sao gọi là “ký sinh” (từ kí với i ngắn, nhìn thấy đã… rét!). Ký sinh là một loài chuyên sống bám vào một cơ thể của người hay động vật khác để hút máu hay ăn chất bổ. Ví dụ: Ma cà rồng, sán xơ mít, con đĩa, con ve rừng, con ghẻ, con chí, con rận, trùng mũi khoan (Trypanosome). Loại ký sinh này thành ký sinh gây bệnh ghẻ ngứa kinh niên. Hết thuốc chữa!

Còn đây là nhóm thấp người… to họng. Dĩ nhiên là nhóm… cực ưu trong mắt Inrasara:

Thứ bốn: “Cuối cùng là Nhóm sáng tạo, gồm những kẻ yêu văn chương đúng nghĩa: trong đó có kẻ mở đường và con người tiếp nhận và thể hiện (tiếp hiện, như từ dùng của Nhất Hạnh) bằng nhiều cách khác nhau con đường đó. Sáng tác của họ thúc đẩy sự tiến bộ của văn học đất nước và thế giới”.

Nếu chọn bom để làm nổ khán trường Đồ Sơn, người viết xin được đề cử bài tham luận liều lĩnh nhận định, gồng mình đánh giá này của Inrasara! Vô hình trung, người anh em đã tứ phân thiên hạ như “Tứ thời khúc” của Hoàng Sĩ Khải bằng những “Tự tình khúc” của Cao Bá Nhạ và không hiểu nhóm sáng tạo này là ai? Họ sáng tạo cái chi chi trong văn học mà thúc đẩy nền văn học tiến bộ tuơng lai rạng rỡ dữ thế? Nếu nhắm vào “Nhóm sáng tạo” thời “mấy chục anh em trên một chiếc xe tăng” với Mai Thảo, Quách Thoại, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên… mà Thanh Tâm Tuyền là chủ soái thì có “ca” quá không? Khoảng thời gian nhóm ra đời là giữa thế kỷ XX. Vậy trước đó, văn học Việt Nam… chết? Giờ đây, nhóm này ảnh hưởng ghê gớm gì đến “sự tiến bộ của văn học đất nước và thế giới?” ngay như Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền còn sống?

Không phải nhóm này thì chắc là “nhóm sáng tạo” của thế hệ trẻ “hậu hiện đại” hiện nay? Hãy chờ xem. Nếu mà sáng tạo “sex” trong văn học, sáng tạo “văn hóa trần truồng”, “văn chương sinh dục” thì đụng ngay những tham luận yêu cầu hạn chế sex yếu ớt của Văn Giá, rơi vào cách tân với hình thức màu mè cũng không cõng nổi nội dung của Chu Văn Sơn hay đụng vào câu chữ, từ ngữ khó hiểu, cầu kỳ, uốn éo cần tránh của Vân Long và hàng rào tuyển chọn tác phẩm vào sách giáo khoa dạy học trò của các Giáo sư!

Hoàng Hưng kêu gọi tự do tư tưởng. Bùi Bình Thi réo đòi tự do sáng tác. Bùi Ngọc Tấn níu áo ấn in, Lại Nguyên Ân, Hoàng Quốc Hải tha thiết dân chủ. Nguyễn Khắc Phê ủng hộ chẳng cần gì phương pháp sáng tác, Nguyễn Hòa than phiền kẻ mười năm không viết phê bình cũng phê bình. Inrasara kêu gọi các nhà phê bình “chiếu tướng” tới nhóm “thơ cải cách” này: “Đây là nhóm tác giả đang cần đến các nhà phê bình nhạy bén với cái mới, tay nghề cao và dũng cảm đủ khả năng tạo ra một thế hệ hệ độc giả mới. Bởi, chính họ chứ không phải ai khác, làm nên diện mạo văn chương mới của Việt Nam ngày mai!” . Lời “tiên tri” này đã đưa Inrasara về cùng hội với lời phát biểu của Nguyễn Duy về chiều hướng đổi mới của văn học trong nước gây không khí “chộn rộn” trong ngành phê bình người Việt ở nước ngoài.

Nhiệm vụ nhà phê bình ghê gớm thế mà Ngô Thảo trấn an anh em bảo là đừng đề cao nhiệm vụ của nhà văn. Khi nhà văn đồng thời là nhà phê bình thì lý luận ăn chắc! Ta không nói vội là ai thắng ai thua. “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh” giữa Phan Khôi và Hải Triều năm nào hình như bén lửa. “Thơ cải cách” nằm trong nhóm vị nghệ hay vị nhân khi mà họ tuyên bố viết cho họ và chẳng cần đếm xỉa tới độc giả, “không quan tâm đến người đọc” như Nguyễn Đăng Điệp đã nêu thì cần các nhà phê bình quan tâm tới, lăngxê làm gì? Nếu họ có tư tưởng muốn có đất dụng võ thì cứ tìm mảnh đất thích hợp để ra chiêu. Trồng trọt cũng biết chọn giống cây, theo thời vụ và cần chăm sóc. Bệnh đau thì chọn thuốc trúng đơn. Cây sầu riêng ai điên trồng nơi nước mặn. Bác sĩ răng ai dốt đến để mằn chân?

Nhóm ham muốn người ta phải chiếu tướng đến mình mà không để người tự tìm ta như Lưu Bị tìm Gia Cát Lượng thì cũng rớt vào nhóm thứ năm: “Nhóm tham vọng” làm bá chủ văn học trong thiên hạ! Văn học nào của riêng ai? Ai có bản lĩnh thì cứ nhảy vào!

Inrasara có lẽ cũng cùng nhóm với Phan Huy Dũng – người đã ca ngợi cách tân trên sách giáo khoa!

Cái mà thế giới văn chương thi phú cần rõ ràng nhất là: “Hữu xạ tự nhiên hương”. Giống hoa thơm mọc đâu cũng thơm. “Trúc xinh trúc mọc đầu đình. Em xinh, đứng dưới… vũng sình cũng xinh”. Thơ hay ở trong nhóm nào cũng sẽ phát sáng trầm hương, mật ngọt. Tự khắc ong mật sẽ tìm tới! Chúng ta không cần tha thiết cầu cạnh nhà phê bình dỏm nào “mớn” cho một bài lăngxê. “Nhân văn – Giai phẩm” là một ví dụ điển hình cho tính thời gian của văn học. Mùi thơm tho của da thịt sạch sẽ, tự nhiên sẽ ở lại còn mùi mỹ phẩm hay phấn hương như trên sân khấu sẽ theo gió ra đi!

Tiếc thay! Trái bom này… tốt tươi như vậy mà đại hội bàn đào không nhào vô… cắn! Chờ chi những thùng thuốc nổ đã ướt ngòi!

2. Tham luận và tranh luận:

Nguyễn Hòa với bài ”Hội nghị lý luận – phê bình văn học lần thứ hai và một số vấn đề đặt ra” (nhandan.com.vn) chọn “Hai mươi năm lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu và suy ngẫm” của Trần Đình Sử, “Sáng tạo là vượt qua các giới hạn” của Lê Thành Nghị, “Đối tượng của phê bình văn học” của Đỗ Lai Thúy, “Lý luận – phê bình văn học, nhìn lại 20 năm đổi mới” của Nguyễn Văn Dân, “Tác động của đổi mới với lý luận và phê bình văn học trong giai đoạn hiện nay” của Hữu Đạt, “Rất cần các nhà phê bình” của Ngô Thảo, “Phê bình văn nghệ và đời sống xã hội” của Lại Nguyên Ân, “Giới hạn của sự đọc và phê bình thơ hôm nay” của Lưu Khánh Thơ…” .

Mọi thứ tổng hợp trở lại với cây phê bình Nguyễn Hòa (có hai luồng đánh giá: Sáng giá ở Việt Nam và “không mấy sáng giá” ở hải ngoại) đã đăng bài trên: “Văn nghệ Quân đội, Thế giới mới, Thể thao & Văn hoá, Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ, Giáo dục & Thời đại, Công an Nhân dân, An ninh thế giới Cuối tháng, Tiếp thị và Gia đình, Văn hóa – Thông tin (Thế giới Văn hoá), Thị trường và tiêu dùng, Lao động – Xã hội… ” (viet-studies,Trần Hữu Dũng).

Nguyễn Hòa – thùng thuốc nổ của đại hội võ lâm – theo Trần Ngọc Linh (vietnam.net) là “dè dặt” với hai chữ tự do. Nguyễn đại ca này được Trần Ngọc Linh tập hợp những gì mà giới văn học ca ngợi: “Với những bài phê bình quyết liệt trong 5 năm trở lại đây, ông Nguyễn Hoà đã làm cho những người cẩu thả trong chuyện viết văn phải dè chừng. Trong nhà ông trên bàn máy tính mỗi khi để chế độ ngủ đông vẫn chạy ra hàng chữ: Công Ty vệ sinh môi trường văn chương. Lần này, với hàng loạt dẫn chứng về những chuyện đạo văn trong giới vừa qua mà ông Nguyễn Hoà đưa ra đã làm cho anh em, bạn bè nảy ý tưởng thành lập Trung tâm chống trộm văn chương”.

Vậy mà những tên trộm văn chương vẫn cứ trộm chẳng để Hòa đại ca trong mắt! Những web site “đạo văn” (không ghi tác giả dưới bài đã “đạo” nhan nhản…

Cặp đối thủ Trần Mạnh Hảo và Phạm Xuân Nguyên đã rời võ đài tranh luận ở Tam Đảo – Ba Vì năm 2003 thì đôi phê bình Trịnh Thanh Sơn và Nguyễn Hòa lên thượng đài trước khi hội nghị lý luận lần II ở Đồ Sơn. Cuộc chiến đã không xảy ra. Nguyễn Hòa trong tư thế ung dung bước lên võ đài… một mình nhưng Nguyễn Hòa đã làm người hâm mộ thất vọng. Trịnh Thanh Sơn (người đã đối mặt với Bảo Ninh khi công phá vào lô cốt bênh vực Lê Vân) và Bùi Việt Thắng cũng chẳng làm nên kỳ tích ở đại hội võ lâm lần thứ hai này trước đối thủ. Đôi bên như ”ngã ngựa”. Tiếng nói hòa bình xưa này vẫn đi sau bom đạn. Nguyễn đại ca phát biểu những câu thật là… xanh lè như trong bài: “Lý luận, phê bình văn học – Những ý kiến từ thực tế” mà Thanh Vân (PV Tổ quốc từ Hải Phòng-toquoc.gov.vn) trích: ”Đội ngũ phê bình hiện nay có thể nói là phong phú (không chỉ có các nhà phê bình chuyên nghiệp mà còn có các nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, cả sinh viên…). Nhưng chính thực trạng đó đã dẫn đến những ngộ nhận: Có một số nhà giáo nhầm lẫn giảng đường với đời sống văn chương, nhầm lẫn người đọc với học trò của mình; Một số giáo sư tiến sĩ nhầm lẫn bài soạn, các giáo trình giáo án với các bài nghiên cứu khoa học. Điều đó đã lý giải vì sao sách giáo khoa văn chương hiện nay lại bị phê phán nhiều đến thế. Có những tác giả 10 năm không viết lý luận phê bình mà vẫn nói được phê bình. Có lẽ đó cũng là một sự ngộ nhận…”.

Đoạn trích này của Nguyễn Hoà cũng giống ý như bản tham luận đọc tại đại hội: “khoa bảng thì nhiều mà công trình xứng đáng là khoa học thì ít. Tôi coi sự có mặt của “phê bình kiểu giáo sư” trong lý luận – phê bình văn học là hết sức cần thiết, song mấy chục năm qua ở Việt Nam, sự nhầm lẫn người học với người đọc, giữa giảng đường với sinh hoạt văn học của xã hội, giữa việc biên soạn giáo án với nghiên cứu khoa học… chính là rào cản đồng thời cũng là một nguyên nhân đẩy tới tình trạng tuyệt đối hoá vai trò của một số nhà khoa bảng cùng một số tác phẩm lý luận – nghiên cứu – phê bình của họ”.

Tức là phê phán những kẻ Tiến sĩ giấy ăn hại. Nguyễn Hòa cắt nghĩa sự nhầm lẫn cũng giống bài Thanh Vân trích đăng chỗ khác: “Nhầm lẫn giữa người học với người đọc sẽ đi tới chỗ coi người đọc như học trò cần được dạy dỗ. Nhầm lẫn giữa giảng đường với sinh hoạt văn học của xã hội sẽ đi tới chỗ không biết lắng nghe, không biết kiểm tra lại chính mình mà giãy nảy lên khi bị phê phán. Nhầm lẫn giữa biên soạn giáo án với nghiên cứu khoa học sẽ đi tới chỗ không phân biệt được sự khác nhau giữa tiếp thu, kế thừa trong biên soạn giáo án với yêu cầu về tính phát hiện và đề xuất ý tưởng mới trong nghiên cứu khoa học. Và đây cũng lànguyên nhân lý giải tại sao nhiều cuốn sách giáo khoa văn chương – văn học lại trở thành tiêu điểm phê phán của dư luận rộng rãi”.

Hai đoạn trích gần giống nhau. Vậy đoạn Thanh Vân trích, đoạn trích từ tham luận vừa khác vừa giống? Có phải trích theo ý?

Ta có nên đưa ra một tiêu điểm nữa cho người thảo luận về khâu trích dẫn, trích đăng như thế nào cho khỏi lẫn lộn giữa ngôn ngữ viết và văn từ trích đoạn không? Một tác giả có nên lập lại nhiều ý, nhiều đoạn trùng nội dung trong hai bài viết đăng hai nơi khác nhau hay không? Vậy là vi phạm tính sáng tạo của tác phẩm, tính trùng lặp của tác giả? Đây cũng là ý “gậy ông đập lưng ông” mà Nguyễn Hòa từng phê phán: “Dăm năm trở lại đây, cuộc khủng hoảng về lý thuyết văn học, sự lười nhác của một số nhà lý luận – phê bình, sự ra đời của một số tác phẩm văn chương “lạ” về tư tưởng – nghệ thuật… cùng với sự lên ngôi của báo chí đã đưa tới sự có mặt tràn lan của vô số bài lý luận – phê bình mà ở đó yếu tố cảm luận chủ quan đã lấn át, làm biến dạng sự nghiêm cẩn cần thiết của lý luận – phê bình”.

Chẳng có nhà giáo, nhà lý luận-phê bình nào nhầm lẫn cái gì cả mà vì họ “lười đọc”, “lười suy nghĩ” (ngay cả những sách được ký tặng cho các thầy với những câu trân trọng cũng leo lên ký lô giấy, thảy ra chợ nhôm nhựa, giấy vụn!) như các báo than phiền, chê bai nghĩa là người phê bình cấp Giáo sư, Tiến sĩ chỉ viết lại, lấy ý những sách giáo khoa đã “hết hạn” sử dụng và viết chạy theo chương trình không cần tới chất lượng.

Những trí thức cao cấp được phê phán trên, họ chẳng có sự tôn trọng sách tặng thì làm gì mà biết trân quý sáng tác. Họ – những người viết sách dạy học trò cứ tưởng họ là thần thánh. Sách họ viết ra là pháp lệnh. Giáo trình họ in sẵn là chỉ thị. Bởi thế, sách giao khoa bị phanh phui là “có vấn đề” qua tiếng… súng đại bác của Trần Mạnh Hảo trước đây với cuốn “Văn học phê bình và nhận diện” còn gọi là “Hầu chuyện các Giáo sư” được Chế Lan Viên, Trần Đăng Khoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hữu Đạt, Đoàn Thạch Hãn, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Tường, Đặng Hấn, Chu Lai, Lê Đình Mai, Lê Quý Kỳ, Phương Lựu, Nguyễn Đức Mạnh… ủng hộ bằng các bài viết. Nối tiếp đại bác thì có những tràn liên thanh từ những người bây giờ nhắm vào sách giáo khoa vì họ là người trực tiếp bỏ tiền ra mua sách cho con em mà những web site: chungta.com, tạp chí khám phá, edu.net, evnEpress.net, kyoto-svvn.org, opera.com… tải đăng. Những người viết sách sai như “đĩa phải vôi“. Họ tìm mọi cách hạ thấp nhân cách, học vị, trình độ chuyên môn, kiến thức học vấn… của người phê phán để… chữa lửa cho rằng người phê bình, chê bai đó là đồ vô học, không có kiến thức, chẳng đủ chuyên môn, khố rách áo ôm, đầu làng cuối chợ!

Thiên tài không phải hầu hết may mắn qua cầu giáo dục hoàn mỹ đâu! Nhà khoa học gia, bác học Nga Tsiolkovsky không qua ngưỡng cửa trung học nhưng đã trở thành cha đẻ của ngành tên lửa hiện đại. Nhà phát minh vĩ đại (chế tạo bóng đèn điện, máy đếm phiếu, máy đĩa… ) Thomas Edison thưở nhỏ bị thầy chê là “điếc, học dở”. Bộ “chóp bu” guồng máy chính trị Việt Nam từ thời trước 1945 đến nay thử có người nào được đào tạo từ lò luyện đơn giáo dục chính thống? Sau năm 1975, việc tuyển chọn đầu vào, đầu ở, đâu đi của mọi ngành nhất là ngành giáo dục hầu hết là “học dốt mà tốt lý lịch” cả! Ai mà chẳng biết đó là thể chế, là chính sách, là nhu cầu, là đường lối…!!! Một minh chứng hùng hồn rằng sách giáo khoa ngày xưa ít người được may mắn bị “tấn công” như hiện nay? Không gì chân xác bằng hệ thống lý luận về giáo dục qua sách giáo khoa viết sai tai hại dẫn đến kết quả là: Sách giáo khoa bị tấn công mọi mặt mà bộ môn văn học là bị tanh bành nhất! Người ta chỉ trích người viết chỉ vì… Tiền. Sách viết càng sai, viết lại thì càng bợ khẳm! Tiền lời sách giáo khoa, người ta thống kê nhiều gấp mấy lần loại hình kinh tế khác! Lương tâm không bằng lương tháng, lương tháng không bằng lương đồ, lương đồ – đồ đệ lương… sách! Họ nói “phóng đại” đấy. Tiền tham nhũng mới ghê gớm hơn tiền thù lao từ sách! Vậy thì ”những người mười năm không viết lý luận phê bình mà vẫn nói được tiếng phê bình” mà Nguyễn Hòa mỉa đúng phốc. Họ viết vì… chịu hết nổi thực tế là vậy! Họ im lặng mới là tiêu cực mà cách mạng là phải đấu tranh. Tích cực luôn là thế động! Lý luận – Phê bình nếu không kham nổi chức năng phê bình thì người ngoài cuộc nhảy vào… phê phán! Tích cực là thế! Lương tâm là thế! Tất nhiên, ngứa mắt mà viết cũng thế!

Sách giáo khoa văn chương, người viết toàn là Thạc sĩ (Master Degree, Master of Philosonhy) trở lên! Nguyễn Hòa đã nói chưa rõ sách Giáo khoa với sách văn chương. Sách văn chương bao gồm mọi hình thể với nhiều thể loại. Sách này không yêu cầu tác giả phải có bằng cấp. Giáo khoa là sách viết dạy học trò. Sách giáo khoa đòi hỏi người viết phải có bằng cấp. Sách giáo khoa văn học không thể nhầm với sách văn chương. Những người viết sai sách giáo khoa họ không bao gồm hết là những nhà lý luận – phê bình giỏi mà ở dạng mày mò, nghiên cứu nhiều hơn. Đối tượng của họ là các giáo viên đứng lớp từ cấp ba trở xuống và đối tượng giáo dục của họ là học sinh! Họ viết sai vì họ có bằng cấp lấp trình độ. Đơn giản hơn là “lười đọc”, “lười suy nghĩ“, suy ra nữa là vì “ăn gì mà đọc nhiều thế” như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nửa đùa, nửa thật. Cũng không lạ khi bài thơ trào phúng “Tiến sĩ giấy” của Tú Xương đã cười cợt từ xưa:

Ông đổ khoa nào, ở xứ nào?

Thế mà hoa hốt với trâm bào.

Năm năm cứ Tết Trung Thu đến,

Tôi vẫn quen ông, chẳng muốn chào!

Tiến sĩ giấy xuống cấp cũng… giấy trong “Ông Nghè giấy” của Nguyễn Khuyến:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông Nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên khoa giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi.

Nếu cho rằng Tú Xương (Trần Tế Xương – Trần Duy Uyên) này trượt vỏ chuối hoài nên đâm… ganh tị mà… dèm Tiến sĩ thì cũng coi là được nhưng ngay Nguyễn Khuyến “Tam Nguyên Yên Đổ” đổ đầu ba khoa Hương, Hội, Đình, có ai học giỏi hơn ông mà ông cũng nhìn thấy bọn Tiến sĩ giấy ăn hại như thế? Chất lượng chỉ đáng bộ vàng mã! Khiếp! Ông cha ta quả có cặp mắt thần Dương Tiễn nhìn thấu đến thế kỷ cách xa thế kỷ ông mấy trăm năm!

Hiện tượng Tiến sĩ, Thạc sĩ “đạo luận án”, “đạo văn” cũng đâu phải là hiếm? Nó đã được truyền thông tin rộng rãi khắp thế giới đến nổi mà các quan chức có liên quan như Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhận xét: “Đầu vào thì chặt, đầu ra thì lỏng”. Lỏng hay chặc thì cũng là tiêu cực ráo! Còn hiệu trưởng ĐH Cần Thơ thì kêu trời: “những người bảo vệ luận án tiến sĩ ở Việt Nam hiếm khi dưới điểm 9” (Việt Anh: “Tìm thuốc giải cho bệnh Tiến sĩ giấy“, vnexpress.net). Chưa bao giờ điểm luận án lại cao như thế? Chẳng có luận án nào dưới con 9? Hệ thống đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của các trường Đại học nước ngoài nhìn vào nước ta cũng… nằm mơ! Nhân tài nước người điểm thấp lè tè như thế còn nhân tài nước mình điểm tối ưu. Vậy mà sao nước người mỗi ngày mỗi mạnh mà nước ta mỗi ngày cứ đi… vay, đi xin… ? “Cái nước mình nó như thế”, Hoàng Ngọc Hiến cười cợt trong “Hiện thực phải đạo”. Đạo văn. Đạo nhạc. Đạo tranh. Đạo nào cũng có những ba bảy đường! Còn các nhà tri thức lý lịch của ta thì… đạo mạo đến… phát ghét!

Bây giờ, Tiến sĩ giấy không là “hiện tượng” nữa mà trở thành “ung thư Tiến sĩ” thì các trường lo mà tìm thuốc chống di căn như trong bài “Tiến sĩ giấy? Chặt như thế nào?” mà Lan Hương (vnexpress.net) ghi lại: Theo ngài Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội Nguyễn Viết Thịnh thì “chặt tùy trường”; ngài Hiệu trường ĐH Hà Nội (cái nôi đào tạo nhân tài của đất nước) Nguyễn Xuân Vang thì “chặt từ bậc đại học“; ngài Hiệu trưởng ĐH Giao thông – Vận tải Trần Đắc Sử thì “chặt cả trong cả quá trình“; ngài Giám đốc học viện Bưu chính viễn thông Phùng Văn Vận thì “chặt bằng cách đăng bài lên các tạp chí Khoa học nước ngoài”. TOEFL, IELTS hay SAT bây giờ mới có dịp ”thử tay nghề, kiểm tra trình độ ngoại ngữ” của chính ông bà Nghè đây. Không phải những Tiến sĩ, Thạc sĩ phải có một trình độ ngoại ngữ bằng C trở lên hay sao? Ngoại ngữ bây giờ cũng… giấy! Còn nói về cái dao phay để chặt? Dao sắc hay dao cùn? Dao rèn hay dao giấy nốt? Ai là kẻ đưa ném thẻ lệnh và ai là dao phủ? Tất cả chỉ nói cho có, hệt như “Đem con bỏ chợ”!

Tham luận của Nguyễn Hòa về phần này, đáng tiếc là không có người đồng hành. Vụ “Tiến sĩ giấy” chưa qua, vụ “sách giáo khoa viết sai” trở lại khi ngài Phó tổng Thanh tra sách giáo khoa Mai Quốc Bình và ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, cả Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đặng Huỳnh Mai cũng hâm hở hứa hẹn giải quyết vụ có nên để mấy ông giáo dục “độc quyền sách giáo khoa”nữa hay không và khi thanh tra sách, “ai viết sai, người đó chịu trách nhiệm”? Vậy thì Nguyễn Hòa đại ca chắc cũng không cần lo lắng cho những người “10 năm không viết phê bình mà vẫn nói được phê bình” vì con số ấy sẽ… tăng chóng mặt khi có lệnh “thầu” sách giáo khoa ban ra. Luật thầu thì chúng ta biết rồi, ai giỏi hơn, cao tay ấn hơn, có xã giao không tệ thì người nấy trúng thầu. Liệu nhà nước Việt Nam có nên thôi chế độ cấp giấy phép xuất bản hay không khi con số thầu “viết sách giáo khoa” lan tràn? Nhập cuộc với WTO thì ít ra, ta cũng phải… vắt giò chạy theo người ta chứ!

Còn người không biết phê lại viết phê thì khối! Người không biết hát cũng biết chê, khen ca sĩ. Kẻ không viết được nhạc cũng biết nói hay dở cho một bản nhạc (khác nhau ở chỗ có người không rành nốt nhưng cầm đàn đánh ngon ơ, có kẻ không qua khóa nhạc lý mà cũng viết được bản nhạc??). Có nghĩa là: Quần chúng là những người thưởng thức. Độc giả là những kẻ… tiêu thụ. Quyền tự do duy nhất của họ là phê phán đúng sai, chê khen hay dở, bình phẩm xấu tốt theo cảm nhận của họ. Cảm nhận của từng người không nhất thiết người khác phải theo. Không có quần chúng bình dân, độc giả cơ hèn này thì chẳng có nền văn học nghệ thuật và chẳng có thứ gì!

Bởi vậy, chẳng khi không mà Nguyễn Trãi nói: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Nguyễn Hòa đã có lý nhưng thiếu đơn cử ví dụ khi cho rằng “Thật đáng sợ khi người ta phê bình một điều mình chưa hiểu. Thật đáng sợ khi mang danh là nhà phê bình nhưng vẫn có người còn thiếu vắng khả năng hiểu cho thật thấu đáo các tri thức tối thiểu của chuyên ngành khoa học mà họ tham gia”.

Học giả Trung Quốc Vương Dương Minh có chỉ rõ 3 thứ ngu dốt:

– Không hiểu biết những gì mình đáng biết.

– Hiểu biết không rành những gì mình biết

– Hiểu biết những gì mình không cần biết.

Có nhà phê bình nào chịu nhận mình dốt như thế và người này chỉ trích người kia đến bao giờ mới cùng nhau chén thù chén tạc?

“Và tôi càng không ngạc nhiên khi gần đây tác giả này còn đề xuất ý kiến: đã có văn học trẻ thì phải có phê bình trẻ – một ý kiến theo tôi thì… quả là không biết nói thế nào!”.

Có phải Hòa đại ca muốn ám chỉ Nguyễn Tý với bài: “Nhân hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ II: Đào tạo lực lượng trẻ về lý luận phê bình: cần thiết và cấp bách” đã yêu cầu: “Để cho nền văn học phát triển không gì bằng đào tạo một lực lượng kế thừa (điều này có lẽ đã có ở Trường viết văn Nguyễn Du nhưng rất hiếm lực lượng trẻ theo ngành này vì… sợ mang tai tiếng), đòi hỏi Hội Nhà văn cần bồi dưỡng và phát hiện những cây bút trẻ viết phê bình để đào tạo” (văn nghệ trẻ 41 ngày 8/10/06). Nguyễn Tý nói có lý của Nguyễn Tý kiểu “nồi nào vung nấy” nhưng bản thân Hội Nhà văn “ăn chưa no, lo chưa tới” thì làm sao mà “bồi dưỡng và phát hiện những cây bút trẻ viết phê bình để đào tạo”?. Tiền bồi dưỡng mỗi năm cho cái việc vớ vẩn là “trại sáng tác” và hội họp này nọ cũng đã đủ thâm thủng ngân sách quốc dân! Mối mọt từ đấy!

Nguyễn Hòa phê phán những kẻ coi ý kiến mình là đúng nhưng không biết “ý kiến” của Hòa đại ca đang nói đây có phải là “duy nhất đúng” hay không?: “Nhưng trong thực tế, và như một quy ước không thành văn, thường thì nhiều người đã hiểu ngược lại, nhất là ở những người viết lý luận – phê bình với tâm thế chủ quan, tự coi ý kiến của mình là duy nhất đúng. Về lý thuyết, theo tôi, tiêu biểu cho xu hướng này là ý kiến của một vị giáo sư tiến sĩ trình bày trong công trình nghiên cứu về văn học thế kỷ XX xuất bản năm 2004”. Lần này, Nguyễn Hòa đã… văng miểng bom đến cả Giáo sư Phan Cự Đệ, người chủ biên cho tập sách được coi là “một trong bốn công trình khoa học xuất sắc của năm 2005″.

Câu phê phán của Hòa đại ca về những người mười năm không biết phê bình nay cũng phê bình vô tình đẩy Hòa về với những người ỷ mình có chút trí thức (có trí thức chưa hẳn là biết xử sự văn minh), có chỗ đứng trên giảng đường hay thương trường chính trị, không để những người vô cấp trong mắt thì “mục hạ vô nhân” rồi còn gì!

Quỳnh Thi (talawas) đã nhận xét về nhân vật Nguyễn Hòa như sau: “tham luận của Nguyễn Hoà dù được coi là một trong những tham luận chắc tay, có tính chuyên nghiệp nhất của hội nghị lại bộc lộ một thiếu sót lớn. Theo tôi, với một nhà nghiên cứu thì cơ sở của nghiên cứu là tính khoa học của vấn đề chứ không phải là vị trí của anh ta trong đội ngũ. Nếu không thì còn đâu là khoa học nữa, và nhất định sẽ rơi vào bè phái, cục bộ..”

Những biểu hiện của đại biểu dự hôm ấy qua những ống kính phóng viên (nói thêm hay cắt bớt), Nguyễn Hòa chưa thể mang lại cho hội nghị một sự mới mẻ của chủ nhân “công ty vệ sinh môi trường văn chương”. Tiếc thay! Những bài phê bình của ông chủ môi trường vệ sinh văn chương này cũng cần có thuốc tẩy để tẩy trắng sản phẩm của mình qua một loạt bài trên viet-studies.org (viet-studies.org hay vuhong.com là những web site thu nhặt những bài vở từ các trang web khác đã được đăng mà chủ nhân cho là hợp gu, “lọt mắt”) dưới dạng “hoa trinh nữ” đáng cho chúng ta đọc và suy ngẫm…

Thùng thuốc nổ Nguyễn Hòa tóm lại có 4 ngòi nổ như sau:

– Ngòi thứ nhất: Nguyễn Hòa nhắc lại những cái mốc lịch sử văn học thời mở cửa của Nguyễn Văn Linh từ 1986 với các tác giả cắm cọc như: Lê Lựu (Thời xa vắng), Trần Văn Thuỷ – đạo diễn phim ”Hà Nội trong mắt ai“, Lưu Quang Vũ (Tôi và chúng ta). Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp có chỗ đứng nhờ cách viết chẳng giống ai và Đỗ Chu là “hòn đá thử vàng” (Hòa đại ca chơi chữ lộn ngược,“lửa thử vàng, gian nan thử sức” chứ ai nói “đá thử vàng”?, đá… thử chân người trong “trông cho chân cứng đá mềm” may ra). Từ đó, Nguyễn Hòa nghiền ngẫm về hiện thực mà theo Thái Bá Anh (mỹ thuật): “hiện thực là cái không nhìn thấy được” dẫn tới công trình nghiên cứu lý luận của Giáo sư Lê Ngọc Trà cắm mốc cho ngành lý luận.

– Ngòi thứ hai: Đổi mới về lý luận. Theo Nguyễn Hòa, đổi mới lý luận không chỉ có một kiểu phê phán mà cần phê phán những gì gọi là văn chương với văn học khác nhau như thế nào. Từ đó, tiếp nhận hay chưa thể tiếp nhận lực lượng phê bình trẻ?

– Ngòi thứ ba: Phản đối những ai cho phê bình không theo kịp sáng tác, coi phê bình chỉ là cái đuôi của sáng tác và cũng là nguyên nhân của sự khủng hoảng lý luận, làm cho văn chương chậm phê bình.

– Ngòi thứ tư: Nguyễn đại ca nêu ra những nghịch lý trong “hệ thống mở” với “phê bình lạc hậu về lý thuyết“.

Điều này tin chắc các Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư tại các trường Đại học có bài đăng trên các web site vienvanhoc.org.vn, vanchuongviet.org… thể nghiệm hư thực, giả chân?

Người nghe đang chờ Nguyễn Hòa đấu chưởng với Trịnh Thanh Sơn và Bùi Đình Tấn nên bài tham luận này dù có nhiều điểm để thảo luận hấp dẫn đến thế nào chăng nữa thì họ cũng… cho qua! Chắc có lẽ nghe nhiều lý thuyết quá cũng… lùng bùng lỗ nhĩ! Đi dự tham luận là để nghe người và trình bày ý mình chứ có phải coi “gà chọi” hay xem hội “chọi trâu” đâu?

Nguyễn Hòa nhắc nhở: “Phấn đấu để có tác phẩm chất lượng cao – tất nhiên phải là công việc của nhà văn nhà thơ, song trong mối quan hệ hữu cơ, lý luận – phê bình cũng có một vai trò quan trọng trong khi thẩm định các sản phẩm, đưa ra gợi ý về sáng tác và tiếp nhận..” tức là cũng như Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Văn Dân, Lại Nguyên Ân đều khẳng định phê bình – lý luận có một vai trò tiên phong quan trọng trong việc thẩm định một tác phẩm. Lại Nguyên Ân thì không thể đòi hỏi người phê bình tự “túm tóc mình lên” còn Nguyễn Hòa: “Muốn làm được điều đó, các nhà lý luận – phê bình cũng phải tự nâng mình lên, không phải để theo kịp với sáng tác mà trước hết là để nâng cao trình độ, hiện đại hoá nghề nghiệp của mình… khuyến nghị với các toà soạn và cơ quan xuất bản cần chú trọng hơn nữa đối với việc công bố các sản phẩm có liên quan tới lý luận – phê bình, bởi sự chọn lọc nghiêm khắc ở các cơ quan này cũng là thành tố quan trọng trong việc lập lại trật tự và phát triển nền lý luận – phê bình của chúng ta”.

Tức là Hòa đại ca đã kêu gọi các tòa soạn, cơ quan xuất bản “xiết chặt” lưới cho những bài nào thuộc lĩnh vực phê bình – lý luận? Ý kiến hay nhưng nhìn kỹ lại, những bài phê bình của anh được đăng chỗ này thì chưa chắc chỗ khác họ ưng chịu? Vậy thì theo tiêu chuẩn nào để phân loại những bài viết có chất lượng và không khi cả những nhà xuất bản và tòa soạn cũng chẳng xuất thân từ lý luận – phê bình mà ra? Một điểm đáng lưu ý nữa là người ta “nhìn mặt đặt tên”. Không danh hiệu. Không học vị. Không bằng cấp. Đi chỗ khác chơi mày! Đừng lo lắng những sản phẩm này lọt lưới!

Đây là vấn đề cần tham luận trực tiếp tại đại hội nhưng những đại biểu đã chẳng ai thèm để ý? Trách nhiệm này quy về đâu? Tức là khâu thiếu MC, thư ký giỏi để tóm ý các bài tham luận rồi đưa ra những vấn đề cần hội thảo ngay. Những cái cần làm lại không ai để mắt. Những cái tưởng đâu đơn giản, tầm thường hóa ra là những cái quan trọng mà người ta thường chủ quan, khinh địch, cho qua! Đáng tiếc quá!

Châu Diên trong bản tham luận không được đọc “Vài ý kiến về lý luận phê bình” cho rằng: “Công việc nghiên cứu vào tâm lý sáng tác cần được các nhà lý luận quan tâm hơn, chứ không phải công việc chúi mũi nghiên cứu các sản phẩm văn đã ra đời”. Bác này phát biểu hơi… chủ quan với yêu cầu: Nghiên cứu vào tâm lý sáng tác là trách nhiệm của những nhà phê bình chứ không nên chúi đầu vào nghiên cứu các tác phẩm ra đời? Thế thì chết toi! Đầu vào đã rối tung mà đầu ra không kiểm soát nổi cái vé ra cửa khẩu? Vậy thì ai là người đánh giá tác phẩm? Nhân dân ư? Họ có cái quyền bỏ phiếu chọn tác phẩm họ thích không vậy? Hay chỉ là hội đồng giám khảo nếu năng lực yếu lại thiếu chuyên môn (nếu có thì cũng là bằng chuyên tu, bằng tại chức) thì cho ra những tác phẩm như trái cây, như rau cải, như cá tôm được bơm “thuốc công nghiệp” tức là người ăn vào trúng độc tố!

Tâm lý người sáng tác thì muôn trùng khẩu vị! Thế hệ từ 1X đến 9X trở lên đều khác nhau về tâm lý. Họ viết cái gì là quyền của họ. Họ xây dựng nhân vật như thế nào, thẩm mỹ ra sao là quyền của họ. Đất nước tự do không thể khóa mồm người. Nhưng lý luận lại lý luận rằng: Nếu nghiên cứu tâm lý sáng tác là công việc của các nhà phê bình thì hiện tượng cầu thủ đá lộn sân sẽ có kết quả gì khi môn “Tâm lý học” và “Phê bình – Lý luận học” chung sân cỏ? Còn cái gọi là “nghiên cứu tâm lý sáng tác”, nó chẳng mang lại một ý nghĩa tích cực nào trong vai trò người soát vé ra cổng sân bay khi gã soát cổng này “ăn hối lộ”?

Nguyễn Thanh Sơn (với tác phẩm lý luận năm 2002 “Phê bình văn học của tôi”… được giới phê bình gạo cội “hội đồng” đánh dập) phát biểu trong một cuộc phỏng vấn về lý luận văn học: “khi nghiên cứu một vấn đề, người ta phải trình bày, thứ nhất, tôi đứng trên quan điểm nào để nghiên cứu vấn đề này. Thứ hai, vấn đề này đã được những người khác đánh giá ra sao, bằng phương pháp nào, thứ ba, cái quan trọng nhất, nghiên cứu của tôi đem lại cái gì mới cho vấn đề, và do đó, có thể mở rộng vấn đề ra ở đâu?”.Cái thứ ba của Nguyễn Thanh Sơn chính là cái đích cho người phê bình vươn tới. Tức là người phê bình không cần biết vấn đề nào quan trọng hơn cái nào mà chỉ chú trọng vào cách viết một bài phê bình: Nó có mới mẻ gì so với những bài khác? Ích lợi gì cho người đọc? Đọc một bài viết hay phê bình mà người đọc thấy được mình như mở mang thêm kiến thức, như nhận thấu thêm vấn đề hoặc bị chê bai, chỉ trích mà không thấy giận là người viết thành công. Sự dẫn dắt hướng đi cho độc giả của người viết là một công đoạn vô cùng quan trọng. Nó không như người hướng dẫn viên mà chẳng rành đường đưa người tham quan…“lạc rừng”!

Hội nghị Đồ Sơn cũng nên kết thúc bằng Nguyễn Văn Dân (người đã phản bác lại lời đánh giá của ông Đào Duy Quát, Phó trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và Lại Nguyên Ân hay những ai cho rằng phê bình đang khủng hoảng – trong “Lý luận văn học trước yêu cầu hợp tác nghiên cứu” (nhandan.com): “ việc phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ít được nhắc đến đã chứng tỏ nó chỉ là một trong những phương pháp bình đẳng với mọi phương pháp khác và không phải là một “tấm bùa hộ mệnh” cho nền văn học của chúng ta? Đó là những thay đổi rất quan trọng và kịp thời. Cho nên không thể nói lý luận văn học hiện nay là đang hoàn toàn lúng túng, không theo kịp thời đại”.

Trong bản tham luận tại hội nghị: “Lý luận phê bình văn học – Nhìn lại 20 năm”, Nguyễn Văn Dân chốt: “ Nếu không có một hệ thống lý luận mạch lạc và khoa học, thì nó có nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn giữa lý luận và phê bình. Sau đó là nguy cơ dẫn đến phê bình và sáng tác. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sáng tạo văn học. Một hệ thống lý luận khoa học chặt chẽ sẽ soi đường cho một nền phê bình có sức thuyết phục. Một nền phê bình có sức thuyết phục sẽ tạo ra một bầu không khí tin cậy và hợp tác giữa phê bình và sáng tác. Phê bình không dựa vào lý luận sẽ không có sức thuyết phục, từ đó có nguy cơ làm cho sáng tác quay lưng với phê bình. Chỉ có tài năng nhạy cảm phê bình dựa trên lý luận khoa học chặt chẽ thì chúng ta mới có được những đòn bẩy làm xuất hiện những tác phẩm văn học chất lượng cao”.

Thiết nghĩ đây mới chính là kim chỉ nam cho những người thích thú với công việc phê và… bình thiên hạ. Phê bình (thực tiễn) thoát ra ngoài ảnh hưởng của lý luận (lý thuyết) thì cũng như lý luận mà không có phê bình. Nghĩa là lý thuyết và thực tiễn hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau (trong toán học thì nó gặp nhau đấy!). Không phải như không có cá, nước trong hơn mà như trái đất thiếu trăng, những ngày rằm chẳng có, ngày cũng như đêm buồn chán biết bao giờ!

Tranh luận hay tranh cãi trong hội nghị lần này đã nhập cục!

3. Phê bình theo chuẩn mực nào?

Theo PV (health.vnn.vn) trong bài: “Phải tạo ra nhiều đẳng cấp cao hơn” góp ý: “Cái mới trong văn học chỉ thực sự có hình thù cụ thể khi xuất hiện những kiệt tác. Khi những kiệt tác này chưa ra đời thì phê bình khó có ý niệm chuẩn xác để phê bình đánh giá, trong khi đó do điều kiện xuất bản dễ dàng, số sách xuất bản với con số vượt mọi giai đoạn trước đó, nhất là thơ, người phê bình tâm huyết nhất cũng không sao bao quát được”.

“Kiệt tác” là những công trình vĩ đại của con người. Kiệt tác thế giới qua 8 kỳ quan thế giới là một bằng chứng bất di, bất dịch dù có những kiệt tác đó đã bị đổ sập vì thiên tai, bị phá hủy vì chiến tranh hoặc có nguy cơ xóa sổ vì ngập nước. Kiệt tác trong văn học là do phê bình mà có. Không có phê bình thì tác phẩm kia làm sao trở thành kiệt tác? Xuất bản nhiều cũng chưa chắc có kiệt tác. Nếu có kiệt tác thì sao Hội Nhà văn từ những năm 2003 trở lại đây đã không chấp nhận một giải A nào? Hết nhân tài rồi ư? Nếu mà đem tất cả những tác phẩm được giải đồng loạt chấm một lần thì coi chừng lại chẳng có tác phẩm nào nhận được giải B! Hoa hậu của năm này chưa chắc đã đẹp và giỏi như hoa hậu năm trước và ngược lại. Đó là vướng mắc lớn nhất của Hội Nhà văn khi thẩm định giá trị một tác phẩm chứng nhận nó trở thành một tác phẩm văn học. Vì sao? Những tay phê bình cấp Giáo sư, Tiến sĩ thì bị coi là… lười đọc tác phẩm? Những cây phê bình chuyên nghiệp thì phê theo đơn đặt hàng? Những người mười năm không phê thì phê chẳng nên hồn, nên vía! Không thiếu đội ngũ phê bình mà thiếu phê bình có năng lực, bản lĩnh và lương tâm!

Dù cho Hội Nhà văn “đóng dấu” chứng nhận nhưng sách giáo khoa văn học chưa chắc đã tiếp nhận. Cái gì nữa đây khi một tác phẩm được gọi là tác phẩm văn học mà học sinh lại không được học? Tác phẩm chỉ viết giải tỏa tâm lý hay chạy theo thị hiếu thị trường thì sao gọi là tác phẩm văn học? Nghĩa là tác phẩm đó không có tính giáo dục. Tác phẩm không tính giáo dục thì sao mà gọi là tác phẩm văn học để trao giải này, bày ra giải nọ? Rồi những tác phẩm được thưởng thí coi như chấm dứt vai trò tạo ra lịch sử văn chương cho mình. Khi tác phẩm này chuyền đến tay độc giả thật (phân biệt với độc giả là những tay phê bình… thuê mướn, xu phụ kiếm ăn mang tai tiếng mà Lại Nguyên Ân chỉ trích) thì có tác phẩm người ta đọc say mê, có tác phẩm, mới lật mấy trang hôm nay, hôm sau đã mua bánh mì ăn đã thấy nó… bọc lót, người ta đã… vứt tọt như Nguyễn Hòa mỉa.

Vậy thì tác giả tạo ra sản phẩm chỉ cho những nhà phê bình xếp hạng, ban giám khảo Hội Nhà văn chấm mà không cần gì độc giả? Chẳng hạn những tác phẩm mà trong nước gọi là “hiện tượng” là “best seller” từ Nhật ký đến Tự truyện thì ở ngay trong nước, những thầy cô giáo cấp ba lắc đầu huống chi ngoài nước, người ta kêu “dẹp mẹ mấy cái cuốn bá láp này”!

Đấy là thông tin hai chiều trung thực mà những nhà lý luận – phê bình sách cần chú ý nếu không“bao quát hết được” số lượng xuất bản nhất là thơ và hiện tượng bỏ quên, bỏ sót vào lãnh cung những tác phẩm có giá trị. Quần chúng lại tiếp nhận những đứa con bị chối từ này, chỉ có điều, chúng không được Hội Nhà văn vinh danh, không được sách giáo khoa nhắc tới. Từ đó, chúng sẽ tạo nên những làn sóng bất mãn, chống đối, uất ức và chửi bới vào những cái gì gọi là quyền lực mà các bài tham luận đã nêu ra những bức xúc đó. Ai cũng thừa hiểu đó mà! Vậy thì Hội nghị Lý luận – Phê bình văn học có cần đưa ra thêm tiêu chí: Những nhà phê bình cần đọc lại chúng và thẩm định lại chúng không? Những ai có tác phẩm bị bỏ quên thì gởi về đâu để công tư minh bạch, hay, dở, có giá trị hay không được kiểm nghiệm rõ ràng?

Những ý kiếm tham luận tiếc rằng chẳng có ai tổng hợp nên đã mau chìm vào quên lãng. Thật là đáng phí tiền của, công sức nhân dân như Quỳnh Thi đã làm con thằn lằn tắc lưỡi trên talawas.org!

Hội nghị chẳng thành công trọn vẹn “rất chi là mỹ mãn” như Trường Nhân, chẳng thành công vì chỉ một chuyện “đổi gió” như Ngô Thảo rối rít cám ơn, như Chu Văn Sơn tự an ủi lấy mình!

Sau hội nghị Tam Đảo – Ba Vì tháng 8/ 2003, hội nghị lần này đã làm được công việc gì? Còn sau hội nghị Đồ Sơn tháng 10/2006 thì hội nghị tới sẽ có thành tích gì từ hội nghị này đưa ra? Không thấy bản tổng kết của Hội Nhà văn? Hội nghị không tổng kết, không đánh giá, không rút tỉa kinh nghiệm thì hội để mà làm cái chi khi chỉ toàn kiến nghị mà chẳng thấy giải quyết đơn từ trừ chỉ có cái việc là nơi “đổi gió” mà thiên hạ chê cười trong lúc bão lụt hoàn hành thì những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình – lý luận của chúng ta rung đùi mát mẻ thưởng ngoạn thiên nhiên! Lãng phí có gì khác với tham nhũng? Tất cả cũng gom về một mối lá tiêu tiền hoang phí của nhân dân lao động mà thôi! Hưởng xong, vỏ đạn cũng đầy khán trường.

4. Những vỏ đạn:

Những vấn đề (vỏ đạn) mà đại hội sau khi… bắn ra:

1. Tự do sáng tác. Tự do tư tưởng. Dân chủ (tự do xuất bản, tự do viết lách… ).

2. Hội Nhà văn phải trả lại công đạo cho những người vì văn học mà chịu thiệt thòi.

3. Không có lực lượng phê bình chuyên nghiệp. (Ai cũng viết được).

4. Phê bình còn nhiều bè cánh, xu phụ, a dua. Phê bình kiểu Giáo sư cũ kỹ.

5. Cách tân (bằng sex, câu chữ khó hiểu, cầu kỳ với tiểu thuyết, thơ trẻ). Cần khuyến khích hay giảm bớt tốc độ?

6. Giải thưởng có, chất luợng không.

7. Rà soát và hạn chế những bài phê bình khi cho… xuất cảnh.

8. Nhà phê bình phải trang bị kiến thức chuyên môn về lý luận.

9. Khuyến khích lực luợng sáng tác trẻ.

10. Đặt vị trí đúng cho người phê bình.

Chúng ta có thể hiểu nguyên nhân như sau:

Một: Tự do quá trớn: Đẻ ra đủ thứ trên đời: Sex trong văn học mỗi ngày tăng trưởng vì nhà văn không viết sex thì bị coi như ”lỗi thời”, ”lạc hậu”, ”cỗ lỗ sĩ”…

Hai: Hội Nhà văn có hiện tượng: Bè phái và những kẻ phục vụ trong nhóm ấy thì sợ mất nồi cơm, cúc cung phục vụ cái gọi là ”văn học-chính trị”, ít có bản lĩnh tự đột phá, phát hiện…

Ba: Không có lực lượng phê bình văn học: Vì:

– Người có bề dày phê bình (chưa chắc là sâu sắc, bản lĩnh), có địa vị, bằng cấp thường coi thường những người viết phê bình không có những thứ trên.

– Không coi trọng, khuyến khích người viết phê bình dù là trong nước hay ngoài nước như một kiểu ”độc quyền”.

– Các Giáo sư, Tiến sĩ lý luận – phê bình trước những tác phẩm gọi là “hiện tượng” hay “nổi đình nổ đám” thường cố tình né tránh hay“giả mù sa mưa” vì có lẽ sợ mất tiếng, mất danh, sợ liên luỵ. Quan niệm sai lầm khi nghĩ chỉ có người với bằng cấp, học vị, tiếng tăm mới có thể làm công việc Nghiên cứu, Lý luận, Phê bình

– Thái độ ganh ghét nhau sẵn có và không chịu nhận mình sai, mình dở nên luôn luôn sẵn sàng “nghênh chiến”!

– Phê bình theo cảm tính: Thích thì tâng lên mây, không ưa thì dìm xuống nước cho chết ngộp!

– Các báo chí, tạp chí văn nghệ hay trang web site của nhóm nào thì đăng theo nhóm nấy và chỉ có đăng một chiều chứ không chấp nhận ý kiến phản ngược những bài mình ca ngợi.

Những ông chủ thầu khoán phê bình ”lăng xê” tác giả này là kẻ đã tiếp tay cho những sáng tác bất chấp dư luận, chẳng đếm xỉa đến độc giả và coi thường chức năng giáo dục, thẩm mỹ của văn học. Có nghĩa là những người phê bình chưa trang bị cho mình cái áo giáp lý luận chuyên môn, nghiệp vụ.

Bốn: Không có tác phẩm xuất sắc vì:

– Nhà lý luận không phải là nhà chấm giải thưởng văn học nên chất lượng lý luận soi sáng vào tác phẩm lu mờ.

– Những người chấm giải thưởng hay phê bình thường ít đọc và lười chất suy nghĩ để phân tích tác phẩm trọn vẹn mà chỉ chấm theo những bài phê bình ăn theo, xu phụ hoặc được thuê bao.

– Những tác phẩm được giải hay những tác phẩm được đề cao nhưng không có sự đồng thông của người đọc bình dân là những người không sử dụng được vi tính nên tiếng nói ”không đồng tình” của họ khác nào “có miệng ăn mà không miệng nói” khi hoàn toàn hệ thống phát thanh, truyền tin ở trong tay những quan nha.

– Người chấm hay người phê bình chưa đủ năng lực trong khi chấm câu cú, giá trị lôgích của tác phẩm hoặc mù tịt về những thông tin liên quan đến những tác phẩm khác mà tác phẩm này ”copy” bằng những kiểu cách.

– Nói chung, chỉ quanh đi, quẩn lại có bấy nhiêu người viết phê bình để lăngxê tác giả, tác phẩm nên văn học đẻ ra những đứa con cọt còi, liên tưởng man rợ, xã hội đồi trụy, thối nát và dáy dơ, nhân phẩm con người bị chà đạp một cách vô tư lự.

– Quan niệm thiếu chiều sâu khi cho rằng những tác phẩm tầm thế giới là những tác phẩm viết về các tác giả nước ngoài.

Những người có quyền lực trong văn học hay trong các ngành có liên quan cũng thả chìm những gì gọi là phi văn hóa. Văn học đang cạnh tranh với thị trường phim ảnh cởi áo. Giáo dục đang “thị trường hóa trí tuệ” lấy “đào tạo Rôbô” làm mục tiêu.

Thêm vài ý kiến:

Một: Nên đưa những tác phẩm có giải thưởng vào chương trình giảng dạy cho học sinh. Điều này sẽ giúp Hội Nhà văn thẩm định lại giá trị thật sự của những tác phẩm có giải thưởng có hay không có chức năng thẩm mỹ và giáo dục trong tác phẩm đó hay chỉ là thoả mãn thị hiếu thị trường? Các Giáo sư, Tiến sĩ có dịp nhìn lại thành tích viết sách dạy học trò của mình đã đào tạo ra thế hệ tiếp cận như thế nào trong công tác giáo dục mầm xanh? Dĩ nhiên, nó sẽ có hai chiều: Tác phẩm văn học thật sự sẽ được đăng quang đúng vị trí và tầm cỡ của công sức đóng góp vào nền văn học có tính giáo dục. Những tác phẩm lọt lưới không thuộc loại này, tự thân bị hủy diệt. Lúc ấy, các ngòi bút mới ý thức được mình: Viết cái gì? Cho ai? Giá trị và sự tồn tại? Trên sách giáo khoa hay ra giấy bán bánh mì? Sự chọn lọc tự nhiên, nhân tạo đi chung đó thôi!

Hai: Để cho đội ngũ trẻ tự do viết lách theo ý mình. Ai có bản lĩnh gì thì cứ giở hết sở trường ra. Cuộc chiến nào cũng có những thử nghiệm vũ khí! Biết đâu sau một thời gian thử nghiệm, họ “đụng hàng” thì tự nhiên ngòi bút họ sẽ tự động chuyển hướng sáng tác. Không ai đi coi mãi một bộ phim chi sex, chẳng ai đọc mãi một loại thơ, văn dị hình, dị dạng có một kiểu gọi là trẻ? Quần ống loa từ mấy chục năm về trước vắng bóng nay trở lại làm bá chủ thị trường? Nhạc cấm từ những năm não năm nào nay cũng trở về từng sân khấu ca nhạc. Những nhạc Rap, nhạc Rốc hay những vũ điệu hở đít, hở mông rồi đã lần lần được những điệu múa dân tộc, đậm sắc quê hương từ từ thay thế. Mới có nghĩa là chỉ xoay tròn cái cũ mà thôi! “Thơ Mới” chỉ còn cái tên! “Cách tân” chỉ là cái vỏ. Bình mới nhưng rượu cũ! Ngay cả những trường tiểu học ngày xưa bị thay bằng phổ thông cơ sở cũng trở về với tên tiểu học như thời cũ! Biết đâu thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ có một ngày trở thành tên Sài Gòn bất di, bất dịch? Xu thế thời đại cũng xoay tròn theo thời cuộc. Văn học với lý luận – phê bình tránh khỏi sao? Nhưng thời củ mì, củ chuối, chiến tranh thì xin một lần vẫy tay chào nhau, đừng bao giờ theo “cái mới, cái trẻ, cái cách tân” mà quay lại!

Ba: Nên hay không nên với những bài phê bình, phân tích để đánh giá tác phẩm có mực chuẩn là tính Giáo dục và Thẩm mỹ? Với những bài tổng kết văn học một thời đại, tác giả cần hệ thống nhân vật trong từng tác phẩm mình nêu chứ không phải chỉ nhắc đến tên tác phẩm để tránh bớt tình trạng “lười đọc tác phẩm” nhưng giỏi chép lại những tên tác phẩm mà người khác đã nhắc. Thậm chí có tác giả phê bình, nghiên cứu, phân tích thời kỳ văn học đã chắc gì đọc hết ngần ấy tác phẩm mình đã nêu với cái gọi là thuộc nhân vật từng tác phẩm và nội dung? Ví dụ cuốn “Văn học Việt Nam sau 1975” do Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên năm 2006 có những tác giả kê khai hàng chục tới hàng trăm tác phẩm mà chẳng nêu được tên nhân vật, không biết những vị viết sách này có đọc qua những tác phẩm đó chưa hay mới chỉ nghe “kỳ thanh, bất kỳ hình?”. Tiền mua chừng ấy sách đọc, e rằng… cần tính lại tháng lương của mình?

Bốn: Nên hay không nên định kiến người viết phê bình – lý luận phải có học vị (bằng cấp, trình độ)? Trình độ nào mới được viết phê bình? Muốn hạn chế người phê bình xu phụ, tâng bốc, ăn theo thì chỉ thế. Nhưng như thế sẽ nảy sinh ra sự “độc quyền” phê bình, không khác gì Hội Nhà văn độc quyền cấp giấy phép xuất bản sách!

Năm: Nên hay không nên bãi bỏ chế độ cấp giấy phép độc quyền xuất bản? Những tác phẩm sẽ lan tràn. Thị trường càng nhiều thể loại càng phong phú nề văn chương chứ sao! Tha hồ chọn lựa tác phẩm mình thích. Độc giả là quần chúng nhân dân (người nuôi sống từ trên xuống dưới) đâu phải chỉ thích mua những tác phẩm viết để chửi bới, công kích nhau, dạy hảo cho nhau? Những tác phẩm có tính chất chính trị, mấy người đã đọc?

Sáu: Nên hay không nên quy định lại một cách viết văn nhất định theo ngữ pháp? Ngay cả chữ “Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học”, có người viết hoa, kẻ không, vô tội vạ thì thử hỏi sáng tác mang tính thẩm mỹ (bao gồm chức năng câu cú) được bao nhiêu cuốn cho học sinh bắt chước?

Người viết cho rằng ai đó thật chưa minh mẫn khi tự đề ra quy luật chính tả chữ “y” dài thay cho “i” ngắn (Thúy thành Thúi đã đành mà những từ như: hủy hoại, tủy sống, huy hiệu, Quy Nhơn sao không thành hủi hoại, tủi sống, hui hiệu, Qui Nhơn luôn cho tiện? Từ kỷ nguyên đẹp đẽ bỗng thành kỉ nguyên; lý luận đang y dài nghiêm túc thành lí luận cộc lóc. Nguyễn Duy thành Nguyễn Dui thấy… đui luôn! Chữ Y dài cũng có nguy cơ… tuyệt chủng như thú vật, lâm ngư sản quý hiếm trên thế giới! “hiện ở Việt Nam có gần 700 loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong đó có 300 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp toàn cầu, 49 loài thuộc dạng cực kỳ nguy cấp” (vietnamgreen.net). Đã vậy, hổn xược từ bao đời nay tự nhiên thành hỗn xược có dấu ngã theo sách ngữ pháp mới. Tiếng Việt u ám đến nơi! Người xưa thường nói “dốt hay nói chữ”. Kẻ dốt chữ thời nay thì tìm cách nghĩ rối rấm để che lấp sự thiếu chuyên môn của mình. Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt đâu có nghĩa là đổi từ, thay dấu tào lao rồi bắt người ta… ngu theo mình! Tàu bắt ta học Hán để “đồng hóa” dân tộc cho dễ bề cai trị. Ta bắt ta học đổi âm, thay chữ không hiểu để “đồng hóa” cái gì nếu không là “đồng hóa” sự ngu dốt mà “nhân chi sơ tính bản thiện” không nói tới! Âm Y trong từ này đổi, âm Y trong từ kia không đổi. Vô lý đến thế!

Bảy: Nên hay không nên hòa đồng văn chương của người Việt ngoài nước với văn chương người Việt trong nước? Hòa đồng như thế nào? Tiêu chuẩn của một tác giả được xét là người viết văn Việt Nam thì phải là người viết bằng chữ Việt Nam (dù trước đây nó là vay mượn Tàu hay theo tiếng La tinh hay Anh ngữ hóa) thì tiếng nào đang gọi là tiếng chuẩn của người Việt nói, đọc và viết tiếng Việt hiện mới gọi là văn chương Việt Nam? Người Việt Nam nhưng viết văn không bằng tiếng Việt mà là tiếng nước ngoài thì có thể gọi là người viết văn Việt Nam? (Đừng nhầm lẫn với tác phẩm chữ Hán ngày xưa của cha ông. Ngày xưa, ngôn ngữ của chúng ta bị Tàu đô hộ bắt sử dụng là Hán văn nên văn thơ thi phú không thể trái luật “thái thú”).

Tám: Cần hay không cần xét lại những cuốn sách đã, đang và sẽ bị bỏ quên? Ai sẽ đọc để đánh giá lại? Tìm chúng ở nơi đâu? Bằng phương tiện phát thanh, thông tin? Những việc ấy cần nên làm vì những tác phẩm hiện hành được giải này, giải nọ, chung quy lại cũng chỉ chừng ấy người, nhóm, hội đoàn.

Chín: Những hội nghị thảo luận về văn học có nên hay không nên để những người Việt viết văn bằng tiếng Việt ở nước ngoài tham gia góp phần thông tin, giao lưu tự do văn hóa? Chấp nhận giải pháp hòa bình thì cũng nên bình thường hóa việc chia tách, phân biệt văn học chính gốc và văn học… phi tổ quốc!

Mười: Quy định một tác phẩm phải có hai bài viết “lăngxê” mới được cho vào xét duyệt là tiếp tay cho chủ nghĩa lũng đoạn “thừa nước đục thả câu”. Trao đổi hai chiều xấu xa từ đó là ra. Tạo cơ hội cho những người viết văn có quyền được “vào kinh ứng thí”. Tạo điều kiện cho những sáng tác văn chương trở thành sáng tác văn học một cách minh bạch, đúng tầm chứ không theo mốt chấm giải đầy tai tiếng gần đây của hội đồng giám khảo Hội Nhà văn. Điều này đòi hỏi về cung cách làm việc của Hội Nhà văn “ăn cơm nhân dân” thì phải “đỡ dần” nhân dân chứ không phải là “ăn cơm chúa” mới phải “múa suốt ngày”.

Mười một: Phê bình – Lý luận văn học cũng cần “cách tân” về cách viết để biến phê bình – lý luận thành sáng tác trên sáng tác chứ không phải chỉ là những bài bình khô khan giai điệu, lý luận thiếu màu sắc hương hoa, ánh sáng mặt trời!

Mười hai: Tẩy chay quan niệm thiếu chiều sâu khi cho rằng những tác phẩm tầm thế giới là những tác phẩm viết về các tác giả nước ngoài hay viết pha nửa tây, nửa ta mới là “giá trị”! Tác phẩm lớn là tác phẩm giải quyết được những vấn đề lớn. Tầm nhìn xa, trí thấu rộng, lòng nhân bản vượt qua quốc nội là yêu cầu cơ bản của một tác phẩm lớn. Vậy thì sao không thảo luận: Vấn đề nào hiện nay là vấn đề cơ bản cần giải quyết và vấn đề ấy có phải là vấn đề xuyến suốt quá trình hình thành nhân cách và nhân phẩm con người để thành Người? Chính là “Tiền”! Chính là “Đa kim ngân phá luật lệ” từ cổ chí kim! Xây dựng nhân vật “Người” chứ không phải là“con người”!

Từ những ý kiến trên, ta thấy khâu chuẩn bị cho một hội nghị nào cũng nên thực hiện cho đàng hoàng nghiêm túc trọng chiều sâu chứ không phải là “đổi gió”!

 

IV. CHUẨN BỊ CHO MỘT HỘI NGHỊ VÕ LÂM LÝ LUẬN?:

1. Khâu tổ chức:

– Ban tổ chức: Phải là những người giỏi về văn học, lý luận, thừa kinh nghiệm chuyên môn điều hành, được anh em tôn trọng kính nễ.

– Cần một MC: Người này phải chuyên nghiệp về “chữa cháy”, biết cách ăn nói và dẫn dắt chương trình khéo léo, duyên dáng. (Hội nghị cũng là một sân khấu văn học mà những bản tham luận là mỗi diễn viên và đại biểu là khán giả. Sân khấu ca nhạc phòng kín cũng chưa có một khán giả nào la ó, đòi ca sĩ xuống sân khấu dù cũng không ít ca sĩ diễn, hát dở).

– Yêu cầu tư cách đại biểu: Quần áo (quy định ăn mặc như thế nào cho đúng tác phong của những người đại diện bộ mặt tri thức Việt Nam?)

– Yêu cầu gì trong lúc dự hội nghị (nói lung tung, nói linh tinh, nói với, nói leo? Bỏ ra ngoài trong khi vẫn còn hội nghị? Làm việc riêng? Có cho tự do như vậy không? Những đại biểu cố tình coi thường hội nghị thì nên có biện pháp nhất định nào đó?).

– Nên xen kẻ phần giải lao bằng văn nghệ (hát, ngâm) vì không thiếu những văn nhân kiêm ca sĩ và nhạc sĩ để giảm bớt tình hình căng thẳng bao giờ cũng có trong một hội nghị… lý luận thì ít mà lý sự thì nhiều.

2. Nội dung hội nghị:

– Khuyến khích lực lượng văn nghệ sĩ ở nước ngoài tham gia bằng cách gởi tham luận.

– Yêu cầu các bản tham luận theo đúng nội dung hội nghị. Phải có một ban đọc bài trước khi chọn. Ban duyệt bài đó không phải là những kẻ giống như Trương Sĩ Qúy cướp công “Tiết Lễ – Tiết Nhân Qúy” thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân!

– Cho những người tham dự được quyền tham luận ở nhóm mình thích trước một ngày thảo luận để có bản tham luận tổng hợp của nhóm. Sau đó, các nhóm chọn người trình bày bản tổng kết này.

– Ban thư ký có nhiệm vụ ghi lại những ý kiến đóng góp để thành một bản cho hoạt động của hội. Lần sau, đem bản đó đối chiếu, so sánh thử coi những người đại diện đó đã tổ chức cơ sở thực hiện những điều đó như thế nào? Tránh trường hợp nói cho có, sang năm bỏ xó. Yêu cầu năm này cho hung, nhìn chung năm sau… vẫn thế!

– Tránh bớt kiểu “lấy lòng thời cuộc” bằng cách đưa lý luận – phê bình chính trị vào văn học

– Những bài tham luận đã được tổng hợp theo nhóm nên dành khoảng thời gian nửa tiếng đến một tiếng.

– Nên “nói vo” để diễn giả được tự nhiên và điều khiển được chính mình.

3. Những bản tham luận: Viết và thảo luận về những điều mà hiện thực bức xúc:

– Lý luận là gì? Phê bình là gì?

– Phân biệt sáng tác với sáng tác văn học? (tác phẩm của trí tuệ có phải là sáng tác văn học? Phải hay không phải cũng đều có tác phẩm minh họa).

– Tiêu chuẩn của một người được coi là nhà lý luận – phê bình văn học? (bằng cấp? trình độ học vị, chức vụ có quan trọng và cần thiết không? Có chấp nhận một đội ngũ thân trần, mình trụi viết phê bình?)

– Tiêu chí của một tác phẩm phê bình văn học? Phê bình có nên dựa trên cơ sở của lý luận với các chức năng của văn học? Thêm chức năng nào? Loại bỏ chức năng nào trong hệ thống lý luận văn học cũ và mới? Vì sao?

– Sáng tác và nhà phê bình. Ai cần ai?

– Sáng tác có nên thoát ly những lý luận, những hệ thống chủ nghĩa ảnh hưởng từ nước ngoài như trường phái lãng mạn, hiện thực, những trào lưu… ?

– Tác phẩm nào cần được đưa vào chương trình giáo dục thay những bài cũ? Vì sao? Nếu cứ theo cương lĩnh này: “Lý luận văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới cần được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tích hợp với những tư tưởng của thời đại mới, với thực tiễn của đời sống văn nghệ.” (z12.invisionfree.com), coi bộ nền Lý luận – Phê bình Việt Nam “move” tới “Triết học Mac – Le”.

Hiện nay, những vấn đề mà văn học Việt Nam đang nhức nhối là: “Công tác phê bình văn học” (thiếu học thức như Phạm Xuân Nguyên thẳng thắn trên vannghesongcuulong.org, rfa.org: “Văn học ta không thể nào lớn được, vì nó không được sống trong môi trường văn học đúng nghĩa. Môi trường văn học đó phải là của một xã hội dân sự, khi sáng tác và phê bình được hành nghề tự do, dân chủ một cách chuyên nghiệp và được hành xử tự do, dân chủ một cách chuyên nghiệp”. Tiếp theo là “Hậu giải thưởng văn học” (không thống nhất giá trị giải thưởng, thiếu nghiêm túc): “Thực chất biên tập của các nhà xuất bản VN” (kiếm tiền là chủ yếu), Những chuyện “cười ra nước mắt” trong hội đồng xét giải thưởng (thiên vị, nễ nang), Vấn đề kiểm duyệt tác phẩm (cắt xén, cấm, cho tùy tiện).

V. NGÀNH LÝ LUẬN-PHÊ BÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI:

1. Ngoại đề:

Dù có lý giải đến đâu thì Hội nghị Lý luận – Phê bình Văn học lần thứ hai ở Đồ Sơn này cũng đã… tẩy chay những nhà Lý luận – Phê bình Văn học Việt Nam ở nước ngoài.

Trên phương diện thơ cách tân hay đổi mới mọi thể hình tự sự hoặc đổi mới toàn diện, những nhà tri thức ở Việt Nam không để những người Việt hải ngoại trong mắt. Ngay cả nhà thơ Nguyễn Duy cũng tuyên bố xám mặt: “Nhà thơ Việt nam ở ngoài nước có thể là một cầu nối giữa thi ca Việt nam và thi ca thế giới. Đó là một đóng góp phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Nhưng chỉ có những nhà thơ hiện sống trong nước mới có thể quyết định một hướng đi mới cho thơ Việt nam đương đại.” (nguyen du thư gởi babt.damau.org).

Nguyễn Duy có lên tiếng phủ phản bác về vụ này nhưng từ ngữ của Nguyễn Duy quả thật như… chén nước lạnh như sau: “Nhà thơ Việt nam ở ngoài nước có thể làm một nhịp cầu giữa thi ca Việt nam và thi ca thế giới. Đó là một đóng góp phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nhưng việc có hay không một hướng đi mới cho nền thi ca đương đại Việt nam sẽ được quyết định bởi các nhà thơ trong nước.” (Two Rivers, tr. 102 – 103)

Nguyên văn: “Vietnamese poets living abroad can act as a bridge between Vietnamese poetry and world poetry. It’s a contribution befitting the circumstance of the time. But whether contemporary Vietnamese poetry can create a new departure is something that will be determined by poets living in the homeland. I can sense that this departure has already begun. It will neither stop nor be stopped.” (damau.org đăng lại phần câu hỏi của Nguyễn Bá Chung (NC) và phần trả lời đầy đủ của Nguyễn Duy (ND) trong bài phỏng vấn Coming Full Circle: A Conversation with Nguyen Duy từ đặc san “Manoa 14:1: Two Rivers, New Vietnamese Writing” thể theo đề nghị của nhà thơ Nguyễn Duy).

Lời phát biểu của nhà thơ có bài thơ “Cây tre” dễ thương được chọn học trong sách giáo khoa đã làm phẩn nộ giới phê bình văn học hải ngoại và trên dưới mười bốn nhà phê bình đã nhảy vào vòng chiến như Mai Ninh, Nguyễn Quốc Chánh, Trần Doãn Nho, Đỗ Kh, Thanh Thuỷ, Nguyễn Lộc, Trịnh Cung, Trần Mộng Tú, Phan Hạo Nhiên, Kinh Dương Vương, Bùi Bích Hà, Thế Uyên, Thuận Nhiên, Nguyễn Viện trên damau.org. Một số vì lời phát biểu mang tính chất “phủ định người, khẳng định ta” không mấy thông minh đã làm tự ái dân tộc bừng dậy khi Nguyễn Duy đẩy người Việt hải ngoại ra khỏi sự đóng góp công sức vào lĩnh vực văn học. Ngôn ngữ của Nguyễn Duy quả thật làm người ta nghĩ có khí chất của một nhà… độc tài hơn là nhà thơ.

Hiểu lầm từ đó và những bài viết của các vị trên đã có khá nhiều đi xa đề, tranh luận về ngôn ngữ, về sắc màu, về trình độ, về kẻ chiến thắng chiến bại đã làm nên một thương trường tranh luận mang màu sắc đả kích nhau hơn là tìm ra một cách giải quyết vấn đề có tiếng nói chung của cộng đồng Việt Nam dù ở đâu cũng cùng nguồn cội! Tiếc quá!

Nhận xét về văn chương người Việt nước ngoài, Nguyễn Thanh Sơn trong phỏng vấn của Tuổi trẻ chủ nhật sau khi kết thúc chuyến đi hai tháng nghiên cứu văn học ở Mỹ: “Với riêng tôi, nét thú vị của văn học VN ở hải ngoại là những tương đồng của nó với văn học trong nước. Nó cung cấp một lăng kính để tìm hiểu những vấn đề của văn học VN hiện nay. Câu hỏi được đặt ra là: vì sao ngay cả khi được đặt trong một môi trường hoàn toàn khác, có điều kiện để tiếp xúc hằng ngày với tất cả những gì được coi là ưu tú của văn học thế giới, văn học VN cũng vẫn rất khó thay đổi? Vậy thì vai trò của môi trường sáng tác đối với nhà văn quan trọng đến đâu, và phải chăng có những vấn đề nằm trong ngôn ngữ và văn hóa của chúng ta?”

Nguyễn Thanh Sơn đã đi từ đâu tới đâu để tìm hiểu văn học hải ngoại? Dăm ba chục tác giả, vài trăm tác phẩm trên mạng hay trên các giá sách khiêm tốn nép mình bên CD, DVD nhạc đang choáng hết diện tích các tiệm buôn bán lẻ? Không gì vô lý và buồn cười rằng văn học hải ngoại không đủ sức tổng kết cho mình qua ba mươi mấy năm thử nghiệm dòng văn học tiếng mẹ đẻ tại nước người! Người trong nước nhận xét văn học người Việt ở ngoài nước không mới? Chẳng biết tiêu chí này lấy từ đâu mà ra? Qua từng tác phẩm ư? Văn chương hải ngoại vì sáng tác, in ấn tự do đâu cần cái giấy phép gì nên không ai có thể kiểm tra, thống kê hết bao nhiêu cuốn sách hiện nay mà người Việt hải ngoại có vì phần lớn tác giả như chỉ viết lách, in ấn cho mình hay chuyển ra vài trang web dăm ba trăm người đọc là hết. Họ không công bố, chẳng buồn cái gọi là “lễ ra mắt sách” nên thử hỏi người trong nước ra ngoài hải ngoại mà chỉ coi dăm ba cái web site, đọc những bài báo cũng thuộc phe phái thì làm sao dám tuyên bố một điều mới hay không mới mẻ trong văn học cái gọi là “văn học miền Nam nối dài”? Nếu đi tìm thêm như đi “sưu tầm văn học dân gian” ở Việt Nam, thì những hàn sĩ:

Ngày vật lộn vì chén cơm manh áo

Đêm lao tâm kiếp nhện nhả tơ tằm.

sẽ lên con số không biết là bao nhiêu! Chất lượng chưa ai dám khẳng định (có ai tự khen mình bao giờ?) nhưng nhìn vào số lượng chắc cũng không phải xoàng!

Họ chỉ tự nhận mình là “kiếp nhện” nhưng là loài nhện nhả ra “tơ tằm” chứ không phài thứ tằm mà Phan Khôi, Huệ Chi mỉa mai ăn dâu chỉ… ị ra dâu!

Chỉ đọc vài chục bài viết trên các báo mà đủ sức đánh giá hết giới hàn sĩ ở nước ngoài thì hơi… chủ quan. Báo chí ở nước ngoài ít có độc giả vì quảng cáo chiếm tràn ra, văn học chẳng có bao nhiêu, chính trị nhiều hơn chính nhân! Người viết văn xứ người hầu như tự thân độc lập, vui thì chui vào những trang web hiền lành bỏ vài bài thơ, đẩy lên dăm bài truyện, tùy bút chơi, buồn thì thôi.

Văn chương ở hải ngoại chẳng đẻ ra tiền, hái ra bạc, khạc ra vàng như ở Việt Nam nên chẳng mấy ai để mắt. Vài ba giải thưởng cũng xoay quanh đề tài chống đối nhau, miêu tả hiện thực tàn tạ ở VN để lên án chế độ hiện hành và khơi lại quá khứ thương tâm ngày 30/4/75 là chính. Phe nhóm văn chương người Việt mỗi tiểu bang đã mỗi khác mà mỗi quốc gia càng khác hơn và hoạt động độc lập, không chịu sự quản lý của bất cứ hội đoàn nào! Hội văn bút Việt Nam hải ngoại với những cuộc bút chiến bao nhiêu năm là một chứng minh sự mất đoàn kết nhưng cũng là “tự phát” mà có. Nội cái hiệu“Hội viên hội văn bút VN hải ngoại” cũng chẳng “oai” hơn “Hội viên Hội Nhà văn VN”. Ngán ngẫm!

2. Nhà phê bình hải ngoại:

Người ta thấy nổi bật trong giới phê bình có điều kiện có chức danh, có sân chơi (khác với những người phê bình không điều kiện – những hàn sĩ ẩn danh): Nguyễn Hưng Quốc (“Sống với chữ”, “Những nhà phê bình mù”, “Chủ nghĩa ‘hậu’ hiện đại và văn học Việt Nam”, “Nhà văn… không là ai”, “Ba chức năng chính của nhà phê bình”, Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản”, “Võ Phiến”,“Văn học Việt Nam từ điểm nhìn hậu hiện đại”, “Văn hóa văn chương Việt Nam”), Trần Nghi Hoàng “Nguyễn Hưng Quốc: “râu ông không thể mọc cằm bà”); Nguyễn Mộng Giác (“Đọc ‘Con nữ’- tập truyện của Đỗ Quỳnh Dao, “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử“); Lê Thị Huệ (“Thơ ơi”, “Cảm giác sau khi đọc những bài bình thơ Vi Thùy Linh“), Phan Thị TT (“Đọc người Trung Quốc xấu xí“), Thụy Khê (với một loạt bài về “Nhân văn – Giai phẩm”, “Phỏng vấn Hoàng Cầm…”)… trên các mạng tienve.org, gio-0, danchimviet.com, hopluu.net… Thêm mười bốn nhà phê bình đấu với Nguyễn Duy, những võ sĩ đấu với Nguyễn Hòa đã nêu trên với những tên tuổi như Đặng Tiến, Nguyễn Lương Ba (damau.org). Người ta chẳng biết phải xếp họ vào loại phê bình văn học hay phê bình tranh luận? Có thể nói Thụy Khê (Vũ Thị Tuệ) là một nhà phê bình có ấn tượng, đã suy nghĩ: “Trong thời kỳ trước tức là thời của Nguyễn Ngọc Phan thì ngừơi phê bình như một ông thầy giáo chỉ ra những cái hay cái dỡ của người viết và nếu một cây viết phê bình trẻ tuổi dám phê bình môt người lớn tuổi vả nổi tiếng trong giới văn học thì sẽ bị trù dập suốt đời” nhưng theo chị thì “Những va chạm này đều đã lỗi thời”và hướng đi của chị: “Khi phê bình một tác phẩm tôi luôn tìm cách trình bày ngay thẳng cái ý hướng của mình ngoài ra tôi không có ý gì khác nữa. Thứ nhất tôi không viết cho chính tác giả đọc, mà tôi viết để cho độc giả đọc, còn cái bài viết mình có ảnh hưởng đến ai hay không thì tôi cũng không biết nữa nhưng sau một bài viết nếu tôi phân tích đứng những gì tác giả ấp ủ thì cái hồi âm của tác giả đến với tôi thường thường là cái tình bạn, nhiều khi là vong niên nhưng rất lâu dài (rfa.org).

Tuyên ngôn cho cách viết phê bình là đây! Còn biết bao nhiêu ẩn sĩ phê bình như thế này mà người viết này chưa biết hết!

Những nơi có nhiều người Việt thì văn chương thi phú cũng nẩy nở nhưng nó cũng chẳng đại diện hết những “thâm sơn cư sĩ” cùng cốc ẩn mình viết lách với một hướng đi mới mẻ mà có đọc mới thấy hết giá trị của cái gì là mới và cũ! Thơ văn gượng ép câu chữ, thiếu giá trị thẩm mỹ thì chúng chẳng có độc giả. Vậy thôi! Lý luận – phê bình theo đó mà cứ phán tới! Cái mới cũng quay lại cái cũ. Thơ hay chẳng ngại vì thể thức cũ. Người hay là kẻ sáng mắt biết… nhìn! Rượu ngon hay dở phải tầm cỡ “Lưu Linh” mới biết. Thưởng thức đồ ăn thì phải ăn thử mới nói dở hay ngon.

Ở hải ngoại vì chẳng có cái gì gọi là Hội đồng giáo khảo chấm tác phẩm hàng năm để trao giải thưởng nên cũng chẳng ai công nhận ai. Có chăng chỉ là ở một nhóm người tự bầu, tự phong như đã nói trên. Những người làm công việc nghiên cứu văn học người Việt hải ngoại cần lưu ý điều này, nếu không, sẽ rơi vào tình trạng chủ quan, thiếu cách nhìn tổng quát kiểu giới phê bình thường dùng “thầy bói xem voi”! Những tác giả có trên giá sách hiếm hoi ở bên này hay xuất hiện trên mạng chưa đủ tư cách đại diện cho tiếng nói chung của văn học Việt Nam hải ngoại! Lý luận – Phê bình Văn học ở đây chỉ là những bài tranh luận văn chương, chính trị, đập nhau đau hơn là phê bình học thuật. Lời nhận xét “ếch ngồi đáy giếng” nhưng ít ra, nó cũng là nhận xét của một người bình dân! Những cuốn sách gọi là tổng kết văn học người Việt hải ngoại 20 năm, 30 năm là một điển hình cho sự thiếu tính phổ quát này.

Phê bình văn học của người Việt hải ngoại trước 1975 có hay không có? Trần Hoài Anh trong bài “Quan niệm về thơ trong Lý luận Phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975” (vienvanhoc.org) đã nêu ra được là những người nào?

Phê bình hải ngoại có một cái giống ở trong nước mà Thanh Sơn… bỏ quên, Đó là tính chống nhau đến trần văn truồng. Trần Nghi Hoàng châm chích Nguyễn Hưng Quốc. Hoàng Xuyên chê cả hai người này và chê luôn những phê bình Thụy Khê, Đăng Tiến, Nguyễn Hoài Văn, Nguyễn Vy Khanh… “dốt như ma” (danchimviet.com) chỉ mang ngoại ngữ chữ Tây, chữ U hù những người Việt trong nước dốt ngoại ngữ! Họ cũng chỉ là những người được “lăngxê” lên như ở Việt Nam. Nhiều lắm. Kể làm sao cho hết nỗi đau văn học Việt Nam!
Không thể không có lý do khi có một số người viết lách nhìn về nền văn học trong nước như đang tìm lại những gì gọi là nguồn cội và họ… chấp nhận hy sinh thầm lặng nơi xứ người cho một chút gì gọi là văn chương và số phận! Đất đai xứ người mênh mông. Không khí văn học theo đó mà loãng. Một ngày không xa, thế hệ những người còn viết tiếng Việt ra đi theo diện… ông bà thì văn học người Việt hải ngoại tiến lùi chẳng rõ. Nguyễn Duy trở nên có lý.

VI: KẾT:

Nhìn chung, ngành Lý luận – Phê bình Văn học ở Việt Nam tuy còn nhiều vấn đề phàn nàn về chất lượng nhưng dù sao nó cũng là một ngành có định hướng rõ ràng vì đã xoay theo một quỹ đạo hơn kiểu lý luận – phê bình tự phát của người Việt ở nước ngoài. Ngành Lý luận – Phê bình Văn học ở Việt Nam cần có người hướng đạo xuất sắc, biết tập trung lực lượng viết phê bình vào vai trò, vị trí xứng đáng để họ phát triển sáng tạo của họ hơn là đi phí chất xám vào những tranh luận nối cầu tranh luận không biết đến bao giờ mới có được tiếng nói chung! Ngành phê bình không thể “Quân trung vô thủ”. Tại sao hai bên không có một hội nghị bàn tròn ở ngay quê nhà hay trên đất khách? Đó là tại vì thời cuộc. Thân cộng và chống cộng là sự tương phản trên bình diện xã hội Á – Âu dẫn tới sự tương phản trong văn học khi văn học đóng trọn vai trò phản ánh xã hội. Cả hai phía “đạo bất đồng, bất tường duy minh”. Không thể đi chung đường là vậy.

Lại Nguyên Ân đặt dấu hỏi: “Phê bình văn học hay là vương quốc của cái tranh luận?’‘. Tranh luận để gặp nhau trong hòa bình có ích hơn là tranh luận chỉ đưa đến ghét nhau câu xấu bửa ba! Phải coi khả năng chỉ đạo của người làm công tác này có đủ chuyên môn, thừa kinh nghiệm biết đặt quyền lợi của nền văn học quốc gia lên trên những mưu cầu danh lợi, tiền bạc, thù hằn cá nhân hay không? Văn học, bản thân nó có tính “tự vấn và chức năng tự nhận thức, tự phê phán” như Trần Thanh Đạm khẳng định hay không và tự vấn đến đâu, tự nhận thức đến mức nào, tự phê phán tốt/xấu, đúng/sai ra sao còn tùy thuộc vào tài năng, lương tâm nghề nghiệp của lực lượng sáng tác, người phê bình và người lãnh đạo!

Khi bộ ba này chẳng chịu ngồi chung một cổ bàn và khuynh hướng tách bộ phận văn học Việt Nam hải ngoại (chia tách? điều mà Vương Trí Nhàn và Hoàng Ngọc Hiến không bao giờ muốn nhưng chưa biết có dám nhập cả dòng văn chương mang sắc áo đấu tranh chính trị vào Việt Nam?) thì đừng mong đòi hỏi nền văn học nghệ thuật nước ta nói chung và ngành Lý luận – Phê bình Văn học nói riêng theo kịp bước chân của nền văn học thế giới!

Cười cho vui cùng thông cảm để mà còn đãi cát tìm vàng cho ngành Lý luận – Phê bình Văn học Việt Nam nói chung trong thế kỷ “đa kim ngân phá luật lệ” để cùng thông cảm cho ngành Lý luận – Phê bình Văn học của người Việt ở nước ngoài trong điều kiện không cha, chẳng mẹ. Đã đến lúc những người yêu thương văn học nên tìm cách xích lại gần nhau hơn đi hơn thua thắng bại trên từng câu chữ, xỉa xói nhau trong cách hành văn để cuối cùng “nai dạt móng thì chó cũng le lưỡi”!

“Ăn cơm nhà, vác tù và hàng xóm” ôm khổ vào thân là cái văn nghiệp chẳng ai muốn gánh mà phải gánh!

Tháng11/18/06

Ngọc Thiên Hoa

TƯ LIỆU THAM KHẢO CÓ SỬ DỤNG:

I. Những bài viết:

1. Bùi Công Thuấn “Vườn hoang cỏ mọc” (talawas.org).

2. Trần Ngọc Linh “Hội nghị Đồ Sơn và những ‘thùng thuốc nổ’?” (vietnam.net).

3. Người quan sát “Chưa đi chưa biết Đồ Sơn” (213.215.176.152:8080/diendan/vietnam.net).

4. Trường Nhân “Nhà văn dụng võ” (ykien.net).

5. “Phê bình vẫn còn nhiều bức xúc” (cinet.gov.vn).

6.Minh Quân-Ngọc Linh “Thấy gì qua Hội nghị Lý luận Phê bình VN lần II?” (vietnamnet.vn).

7. Trần Anh Thái “Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ hai: Tiếp tục đổi mới và sáng tạo” (qdnd.vn).

8. “Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II” (nld.com.vn).

9. Thúy Quỳnh ”Hội nghị phê bình văn học lần II” (gio-o.com).

10. Quỳnh Thi “Vài nét ở Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II” (talawas.org).

11. Hữu Việt “Không tránh né những vấn đề nhạy cảm” (tienphongonline.com).

12. Thanh Vân “Lý luận, phê bình văn học-Những ý kiến từ thực tế” (toquoc.gov.vn).

13. Nguyễn Hòa “Hội nghị lý luận – phê bình văn học lần thứ hai và một số vấn đề đặt ra” (nhandan.com.vn).

14. Trần Ninh Hòa “Bình và luận” (toquoc.gov.vn).

15. Nguyễn Thị Minh Thái “Vẫn phải đốt đuốc đi tìm nhà phê bình văn học” (Lao động số 278, nld.com.vn).

16. Minh Quân-Ngọc Linh “Lý luận như sao buổi sớm, phê bình như lá mùa thu” (vietnam.net).

17. “Nhiều tham luận, nhưng thiếu tranh luận” (tienphong, thơi tre.com).

18. Mã Pí Lèng “Ôi! Phê bình” (qdnd.vn).

19. Hà Lan với bài: ”Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II. Phê bình vẫn còn nhiều bức xúc’‘ (nld.com.vn).

20. QT “Phê bình vẫn còn nhiều bức xúc” (Người lao động, cinet.gov.vn).

21. PV “Phải tạo ra nhiều đẳng cấp phê bình hơn” (health.vnn.vn).

22. Nguyễn Văn Dân: “Lý luận văn học trước yêu cầu hợp tác nghiên cứu” (nhandan.vn).

23. Châu Diên: “Một số ý kiến về lý luận văn học” (talawas.org).

24. Nguyễn Tý: “Nhân hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ II: Đào tạo lực lượng trẻ về lý luận phê bình: cần thiết và cấp bách” (văn nghệ trẻ 41 ngày 8/10/06).

II. Những bản tham luận (toàn bài) tại hội nghị:

1. Nguyễn Huệ Chi “Tự do sáng tác và lý luận phê bình” (talawas.org).

2. Nguyễn Văn Dân ”Lý luận phê bình văn học, nhìn lại 20 năm” (nhandan.com).

3. Hoàng Hưng “Tự do sáng tạo và điều chỉnh xã hội” (talawas.org).

4. Lại Nguyên Ân “Phê bình văn nghệ và đời sống xã hội” (talawas.org).

5. Hoàng Quốc Hải: “Những vướng mắc thường gặp trong sáng tác” (talawas.org).

6. Nguyễn Khắc Phê “Đừng lệ thuộc, đừng tự trói mình vào bất cứ ‘chủ nghĩa’ và phương pháp nào” (talawas.org).

7. Nguyễn Hòa: “20 năm lý luận – phê bình, ngày rất gần và chuyện chưa xa” (nhandan.com)

8. Irasara: “Thơ hậu đổi mới, và… đang khủng hoảng” (vannghesongcuulong.org).

9. Hoàng Vũ Thuật: “Thơ đa đoan và thân phận” (talawas.org).

III. Những bản tham luận chỉ trích đoạn dài:

1. Vân Long: “Nhà thơ và công chúng” (qdnd.vn).

2. Phong Lê: “Nhìn từ lực lượng viết trẻ” (qdnd.vn).

3. Chu Văn Sơn: ”Cách tân” (qdnd.vn, nhandan.com).

4. Chu Thị Thơm (cinet.gov.vn).

5. Thúy Toàn: “Dịch thuật bây giờ” (qdnd.vn).

6. Nguyễn Văn Dân: (cinet.gov.vn).

7. Nguyễn Văn Hạnh: (cinet.gov.vn).

IV. Những bài viết khác:

1. Phan Huy Dũng: “Phê bình Thơ với vấn đề đánh giá những hành động cách tân thơ hiện nay” (Văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo dục-2006)

2. Nguyễn Bích Thu: “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (“Văn học Việt Nam sau 1975”, Nxb Giáo dục-2996)

3. Nguyễn Xuân Hoàng:“Vài hiện tượng văn học” (vannghemagarin.saigon.online.com).

4. Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn TTCN: “Văn học Việt Nam ở hải ngoại cần một cách nhìn thiện cảm hơn” (vuhong.com).

5. “Phê bình văn học hải ngoại” (thoivan.net), (tienve.org)

6. Trần Đình Sử: “30 năm lý luận và nghiên cứu văn học-Thành tựu và ngẫm nghĩ” (Văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo dục-2006).

7. Cao Tự Thanh: “Từ sách giáo khoa nói chuyện dạy văn” (Tạp chí khám phá, chungta.com).

8. Việt Anh: “Tìm thuốc giải cho bệnh Tiến sĩ giấy” (vnexpress.net).

9. Lan Hương“Tiến sĩ giấy. Chặt như thế nào” (vnexpress.net).

10. BBT da màu trả lời Nguyễn Duy (damau.org).

V. Các web site khác có trích: rfa.org, vienvanhoc.org.vn, vi.wikipedia.org, tapchiktnn.no-ip.info, binhthuan.gov.vn, thndc.org, Lao động số 294…

Xin chân thành cám ơn

Related Articles

Back to top button