PHÊ BÌNH

TRẦN THỦ ĐỘ: CÔNG KHÔNG TĂNG, TỘI KHÔNG GIẢM

Khi lịch sử bị “tam sao thất bổn“, bị cắt xén hoặc thêm bớt là sự kiện hãi hùng nhất cho thế hệ ngày sau vì con cháu chúng ta sẽ hiểu sai hoặc hiểu chưa đúng nhất là các vụ án lịch sử. Cụ thể là vụ thái sư Trần Thủ Độ thời nhà Trần.

I. Trần Thủ Độ âm mưu soán đoạt ngôi nhà Lý:

1. Có người không tin: Tác giả Hoàng Hải Vân trong bài “Thử lật lại “vụ án” Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý” đã cho Trần Thủ Độ là vô tội trong vụ cướp ngôi nhà Trần, sát hại dòng họ nhà Lý vì dựa trên 2 chứng cứ:

– Vua Lý Huệ Tông thắt cổ chết chứ không phải Trần Thủ Độ giết.

– Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh chứ không phải Trần Thủ Độ cướp!

Tác giả viết: “Nhà Lý và nhà Trần đều có công lớn đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên mỗi lần đọc lại sử sách lại thấy “cộm” lên câu chuyện Trần Thủ Độ “giết hết” tôn thất nhà Lý. Hãy thử lật lại “vụ án” này. Đúng là Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “(Năm 1226)… Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt. Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”. Đến nơi, sai người bày biện hương hoa đến bảo (Huệ Tông): “Thượng phụ sai thần đến mời”. Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”.Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã về tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi khác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”.Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam làm cửa (người bấy giờ gọi là “cửa khoét”), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông…”.

+ Tác giả đặt nghi vấn 1: “Đoạn sử trên đây có nhiều điều cần bàn.

Thứ nhất, từ hai câu đối đáp giữa Trần Thủ Độ và Lý Huệ Tông, đến Lý Huệ Tông tự tử, để nói Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông là không thỏa đáng”.

Chúng ta cùng nhau làm sáng tỏ nghi vấn của tác giả bằng cách đặt câu hỏi ngược.

Thứ nhất:

– Tại sao Hoàng Hải Vân cho rằng Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông là “không thỏa đáng” khi dựa vào đối đáp giữa hai nhân vật này? Nếu “không thỏa đáng“, tác giả và chúng ta phải nói lại như thế nào cho “thỏa đáng“? Nếu chúng ta “chưa thỏa đáng” nữa thì nên tự hỏi: Vì sao Lý Huệ Tông an phận quy y cửa Thiền mà còn phải tự tử bằng cách thắt cổ? Tại sao Trần Thủ Độ trước có câu nói đầy ẩn dụ đó, sau còn cho mời Lý Huệ Tông? Mục đích gì? Mời làm gì nếu không có kế hoạch “nhổ cả rể sâu” vì “Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt”?

Nếu như Trần Thủ Độ có lòng mời vua để vấn an, khi Lý Huệ Tông ra sau chùa thắt cổ chết, lẽ nào Trần Thủ Độ không biết? Dễ hiểu rằng Trần Thủ Độ biết mà không ngăn cản là vì ông ta muốn Lý Huệ Tông phải chết! Một ván cờ hai dòng họ đã kết thúc một cách nhanh chóng vì không có kỳ thủ. Một ván cờ như vậy, người thắng có gì vinh quang? Bản thuyết minh cho phim “Thái sư Trần Thủ Độ” cũng ghi nhận đó là “nước cờ táo bạo”.

Thêm vào đó, Phật giáo là quốc giáo. Tức là nhân dân tin sự màu nhiệm và vị tha của Phật. Trần Thủ Độ sùng bái cửa Phật. Tại sao ông không tin người xuất gia đã “bỏ đao thành Phật” như Lý Huệ Tông? Tại sao ông không tin cửa Thiền có thể làm người tu hành được “Sắc Sắc Không Không”? Tại sao, ông ta lại đuổi tận giết tiệt người đã xuất gia? Hơn nữa, Lý Huệ Tông được sử ghi chép là một ông vua bệnh hoạn: “Vua có bệnh trúng phong, chũa thuốc không khỏi mà chưa có thái tử, trong cung chỉ sinh công chúa mà thôi… Mùa xuân, tháng 3, vua dần dần phát điên, có khi tự xưng là Thiên tướng giáng, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sớm đến chiều không nghỉ, khi thôi đùa nghịch thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay kẻ khác. Mùa xuân, tháng giêng, tìm khắp thầy thuốc trong nước để chữa bệnh cho vua, nhưng không hiệu nghiệm gì. Bệnh của vua ngày càng tăng mà không có con trai để nối nghiệp lớn, các công chúa đều được chia các lộ làm ấp thang mộc, uỷ nhiệm cho một mình chỉ huy sứ Trần Thủ Độ quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình“ (ĐVSKTT tr 155-156). Một ông vua về vườn bệnh hoạn, một thầy tu điên điên dở dở, vậy mà Trần Thủ Độ cũng không tha là sao?

Luận: Tâm có tà nên nhìn đâu cũng thấy qủy. Tâm bất chính, nhìn đâu cũng thấy nghi ngờ. Không tin người, còn có thể chấp nhận nhưng mình không tin mình, ai tin mình nữa đây? Mình làm việc trái lương tâm, trái đạo lý mới sợ cả cái bóng của nhà tu!

Câu trả lời thỏa đáng: Trần Thủ Độ đã bức tử, ép chết vua Lý Huệ Tông bằng câu nói đầy ẩn dụ và hành động mời tới để giết mà kẻ ngu dốt đến mấy cũng hiểu ra.

Thứ hai: Tác giả cho rằng lời khấn của Lý Huệ Tông trong phòng ngủ, ai biết mà ghi? Tác giả viết: “Thứ hai, lời khấn của Lý Huệ Tông trong phòng ngủ nếu có thì chỉ có Lý Huệ Tông biết và chắc chắn không đem ra kể lại, thế thì tại sao có người biết mà ghi ? Hơn nữa, Trần Thái Tông là con rể của mình, con cháu họ Trần sau này cũng chính là con cháu của Lý Huệ Tông, sao ông nỡ có lời khấn như vậy được. Cả hai câu đối đáp ở trên cũng có khả năng là sự đồn đại, không thể có xuất xứ từ một tài liệu tin cậy. Cần biết, do bối cảnh Đại Việt sử ký toàn thư được biên soạn vào thời Lê sau khi nhà Minh tiêu hủy gần hết sách vở tài liệu của các đời trước, vua Lê Thánh Tông đã cho phép sử quan tập hợp tất cả truyền thuyết, dã sử và các câu chuyện kể trong dân gian vào sử sách, nên có khả năng những đoạn như thế này được lấy từ những câu chuyện hư cấu”.

Chúng ta hãy đọc đoạn này trong “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư“: “Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, chực hầu ở bên ngoài. Một hôm phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: “Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?”. Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: “Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói: “Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó”. Cảnh lại về nói với Thủ Độ.Thủ độ sợ việc [33b] tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm.Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”. Các quan đều vâng lời, xin chọn ngày vào chầu” (sđd trang 157).

Xin hỏi: Những lời đùa cợt, đối đáp của Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng hay giữa Trần Cảnh và Trần Thủ Độ trong cung riêng và là chuyện cơ mật như trên, ai biết mà chép? Lọt vào nơi chùa chiền và lọt vào cung cấm, chốn nào dễ mất đầu hơn? Lý Huệ Tông có được tự do ra vào hay tự do ngủ nghỉ mà không bị dưới sự giám sát của Độ để “dễ bề giữ chặt” không? Huống chi khi ấy, Trần Thủ Độ bày hương án mời Lý Huệ Tông. Lý Huệ Tông đi vào buồng ngủ. Dù Độ không cần ra lệnh cũng có kẻ theo bén gót Huệ ngày đêm. Những người chép sử có lệnh từ đâu? Từ vua và theo lệnh vua. Họ có thể chép bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Nếu lịch sử chép sai, chép thiếu thì đã có dòng văn học dân gian và truyền miệng bất hủ ghi bù. Hiểu được điều này, chúng ta mới thấy rằng câu nguyền rủa của Lý Huệ Tông không phải là không có và chẳng có người ghi. Trước khi chết, ai cũng có thể nói một lời hối tiếc, ân hận hay nguyền rủa. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng trước khi ngửa cổ chịu chém tại Thiên Trường – Trung Quốc, còn nói một câu bất tử: “Ta thà làm ma nước nam chứ không thèm làm vương đất bắc”. Nguyễn Trãi trước khi ra pháp trường vì bị bè lũ thái hậu Nguyễn Thị Anh vu họa, cũng than rằng ông đã không nghe lời cảnh báo của 2 hoạn quan Thắng và Phúc. Nguyễn Văn Trỗi 9 phút ở pháp trường đã tranh thủ hô khẩu hiệu: “Đả đảo Nguyễn Khánh, Việt Nam muôn năm!” (“Nguyen Van Troi – Execution of a Viet Cong Terrorist” trên US Veteran Dispatch) nhưng không hiểu sao lại thành: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”. Suy ra, Lý Huệ Tông bị mất hết cơ nghiệp, bị phế rồi bị ép chết mà sao không ném lời nguyền rủa vào tên quan lại trong mắt của Lý Huệ Tông là bất trung, bất nghĩa như Trần Thủ Độ cho thỏa lòng uất ức? Không rủa cũng chết, vậy trước khi chết “hãy làm bát phở” là đây!

Nếu chúng ta không tin kẻ chép sử, không tin những gì mà Hoàng Hải Vân gọi là “hư cấu“, chuyện Trần Thủ Độ “chí công vô tư” trong sách “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” này có nên tin hay không? Ví dụ như lời nguyền của Lý Huệ Tông không có thật, điều đó có xóa cái án Trần Thủ Độ gián tiếp giết Lý Huệ Tông trong lịch sử hay không? Án vẫn có như thường. Còn nói Lý Huệ Tông sao nỡ lòng nào khấn ác như vậy là chúng ta hiểu chưa chín tình thâm cốt nhục của chốn quan triều. Khi cần, vua cũng mang con đi đổi chác như Trần Nhân Tông đổi Huyền Trân công chúa để lấy 2 châu Ô và Lý hay vua quan giết chết cốt nhục như Trịnh Tùng giết con Trịnh Xuân là chuyện thường. Có thể hiểu ở đây, Lý Huệ Tông chưa chắc có ý nguyền rủa Trần Thái Tông – Trần Cảnh mà chỉ nguyền rủa con cháu dòng chính của Trần Thủ Độ. Chuyện nguyền rủa con cháu là chuyện nhỏ như đem muối bỏ biển như mang củi về rừng.

Ta có thể hiểu: “Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông” với nghĩa giết người ở đây không nhất thiết Trần Thủ Độ đích thân giết vì cương vị của ông ta chỉ xuống một lệnh là bao nhiêu mạng người đi tong! Cũng như Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã giết chết Đại thần đệ nhất phụ chính Trần Tiễn Thành bằng cách sai người giết. Những thủ đoạn này, sử Việt Nam chép hàng hà sa số. Câu ẩn dụ: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu” của Trần thái sư đã khiến cho Lý Huệ Tông buộc lòng phải tự tử chết bằng cách thắt cổ. Nếu không chết hôm nay và tự mình chết, ngày mai, ông cũng chết về tay Trần Thủ Độ mà chết không toàn thây, không minh bạch nữa là. Bậc đế vương hết thời còn chút mặt mũi gia phong cũng nên chọn cách này của Lý Huệ Tông chứ không đợi người tới ban “tam điển”.

Khi chép đến đây, Ngô Sĩ Liên cũng nổi “xung thiên” mà rủa: “Họ Lý được nước không kém gì Tam Đại, truyền nối nhiều đời, đến Huệ Tông không có con trai,

lại mắc bệnh tật, chắc là ơn trạch của tiên vương đến đây là hết rồi, cho nên họ Trần mới có thể lấy được nước. Đã lấy nước của người ta, lại giết vua của người ta thì thực bất nhân quá lắm. Sau này, Phế Đế phải thắt cổ chết, Nguyên Quân bị giết, mình làm thế nào thì phải chịu thế ấy, đạo trời là như vậy đó. Dù không có lời nguyền của Huệ Tông, cũng tin là phải thế. Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng có biết đâu thiên hạ đời sau chỉ mặt gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói cho lợn”.

Qủa đúng như vậy khi chúng ta lại thấy sự kiện “khi quân, phạm thượng” này diễn ra ghê rợn cho triều Nguyễn lúc Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chuyên quyền đã tạo ra cảnh “Tứ nguyệt Tam vương triệu bất thường”!

+ Tác giả đặt nghi vấn 2: “Đại Việt sử ký toàn thư ghi tiếp:

“(Năm1232)… Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Khi ấy Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng.Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm, Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết”. Tiếp theo đoạn này, Đại Việt sử ký toàn thư mở ngoặc: “Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây”. Vấn đề là lâu nay khi giáo dục truyền bá lịch sử người ta thường không lưu ý đến câu mở ngoặc này của Ngô Sỹ Liên. Khi nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu cũng không để ý đến bối cảnh có chỉ dụ của Lê Thánh Tông”.

Chúng ta đặt câu hỏi:

Thứ nhất: Ngô Sĩ Liên có phải tác giả đích thực của “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” không? Không! Cuốn này dựa trên cuốn “Đại Việt Sử Ký” của Lê Văn Hưu (nhà Trần – Trần Thái Tông – Trần Thánh Tông) viết trước rồi có thể bị thất lạc trong cuộc kháng chiến chống nhà Minh. Phan Phu Tiên là quan chép sử cuối đời Trần (Trần Thuận Tông) đã viết bộ sử “Đại Việt Sử Ký Tục Biên” tiếp tục từ đời Trần Thái Tông – Trần Cảnh (cháu Trần Thủ Độ) đến khi nhà Minh tháo chạy khỏi nước ta. Ngô Sĩ Liên (nhà Hậu Lê) dựa trên 2 cuốn sử xưa nhất này mới viết ra “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” được phiên dịch như hiện nay. Tác giả Hoàng Hải Vân căn cứ vào câu mở ngoặc của Ngô Sĩ Liên: “Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây” để “mừng dùm” cho Trần Thủ Độ có cơ may giải oan. Tác giả viết: “Ngày nay một “nghi án” mà không có tài liệu, không có “nhân chứng vật chứng” thì không thể kết tội, không kết tội được thì phải tuyên bố đương sự vô tội. Sử sách cũng vậy thôi, đã ghi một điều thì phải có nguồn dẫn tin cậy. Vấn đề là lâu nay khi giáo dục truyền bá lịch sử người ta thường không lưu ý đến câu mở ngoặc này của Ngô Sỹ Liên”.

Đọc qua, chúng ta thấy Hoàng Hải Vân có lý nhưng đọc và suy ngẫm k ỹ, nếu chúng ta tin, chúng ta biết một mà không biết hai! Nhân chứng là ai? Người chép sử. Vật chứng ở đâu? Là cuốn sử. Tìm người bằng xương, bằng thịt để làm nhân chứng và tìm công cụ làm vật chứng giết người của thời sử mấy trăm năm, lên trời hay xuống địa ngục họa may! Phan Phu Tiên không chép cũng chẳng có nghĩa là sự kiện đó không có. Vì sao? Vì Ngô Sĩ Liên đã chép từ cuốn “Đại Việt Sử Ký’‘ của Lê Văn Hưu. Nếu không, Ngô Sĩ Liên dựa vào cuốn sử nào mà mở ngoặc “hãy tạm chép vào đây” khi “Phan Phu Tiên không ghi lại“? Ngô Sĩ Liên mắc cái lỗi tại sao ông tin Phan Phu Tiên mà không tin Lê Văn Hưu? Vụ án Trần Thủ Độ diễn ra trong thời Lê Văn Hưu làm quan đời Trần Thái Tông tới Trần Thánh Tông nên sử ông chép về vụ này đáng tin cậy hơn mới phải chứ? Phan Phu Tiên sinh sau, đẻ muộn, ông chép lại không chịu ghi đúng như sử trước đã ghi là lỗi của ông. Ông ta cũng có quyền bỏ những gì ông không tin nhưng đã là những vụ án “long trời lở đất” trong lịch sử, ông buộc phải chép đúng rồi mở ngoặc hay đóng ngoặc như Ngô Sĩ Liên mới đúng là tư cách của một nhà chép sử chân chính! Nếu “Đại Việt Sử Ký” của Lê Văn Hưu chỉ chép tới vua Lý Chiêu Hoàng, sự kiện Trần Thủ Độ ép vua, giết tôn thất nhà Lý phải nằm trong chương “Trần Thái Tông” do Phan Phu Tiên chép. Phan Phu Tiên không chép sự kiện này, vậy ai chép? Không có… khói sách sử thì… lửa từ câu mở ngoặc của Ngô Sĩ Liên ở đâu ra? Do đó, “tài liệu” cũng như “nhân chứng vật chứng” mà Hoàng Hải Vân đòi hỏi đã nằm hết trong… “Đại Việt Sử Ký” của Lê Văn Hưu mà Ngô Sĩ Liên chép lại trong “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”! Còn nếu Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên đều không ghi, Ngô Sĩ Liên tất phải đọc cuốn sử khác về vụ này. Giả thuyết này khó tin vì chẳng có cuốn sử nào xưa hơn cuốn của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Vụ việc rắc rối như mớ bòng bong như Đặng Thùy Trâm mất 2 cuốn nhật ký tại Đồng Răm ngày 28 tháng 4 năm 1969 mà tự dưng sau khi được Frederic Whitehurst trả về “một nhật ký ghi từ ngày 31/12/69 tới ngày 20/6/70″ những trang sau khi mất lại hiện trong ”Nhật ký Đặng Thùy Trâm” lên như có ma viết dùm! Phải có cuốn thứ 3, thứ 4 chứ. Mất 2 cuốn, lấy đâu viết tiếp nếu không “hồi ký “? Suy ra, Ngô Sĩ Liên phải đọc cuốn sử của Lê Văn Hưu hay đọc một cuốn sử khác mà không phải cuốn của Phan Phu Tiên. Vụ án Trần Thủ Độ có lẽ phải được chép ở chương “Lý Chiêu Hoàng” và cả chương “Trần Thái Tông”. Tức là người chép sử phải đi theo thứ tự thời gian. Phan Phu Tiên viết tiếp nên không nhắc lại chuyện ấy là đúng nhưng nếu bỏ không chép là sai lầm nghiêm trọng như các tòa án phúc thẩm thường xuyên cố tình hay vô tình bỏ sót những chi tiết từ tòa sơ thẩm để giảm án cho bị cáo tùy theo mối quan hệ của bị cáo là quan lại hay dân thường, là giàu có hay nghèo khổ…

Dù có hay không, “bị cáo” Trần Thủ Độ không cách gì được xóa nghi án huống chi là xóa tội! Bởi vì Trần Thủ Độ chủ mưu một loạt chuỗi tội ác như “liên khúc” trong gần 40 năm thống trị nhà Trần với ngôi vị “Thống quốc Thái sư” mà “quyền át cả thiên tử” với tâm địa “Vì Nguyên tổ tên húy là Lý, mới đổi triều Lý làm triều Nguyễn, vả lại cũng để dứt bỏ lòng mong nhớ của dân chúng đối với nhà Lý”. Lời nguyền của Lý Huệ Tông có thật và linh nghiệm hay không, chúng ta không cần quan tâm nhưng hành động bất chánh này của Trần Thủ Độ đã có Lê Lợi nhà Lê trả lời bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông“. Ông ta khi lên ngôi đã giết hại công thần họ Trần như Trần Nguyên Hãn để lòng người không ai còn nhớ tới nhà Trần. Vì sao? Vì Trần Nguyên Hãn chính là tôn thất nhà Trần. Ông là con cháu của Trần Quang Khải (con thứ 3 của Trần Thái Tông). Không phải Trần Thủ Độ đã “vẽ đường cho cọp chạy” hay sao chứ? Lê Lợi còn bày ra “đổi quốc tính” chuyển hết công thần nhà Lê sang họ Lê. Một sự chuyển đổi họ”thông minh của loài quái thú” như Trần Thủ Độ đã làm với nhà Lý! Ngay cả dòng dõi Lê Đại Hành là Lê Bình Trọng cũng bị Trần Thủ Độ ép đổi họ như ban thành Trần Bình Trọng. Nguyễn Ánh khi lên ngôi cũng khiến những người mang họ Nguyễn Tây Sơn phải thay tên đổi họ mới hòng sống sót. Ngay cả Hồ Chí Minh đích thực là họ Nguyễn hay họ Hồ cũng chưa rõ ràng. Do đó, chúng ta mang họ bây giờ cũng chẳng biết mình đích thật họ gì cũng do bọn ăn trên ngồi trước báo hại mà ra cả!

Luận: Đáng sợ thay cho tâm địa gian manh và thủ đoạn ác độc của những người thích ngồi cao hơn ngôi vị thiên tử! Xưa nay, “thiên tử phạm tội cũng phải bị trừng trị như thứ dân”. Không dám xét án vì cố tình giấu diếm, bao che và bị cáo là người có quyền cao chức trọng. Thế nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Không dám xử hôm nay, ngày mai cũng có người mở công đường xử dù chỉ là công đường… trên giấy!

Vấn đề có người họ Lý làm quan nhà Trần cũng chưa thể chứng minh là Trần Thủ Độ không ra tay tàn sát họ Lý. Không phải nói diệt hết họ Lý là họ Lý không còn ai nối dòng. Ngay cả Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc mà con trai ông là Nguyễn Phù, em trai Nguyễn Phi Hùng được người dẫn chạy trốn và phải đổi họ. Nguyễn Anh Vũ lúc ở trong bụng mẹ cũng được học trò Nguyễn Trãi đưa đi trốn và đổi theo họ mẹ là Phạm Anh Vũ. Ngay cả khi con rắn lục đẻ một đống con, chim bìm bịp ăn hết nhưng vẫn chừa 1 con “nối dõi” huống hồ con người. Chuyện người họ Lý sau này làm quan họ Trần chắc là chỉ sau khi Trần Thủ Độ “xuống ngựa cưỡi kiến lấy dây thun bắn ruồi” hay người họ Lý ấy từ họ khác chuyển ra chăng? Trần Thủ Độ chỉ sống qua 2 triều Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông là chấm dứt quyền át thiên tử. Các vua nhà Trần không có ai ác như Trần Thủ Độ nên việc người họ Lý được làm quan thời Trần là chuyện thường như Trần Thái Tông đã “Gia phong thái phó triều Lý là Phùng Tá Chu làm Hưng Nhân Vương; Quan nội hầu Phạm Kính Ân làm Thái phó, tước Bảo Trung quan nội hầu” (ĐVSKTT tr 165). Phùng Tá Chu là 1 trong những tướng tài của nhà Lý đã giúp nhà Trần dẹp loạn.

Tóm lại, nhân chứng và vật chứng là cuốn sách sử của Lê Văn Hưu và một cuốn khác mà Ngô Sĩ Liên “tạm chép vào đây” để chỉ đích danh Trần Thủ Độ giết hại tôn thất nhà Lý. Dẫu cho bỏ qua vụ này, Trần Thủ Độ vẫn còn là thủ phạm của những tội lỗi mà “Thần vũ bất xá. Thiên địa bất dung” – trời không tha, đất không dung huống chi quần chúng!

+ Nghi vấn thứ 3: Hoàng Hải Vân viết: “Để làm rõ hơn mối quan hệ kế thừa giữa nhà Trần và nhà Lý, có thể dẫn thêm một nguồn khác. Đó là An Nam chí lược của Lê Tắc. Dù Lê Tắc là người “có vấn đề”, nhưng An Nam chí lược chứa đựng những sử liệu hết sức quý giá, là cuốn sử cổ nhất của nước ta viết từ thời nhà Trần đến nay còn truyền bản. Đề cập đến Lý Huệ Tông và Trần Thừa (cha Trần Thái Tông), An Nam chí lược viết:“(Trần) Thừa có công đánh giặc, xin cho con kết hôn với công chúa Chiêu Thánh. Vương (Lý Huệ Tông) bằng lòng”. Đến đoạn nói về Lý Chiêu Hoàng, An Nam chí lược viết: “Lên ngôi được một năm, năm Canh Dần (1230) trao quốc chính cho chồng là Trần Nhật Cảnh”.Và An Nam chí lược có một đoạn rất quan trọng: “Lúc nhà Lý truyền ngôi được ba đời, Vương Võ Xứng nhà Tống làm sách Đông Đô sử lược Giao Chỉ phụ lục có đoạn : (…) Nay họ Lý truyền ngôi tám đời 220 năm. Huệ Tông không con, truyền nước cho rể. Đến nay họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn, kể sự may thì may biết bao nhiêu”.Dẫn như vậy để thấy nhà Trần đã kế thừa ngôi nhà Lý một cách danh chính ngôn thuận, không có lý do để “nhổ cỏ tận gốc”.

Chúng ta “tiếp chiêu” này và dễ dàng hóa giải.

Thứ nhất: Chúng ta xem thử giữa họ Trần và Lý có phải là “mối quan hệ kế thừa” hay không? Không! “Mối quan hệ kế thừa” đó là cụm danh từ hết sức tốt đẹp. Giữa các triều đại, không thể có sự quan hệ nào gọi là “quan hệ kế thừa” cả. Toàn là “mối quan hệ cướp đoạt hay chém giết và thanh toán lẫn nhau” mà ra. Ví dụ Triệu Đà – Triệu Vũ Đế cướp ngôi An Dương Vương Thục Phán bằng cách gởi rể mà lập nên nhà Triệu. Lý Phật Tử phản phúc dùng mưu “Triệu Đà gởi rể” để cướp ngôi Triệu Việt Vương mà lập ra nhà Hậu Lý. Kiều Công Tiễn phản chúa đoạt ngôi Dương Diên Nghệ. Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn lập ra triều nhà Ngô. Đinh Bộ Lĩnh giết và phá “12 sứ quân” để lập ra nhà Đinh. Lê Hoàn tư thông vợ của Đinh Tiên Hoàng, phế vua con Vệ Vương, giết Nguyễn Bặc mà lập ra nhà Tiền Lê. Lý Công Uẩn đoạt ngôi nhà Tiền Lê lập nên nhà Lý sau khi giết Lê Long Đĩnh (“Đại Việt Sử Ký tiền biên“). Tới đây, Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông trao quyền cho con gái 6 – 7 tuổi là Lý Chiêu Hoàng rồi 1 năm sau lại ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh 7- 8 tuổi và ép chết vua Lý Huệ Tông để đoạt ngôi nhà Lý mở ra nhà Trần… Còn nữa…

Như vậy, trong lịch sử, các triều đại không có mối quan hệ kế thừa mà chỉ có quyền lực thâu tóm! “Mối quan hệ kế thừa” chỉ được dùng trong các ngành nghiên cứu như văn học, khảo cổ, khoa học, sinh học… Còn có trong triều, mối liên hệ kế thừa này chỉ có thể xảy ra trong một triều đại, con nối cha, em nối anh, cháu nối chú cùng một họ chứ không phải khác họ như chúng ta đã biết.

Thứ hai: Mặc khác, Hoàng Hải Vân mượn sách “An Nam chí lược” của Lê Tắc với câu: “Nay họ Lý truyền ngôi tám đời 220 năm. Huệ Tông không con, truyền nước cho rể. Đến nay họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn, kể sự may thì may biết bao nhiêu”.

Trước khi luận đúng sai, chúng ta thử đọc lại nguyên đoạn này trong cuốn “An Nam chí lược” của Lê Tắc:

“Hạo-Sám (tức Huệ-Tông) Lúc ấy tướng giặc châu Quốc-Oai là Nguyễn-Niên, xưng hiệu Kim-Thiên Đại-vương, cùng với người Hồng-Lộ là Đoàn-Ma-Lôi nổi dậy làm phản. Trần-Thừa cùng em là Kiến-Quốc đánh không yên được, bèn giảng hoà với Ma-Lôi, hộp sức đánh Niên, bị Niên đánh bại. Sau Niên chết, loạn mới yên, Thừa có công đánh giặc, xin cho con kết hôn với công-chúa Chiêu-Thánh. Vương bằng lòng. Hạo-Sám không có con trai, lập Chiêu-Thánh nối ngôi, lui ở chùa Chơn-Giáo học phật rồi mất.(Ở ngôi 16 năm, thụy-hiệu Huệ-Vương).

Chiêu-Thánh: Lên ngôi được một năm, năm Canh-Dần (1230) trao quốc-chính cho chồng là Trần-Nhật-Cảnh. Tất cả tôn-thất nhà Lý và bình-dân họ Lý đều khiến đổi ra họ Nguyễn để dứt lòng dân trông nhớ.(Lúc nhà Lý truyền ngôi được ba đời, Vương-Võ-Xứng nhà Tống làm sách Đông-đô-sự-lược Giao- Chỉ phụ-lục có nói rằng: “Lê-Hoàn cướp họ Đinh, truyền ba đời thì nước mất. Công-Uẩn cướp họ Lê đã mấy đời còn được yên, há chẳng phải may hay sao?”. Nay họ Lý truyền ngôi tám đời hơn 220 năm. Huệ-Vương không con, truyền nước cho rể. Đến nay họ Lý vẫn được tế-tự luôn luôn, kể sứ may thì may biết bao nhiêu?).

An-Nam Chí-Lược Quyển Đệ Thập Nhị Chung 105 An Nam Chí Lược – Quyển Đệ Thập Tam An-Nam Chí-Lư ợ c Quyển Đệ Thập Tam Cổ-Ái Đông-Sơn Lê-Tắc Biên Gia-Thế Họ Trần

Đời thứ nhứt (tức Trần-Thừa)

Người Giao-Chỉ, ngoại-thích của nhà Lý. Cuối cuộc loạn đời Lý, Trần-Thừa cùng em là Kiến-Quốc đánh giặc có công, được phong chức Thái-Uý; Kiến-Quốc được làm đại-tướng-quân. Con trai lấy con gái của Lý-Huệ-Vương là Chiêu-Thánh, nhân đó được truyền ngôi (Thừa chết, truy tặng Thái-Tổ).

Đời thứ hai (tức Trần-Cảnh)”Con giữa của Thái-Tổ, tính người khoan nhân thông tuệ, văn võ toàn tài, lấy tư cách con rể nhà Lý kế vị quốc-vương. Chiêu-Thánh-Hậu không con. Cảnh lại lấy người em vợ sinh được ba người con trai. Đầu đời Thiệu-Định (1228-1233) nhà Tống khiến sứ tiến cống, Lý-Tông phong làm An-nam quốc vương chức kiểm-hiệu thái-úy, kiêm Ngự-sử đại-phu, Thượng-trụ-quốc, cho hiệu là Hiệu-Trung Thuận-Hoá, bảo-tiết thủ-nghĩa, hoài-đức qui-nhân, Tịnh-hải-quân tiết-độ, quan-sát xử-trí đẳng sứ, thực ấp 11.000 hộ, thật phong 4200 hộ. Năm Bửu-Hựu thứ 6 (1258), dâng biểu xin kế vị. Năm Cảnh-Định thứ hai (1261), lại khiến sứ tiến cống. Vua Tống xuống lời dụ chiếu khen và sai sứ-thần đem cho vàng và pháp cẩm2. Tháng 12 năm Đinh-Tỵ (1257), đời Đại-Nguyên, đại-súy Ngột-Lương-Hộp-Đãi đem binh từ Vânnam đi qua biên-ấp An-nam. Người trong nước kháng cự, bị quan quân đánh phá, sợ phải đầu hàng. Qua năm Mậu-Ngọ (1258) Vương đổi tên là Quang-Bính, khiến bồi-thần3 dâng biểu nạp khoản, xin giữ chức phận phụng công. Năm ấy, Vương nhường ngôi cho con tức Thánh-Tông. Năm Trung-thống thứ 64, sắc chế phong làm An-Nam Quốc-Vương và ban cho hổ-phù quốc ấn. Năm Chí-Nguyên thứ 8 (1271) khiến sứ tiến cống. Triều-đình khiến sứ đem chiếu-thư, dụ khiến An-nam phải ba năm một lần tiến cống, sẽ cho lễ-vật hồi đáp và dụ Trấn-Vương vào bệ kiến. Vương lấy cớ đương đau từ chối. Năm Chí-Nguyên thứ 14 (1277), Trần-Vương mất. (Ở ngôi 18 năm5 thọ 60 tuổi, thụy-hiệu Thái-Vương” (Sđd tr 104 – 105).

Nhận xét: Lê Tắc làm quan thời Trần Nhân Tông rồi cùng Trần Kiện chạy theo giặc Nguyên về Tàu. Cuốn “An Nam chí lược” viết rất sơ sài và lầm lẫn như Trần Thái Tông lấy chị vợ nhưng Lê Tắc viết là lấy em vợ và không thấy bóng dáng Trần Thủ Độ ở đâu cả. Còn chép bừa: “Hạo-Sám không có con trai, lập Chiêu-Thánh nối ngôi, lui ở chùa Chơn-Giáo học phật rồi mất”. Như vậy, Lý Huệ Tông tự dâng ngôi cho họ Trần rồi về chùa chứ không bị phế bỏ hay bị ép chết. Té ra, Lê Văn Hưu trước đó tới Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… và các nhà chép sử chúng ta sau này chép bậy bạ sao? Câu “truyền nước cho rể”, Lê Tắc dùng thật ẩu tả khi không chú ý rằng Lý Chiêu Hoàng mới 6-7 tuổi lên ngôi nữ hoàng mà chẳng có phụ chính và “Tất cả tôn-thất nhà Lý và bình-dân họ Lý đều khiến đổi ra họ Nguyễn để dứt lòng dân trông nhớ” mà không biết ai là người có âm mưu đổi họ Lý ra Nguyễn? Nếu ám chỉ Lý Chiêu Hoàng hay Trần Cảnh đều là tào lao vì cả hai hãy còn con nít, biết gì đại sự quốc gia với âm mưu lâu dài khi chuyển họ? Tin theo sách này, bán cả bắp giống mà ăn vìTrần Thủ Độ không có tội mà cũng chẳng có công lao gì. Tệ hơn nữa là nhân vật này không có trong lịch sử! Một điều tối quan trọng là cuốn “An Nam chí lược” ra đời năm 1335 trong khi “Đại Việt Sử Ký” của Lê Văn Hưu hoàn chỉnh năm 1272 và “Đại Việt Sử Ký tục biên” của Phan Phu Tiên hoàn chỉnh năm 1459. Do đó, “An Nam chí lược” không phải là “cuốn sử cổ nhất của nước ta” như Hoàng Hải Vân nhầm lẫn. Một tên phản bội dân tộc Việt Nam khi viết sử nước nhà làm sao chẳng viết sơ sài và viết với tính cách cho có và không bội phản lịch sử chứ!

Câu hỏi đặt ra:

– Chúng ta có thể nào tin Lý Huệ Tông tự tay dâng không cái ngai vàng cho họ Trần là con rể bị ép tảo hôn mới 7 – 8 tuổi? Không!

– Chúng ta có thể nào tin Lý Huệ Tông tự ý đi tu chứ không bị phế bỏ bởi Trần Thủ Độ? Không!

– Chúng ta có tin rằng Lý Chiêu Hoàng (6 – 7 tuổi) và Trần Cảnh (7 – 8 tuổi) đã biết chuyện trai gái và tự ý lấy nhau? Không!

Vậy mà “Cùng hội cùng thuyền” với Lê Tắc về điểm này còn có Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái trong “Đại Nam Quốc Sử diễn ca” dưới đây:

“13. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng

Chiêu Hoàng là phận nữ nhi

Phấn son gánh việc giang nguy được nào!

Xây vần cơ tạo khéo sao?

Bỗng xui Trần Cảnh hiện vào hầu trong.

Người yểu điệu, kẻ thư phong

Bén hơi rơm lửa, động phòng mưa mây.

Vẩy nước chậu, vắt khăn tay

Khi đêm đạp bóng, khi ngày ngồi chung.

Hoa đào đã dạn gió đông

Vua tôi phận đẹp, vợ chồng duyên may.

Chiếu rồng ban xuống năm mây

Mừng rằng nữ chúa ngày nay có chồng.

(sđd trang 136 – 137 sách cũ và trang 66 – 67 sách mới do Hoàng Xuân Hãn ghi lời tựa).

Đọc mà tức cười cho cái ngây ngô của 2 tác giả diễn sử. Nội cái câu “Phấn son gánh việc giang nguy được nào“ đã phủ nhận anh hùng nữ kiệt Trưng Vương mất rồi! Một câu xúc phạm phụ nữ đáng ghét! Nhưng ngay cả Ngô Sĩ Liên khi chép về Trưng Vương cũng hạ bút rằng: “Vua rất hùng dũng, đuổi Tô Định, dựng nước xưng vương, nhưng vì là vua đàn bà, không thể làm nên công tái tạo“.Hạn chế đáng chê trách trong việc nhìn nhận “nữ nhi thường tình” truyền từ bao đời nên mới có chuyện “nam thiếu, nữ thừa” và mới có chuyện trai Trung Quốc, Hàn Quốc… tràn sang kiếm vợ Việt Nam hầu như làm điếm, làm nô lệ tình dục, lao động nhiều hơn là làm vợ! Vậy nam nhi nào có thể có công “tái tạo” như Hai Bà Trưng trong lúc giặc Hán tràn vào cướp bóc, giết hại dân ta như thác lũ? Công “tái tạo” hiểu như thế nào ở đây? Tái tạo là đổi đời. Được độc lập, tự do dù chỉ 1 phút cũng là “công tái tạo” chứ, huống hồ Hai Bà Trưng đã giành độc lập tới 3 năm.

Thêm vào dó, ở trên, 2 tác giả diễn sử đã tả hai đứa trẻ như 2 người lớn, đọc mà buồn cười chết được: “Người yểu điệu, kẻ thư phong Bén hơi rơm lửa, động phòng mưa mây“. Có đánh chết, cho chúng uống “cường dương bổ thận” như “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”của thần y Lê Hữu Trác hay “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh hoặc… chơi thêm Viagra hay Ecstasy (thuốc lắc), chúng nó cũng chẳng có biết quái gì là “hơi rơm lửa“, là “mây mưa” mà “hoa đào đã dạn gió đông” huống hồ viết được “chiếu rồng ban xuống“. Diễn như vầy là vô tình chửi Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh “nhỏ mà tinh ma, qủy quái” và thủ tiêu tấn tuồng “giả lộng thành chân” mà Thái sư Trần Thủ Độ là đạo diễn. Trong phim “Thái sư Trần Thủ Độ“, thuyết minh cũng kết là “một cuộc cướp ngôi” còn Lý Chiêu Hoàng “chẳng biết những âm mưu và toan tính quanh quanh nàng“. Dùng từ “nàng” để chỉ em bé 6-7 tuổi có hợp ngôn hay không? Diễn không đúng tâm lý và cũng chẳng đúng sách sử đã viết, tác giả tự đào mồ chôn mình!

Câu hỏi đặt ra:

– Chúng ta có tin rằng Lý Chiêu Hoàng (6-7 tuổi) hay Trần Thái Tông (7-8 tuổi) là người đã chuyển họ Lý thành họ Nguyễn? Không!

– Chúng ta có thể nào tin nhân vật Trần Thủ Độ không có trong lịch sử? Không!

– Chúng ta có tin rằng “Dẫn như vậy để thấy nhà Trần đã kế thừa ngôi nhà Lý một cách danh chính ngôn thuận, không có lý do để “nhổ cỏ tận gốc” như Hoàng Hải Vân khẳng định không? Không bao giờ!

“An Nam chí lược” chỉ xét về sự kiện này đã mâu thuẫn với tất cả sách sử. Nếu ai đã tin nó, đừng tin các sách sử viết về sự kiện này. Tóm lại, “An Nam chí lược” với nội dung xa lịch sử Việt Nam như trên liệu có đúng là “chứa đựng những sử liệu hết sức quý giá” hay không? Không thể nào!

+ Kết luận của Hoàng Hải Vân: “Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông… đều là những anh hùng có công với nước, đặc biệt có có công trạng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống đội quân xâm lược mạnh nhất hành tinh lúc bấy giờ là quân Nguyên – Mông. Không thể vì những đoạn sử thiếu căn cứ mà làm tổn hại đến uy danh của tiền nhân. Đối với Trần Thủ Độ, ông một tay quán xuyến cơ nghiệp nhà Trần trong buổi đầu, dù quyền hành “nghiêng nước” nhưng ông quang minh lỗi lạc, chí công vô tư, dù cho hết lòng bảo vệ nhà Trần ông cũng không thể dùng thủ đoạn lừa dối để giết người bừa bãi như vậy được.

Vả lại, Trần Thái Tông là con rể của Lý Huệ Tông và Trần Thánh Tông chính là cháu ngoại của Lý Huệ Tông. Nhà Trần, kể từ Trần Thánh Tông có một nửa dòng máu của họ Lý. Cho nên nói “Họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn” là có cơ sở.

Thứ nhất: Chúng ta hỏi ngược:

– Về công trạng của Trần Thủ Độ, ngoài cái câu “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo gì khác“, có ai đọc được công lao chi tiết nào của ông trong việc điều binh khiển tướng giúp họ Lý chống nội loạn và chống Nguyên không? Có nhưng không phải ông là nhất. Chúng ta không phủ nhận công lao của ông trong cuộc chống Nguyên nhưng đừng qúa thổi phồng. Vì sao? Người dọn cổ sẵn cho Trần Thủ Độ – người em chú ruột xơi ngon chính là Trần Tự Khánh. Không có Trần Tự Khánh (kẻ ăn ở 2 lòng với vua – trước là Lý Huệ Tông, sau lập Huệ Văn Vương làm vua rồi phế bỏ để đi theo Lý Huệ Tông chỉ vì em gái đã lấy Lý Huệ Tông) thì không có Trần Thủ Độ. Sau khi Tự Khánh chết, quyền hành mới giao về cho ông ta. Đi theo “vết lông ngỗng” của Tự Khánh chính là Trần Thủ Độ nhưng Thủ Độ hành động mưu mô, thủ đoạn ác hơn ông anh bác ruột của mình. Anh em Trần Tự Khánh, Thủ Độ chính là những người “bất trung” khi hưởng bổng lộc từ nhà Lý nhưng đã phản bội vua nhà Lý! Đó có phải là công lao “quang minh lỗi lạc”?

Những đoạn sử trên không chỗ nào “thiếu căn cứ” cả. Ông “hết lòng bảo vệ nhà Trần” chứ không phải bảo vệ nhà Lý nên việc ông xuống tay với nhà Lý là chuyện ông phải làm. Làm từng bước: Đưa hết người nhà họ Trần vào hậu cung. Đưa Trần Cảnh 6-7 tuổi vào cung để ép hôn rồi ép Lý Chiêu Hoàng ra chiếu nhường ngôi do chính ông thảo ra. Sợ lòng người tưởng nhớ họ Lý, ông đã bức tử Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo. Cuối cùng là thanh toán dòng tôn thất họ Lý bằng “quyền hành ”nghiêng nước’ ”. Đó là “quang minh lỗi lạc” sao?

– Khi ông ta tự phongcháu họ mình là Trần Cảnh và anh em họ Trần chức tước rồi cho nhập cung họ Lý là “quang minh lỗi lạc”?

– Khi ông ép Lý Chiêu Hoàng 6-7 tuổi phải lấy Trần Cảnh 7-8 tuổi rồi bày trò giả chiếu chỉ để ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, đó là hành động “quang minh lỗi lạc, chí công vô tư” chăng?

– Việc ông lấy vợ vua Lý Huệ Tông tức Trần thị có phải là “quang minh lỗi lạc“?

– Việc ông lấy Trần thị là em gái họ (con bác ruột của ông) và để cho anh em con cháu dòng họ Trần lấy lẫn nhau (Trần Thái Tông lấy hai chị em Chiêu Hoàng – con của cô ruột Trần thị, Thiên Bình công chúa – con Trần Thái Tông lại lấy Hưng Đạo Vương – con của Trần Liễu – anh ruột Trần Thái Tông rồi đến Trần Thánh Tông lấy chị con bác ruột mình -con gái thứ 5 của An Sinh Vương Trần Liễu- làm hoàng hậu…) coi thường lẽ quân – thần, loạn luân tình huyết thống, là “hết lòng bảo vệ nhà Trần“?

– Việc ông ép Trần Thái Tông cướp vợ Trần Liễu (anh ruột vua) khiến Trần Liễu phải nổi loạn và Trần Thái Tông chán ngán phải bỏ trốn khỏi kinh thành và việc ông rút kiếm định đâm chết Trần Liễu khi không chờ lệnh vua, có phải là “quang minh lỗi lạc’?

– Chuyển đổi họ Lý sang Nguyễn vì sợ hậu hoạn về sau, có phải là việc làm “Chí công vô tư, quang minh chính đại”?

Luận: Nếu Trần Thủ Độ không phải là họ Trần và cũng không có những âm mưu soán đoạt trên, ông ta cũng sẽ được ca ngợi là “hết lòng bảo vệ nhà Trần” như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp liều chết bảo vệ ấu chúa Vệ Vương Đinh Tuệ khỏi bị Lê Hoàn cướp ngôi và như Lữ Gia hết lòng bảo vệ cơ nghiệp họ Triệu. Còn đây thì khác. Cơ nghiệp nhà Trần cũng chính là cơ nghiệp của ông. Ông không bảo vệ nó thì ông bảo vệ cái gì? Khi đã có âm mưu chuyển ngôi Lý sang Trần, ông ta quyết không từ mọi thủ đoạn nào kể cả giết người tránh hậu hoạn. Lý Huệ Tông và dòng họ tôn thất nhà Lý chính là mối hậu hoạn lớn nhất của ông. Họ là những cây đinh trong mắt ông. Do đó, chúng ta không thể nào cho rằng Trần Thủ Độ “không thể dùng thủ đoạn lừa dối để giết người bừa bãi như vậy được”. Hoàng Hải Vân chưa thấm lý lẽ xã hội đen này: “Để đạt mục đích, bất chấp thủ đoạn”! Người làm chính trị, không dùng thủ đoạn “xã hội đen”, không bao giờ lấy được thiên hạ! Trần Thủ Độ là 1 điển hình. Đọc lại lịch sử từ xưa đến nay sẽ rõ ngay.

Thế nhưng, chúng ta cũng không loại bỏ khả năng cuối đời, ông ta hối hận về những gì mình đã làm hoặc quyền hạn đã qúa ứ thừa, người ta muốn làm vài chuyện thiện nguyện như “ban phát”, “vô tư”, “công chính” để vớt tiếng về sau. Ỷ Lan Hoàng thái hậu đã bỏ đói chết hoàng hậu Thượng Dương và 72 tỳ nữ, rồi cuối đời hối hận mới lập chùa sám hối. Đó là việc sám hối tội lỗi cũng nên ghi nhận. Nhưng thà đừng làm những chuyện trái lương tâm, trái đạo lý còn hơn làm rồi mới sám hối! Mới nói: “Nếu sợ người khác biết thì đừng nên làm”. Đã làm rồi, nên nhận búa riều của lịch sử!

– Có ai “quang minh lỗi lạc”, “chí công vô tư” như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn? Ông bỏ mũi kiếm bịt sắt để mọi người không nghi ngờ ông vì thù hiềm giữa cha bị Trần Thái Tông (chú ruột của Hưng Đạo) cướp vợ mà hành thích vua khi họ ngồi cùng thuyền. Trần Hưng Đạo cũng nghiêm phạt con trai là Trần Quốc Tảng khi con đồng ý nên cướp ngôi trả thù cho ông nội. Trần Hưng Đạo dù được vua ban cho quyền được phong chức cho các quan từ tước hầu trở xuống mà không cần bẩm báo nhưng ông không lợi dụng quyền này mà phong cho người nào. Thế nhưng, trong đời người anh hùng dân tộc nào cũng phải có tỳ vết. Mới có câu “anh hùng nan qúa mỹ nhân quan“. “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” chép rằng: “Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn. Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành là lễ kết tóc với Trung Thành Vương. Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng. Công chúa Thụy Bà (chị ruột của Thái Tông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con) liền đến gõ cửa điện cáo cấp. Người coi cửa vội vào tâu. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời: “Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu” Vua vội sai nội nhân đến dinh Nhân Đạo Vương. Đến nơi, thấy yên lặng, bèn vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Quốc Tuấn đã ở đấy. Nhân Đạo bấy giờ mới biết chuyện. Hôm sau, Thụy Bà dâng 10 mâm vàng sống, tâu rằng: ” Vì vội vàng nên không sắm được đủ lễ vật”.Vua bắt đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên2 để hoàn lại sính vật cho Trung Thành Vương.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Con gái vua lấy kẻ bề dưới tất phải sai chư hầu cùng họ

đứng ra làm chủ hôn theo lễ phải thế. Thái Tông đem Thiên Thành công chúa gả xuống cho Trung Thành Vương, nhưng công chúa lại về với Hưng Đạo Vương, việc hôn nhân rất là bất chính. Thế thì lễ cưới này không ai đứng chủ ư? Vì vua đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho người làm tôi con cũng bắt chước. Vả lại, hôn nhân không lấy người khác họ mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế. Trong việc trái lễ, lại trái lễ nửa” (sđd trang 170).

Những nhà chép sử nếu “qúa thương, qúa nể, qúa phục” Đức Thánh Trần” mà không chép đúng như sử cũ, hẳn không phải là người chân chính. Người chép sử phải “mặt lạnh như tiền” trước dòng tộc, vua quan và chép bằng trái tim biết trân trọng lịch sử và bằng khối óc biết phân biệt chánh tà mới phải. Do đó, những nhân vật trong lịch sử phải cần được xét lại tư cách và công tội. Ví dụ như Lê Thánh Tông là ông vua thông minh, học thức nhưng cũng là ông vua “háo chiến” khi liên tục hết “Nam tiến” rồi, “Tây tiến” tới đánh nước Lão Qua, rồi đánh nước Bồn Man. Đánh nhau liên tục không chết dân cũng chết binh sĩ chứ! Lý Thái Tông là vua hiền nhưng lại đi cướp vợ vua Chiêm khiến hoàng hậu Mỵ Ê giữ tiết mà nhảy sông. Tư cách này không đáng mặt quân vương. Nó chỉ chứng ông tham lam, mê sắc đẹp và làm nhục kẻ thù cũng ở ngôi ngang ngửa một vì vua. Trần Thái Tông đã làm… nhục mình khi đem hoàng hậu cũ gả vào tay bề tôi còn Trần Thái Sư đã làm nhục Lý Huệ Tông khi lấy hoàng hậu cũ của ông và làm nhục chính ông vì Trần thị là chị em họ chú bác ruột của mình. Hoặc khi “tiến về Nam”, các vì vua liên tục đã cướp bóc, giết dân Chiêm Thành và san bằng thành trì hay như Nguyễn Ánh san bằng thành Quy Nhơn, Minh Mạng san bằng thành Phiên An vì Lê Văn Khôi khởi loạn. Những hành động “nhổ cổ tận gốc” này cũng giống giặc Tàu đã làm ở nước ta và đó không phải là cách hành động của những đạo quân chính nghĩa! Vì vậy mới thù cha sinh ra thù con. Thù con sinh thù cháu. Thù cháu sinh thù chắt mãi mãi còn truyền vì lòng nhân ái của cha ông ta còn chút không thật bụng. Trần Hưng Đạo khi tha Ô Mã Nhi nhưng ra đến giữa biển thì cho đắm thuyền chết. Ấy cũng không phải là quân tử gì! Đã tha thì tha hẳn. Đáng chết thì bắn bỏ hoặc chém đầu. Thế nhưng, các triều của cha ông ta cũng không làm được hoàn hảo khiến chúng ta đến giờ này phải hưởng kết qủa của “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”! Thảm thay!

– Ngay cả việc Trần Thủ Độ “bậc đèn xanh” để Trần Thái Tông đem vợ bị phế là Lý Chiêu Hoàng gả cho Lê Phụ Trần để “đền công ơn hạng mã” khiến Ngô Sĩ Liên chép sử và những người chồng liêm sĩ thấy hổ thẹn trong lòng. Đó là hành động “quang minh lỗi lạc” sao?

– Ngay cả việc đưa cháu lên làm vua, lẽ ra, Trần Thủ Độ phải cung kính theo lễ Quân – Thần mới phải. Ông ta lại ép vua làm chuyện loạn luân đến nổi Trần Thái Tông phải bỏ chạy và không muốn làm vua bù nhìn nữa. Việc này là “quang minh lỗi lạc” hay sao? Có quan lại trung thành nào dám hỗn láo như thế? Việc bỏ cung son mà chạy của Trần Thái Tông có vua Kiến Phúc nhà Nguyễn bị 2 phụ chính Thuyết – Tường bức làm vua khiến cậu bé 15 tuổi này cũng chui xuống giường trốn mà khóc lóc.

Luận: “Quang minh lỗi lạc” là mình làm chuyện gì cũng dưới ánh sáng mặt trời. Núp bóng mặt trời (vua, chúa, cường quyền, ác ma) để làm chuyện “tranh tối, tranh sáng” thì không phải lẽ. Đã gan chuyên quyền mà chẳng có gan cướp ngôi luôn. Vì thế mà tay đánh cá Mặc Đăng Dung mới… cướp quách cái ngôi nhà Trần của tay chài Trần Thủ Độ! Một cú đập bóng trả ngoạn giữa sân bóng Lý Trần và Trần – Mạc… và qúa tan thương cho dân tộc trên sân bóng Việt Nam!

2. Kết luận: Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ xuất thân từ một gia đình đánh cá giàu có ở Lưu Xá – Thái Bình. Bác ruột là Trần Lý từng làm giặc và bị giết. Nhân khi thái tử Sam (16 tuổi) chạy loạn tới thôn Lưu Gia thấy con gái Trần Lý có nhan sắc liền lấy làm vợ. Khi đó, anh em con chú bác nhà Trần là Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thủ Độ đem binh phù tá thái tử dẹp loạn Quách Bốc và Phạm Bỉnh Di (vì mất mãn triều đình mà khởi loạn) nên lập công lớn. Sau khi thái tử Sam lên ngôi, triều đình rối loạn, giặc giã khắp nơi, Trần Tự Khánh 2 lần đem binh giả cớ bảo vệ em gái (nguyên phi Trần thị) và uy hiếp kinh thành khiến vua và thái hậu phải chạy trốn. Sau này, thái hậu ghét và tìm cách giết Trần thị vì có anh là Trần Tự Khánh phản phúc nên Lý Huệ Tông phải mang Trần thị tới Trần Tự Khánh nương tựa. Nhờ công lao dẹp các cuộc nổi loạn khác và công phò trợ ấy, Trần Tự Khánh được phong Thái úy phụ chính và Trần Thừa được phong Nội thị phán thủ. Sau khi Trần Tự Khánh mất, Trần Thừa được phong là Phụ quốc Thái úy. Bấy giờ, Trần Thủ Độ đang là Chỉ huy sứ được thay thế anh họ để nắm quyền sinh sát toàn quyền triều nhà Lý và bắt đầu kế hoạch đoạt ngôi nhà Lý mà lập nên vương triều nhà Trần. Để thi hành kế hoạch, ông đã tiến hành từng bước một nhanh chónh như đã phế bỏ và ép chết vua Lý Huệ Tông, ép Lý Chiêu Hoàng lấy cháu ông ta là Trần Cảnh để nhường ngôi vị và cưỡng bức họ Lý đổi ra họ Nguyễn. Đây là tội ác của Trần Thủ Độ đối với nhân dân mà họ Lý là nạn nhân. Nó ngược hướng với những ai cho rằng Trần Thủ Độ chỉ tàn ác với họ Lý mà không làm thiệt hại tới nhân dân là sai. Họ Lý cũng là nhân dân. Đối với triều nhà Lý mà anh em họ Trần đã hưởng bổng lộc, Trần Thủ Độ là một kẻ “bất trung” đáng bị “tru di tam tộc” vì ông đã từng thọ chức quan “Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình” quyền uy dưới triều nhà Lý. Ông là vị thái sư duy nhất trong lịch sử đã ép tảo hôn một Nữ hoàng mới 6-7 tuổi là Lý Chiêu Hoàng và giả chiếu ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh mới 7- 8 tuổi – cháu họ của ông ta. Thêm nữa, ông là thái sư duy nhất trong lịch sử Việt Nam đã tạo ra một cảnh loạn luân dòng họ chưa từng có trong lịch sử. Dù là người được coi là đại công thần của triều Trần, có công chống Nguyên và bảo vệ nhà Trần nhưng thủ đoạn tàn ác và sự chèn ép vua của ông cũng như cách ông đối xử với vua bị phế đã khiến người đời nguyền rủa, căm ghét. Do đó, việc nghi án ông đào hầm giết hết tôn thất nhà Lý không thể dễ dàng xóa bỏ và việc triều Trần thay triều Lý không thể nào là “danh chính ngôn thuận” mà là thủ đoạn thiếu quân tử của một kẻ… hèn đại nhân.

Luận: Muốn thay đổi một triều đại, hãy tự khẳng định tài năng “thế thiên hành đạo” tài đức vẹn toàn của mình hơn là dùng mưu lược của những kẻ tiểu nhân, bất trung, bất nghĩa, bất nghì và mất văn nhân.

Những những vật lịch sử có những “nghi án”, cần phải được xét lại rõ ràng. Nếu “công không tăng, tội không thể giảm”!

Tuy nhiên, kẻ hèn, phi quân nào nào cũng có người ca ngợi và chê bai. Chúng ta đọc thử vài sử gia nhận định về Trần Thủ Độ.

II. Những sử gia viết về Trần Thủ Độ:

1. Sử gia Phạm Văn Sơn thời Việt Nam Cộng Hòa chép:

“I. Trần Thái Tông (1225-1258)

1- Tàn Sát Họ Lý.

Lý Huệ Tông và Chiêu Hoàng tuy bị gạt ra ngoài lề sân khấu chính trị thuở đó và

mặc dầu Trần Cảnh đã lên ngôi. Thủ Độ vẫn còn thắc mắc. Muốn cho địa vị của dòng họ mình hoàn toàn vững chắc, Thủ Độ liền lo tiêu diệt hết thảy dòng giống của nhà Lý. Trần Thái Tông mới lên 8 tuổi nên giờ đây Thủ Độ đóng vai chúa tể trong nước với chức Thái Sư Thống quốc Hành quân chinh Thảo sứ. Mặc dầu xuất thân không phải là kẻ có căn bản học thức uyên bác, nhưng Thủ Độ thông minh lỗi lạc phi thường, Thủ Độ lại có tính rất cương quyết để làm những việc tàn ác kinh thiên động địa nếu cần. Một hôm Thủ Độ đi qua chùa Chân Giáo thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ liền nói một câu: “nhổ cỏ phải nhổ cả rễ cái của nó đi!” 162 Việt Sử Toàn Thư Huệ Tông liền đứng dậy đáp: “Nhà ngươi nói thế ta đủ hiểu lắm rồi”. Sau mấy hôm Thủ Độ cho mời Huệ Tông. Huệ Tông biết ý liền vào nhà trong thắt cổ. Thủ Độ được tin đem các quan triều thần vào tế khóc rồi đem hỏa táng và chôn tại tháp Bảo Quang. Năm Nhâm Thìn (1232) trong dịp các tông thất nhà Lý làm lễ tế tiên hậu nhà Lý ở thôn Thái Đường (làng Hòa Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh) Thủ Độ cho đào hầm làm nhà lá ở trên. Khi các tông thất nhà Lý vào lễ, Thủ Độ cho đánh sập cả xuống hố. Thủ Độ cho chôn sống hết. Sau đó nhân ông tổ họ Trần tên là Lý, Thủ Độ hạ lệnh trong nước ai họ Lý đều phải cả ra họ Nguyễn, mục đích xóa hẳn họ Lý trong ký ức của dân chúng và hậu thế.

2- Đảo Lộn Nhân Luân

Chiêu Thánh lấy Trần Thái Tông 12 năm vẫn không có con, Thủ Độ liền bắt Thái

Tông bỏ, giáng xuống làm công chúa rồi đem chị bà Chiêu Thánh tức là vợ Trần Liễu vào cung làm hoàng hậu vì bà này đang có mang ba tháng do ý muốn giữ vững cái ngai vàng vừa cướp được. Thủ Độ xa hơn nữa nên xướng thuyết: Trai gái họ Trần lấy lẫn nhau. Rồi Thủ Độ thi hành ý tưởng này trước nhất, bằng sự kết duyên với Thái hậu Trần Thị, vợ Lý Huệ Tông, chị họ của Thủ Độ khi đó đã giáng xuống làm Thiên Cực công chúa. Đây là một việc loạn luân từ cổ đến kim chưa hề có, nhưng nó có một cái lợi chắc chắn (tương đối) là tránh được cái nạn thoán nghịch của ngoại thích. Trần Liễu uất ức không chịu được đem quân làm loạn nhưng không nổi, rồi nhân khi Thái Tông ngự thuyền đi chơi, Trần Liễu giả làm người đánh cá lén đến thuyền ngự tạ tội. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ rút gươm định chém Trần Liễu. Vua Thái Tông hết sức cản ngăn mới xong. Sau

Thái Tông cắt đất Yên Phụ, Yên Dương, Yên Sơn, Yên Bằng (thuộc Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) làm thái ấp cho Trần Liễu và phong làm An Sinh vương. Về phần vua Thái Tông đối với sự áp chế của Trần Thủ Độ cũng đau khổ. Một đêm ngài bỏ kinh thành trốn đi ở chùa Phù Vân, trên núi Yên Tử (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên). Thủ Độ đem các quan đi đón về triều, Thái Tông không chịu về tuyên bố rằng mình còn ít tuổi không kham được việc lớn và yêu cầu triều đình tìm người xứng đáng thay Ngài. Thủ Độ liền bảo các quan: Hoàng thượng ở đâu thì triều đình ở đó rồi truyền lo liệu xây dựng cung điện. Thượng Tọa chùa Phú Vân phải vào kêu nài Thái Tông mới chịu xa giá về kinh” (Phạm Văn Sơn, trang 161 – 163, “Việt Sử Toàn Thư”– Nxb Sài Gòn 1960).

Cơ bản của tác giả này vẫn cho là Trần Thủ Độ đê hèn ở chỗ: Tảo hôn và bày trò loạn luân một dòng họ. Dùng quyền lực cướp ngôi nhà Trần. Bức tử vua Lý Huệ Tông khi đã đi tu. Âm mưu thoát đoạt nên hủy diệt dòng họ Lý. Chèn ép vua đến mức vua phải bỏ hoàng cung rồi cưỡng bức vua phải quay trở về làm con cờ do chính Trần Thủ Độ điều khiển các nước tiến, lùi. Chuyên chính đến mức không có lệnh vua đã tự ý hành động muốn giết Trần Liễu.

Tác giá đánh giá Trần Thủ Độ: “Mặc dầu xuất thân không phải là kẻ có căn bản học thức uyên bác, nhưng Thủ Độ thông minh lỗi lạc phi thường, Thủ Độ lại có tính rất cương quyết để làm những việc tàn ác kinh thiên động địa nếu cần”.

Nếu đã cho “Thủ Độ thông minh lỗi lạc phi thường”, chúng ta cần có sử liệu dẫn chứng. Còn “ làm những việc tàn ác kinh thiên động địa nếu cần”, chúng ta đã thấy qúa rõ ràng.

2. Sử gia Trần Trọng Kim (thời Đế quốc Việt Nam) chép:

“IX. LÝ CHIÊU-HOÀNG (1225): Niên-hiệu: Thiên-chương-hữu-đạo (1224-1225)

Chiêu-thánh công-chúa lên ngôi, tức là vua Chiêu-hoàng. Bấy giờ quyền-chính ở cả Trần thủ Độ. Thủ Độ lại tư thông với Trần Thái hậu, đêm ngày mưu lấy cơ-nghiệp nhà Lý, bèn đòi các con quan vào trong cung để hầu Chiêu-hoàng, và lại cho cháu là Trần Cảnh vào làm chức Chính-thủ. Đến tháng chạp thì Chiêu-hoàng lấy Trần Cảnh và truyền ngôi cho chồng. Nhà Lý đến đấy là hết, cả thảy làm vua được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.

I. Trần Thủ Độ. Tháng chạp năm ất-dậu (1225) Trần Cảnh lên làm vua, tức là Trần Thái-Tông phong cho Trần thủ Độ làm Thái-sư Thống-quốc hành-quân chinh-thảo-sự. Bấy giờ vua Thái-tông mới có 8 tuổi, việc gì cũng do ở Trần thủ Độ cả. Thủ Độ tuy là một người không có học-vấn nhưng là một tay gian-hùng, chủ ý cốt gây dựng cơ-nghiệp nhà Trần cho bền-chặt, cho nên dẫu việc tàn-bạo đến đâu, cũng làm cho được. Lý Huệ-tông tuy đã xuất gia đia ở chùa rồi nhưng Thủ Độ vẫn định bụng giết đi, cho khỏi sự lo về sau. Một hôm Huệ-tông ngồi nhổ cổ ở sân chùa Chân-giáo, Thủ-Độ đi qua trông thấy, mới nói rằng: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rể cái nó đi! ” Huệ-tông nghe thế, phủi tay đứng dậy nói rằng: “Nhà ngươi nói ta hiểu rồi “. Được mấy hôm, Thủ Độ cho người đến mời Huệ-tông, Huệ-tông biết ý, vào nhà sau thắt cổ tự-tận. Thủ Độ đưa bách quan đến tế khóc xong rồi hỏa táng, chôn ở tháp Bảo-quang. Còn Thái-hậu là Trần-thị giáng xuống làm Thiên-cực công-chúa để gả cho Trần thủ Độ (Trần thủ Độ và Thiên-cực công-chúa là hai chị em họ). Bao nhiêu những cung-nhân nhà Lý thì đưa gả cho những Tù-trưởng các

mường. Thủ Độ đã hại Huệ-tông rồi, lại muốn trừ nốt các tôn-thất nhà Lý. Đến năm nhăm-thìn (1232) nhân làm lễ Tiên-hậu nhà Lý ở thôn Thái-Đường, làng Hoa-lâm (huyện Đông-ngạn, tỉnh Bắc-ninh), Thủ Độ sai đào hầm, làm nhà lá ở trên, để đến khi các tôn-thất nhà Lý vào đấy tế-lễ, thì sụt cả xuống hố rồi đổ đất chôn sống cả. Thủ Độ chỉ lo làm cho thế nào cho ngôi nhà Trần được vững-bền, cho nên không những là tàn ác với nhà Lý mà thôi, đến luân-thường ở trong nhà, cũng làm loạn cả. Chiêu-thánh Hoàng-hậu lấy Thái-tông đã được 12 năm mà vẫn chưa có con35, Thủ Độ bắt Thái-tông bỏ đi và giáng xuống làm công-chúa, rồi đem người chị bà Chiêu-thánh tức là vợ Trần Liễu vào làm Hoàng-hậu, bởi vì người chị đã có thai được 3 tháng. Làm loạn nhân-luân như thế, thì tự thượng-cổ mới có là một. Trần Liễu tức giận, đem quân làm loạn. Vua Thái-tông bị Thủ Độ hiếp chế như thế, trong bụng cũng không yên, đến hôm trốn ra, lên chùa Phù-vân, trên núi Yên-tử (huyện Yên-hưng, tỉnh Quảng-yên). Trần thủ Độ biết tin ấy, đem quân thần đi đón Thái-tông về. Thái-tông không chịu về, nói rằng: “Trẫm còn nhỏ-dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã-tắc”. Thủ Độ nói mãi không nghe, ngảnh lại bảo bác quan rằng: “Hoàng-thượng ở đâu là Triều-đình ở đấy!” Nói đoạn, truyền sắp sửa xây cung điện ở chùa Phù-vân. Quốc-sư ở chùa ấy thấy thế, vào van lạy Thái-tông về Triều, Thái-tông bất-đắc-dĩ truyền xa-giá về Kinh. Được ít lâu Chiêu. Trần Liễu biết sức mình không làm gì nổi, bèn nhân lúc Thái-tông ngự thuyền đi chơi, giả làm người đánh cá lẻn xuống thuyền ngự, xin hàng. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ nghe tin, đến rút gươm toan giết Trần Liễu, Thái-tông can mãi mới thôi. Sau Thái-tông lấy đất Yên-phụ, Yênđường, Yên-sinh và Yên-bang (ở huyện Đông-triều và phủ Kinh-môn, Hảidương) cho Trần Liễu làm thái-ấp và phong cho làm An-sinh-vương. Thủ Độ đã hại hết cả dòng dỏi họ Lý, lại muốn cho họ Lý không còn ai nhớ đến họ Lý nửa, mới nhân vì tổ nhà Trần tên là Lý, bắt trong nước ai là họ Lý đều phải cải là họ Nguyễn” (Trần Trọng Kim, trang 47 – 49 – “Việt Nam Sử Lược” – Bộ Giáo Dục, Nxb TTHL).

Cơ bản vẫn là: Trần Thủ Độ quyền hành lớn nhất. Loạn luân với thái hậu (vợ Lý Huệ Tông là Trần Thị, chị em chú bác ruột) cho đến khi thái hậu bị ông ta giáng xuống làm Thiên Cực công chúa để ông ta lấy làm vợ luôn. Mưu sự chiếm đoạt ngôi nhà Lý nên tự phong cháu Trần Cảnh mới 8 tuổi làm quan Chính sự đi lại trong cung. Ép hôn vua Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi và Trần Cảnh 8 tuổi rồi ép chuyển ngôi sang họ Trần. Ép vua Trần Thái Tông – Trần Cảnh 8 tuổi phải phong mình làm Thái sư. Ép chết Lý Huệ Tông. Đem hết cung nhân họ Lý gả cho các tù trưởng. Đào hầm chôn sống hết dòng họ tôn thất nhà Lý rồi bắt ai mang Lý phải chuyển thành họ Nguyễn. Ép vua tức cháu ruột mình bỏ vợ mới 19 tuổi rồi ép vua lấy chị vợ đã có mang 3 tháng với Trần Liễu (anh ruột vua) khiến Trần Liễu uất ức nổi loạn. Ép vua đến nổi phải bỏ kinh thành mà chạy rồi ép vua trở về làm bù nhìn…

Tác giả Trần Trọng Kim nhận định về Trần Thủ Độ là kẻ “không có học vấn nhưng là một tay gian hùng”“tàn bạo”.

Luận: Mang họ Trần nhưng sử gia Trần Trọng Kim không thể viết ngoài những gì họ Trần đã gieo gió phải gặp bão. Trần Trọng Kim là thủ tướng đầu tiên của “Đế Quốc Việt Nam” cũng là của Việt Nam vào ngày 7 tháng 4 năm 1945. Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại hơn 4 tháng rưỡi tức tới 23 tháng 8 năm 1945 thì Việt Minh “cướp chính quyền”. Nhà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh một lần nữa lại… cướp ngôi vị nhà Trần. Điều này có “quang minh chính đại” hay không, sẽ được xét lại sau.

3. Sử gia Ngô Sĩ Liên (thời hậu Lê) trong “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” chép:

“Chiêu Hoàng: Trước tên huý là Phật kim, sau đổi là Thiên Hinh, con gái thứ của Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai nối, lập làm hoàng thái tử để truyền ngôi1, ở ngôi được 2 năm [1224-1225] rồi nhường ngôi cho họ Trần…

Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành thị. Cháu gái Thủ Độ bằng chú là Trần Bất Cập làm Cận thị thự lục [33b] cục chi hậu3, Trần Thiêm làm Chi ứng cục, Trần Cảnh làm Chính thủ (Cảnh sau là Trần Thái Tông). Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, chực hầu ở bên ngoài. Một hôm phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: “Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?”. Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: “Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói: “Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó”. Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc [33b] tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”. Các quan đều vâng lời, xin chọn ngày vào chầu. Tháng ấy, ngày 21, các quan vào chầu lạy mừng. Xuống chiếu rằng: “Từ xưa nước Nam Việt ta đã có đế vương trị thiên hạ. Duy triều Lý ta vâng chịu mệnh trời, có cả bốn biển, các tiên thánh truyền nối hơn hai trăm năm, chỉ vì thượng hoàng có bệnh, không người nối dõi, thế nước nghiêng nguy, sai trẫm nhận minh chiếu, cố gượng lên ngôi, từ xưa đến giờ chưa từng có việc ấy. Khốn nổi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề? Trẫm dậy sớm thức khuya, chỉ sợ không cáng đáng nổi, vẫn nghĩ tìm [34a] người hiền lương quân tử để cùng giúp chính trị, đêm ngày khẩn khoản đến thế là cùng cực rồi, Kinh thi có nói “Quân tử tìm bạn, tìm mãi không được, thức ngủ không nguôi, lâu thay lâu thay”. Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thể cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông cũng không hơn được. Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thỏa lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình. Vậy bố cáo thiên hạ để mọi người điều biết”. Tháng 12, ngày mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Đổi niên hiệu là Kiến [34b] trung năm thứ 1, đại xá thiên hạ, xưng là Thiện Hoàng4, sau đổi là Văn Hoàng. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, nắm giữ mọi việc cai trị trong nước. Thủ Độ nói: “Hiện nay giặc cướp đều nổi, họa loạn ngày tăng. Đoàn Thựng giữ mạn đông, Nguyễn Nộn giữ mạn bắc, các châu Quảng Oai, Đại Viễn5 cũng chưa dẹp yên. Nhà Lý suy yếu, thế nước nghiêng nguy, nữ chúa Chiêu Hoàng không gánh vác nổi, mới uỷ thác cho nhị lang [Chàng Hai]. Nhưng Nhị lang chưa am hiểu việc nước, chính sự nhiều chổ thiếu sót, vận nước mới mở, lòng dân chưa phục, mối họa không phải là nhỏ. Ta tuy là chú nhưng không biết chữ nghĩa gì, còn phải rong ruổi đông tây để chống giặc cướp, không gì bằng mời thánh phụ làm thượng hoàng tạm coi việc nước, một hai năm sau thiên hạ nhất thống, lại giao quyền chính cho Nhị lang”. Các quan đều cho là phải, mời thánh phụ Trần Thừa nhiếp chính.

Kỷ Nhà Trần Thái Tông Hoàng Đế Họ Trần, tên húy là Cảnh, trước tên húy là Bồ, làm Chi hậu chính triều Lý, được Chiêu Hoàng nhường ngôi, ở ngôi 33 năm [1226-1258], nhường ngôi 19 năm, thọ 60 tuổi [1218-1277] băng ở cung Vạn Thọ, táng ở Chiêu Lăng. Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn. Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc1, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý2. Vua mũi cao, mặt rộng, giống như [1b] Hán Cao Tổ. Khi mới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý. Vì có chú họ là Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nên vua được vào hầu trong cung. Chiêu Hoàng thấy vua thì ưa. Năm Ất Dậu [1225], mùa đông, tháng 12, ngày 12 Mậu Dần, nhận thiền vị của Chiêu Hoàng, lên ngôi Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung. Bính Tuất, Kiến Trung năm thứ 2 [ 1266], (Tống Bảo Khánh năm thứ 2) mùa xuân, tháng Giêng, sách phong Chiêu Hoàng làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh. Phong Trần Thủ Độ làm Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sư. Phế thượng hoàng nhà Lý ra ở chùa Chân Giáo, gọi là Huệ Quang đại sư…

Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo. Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, mhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt. Có lẫn Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấ Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả [2b] rễ sâu”.(2b Chỉ việc Trẫn Thủ Độ đã giết Huệ Tông lại lấy hoàng hậu của nhà vua). Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”. Đến nay, sai người bày biện hương hoa đến bảo [Huệ Tông]: “Thượng phụ sai thần đến mời”.. Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”. Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa. Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam cửa (người bấy giờ gọi là “cửa khoét”), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông. Giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho châu lạng làm ấp thang mộc.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Tam Đại xưa lấy được thiên hạ là vì lòng nhân. Cho nên vội dứt bỏ họ. Nhà Hạ nếu không có Kiệt, nhà Thương có Trụ, thì việc truyền ngôi hẵn cũng chưa hết. Xem như cuối đời nhà Chu, các nước chư hầu cưỡng bức, tiếm lấn mà ngôi chính thống vẫn truyền nối mãi mãi không dứt. Đó là do nhân sâu ơn dày của tổ tông để lại mãi đến đời sau vậy. Họ Lý được nước không kém gì Tam Đại, truyền nối nhiều đời, đến Huệ Tông không có con trai, lại mắc bệnh tật, chắc là ơn trạch của tiên vương đến đây là hết rồi, cho nên họ Trần mới có thể lấy

được nước. Đã lấy nước của người ta, lại giết vua của người ta thì thực bất nhân quá lắm. Sau này, Phế Đế phải thắt cổ chết, Nguyên Quân bị giết, mình làm thế nào thì phải chịu thế ấy, đạo trời là như vậy đó. Dù không có lời nguyền của Huệ Tông, cũng tin là phải thế. Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng có biết đâu thiên hạ đời sau chỉ mặt gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói chó lợn. Đưa các cung nhân và con gái họ hàng nhà Lý Huệ Tông gả cho các tù trưởng người Man” (Ngô Sĩ Liên, “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư –大越史 記 全書“, Bản Kỷ, Quyển IV, trang 157 – 165, “Bản in Nội Các Quan Bản. Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 – 1697″ ).

Đây là bộ sách sử quan trọng nhất và là cái cầu lịch sử cho những ai có hứng thú viết lại lịch sử hay viết lại nhân vật lịch sử đi qua. Chúng ta cần đọc kỹ để so sánh, đối chiếu với những cuốn sử khác để rút ra một nhận định khách quan.

Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Thủ Độ tuy làm tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thế nhưng cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu thì khó lẩn tránh với đời sau vậy” (sđd tr 178).

4. Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái trong “Đại Nam Quốc Sử diễn ca“: Phong tục đời Trần

Vì ai, đạt gánh giang san?

Mà đem cố chúa gia oan thuở nào!

Chiêu Hoàng duyên trước làm sao?

Gả đi, bán lại coi vào khó nghe!

Phép nhà chẳng sửa buồng the

Vợ anh sao nỡ đem về hậu cung

Bởi ai đầu mở hôn phong

Khiến nên một đạo khuê phòng thẹn riêng!

Thuần bôn dong thói ngửa nghiêng

Họ-đương lấy lẫn nào kiêng sợ gì.

Thiên Thành công chúa vu quy

Sao Trần Quốc Tuấn cướp đi cho đành?

Sinh nghi đem tiến thiên đình

Thụy bà lăng líu, Trung Thành ngẩn ngơ:

Di đoan, mê hoặc khôn chừa

Chùa tô phật tượng, đình thờ Thích ca.

(trang 140 – 141 sách cũ, trang 68 sách mới).

Đọc cuốn này, bóng dáng Trần Thủ Độ như “cánh chim tăm cá” mà chỉ thấy lỗi lầm của vua Trần Thái Tông làm nhục hoàng hậu trước của mình thì cũng làm nhục mình mà thôi!

Theo “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư“, vua Trần Thái Tông bị Trần Thủ Độ ép lấy chị Chiêu Hoàng tức là Chiêu Thánh có mang 3 tháng với Trần Liễu – anh ruột Trần Cảnh. Thế nhưng khi giáng Lý Chiêu Hoàng xuống làm công chúa, Trần Thái Tông lại đem cựu hoàng hậu của mình gả cho Lê Phụ Trần. Nếu không có đầu dây mối nhợ loạn luân, coi thường đạo phu thê (thời phong kiến rất trọng đạo lý này) từ Trần Thủ Độ “bật đèn xanh”, sao có cảnh vua nhà Trần coi thường phép tắc đến nỗi mua bán vợ kiểu này?

Ngô Sĩ Liên từng khen lầm Trần Thủ Độ “mọi việc không việc gì không để ý” mà sao vụ này lại “tai điếc, mắt ngơ” rồi trách “Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây lần nữa” (sđd tr 174).

5. Nhà viết sử Hà Ân – Trần Quốc Vượng với “Thái sư Trần Thủ Độ”: “… Trần Thủ Độ đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm ất Dậu (tức tháng 1-1226), xếp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh với lời lẽ trong chiếu nhường ngôi rằng: “…Trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không có người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, giữ thế nào nổi ngôi báu nặng nề”.
Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, Trần Thủ Độ tỏ ra là một nhà chính trị sáng suốt, khôn khéo.
Ngay sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ nắm giữ mọi việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong Trần Thủ Độ làm thái sư giữ tất cả việc hành quân, đánh dẹp trong nước” (vnthuquan.net).

Bàn rằng:

Xưa nay, tôi trung không thờ hai chúa, chó trung không cắn chủ bao giờ. Làm tôi không phụ chính ấu chúa còn rắp tâm soán đạt ngôi vị là bất trung. Làm kẻ cướp đoạt mà còn lấy cả vợ vua là bất nghĩa. Để lập nên một dòng họ Trần mà ép phế đế không còn sức tự vệ và đẩy họ Lý vào con đường diệt vong là bất nhân. Làm chú ỷ quan quyền ép cháu còn vị thành niên lấy vợ còn vị thành niên, ép cháu là em rể lấy chị dâu của anh ruột để đạt mưu đồ, giả chiếu chỉ và tự phong là bất lương. Làm em mà lấy chị họ, khiến họ Trần lấy lẫn nhau là bất chính. Tất cả chữ bất đều nằm hết trong con người này. Do đó, thái sư Trần Thủ Độ phải đổi họ là… Bất Thủ Đoạn mới đúng.

Đoạt ngôi mà không có lực lượng chống đối, tự mình thống lĩnh quân đội gào mây, thét gió, lấy ngôi từ đứa con gái mặt còn búng ra sửa dễ như thò túi lấy đồ. Mình tự đánh với cái bóng của mình là đây! Trần Tự Khánh dọn mâm, đánh chó. Trần Thủ Độ mượn gió bẻ măng. Chung quanh hoàng cung đâu đâu cũng là người họ Trần. Trần Thủ Độ “bất chiến tự nhiên thành” nhờ thế. Vậy mà cho là “Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước” còn ca ông ta là “nhà chính trị sáng suốt, khôn khéo” thật là tức cười! Trên đời này, không có 1 cuộc đảo chính mà mà không đổ máu. Nếu nói có, chỉ ra xem?

Thiên tử mới có quyền phong quan, ban chức. Tự mình ép thiên tử phong làm thái sư thật chẳng khác thích ngồi trên đầu vua. Thái sư là chức quan lớn nhất (trong “tứ thái”) chỉ lo hàng văn mà lại “đá lộn sân” chơi luôn vai trò thái úy, thái phó, thái bảo nắm hàng quân thật là tréo cẵng ngỗng! Vừa nắm quyền vua, vừa nắm quân sự, thử hỏi còn ai to hơn ông này. Tài giỏi mưu lược, chính trị sáng suốt, khôn khéo như thế, quyền uy to như thế mà không tự mình lên ngôi để “đẹp lòng” quan quân, bá tánh như Lê Đại Hành mà lại núp bóng một đứa con nít đế vương để dang tay hòng che cả trời đất, thật là một người khôn trong chốn dại, vừa đánh trống, vừa thổi kèn hiếm có thay!

6. Khi thái sư Trần Thủ Độ vào phim “Thái sư Trần Thủ Độ“:

* Khi các hoa hậu, á hậu mù mờ dân trí:

Nhìn đầu đề: “Á hậu Thiên Lý đóng vai người yêu Trần Thủ Độ”, bật nghiêng! Nghe á hậu trả lời phỏng vấn: “Trong phim, tôi vào vai Trần Thị Dung, con gái của Trần Lý, dòng dõi họ Trần, thành viên của Võ phái Đông A. Bối cảnh của phim xảy ra vào thời kỳ đang suy tàn của nhà Lý, xã hội loạn lạc, họ Trần đã góp phần ổn định triều đình, củng cố đất nước. Số phận của Trần Thị Dung cũng gắn liền với hoạt động của gia đình và giang sơn trong giai đoạn này. Nàng lớn lên trong một gia đình danh gia nổi tiếng ở vùng đồng bằng Bắc bộ, sống gần gũi sông nước, được rèn luyện văn võ, theo cha và anh em tham gia chiến sự, chính sự. Khi vừa lớn lên, nàng nảy sinh tình cảm với Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, vì dòng họ, vì đất nước, Trần Thị Dung phải hy sinh tình cảm riêng để theo Thái tử Sảm rồi trở thành nguyên phi, và sau là hoàng hậu của triều Lý” (nhansuvietnam.vn), bật ngửa!

– Trần thị tức Trần Thị Dung là em gái của Trần Thừa và Trần Tự Khánh và là chị chú bác ruột với Trần Thủ Độ, sao có chuyện “nảy sinh tình cảm với Trần Thủ Độ”? Sự loạn luân này bắt đầu từ hồi nào trong dòng họ Trần? Nếu có, sao lại ngợi ca cuộc tình loạn luân như một huyền thoại?

– Cha Trần thị là Trần Thừa chỉ là người dân đánh cá. Thời nào, dân đánh cá vô học dù giàu có mà được coi là “danh gía” đâu?

– Trần thị nào “được rèn luyện văn võ rồi theo cha, anh tham gia chiến sự”? Sử nào chép?

– “Trần Thị Dung phải hy sinh tình cảm riêng để theo Thái tử Sảm rồi trở thành nguyên phi”. Câu này nghe làn hơi của Huyền Trân công chúa từ giã Trần Khắc Chung sang làm hoàng hậu nước Chiêm và như Tây Thi từ biệt Phạm Lãi sang nước Ngô làm vợ Phù Sai! Thật là mặn mòi mùi cải lương! Không biết thầy nào đã dạy á hậu chúng ta và dạy bằng cuốn sử nào?

“Cái đẹp đè bẹp trí thức” nên hàng loạt hoa hậu, á hậu chẳng tốt nghiệp nổi một trường trung học lại đủ điều gian lận cũng được “phường vá áo túi cơm” độn lên cho đi thi hoa hậu. Ví dụ á hậu Trương Thị May năm 2007 là “Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần I – không phải là người dân tộc Khơme, và chưa có bằng tốt nghiệp THPT” (vietbao.vn). Trần Thị Ngọc Trinh đã đạt Hoa hậu Áo dạ hội của cuộc thi “Hoa hậu trang sức Việt Nam 2007″ với hồ sơ “chưa hoàn tất”. Hoa hậu Việt Nam Trần Thị Thùy Dung “quy phạm quy chế thi” tức “gian lận bằng tốt nghiệp” năm 2008… Tất cả đều được bảo tồn danh hiệu (trừ Ngọc Trinh bị tước trên danh nghĩa) và tiền thưởng vẫn nhận như thường. Vậy, văn bản pháp chế viết bằng… ngoại ngữ nào mà người Việt đọc không hiểu? Phẩm chất đạo đức người Việt cất ở đâu mà các hoa hậu nói riêng và ông bà “dài lưng tốn vải” nói chung tìm chẳng thấy để “download” về bỏ vô óc và tâm hồn?

* Khi “Đoàn làm phim Trần Thủ Độ xúc phạm chốn tôn nghiêm“ (vietnamnet.vn):

– Họ đã bị các nhà viết sử, nhà văn, thầy giáo Nguyễn Đắc Xuân, Bửu Lý, Vĩnh Qủa…phản đối khi nơi “thờ phụng nhà Nguyễn biến thành giường ngủ nhà Lý“. Còn lãnh đạo Thừa Thiên – Huế: “chưa biết gì!”.

Trần Thủ Độ lúc sống đã không tuân thủ nguyên tắc cung đình, nay bọn “thừa nước đục thả câu” này cũng coi vua nhà Nguyễn có ra chi! Không phải cha ông di truyền gien sao chứ?

– Vua Lý Huệ Tông bằng tuổi Trần Thủ Độ nhưng sao để cho diễn viên vào vai Lý Huệ Tông đi tu mặt mũi như con nít?

– Lời thuyết minh cho phim chỗ Trần Thủ Độ bày mưu soán ngôi nhà Lý là “kết qủa tất yếu” mà dòng họ nhà Lý “không thể can thiệp”bởi vì “đây là chuyện nội bộ của gia đình Lý Chiêu Hoàng không đi trái với nhân tâm đạo lý”?

Một lời nhận định đưa dòng họ Lý vào phản tộc, vô trách nhiệm nhưng mở ra con đường đào tội nghiệt cho những loạn thần tặc tử và các vị bạo vương tiếm ngôi.

– Tập 57, Trần Thủ Độ ngồi viết. Ông ta thấy Trần Thái Tông vào cung nhưng không đứng dậy. Đấy có phải là nghi lễ phong kiến mà nhà Trần đại diện? Hay ông được miễn luôn cái lễ quân-thần này?

* Khi các giáo sư, tiến sĩ và nhà văn nhập cuộc cùng phim Trần Thủ Độ khác trên VTV3:

– Giáo sư Vũ Khiêu: Cho rằng “Nếu không có Trần Thủ Độ thì sẽ không có chiến thắng 3 lần chống quân Nguyên” và “không thể cứu vãn đất nước trong sự suy vong của nhà họ Lý”. Đúng như hơi phồng. Trần Thủ Độ mất năm 1264. Cuộc chống Nguyên lần 2 vào năm 1285 và lần 3 vào năm 1287 do Trần Nhân Tông và Thánh Tông cùng Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Nếu cháu con, vua tôi nhà Trần không có tài năng, 101 Trần Thủ Độ sống lại cũng không chắc chắn rằng sẽ thắng. Chuyện đất nước hưng thịnh rồi suy vong theo các triều đại là điều hiển nhiên. Nếu nói nhờ uy Trần Thủ Độ mà nhà Trần đánh thắng quân Nguyên thêm 2 lần sau dù Trần Thủ Độ đã chết, sao cái uy dũng này chẳng phát huy tác dụng để cứu họ Trần thoát khỏi mất nước bởi Mạc Đăng Dung cũng là người đánh cá? Phải chăng kẻ cướp ngôi người thì bị người cướp ngôi lại đó mà! “Trồng lúa được lúa. Gieo cỏ nhặt cỏ” vậy!

– Nhà văn Vũ Ngọc Tiến: Ông cho rằng chuyện tình Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung là “Thiên tình sử bi tráng” và ca ngợi “mối nhân duyên giữa đôi trai tài, gái sắc” họ “yêu nhau say đắm”.

Thấy mà ê càng cho nhà văn coi việc loạn luân là chuyện đáng đề cao. Hèn chi càng ngày có nhiều vụ án loạn luân.

* Khi đại biểu quốc hội, nhà sử học, tiến sĩ, nhà văn trong “Thái sư Trần Thủ Độ” (sân khấu):

– Nhà sử học Dương Trung Quốc: Ông ca ngợi hành động của Trần Thủ Độ “… Nhìn vào lịch sử dân tộc nhất là bối cảnh vừa kế thừa sự nghiệp triều đại cũ vừa gìn giữ được nền tự chủ quốc gia thì có thể nói là các việc làm của thái sư Trần Thủ Độ thực sự cứu vong cho dân tộc. Cùng với thời gian, ngày nay, trên những quan điểm phát triển và sự tồn vong của dân tộc, chúng ta đánh gía Trần Thủ Độ như là 1 danh nhân, như là một người khởi nghiệp cho nhà Trần như là người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và cái điều đó càng ngày càng được sáng tỏ”.

Rõ ràng Dương Trung Quốc đã đánh đồng nghĩa “kế thừa” giữa 1 dòng tộc và “đoạt vị” giữa 2 dòng họ. Khi lập dòng họ Trần, Trần Thủ Độ đã không giữ lại cái gì của cái gọi là dòng họ Lý: Các cung nhân, mỹ nữ nhà Lý cũng bị gả hết cho Mường, Mán. Họ Lý phải chuyển thành Nguyễn. Quan lại, cung thê thiếp, hoàng hậu toàn bộ hầu hết là họ Trần. Nếu như, ông phò ấu chúa Lý Chiêu Hoàng như các nhiếp chính khác trong lịch sử, ông sẽ được tiếng thơm danh và ông sẽ có 2 thế lực trong tay: Thế lực nhà Trần do ông thống lĩnh và thế lực nhà Lý cũng trong tay ông vì nữ chúa của họ là dòng tộc Lý. Biết đâu, Lý Chiêu Hoàng khi trưởng thành đã ghi vào lịch sử là một nữ hoàng kế nghiệp Hai Bà Trưng, Bà Triệu anh hùng hay sao? Không cho người cơ hội, người làm sao chứng tỏ bản lĩnh của mình?

Dương Trung Quốc cũng nhầm lẫn “anh hùng” và “danh nhân” như những người liệt kê nhầm nhẫn đầy trên mạng và diễn đàn. Trần Thủ Độ có thể là một anh hùng trong công cuộc chống Nguyên nhưng không thể là một danh nhân. Danh nhân là người có thành tích lớn về văn hóa, khoa học. Ở nước ta có Nguyễn Trãi, Lý Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn (anh hùng và danh nhân), Nguyễn Du (danh nhân)… Trần Thủ Độ học hành không có bằng cấp, thi thư cũng chẳng có gì. Tuy nói Trần Thủ Độ có công khởi nghiệp 1 dòng họ nhưng không thể có thủ đoạn hèn trong suốt qúa trình chiếm đoạt như vậy được. Tốt với 1 dòng họ này, xấu với dòng họ kia. Cho nên Trần Thủ Độ phải nhận tiếng nguyền rủa từ dòng họ khác cũng không phải không đáng!

– Lời thuyết minh: “Tại sao chuyển tiếp quyền lực từ dòng họ Lý sang họ Trần lại là Trần Cảnh mà không phải là Trần Thừa hoặc Nguyên Vương Trần Liễu?Ngay cả Trần Thủ Độ quyền uy thừa lực nắm giữ ngôi báu nhưng ông vẫn không màng. Đây thực sự là 1 chuyển biến nan lường phi các bậc tài trí như Trần Thủ Độ không ai làm được. Vương bá thuộc về nhà Trần tuy không máu chảy nhưng không phải không có sự nổi dậy từ các phe phái tranh giành quyền lực. Nếu như ông không vì nghĩa lớn sao tránh được 1 cuộc chiến cốt nhục tương tàn,nếu như ông không lấy nhân tâm để quy tụ lòng người thì cuộc nội chiến đẫm máu đến bao giờ mới chấm dứt”.

Thật là biết nói chơi! Ai làm phụ chánh mà không muốn đưa đứa con nít lên làm vua. Nếu không thế, người nào được yêu vì, dễ bảo nhất trong dòng họ mình, mình lập chứ. Đinh Tiên Hoàng, Trịnh Sâm phế trưởng lập thứ cũng vì điều này. Ngay cả Lý Huệ Tông vì cưng Lý Chiêu Hoàng nên mới lập em không lập chị. Nếu nhà Trần muốn lập, phải lập Trần Tự Khánh kia. Thế nhưng Trần Tự Khánh chẳng có máu tranh ngôi nên không làm điều này và mất rồi. Với Trần Thủ Độ, máu tham vọng này chảy ròng ròng trong cơ thể. Hơn nữa, Trần Thừa là bác ruột, tiếng tăm chẳng nổi cho lắm. Trần Thủ Độ lấy tư cách và danh phận gì mà lập ông.? Muốn lập phải lập bằng cách nào? Đem Lý Chiêu Hoàng 6-7 tuổi gả cho ông già có thê thiếp lại đang là quần thần của Lý Chiêu Hoàng mà coi được à? Trần Liễu thì Độ không thương bằng Trần Cảnh. Bọn trẻ thích chơi với trẻ là chuyện tâm lý. Lý Chiêu Hoàng thích chơi với Trần Cảnh vì đồng tuổi. Con chim nhốt trong lồng có thêm con thứ 2 mới hót líu lo. Chuyện đơn giản mà cũng được coi là mây xanh che lấp mặt trời!

Trần Thủ Độ thực hiện soán ngôi nhưng không hề gặp 1 thế lực nào giành ngôi hết. Vì sao? Phe phái triều đình toàn là dòng họ Trần từ thời Trần Tự Khánh kia. Dòng họ Lý nhìn cái gương Trần Thủ Độ phế vua, ép chúa, đảo lộn cương thường, ai mà còn máu mặt để chống như Phan Đình Phùng phản đối Thuyết – Tường phế vua? Trần Thủ Độ cướp ngôi nhà Trần là “vì nghĩa lớn nào” mà Lê Văn Hưu chẳng ghi, Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên chẳng chép?

Cuộc nội chiến trong nhà Trần giành ngôi càng chẳng có vì toàn bộ binh lực đã về tay Trần Thủ Độ. Vả lại, Trần Thừa ngu hay sao mà đi đoạt ngôi con mình? Trần Liễu có binh hùng tướng mạnh gì mà tranh với Trần Thủ Độ? Sử sách không chép chuyện này và chúng ta cũng dễ dàng suy ra.

Trần Thủ Độ đoạt ngôi nhà Trần với danh nghĩa nào ở đây để “thu phục nhân tâm”? Muốn thu phục nhân tâm, trước hết, ông phải đối đãi tử tế với 2 cha con Phế vương Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng để người 2 dòng họ soi vào ông mà nể trọng và kính phục mới đúng chứ! Nói đúng hơn, sự may mắn của Trần Thủ Độ chính là không có ai dám lên tiếng nói chính nghĩa trong lúc này ngoài việc Trần Liễu nổi loạn và Trần Thái Tông bỏ lên chùa. Đây chỉ là sự phản ứng cá nhân chứ không phải là phản kháng vì quyền lợi chính nghĩa.

– Nhà văn Hoàng Quốc Hải: “Tôi đánh giá công lớn nhất của Trần Thủ Độ là khi quyền lực vào tay ông là ông chinh phục được 2 thế lực kia mà không xảy ra nhồi da xáo thịt..”.

Không biết nhà văn ta muốn nhấn mạnh tới 2 thế lực nào? Nguyễn Nộm và Đoàn Thượng chăng? “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” chép trong đời Lý Cao Tông có Phạm Du làm phản. Phạm Bỉnh Di vâng mệnh vua dẹp Du rồi đốt hết tài sản của Du khiến Du oán hận mà mua chuộc kẻ gian tâu hoặc với vua là Bỉnh Di giết người bừa bãi nên Cao Tông nghe lời sàm tấu mới bắt tội Bỉnh Di. Nghe chủ bị bắt tội oan, Quách Bốc mới đem binh cứu chủ như Ngô Quyền trả thù cho Dương Diên Nghệ, như Lê Văn Khôi làm loạn vì cha nuôi là Lê Văn Duyệt bị tội oan cũng là lẽ thường tình. Vua Cao Tông chống không lại nên chạy loạn. Thái tử Sảm 16 tuổi gặp Trần thị trong cuộc loạn lạc này. Anh em Trần Tự Khánh giúp thái tử Sảm trừ Quách Bốc. Khi thái tử Sảm lên ngôi lúc mới 16 tuổi, anh em nhà Trần được trọng dụng. Lúc này, Đoàn Thượng xưng vương làm phản vì bị tội. Nguyễn Nộm cũng bị vua bắt tội. Trần Tự Khánh đánh người Man mãi không xong mới dùng tài Nguyễn Nộm để đánh người Man rồi Nộm xưng vương có xin vua Trần ban chỉ. Quan triều nhà Lý là Lý Bá Nhiễm đánh thắng quân Chiêm Thành và Chân Lạp. Ai nói triều Lý không có người tài? Khi soán ngôi, Trần Thủ Độ thấy 2 thế lực này mạnh lắm nên tính cách khác. Khi ấy, Trần Thủ Độ cho rằng mình chữ nghĩa không có mới vời Trần Thừa về làm Nhiếp chính để giữ ngai cho con trai là Trần cảnh nhưng cũng là bù nhìn. Sử chẳng chép ông Nhiếp chính này làm được gì cho triều đình. Vì sợ Nguyễn Nộm cấu kết với Đoàn Thượng (tướng nhà Lý) vì chúa cũ mà tấn binh nên Trần Thủ Độ mới giết Lý Huệ Tông và chúng ta hiểu vì sao nghi án Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý xuất hiện trong sử sách. Chúng ta không thể nói Trần Thủ Độ có công chinh phục 2 thế lực đó được vì Trần Thủ Độ đánh không thắng nổi. Sử chép vì sao nhà Trần có cơ may thống nhất được đất nước: ““Nguyễn Nộn ốm chết. Sau khi kiêm tính quân của Thương, Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, chè chén chơi bời bừa bãi. Nhưng Nộn cũng biết là thế không thể cùng đối lập với nhà Trần, định đến tháng 10 sẽ vào chầu, song còn do dự chưa quyết. Đến khi ốm nặng, vua sai nội nhân tới hỏi thăm, Nộn cố gượng ăn cơm, phi ngựa để tỏ ra còn khoẻ mạnh, không bao lâu thì chết. Người dưới quyền là Phan Ma Lôi Ngầm phóng ngựa chạy trốn, không biết là đi đâu. Ma Lôi là người Chiêm Thành, buôn bán ở Ai Lao, được Nộn nhận làm nô, có tài chủ động đánh thắng, dùng binh như thần. Sau khi Nộn chết, thiên hạ lại quy về một mối” (sđd tr 162). Có đánh đấm gì đâu mà ca ngợi Trần Thủ Độ lắm vậy? Nguyễn Nộm thực tâm cũng không có dụng ý tiếm đoạt gì cơ nghiệp nhà Trần mà vì thời Lý Cao Tông bắt tội mới ra nông nổi. Tới đời Trần Nhân Tông, Nộm cũng chẳng còn trẻ nữa nên, chết già cũng phải mà nhà Trần gặp may cũng phải.

Nếu có xảy ra nạn “nhồi da xáo thịt”, cũng do Trần Thủ Độ… đốt lửa. Một ông bác chú họ bệnh hoạn bày ra cảnh em chồng lấy chị dâu gây xích mích lẫn nhau giữa Trần Liễu và Trần Cảnh. Trần Liễu làm sao mà không nổi loạn? Vậy mà người đời cứ nhắm mắt khen công đức và “lấy nhân tâm để quy phục lòng người” kiểu đó thấy mà… hổ thẹn. Nếu nói việc hôn phối ngược đạo lý đó để hòng giữ vững ngai vàng họ Trần thì rõ ràng là “lửa bỏng hỏng xôi”. Đứa cháu nhận làm con ruột này cũng đâu có nối ngôi và từ đó, mầm móng “con đầu không được lập” ấm ức bị bỏ rơi mới không hết lòng cho triều Trần. Sự sanh sanh sự loạn cương thường nên những người hoàng tộc có tài nhưng phải theo hầu giặc Nguyên như Chiêu Quốc Vương Trần Ich Tắc , đào thoát sang Tống như Vũ Thành Vương Doãn (con An Sinh Vương Trần Liễu, em Trần Quốc Tuấn).

Các nhà chép sử ngày xưa đã nhận xét nguyên nhân của việc loạn Trần Liễu như sau: “Phan Phu Tiên nói: Tam cương ngũ thường là luân lý lớn của loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư? Liễu từ đó sinh ra hiềm khích, cả gan làm loạn, là do Thái Tông nuôi nên tội ác cho Liễu vậy. Có người bảo Thái Tông không giết anh, thế là nhân, nhưng tôi thì cho rằng cướp vợ của anh, tội ác đã rõ ràng, không giết anh là vì lẽ trời chưa mất mà thôi, sao được gọi là nhân? Xét ra sau này Trần Dụ Tông dâm loạn làm càn chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái Tông mạo nhận con của anh làm con của mình.

Sau này Dụ Tông và Hiến Từ đều cho Nhật Lễ làm con của Cung Túc Vương, đến nỗi cơ nghiệp nhà Trần suýt nữa bị sụp đỗ, há chẳng phải là không có ngọn nguồn của nó sau?” (sđd tr 165).

May thay! Kế hoạch này thành công 1/2, nếu không, Triệu Cơ nước Triệu – người tình có mang 3 tháng của Lã Bất Vi được Bất Vi dâng cho Tử Sở nước Tần sẽ sinh ra… Tần Thủy Hoàng ở Việt Nam!

– Những nhà đạo diễn… mù tâm lý, văn hóa:

Trần Cảnh khi lên ngôi mới 7 tuổi mà trên sân khấu, Trần Cảnh 7 tuổi đã biến thành… bác Trần Thái Tông gần 40 tuổi! Quải! Chắc Trần Cảnh sau khi lấy Lý Chiêu Hoàng đã uống được… sữa Khủng Long hay ăn được… đào lộn hột!

Tổng luận: Trời sanh thánh hiền viết sách để răn con cháu. Trời sanh kẻ trí thức để dạy lời hay, gương tốt của thánh hiền. Nay sách thánh hiền bị vứt xuống đìa cá tra. Kẻ trí thức dạy cháu con ta ngợi ca những điều bất chính! Cứu con cọp bị chết đói bằng cách giết con nai cho nó ăn hay cứu con nai bằng cách giết con cọp, điều nào cũng… phi nhân! Thế nhưng, giết con cọp cứu con nai là có thể cứu hàng vạn nhân loài bị cọp ăn. Tiếc rằng nhà Lý không phải con cọp và nhà Trần chẳng phải con nai. Đời có vay có trả. Ngợi ca cho lắm khi tắm cũng phải ở truồng!

III. Trách nhiệm khi lịch sử bị chép sai, bị hiểu nhầm thuộc về ai?

– Thuộc về những người cầm đầu một giang sơn mà không giữ được một cuốn sách sử. Loạn sách sử đã có.

– Thuộc về những kẻ “danh đề bảng hổ” chẳng ghi nổi một cuốn chính sử. Loạn ngợi ca gian hùng đã có.

– Thuộc về bọn giặc nhà Tàu thực hiện chính sách tàn bạo là “phá sạch, cướp sạch và giết sạch”. Thiếu hiểu biết về văn hóa, địa lý, trang phục lịch sử đã có.

– Thuộc về các quan chép sử được cho là “trên thông thiên văn, dưới thạo địa lý” nhưng lại mê tín và chép theo lệnh trên cho “đẹp lòng thánh thượng” là nhiều. Loạn cắt xén vì những “vấn đề nhạy cảm” đã có.

– Thuộc về những sử gia sau này đã “diễn ra” tuồng khác đã có. Ví dụ Hoàng cung không có vua nên Trần Tự Khánh phải lập con vua Lý Anh Tông là Huệ Văn Vương lên làm vua bù nhìn tức Lý Nguyên Vương. Khi đón được Lý Huệ Tông, Trần Tự Khánh lập tức phế bỏ Lý Nguyên Vương. Những chi tiết này đưa vào sẽ gây thêm tội “thờ 2 chúa mà bất trung, phế 2 vua là bất nghĩa” của anh em họ Trần.

– Thuộc về những người có nhận thức khách quan bề nổi. Ca ngợi sự đảo loạn luân thường đạo lý đã có.

– Thuộc về những nhà chuyển thể phim yếu văn hóa: Lẫn lộn tuổi tác, tâm lý nhân vật, viết bình thiếu chất xám dư bạc tiền, và hóa trang gần như Tàu 100%.

Luận: Xét về mặt chuyên quyền, ép ngôi, soán ngôi và loạn luân thường đạo lý, Trần Thủ Đô không có phong cách một quân tử. Những thủ đoạn trên của ông là một việc làm phi nhân, hèn kém văn hóa. Tóm lại, những người thoát đoạt ngôi vị không bao giờ“quang minh chính đại” mà “mượn dao giết người” để “danh chính ngôn thuận” là thủ đoạn đê hèn được dùng nhiều nhất trong mọi triều đại để thanh toán lẫn nhau tạo ra những… đại nhân và… vĩ nhân nhưng có chữ “hèn” đi kèm./.

Tháng 11/10/2010

Ngọc Thiên Hoa

Tư liệu tham khảo có sử dụng:

1. Bài: “Thử lật lại “vụ án” Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý” (Hoàng Hải Vân vn.news.yahoo.com, thanhnienonline.com), “Á hậu Thiên Lý đóng vai người yêu Trần Thủ Độ” (nhansuvietnam.vn) , “Đoàn làm phim Trần Thủ Độ xúc phạm chốn tôn nghiêm”(vietnamnet.vn), “Thái sư Trần Thủ Độ” (Hà Ân – Trần Quốc Vượng, vnthuquan.net).

2. Sách: “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1697 – Nxb Khoa học Xã hội – Hà Nội 1985 – 1992), “Việt Sử Toàn Thư” (Phạm Văn Sơn, Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật Bản – 1983 Nam Nghệ Xã), “Việt Nam Sử Lược” (Trần Trọng Kim, Bộ Giáo dục Trung Tâm Học Liệu), “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” (Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái, bản điện tử), “An Nam Chí Lược” (Lê Tắc, Nxb Viện Đại Học Huế 1961).

3. Phim: Phim tài liệu “Thái sư Trần Thủ Độ” online, Phim tài liệu truyền hình “Thái sư Trần Thủ Độ” (VTV3). “Tái sư Trần Thủ Độ” trên sân khấu (youtube.com)

4. Web sites: vietbao.com, dantri.com, google.com, youtube.com, vi.wikipedia.org…

Xin chân thành cám ơn.

Related Articles

Back to top button