TRUYỆN NGẮN

KẺ KHÔN VẶT

Truyện ngắn Kẻ khôn vặtThành phố Sài Gòn vào đêm. Ánh điện đường chiếu bóng một thằng nhỏ gầy trơ xương đang cố gắng chạy về một góc đường. Ở đó, người đàn ông vạm vỡ hình như đứng chờ nó như mọi ngày và nó cũng là thằng nhỏ về góc phố cuối cùng trong đêm. Thằng nhỏ chưa kịp ngừng để thở, gã to con giật phắc chiếc túi con trong tay nó. Gã thò tay vào quơ hết tiền rồi trợn mắt:

– Đi cả ngày mà chỉ có bấy nhiêu à? Có giấu tiền ở trong mình không đấy?

Giọng nói khó nghe của gã khiến thằng nhỏ hoảng hồn dù nó đã nghe mọi ngày. Nó co người lại và nói trong mếu máo:

– Dạ con không có giấu tiền. Đừng đánh con, chú! Mai con sẽ kiếm nhiều hơn cho chú. Á…

Nó ngã sấp xuống đường khi bàn chân to lớn của gã đàn ông được gọi “chú” gạt ngang. Nhiều người đi đường ngoái cổ nhìn lại rồi cũng chạy đi. Hình như, thành phố đã quen những cảnh trấn lột công sức kiểu như thế này hoài nên nhàm chán. Đêm mỏi mệt với những tính toan của con người đành phải thiu thiu… Riêng thằng nhỏ nơi góc phố không thiu thiu nổi. Nó lòm còm bò dậy và ngước đôi mắt lắm lét nhìn kẻ hành hạ nó như van xin. Gã hung hăng ném chiếc túi con vào mặt thằng nhỏ:

– Cút! Coi như hôm nay lão gia tha cho thằng nhóc con mày! Nhìn cái gì mà trừng trừng thế? Muốn ông loi thêm vài loi hay đá cho vài đá nữa nhá? Tới địa điểm tập trung, có xe đưa về ổ chuột. Cút!

– Dạ! Dạ không… Con đi liền!

Thằng nhỏ lật đật chạy lủi vào con hẻm. Người đàn ông ăn mặc lịch sự đứng gần đó đã chứng kiến đầu đuôi sự việc. Ông chận nó lại và chìa một tờ tiền khiến nó ngơ ngác vài giây rồi lắc đầu trong nỗi sợ hãi. Người đàn ông không nói gì. Ông nhét tờ tiền vào túi áo nó rồi tiến về phía gã to con hung dữ. Nhận ra người đàn ông, gã cụp mắt, co người, cười lễ phép:

– Dạ. Anh Tư! Sao hôm nay có nhã hứng… độc cô hành thế này?

Người đàn ông gằn từng tiếng một:

– Chú em chắc không có con cháu gì hén? Địa bàn này là chỗ của chú em sao?

– ???

– Anh đang hỏi chú em đó!

– Anh Tư nói gì em chẳng hiểu chi cả!

– Ô! Anh nói tiếng Việt mà chú em không hiểu thì bọn “người lạ” nói tiếng Tàu hay tiếng Mỹ, chú em hiểu chắc?

– Ý anh là… À… Địa bàn Quận 1 không phải của tụi em nhưng mọi chuyện là do ý của anh Năm.

– Vậy anh là ai đây? Hết chuyện của chú rồi. Đi đi!

– Vâng! Vâng! Em biết!

Gã to con lúng túng. Gã lùng bùng trong miệng trong khi người đàn ông “anh Tư” nghe điện thoại. Chẳng biết đầu dây nói gì mà ông ta cười gằn:

– Nói cho chúng biết phải trái trước. Sau đó, đứa nào còn lạng quạng “đâm đầu thóc, thọc bị gạo“, cắt hết lưỡi chúng xuống! Nhưng anh cũng cảnh cáo cho chú rằng đừng tìm cách “xâm thực lãnh địa” và nếu không được anh cho phép, đừng lập hội Cái Bang. Ăn miếng nào ra miếng đó cho thơm tho, chú Năm à. Ăn bẩn mắc công “cống nạp”. Rõ chưa? Anh Tư sẽ gặp chú sau.

Ông ta không lớn tiếng nhưng giọng ông thật lạnh khiến gã to con… rét. Một chiếc xe Luxus trờ tới như cứu nguy. Gã to con khúm núm vội mở cửa xe cho anh Tư bước vào xe như trong phim Tàu. Gã còn lệnh cho tài xế:

– Đưa anh Tư đi Diamond Plaza! Cẩn thận nhá!

– Dạ biết!

Người đàn ông như một bảo vệ anh Tư không ghìm được nụ cười. Chiếc xe vừa chạy được một đoạn đường Lê Duẩn, người anh Tư nghe điện thoại xong, ông bảo tài xế:

– Không đi chỗ đó nữa. Chú cho xe tới Park Hyatt!

– Dạ!

Người bảo vệ hỏi:

– Lại có chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” hả anh Tư?

– Ờ! Chúng ta đi gặp khách trước rồi gặp tay Năm sau.

Người bảo vệ gật đầu. Chiếc xe rẽ hướng Hai Bà Trưng rồi ngừng ở số 2 Công Trường Lam Sơn, Quận 1 và mất hút trong khách sạn 5 sao lộng lẫy những sắc màu kỳ diệu với bao nhiêu điều đầy sóng gió để nói tiếng yêu người và biết bao chuyện êm đềm để lãng quên đời…

*

Thằng nhỏ lê lếch về tới địa điểm tập trung. Ở đó, hàng chục đứa nhỏ ốm nhom, nhếch nhác và đói meo cũng chờ xe của bọn anh Năm chở về. Chiếc xe nguỵ trang ravẻ như xe đưa đón học sinh trường tư thục. Thằng nhỏ về căn nhà không số nằm trong khu phố không tên ở Quận 8. Tức là khu nhà ổ chuột. Đối diện với chúng là khu biệt thự triệu đô Phú Mỹ Hưng, Quận 7 của các ông to bà lớn hay các đại gia. Ánh đèn dầu leo lét thời Bảo Đại ỉa cức su trong ổ chuột nhá lên đủ cho thằng nhỏ thấy mặt nhăn nheo của bà ngoại đang chờ nó lâu lắm rồi. Thấy thằng cháu lò cò xuống xe, bà chạy lại ôm chầm lấy, mừng rỡ:

– Đêm nay, cháu bà về trễ làm bà lo qúa!

Bà roi đèn tìm tòi trên thân thể cháu ngoại. Nhìn thấy vết bầm trên chân thằng cháu, bà chép mìệng:

– Thật tội nghiệp cho cháu của bà! Chúng lấy hết tiền còn đánh cháu đau. Quân sống không lương thiện, chết chẳng có chỗ chôn!

Thằng nhỏ ôm cổ bà ngoại:

– Bà nói gì vậy bà ngoại? Hôm nay, ông ta lấy hết tiền nhưng ngày mai, con sẽ giấu lại vài chục ngàn mua bó mía cho bà nghen.

Bà ngoại bật cười. Bà xoa đầu đứa cháu ngoại:

– Bà hổng còn răng làm sao nhai được mà ăn mía nà! Mua cho voi ăn thì có! Cháu đói bụng lắm phải không? Ngoại để dành cháu chén cháo trắng trong cạp lồng kia.

– Dạ con đói lắm chớ. Cả ngày nay, con chỉ uống được miếng nước trà đá mà thôi hà!

Nó hỏi bà ăn chưa khiến bà nóng mũi. Đột nhiên, thằng nhỏ thừ người ra. Giọng buồn con nít của nó khiến bà nghe rơi nước mắt:

– Ba má và chị hai con đi đâu mà lâu về qúa vậy bà ngoại?

– Ờ… Bá má con đi làm ăn xa. Chị hai cũng đi học xa.

– Vậy hở bà? Bà đừng đi học xa bỏ con nhen bà ngoại!

Bà ngoại lấy tay áo đưa lên mặt. Nhìn thằng cháu múc từng muỗng cháo đưa vào miệng nhưng không buồn nuốt khi nghĩ tới ba má nó mà lòng bà đau như dao cắt. Bà nhìn ra sông. Dòng nước đen ngòm của dòng sông Sài Gòn đang oằn mình gánh chịu bao nhiêu thây người chết trôi, bao nhiêu rác rưỡi bẩn thỉu, bao nhiêu chất thải độc hại và bao nhiêu oan khiên chất chồng như nhuộm đen gia đình bà khiến cho “người tóc bạc khóc người tóc xanh”!

Ba năm trước, vợ chồng con gái bà đang có ăn, có mặc với chiếc xe hủ tiếu thì được lệnh giở nhà đi vì nhà nước cần “giải phóng mặt bằng” lấy đất xây khu du lịch. Sau 1975, bà không hiểu sao người ta có nhiều chương trình “giải phóng” đến như vậy? Giải phóng hoài nhưng mà “vấn nạn dân nghèo”, họ đâu có “giải phóng” nổi. Thành ra, người chưa kịp nghèo đã mạt. Kẻ chưa nếm nghèo bỗng giàu sụ. Họ giàu còn hơn những người bị cho là “tư bản” phải bị “đánh” cho qụy, cho sụp trước kia. Từ hạng bình dân nhưng không có chỗ an cư mà lập nghiệp nên gia đình bà rớt cái đụi xuống thành bần hèn như bây giờ. Chồng bà làm thợ khuân vác hàng trên tàu hàng bị chết đuối trên sông. Thế là toi một cây cột nhà! Bà theo vợ chồng đứa con gái cùng hai đứa cháu ngoại từ bỏ căn nhà ổ chuột chục mét vuông này để lang thang dọc ven sông Sài Gòn mà kiếm sống ở căn nhà ổ chuột khác. Căn ổ chuột này không đủ chỗ để chứa chiếc xe hủ tiếu huống hồ cho cả 4 mạng người! Rồi người ta kháo nhau có chính sách phân chia nhà mới cho những người nghèo. Vợ chồng con gái bà đến nhận căn nhà cho dân nghèo 40 mét vuông mà lòng cứ lâng lâng như giấc chiêm bao. Tưởng rằng đơn giản là thế nhưng “nước ta còn nghèo”, làm gì có chuyện nhà nước “hào phóng” đến vậy? Không tiền trả ngân hàng sơ sơ gần… tỉ bạc, họ bị lấy nhà lại, cũng như không! Thằng rể bà vay nóng 200 triệu. Bọn cho vay cho mượn ngay mà không cần hỏi giấy chứng minh nhân dân gì cả. Lãi mẹ đẻ lãi con khi “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống“. Đứa cháu gái phải bỏ học, đi bán cà phê cho quán cà phê Ibox ở đường Hai Bà Trưng. Mấy tháng sau, một ngày, bà không thấy chồng con gái về nhà. Tối đó, người ta kinh hoàng khi phát hiện những thi thể bị chặt tay thả trôi sông như ngầm cảnh cáo những ai dám trêu ngươi đám giang hồ. Con gái bà chết trân khi nhận ra một trong những cái xác xấu số trôi lênh đênh là xác chồng. Đêm ấy, nó qúa hãi hùng nên trốn mất và để lại hai đứa con, đứa gái 14, đứa trai 7 tuổi. Vậy mà, hai ngày sau, người ta phát hiện nó bị chặt mất hai bàn tay và chết trôi trên bờ sông Sài Gòn như chồng nó. Người biết chuyện rỉ tai bà: “Đừng bao giờ vay mượn bọn giang hồ, bác nhen. Chúng cho bác mượn liền nhưng bác không trả đúng hẹn, chúng sẽ đòi tiền lời bằng cặp tay hay cặp giò đó bác. Bỏ trốn, chúng ‘khử’ luôn bằng cách gặp đâu, chém đó. Công an có cũng không vì hầu hết công an sống và giàu có là nhờ các trự giang hồ đó bà”. Bà chưa kịp hoàn hồn, bọn giang hồ thời “máu nhuộm bãi Thượng Hải” tới cho bà 2 điều kiện. Một trả nợ. Hai dọn nhà. Bà chọn con đường thứ 2 là ôm 2 đứa cháu đi tìm ổ chuột khác và cái nhà “tử thần” 40 mét vuông phải hai tay mà dâng không cho họ. Một ngày nọ, con cháu gái không về nhà. Nó được coi như mất tích. Té ra, cháu gái bà nghe lời người ta, lấy mất 100 triệu tiền vay mượn từ giang hồ của ba má nó đi nạp cho kẻ môi giới để được lấy chồng Thượng Hải. Thế nhưng, nó đã bị mẹ mìn lừa mất trắng. Tới nay, công an vẫn chưa tìm ra tông tích. Bà giữ riệt đứa cháu trai còn lại như báu vật. Khu nhà mới được cấp, chẳng có ai dám ở. Họ phải tìm cách hay bị cưỡng ép mà bán cho bọn giang hồ, đại gia và cán bộ. Sự việc đã thành “một ngày như mọi ngày”! Nay lại sinh ra cái bọn đầu trâu, mặt gấu ở đâu tìm tới những khu nhà ổ chuột để bắt người già gần đất xa trời và những đứa trẻ còi cọt xung vào “Hành Khất Cái Bang”. Bà chép miệng than thầm rằng thời buổi không chiến tranh nhưng chiến địa tương tàn, nhân gian đồ thán còn khốn khổ hơn thế. “Thời Mỹ – Ngụy ngắn ngủi nên chưa ai được nếm nổi khổ thiên tai, khổ nhân tai như vầy!”. Bà chép miệng. Không thấy thằng nhỏ động tĩnh hỏi ba má hay chị hai, bà hỏi nhỏ:

– Cháu bà ngủ rồi hén?

Không có tiếng trả lời. Thằng cháu đã ngủ từ lúc bà đang nhìn con sông hận mà hồi ức đau buồn. Mùi nước sông hôi hám bốc lên khiến bà muốn mửa. Bà đập tay lên vai cháu như ru ru. Ngày nay, chẳng có ai ru cháu, ru con bằng Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga cũng chẳng còn nết na, chung thủy với họ Lục mà bám lấy Trịnh Hâm hết rồi! Bà nhìn thằng cháu ngủ thơ ngây với bao nổi thẩn thờ rồi nhìn ra dòng sông loang loáng vết đen, vết bạc. Bà muốn làm một điều gì đó cuối cùng cho đứa cháu ngoại mồ côi được hưởng phước phần may mắn. Thế giới này không biết ai đã tạo ra nhưng bà tin nó vẫn hiện hữu những điều bí ẩn lương thiện cho người bần cùng bám víu. Đó là niềm tin! Bà đã sống với niềm tin đó như chờ đợi trúng số độc đắc giống ông Nguyễn Văn Hết, 97 tuổi mà thời vận còn mỉm cười. Bà hí hoáy dưới ánh đèn dầu leo lét nghệch ngoạc vài chữ trong tờ giấy trắng học trò của cháu gái bỏ trống 2 năm nay rồi cho vào cái chai nhựa không. Trong ánh sáng bàng bạc của dòng nước, người ta thấy một cái chai nước đang từ từ trôi đi… trôi mãi…

*

Diamond Plaza

Thành phố Sài Gòn vào chiều. Dòng người cuồn cuộn tấp nập. Những con gió đi về ẩn nấp và ánh hoàng hôn tấp vào phía bên kia chân trời. Một thanh niên đậu chiếc Nouvo LX 1 cáo cạnh trước trung tâm sang trọng. Gã làm việc với tiếp viên rồi vội vàng chạy lên lầu 13. Ở đó, nhiều người khách xịn, khách đại gia và khách nước ngoài đang thư giãn bên hồ bơi. Gã đi tới chỗ một người đàn ông sói đầu, nói thật nhỏ:

– Anh Năm! Tập trung đầy đủ cả rồi. Đại ca về xử lý cho xong. Nghe nói anh Tư tới gặp anh hôm nay hả?

– Đã phân cấp độ chưa vậy tụi bây? Mày nói hôm nay ai gặp ai?

– Đã phân loại rồi. Hôm nay, anh Tư gặp anh! Anh bảo tụi em hồi hôm, anh quên rồi sao? Em chờ anh về luôn.

Nghe tiếng “anh Tư”, tay anh Năm nhảy khỏi hồ bơi ngay. Hắn chửi:

– Chờ tao làm quái gì! Bảo chúng nó để tao về coi lại cái đã. Mày về khách sạn mau mà tiếp anh Tư cho đàng hoàng. Hư chuyện, mày ra sông Sài Gòn uống nước bẩn, nghe không!

– Dạ biết! Nhưng đại ca! Đại ca! Em đâu có biết mặt anh Tư?

Gã gọi giật. Tên anh Năm không ngoái lại. Hắn nói như rít trong miệng:

– Đồ ngu! Mật mã và sợi dây thun!

Gã đàn em ngớ người rồi lập tức quay đi. Đại ca của gã cũng biến mất trong phòng tắm hơi. Gã đàn em gọi điện thoại. Xong xuôi, gã thong thả cho tay vào túi quần rồi bước chầm chậm ra khách sạn. Tai gã bị nghe một người khách nước ngoài nói chuyện trên phôn: “I will not advise anyone to go there because It is not big. It’s a waste of time but did not buy anything!”. “You right. This is not a attraction forever and ever”. Vốn có chút vốn liếng tiếng Anh, gã liếc xéo qua bà rồi nhủ thầm: “Không khuyên mọi người tới thì thôi! Việt Nam chỉ có vậy. Không như ở nước ngoài như Anh, Pháp, Mỹ. Nhưng có còn hơn không. ‘Không có mợ, chợ cũng đông’. Chắc bà chưa biết Idiom của người Việt Nam chúng tôi rồi”. Gã cười đắc chí rồi ra xe chạy thẳng đến khách sạn Park Hyatt. Gã chạm mặt hai người đàn ông đang đi lên phòng VIP giống như gã. Tay một người mang một sợi dây thun khiến gã buột miệng:

– Mùa xuân 1975!

Người đeo sợi thun nhếch miệng:

– Hết thời xuống ngựa lấy dây thun bắn ruồi!

– Chào! Em là đàn em anh Năm.

– Chào! Tôi là đàn em anh Tư. Đây là anh Tư.

Nghe 2 chữ “anh Tư”, cặp mắt tay đàn em “anh Năm” sáng rỡ:

– Woa! Hân hạnh chào anh Tư. Nghe danh không bằng mắt thấy! Đã thấy rồi không thể quên. Xin chiếu cố cho đàn em, anh Tư nhen.

Người đàn ông anh Tư nhếch mép:

– Chú em lanh thật hén! Lưỡi chú em nhọn hoắc. Có biết khi nào nên cong uốn lại?

– Dà… Ý nghĩa cao sâu qúa nhưng em út nào có hiểu gì đâu anh Tư! Mời anh ngồi.

– Cám ơn!

Người anh Tư ngồi xuống. Ông nhẫn nại chờ đợi đàn em. Nửa tiếng sau, cửa phòng mở. Người đàn ông sói đầu xuất hiện. Vừa thấy mặt anh Tư, hắn đã vội xề xòa với… Tứ Sư Huynh:

– Xin lỗi anh Tư. Em về trễ!

– Hùm! Chú chơi sang hơn ai hết trong đám anh em. Hay thật. Ở khách sạn 5 sao này lại đi bể bơi 5 sao nơi khác! Chú chảnh thiệt, chú Năm hén!

– Dạ. Có gì đâu anh! Tụi dưới Mũi Cà Mau mời ăn mừng thoát vụ truy tố làm sụp Mũi Cà Mau. Xã giao phải vậy thôi anh Tư. Tám Bỉnh! Kêu chúng mang hàng tới cho anh Tư.

– Dạ!

– Khoan đã!

Anh Tư ngăn lại. Mặt ông không đổi sắc:

– Muốn bể mánh hay sao mà show hàng ở đây?

– Dạ không! Trong và ngoài đều qua… thủ tục đầu tiên!

– Hừ! Nhiều khi “thủ tục đầu tiên” là con dao hai lưỡi! Chú mấy lần gỡ lịch rồi nhớ không vậy?

– Khà khà khà… Đùa chút anh Tư. Tư nhắc chuyện may rủi xưa làm gì! Vào tù làm đại bàng, ăn ngon, ngủ yên nhiều khi tốt hơn ở ngoài đa! Hơn nữa, có anh Hai, anh Tư ở ngoài bảo kê, tụi em yên tâm.

– Bỏ cái luận điệu núp bóng mặt trời đó đi. Bóng đại thụ chỉ che nắng chứ không che mưa. Cây dù có thể che mưa, che nắng như không ai dám bảo nó không bị thủng lỗ. Chú làm ơn ngồi xuống dùm cho anh cái! Đứng làm rể à? Anh Tư bắt chú đứng hồi nào?

Hắn ngồi xuống cười hềnh hệch:

– Đừng nóng, anh Tư. Để em gọi lính giao hàng.

Hắn gọi to:

– Tám Bỉnh!

Người anh Tư nhìn ra cửa nhưng Tám Bỉnh đi vào phòng trong. Khi gã đàn em bước ra, người anh Tư và người bảo vệ… giật mình. Mười người con gái ăn bận chỉ có 2 mảnh che thân đi theo sau Tám Bỉnh. Người anh Tư nhìn tên anh Năm. Hắn cười khà khà:

– Hàng trắng chưa giao tới kịp. Các chuyến từ Úc đã bị dính lưới hết rồi vì nhầm phải các cây dù có lỗ thủng như anh Tư nói đó. Các chuyến hàng ở ngã tư Phó Đức Chính và Phạm Ngũ Lão cũng tiêu diêu cực lạc. Chuyến giao dịch khá nặng vốn ở Hà Nội cũng banh ta lông. Không biết trong hàng ngũ chúng ta có đứa nào làm phản mà lưới bị đá thủng hoài. Đợi chuyến từ Trung Quốc, Lào, Campuchia tới, tụi em sẽ giao cho anh Tư đủ vốn lẫn lời. Em cam đoan có chắc cho anh. Không ngồi đợi thời được nên em tạm giao dịch chuyến hàng này gỡ gạc. Hàng này được đặt từ Thái Lan đi Mỹ. Mỗi gà mái tới tuổi sinh sản là 5 tới 15 ngàn đô cứng cừng cưng đó anh. Đây là gà loại 1 dành cho anh và anh Hai dùng xong mới xuất cảng. Các loại 2 tới 5, em cho gom lại tập kết ở các địa điểm khác chờ xuất hàng. Anh yên tâm rồi hén?

Người anh Tư không nhìn vào những cô gái đang… nghèo trước mặt mình mà ông nhìn thẳng vào mặt người anh Năm lần thứ hai. Giọng ông thật sắc và thật lạnh lùng:

– Anh Tư không nhận hàng này vì chúng không có trong danh mục làm ăn của anh em mình.

– Anh Tư! Thoáng cho anh em chút, anh Tư. Không đánh bài xập xám chướng, anh cũng cho anh em bin tiến lên chớ anh. Anh không ừ thì ai dám chuyển hàng. Không chuyển được thì hàng chục đàn em dưới trướng, em lấy lương đâu mà trả và cống nạp cho ô dù nữa? Anh cũng biết chơi dao hai lưỡi thế nào mà anh! Anh biết em út bị chụp mũ là vì lý do gì rồi mà!

Nghe giọng van lơn, kèo nài và năn nỉ của tay anh Năm thống thiết qúa, người đàn em anh Tư nhảy vào chữa lửa. Anh nhìn qua 10 cô gái rồi thì thầm vào tai anh Tư:

– Anh Tư này! Anh có nghe người ta hay nói “Hãy để cốc nước xuống!” kẻo mỏi tay không hả? Hắn có súng đó!

Mắt người anh Tư ngay lập tức rời khỏi hướng khẩu súng đang bên hông tay anh Năm. Người đàn em anh Tư khôn khéo điều đình với anh Năm:

– Để em chọn cho anh Tư, anh Năm hén! Em chọn số 9.

Tay anh Năm thôi co người. Hắn lệnh:

– Số 9 vào mặc đồ. Chút nữa, có người đưa về chỗ ông chủ Tư. Ngon có thưởng đó cưng. Còn tất cả theo anh Tám Bính. Giấy tờ giao kèo đã ký, các cưng giở qủe bỏ chạy là a lê hấp… Nhưng qua muốn cho rõ ràng trước mặt ông chủ Tư, có cưng nào muốn bỏ hợp đồng, bước ra ngoài hàng!

Không cô gái nào bước ra. Hắn nheo mắt nhìn anh Tư ngầm bảo rằng họ tự giác anh nghen. Như chìu sự quyết định cứu lửa của tay đàn em, anh Tư đưa mắt nhìn qua cô gái mang số 9 rồi bước nhanh ra cửa khiến tay anh Năm chạy theo. Hắn đưa anh Tư xuống tận phòng tiếp tân của khách sạn. Trước khi ra về, người anh Tư nói nhỏ như rót mật đắng vào tai anh Năm:

– Chuyện “Hành Khất Cái Bang”, chú sớm chấm dứt căn bệnh cúm gà, cúm heo, dịch tai xanh này cho anh! Anh Hai biết chuyện, ảnh không hài lòng lắm đâu! Anh cảnh báo chú bao nhiêu lần rồi nhen. Chú không định phải phẩu thuật tai để đeo Baha trợ thính chớ hả?

– OK! OK. Don’t worry so much!

Nghe hắn xổ tiếng Anh, người bảo vệ anh Tư khẽ mỉm cười. Khi hai thầy trò anh Tư ra khỏi khách sạn, tay anh Năm sầm mặt. Hắn nói như lia một tràng đại liên vào người anh Tư: “Đù… tưởng mày ngon lắm sao! Gặp đâu là chỉnh đó như bọn cán bộ chỉnh huấn thấy mà ghét! Lương thiện với lương tâm! Đù… Có một ngày, tao… bùm vô đầu mày một phát hay… ự một nhát vô tim. Anh Hai có biết cũng bó tay… chấm hết! Chẳng biết anh Hai coi trọng mày về điểm nào đây ngoài cái mày có bằng cấp Tiến và mày đào đâu ra tiền nhiều thế không biết! Bất qúa, mày trúng mánh thôi. Cũng buôn hàng trắng như tao, mày được hên còn lên mặt. Hừ…”. Như để hả giận, tay anh Năm gọi giật Tám Bính: “Mày mang con nhỏ số 9 về phòng cho tao mau. Còn nữa! Gom mấy đứa nhỏ lại. Chuyển qua chương trình ’em nhỏ Sài Gòn tải đạn’ cho tao’”. Giọng hắn đanh như thép khiến tên đàn em Tám Bỉnh thất kinh. Gọi ra lệnh cho Tám Bỉnh xong, tay anh Năm cười gằn như nói với người anh Tư: “Tao cho mày ăn bả mía cho mày biết chất xơ là gì! Kẻ phải phẩu thuật lỗ nhĩ mới chính là mày đó, đồ Tư chết bầm!”.

Đang lầm bầm chửi rủa, hắn lại có điện thoại của đàn em. Hắn vội đi ra ngoài khách sạn với bản mặt thời Năm Cam bị xử bắn năm 2004.

*

Xe chạy được một đoạn, người bảo vệ anh Tư khẽ hỏi:

– Anh Tư à. Thường, anh Năm phải đến chỗ anh. Sao hôm nay, anh làm ngược lại?

– Anh Tư thích chơi trò trồng chuối đó mà! Rồng đến nhà Tôm hay Tôm tới nhà Rồng có gì khác? Gà mọc đuôi hóa Cáo không đáng sợ bằng Chồn mọc đuôi hóa Cáo đó!

– Dạ! Em hiểu rồi. Chúng ta đã chọn cô gái số 9. Cô ta nhỏ nhất trong 10 cô. Hình như khoảng 17 – 18 gì đó thôi. Anh Tư định làm sao đây?

Người anh Tư đùa:

– Chú quan sát kỹ lưỡng qúa nhen. Hình như có chút động lòng “em” trong chuyện này à?

– Dạ… Làm gì có! Em tu hành gần đắc đạo rồi anh à!

– Tu hành? Hồi nào vậy? Chùa nào đâu? Sao không thấy… đại sư kêu gọi quyên góp hè?

– Anh Tư chơi em hoài nghen. Tu hành thì chùa nào, chốn nào mà chẳng tu. Cần chi chùa lớn mà quyên góp! Tu tại gia với cha mẹ là mau lên thiên đàng nhất hà. Mình tính sao với cô gái đó đây nè?

– Chúng ta không cớ gì giữ cô ta lại. Giao dịch với đàn bà gặp phiền phức.

– Không được đâu anh ơi! Thả cô ta ra coi như anh bật “đèn đỏ”. Anh Năm biết hả, anh ta sẽ cho người chặt khúc cô ta ra ngay và xử luôn các cô gái để trả đũa anh liền. Các cô gái đó hình như được gom từ các tỉnh miền trong ra. Đường dây này chắc cũng hơn 5 ngàn cô. Có thể họ tự nguyện hay bị lừa là chính nhưng họ chạy không thoát tay anh Năm đâu.

Người anh Tư nhớ lại ánh mắt nhìn thơ ngây của cô gái số 9 và khẩu súng lăm lăm trong hai lớp áo của tay anh Năm. Không suy nghĩ, ông ta quyết định:

– Chúng ta quay xe lại khách sạn Park Hyatt. Anh sẽ chờ ở dưới còn chú gọi điện cho Năm đưa cô gái số 9 xuống đây cho an toàn rồi chúng ta tính sau.

– Dà, anh Tư.

Chiếc xe con hiệu Lexus đen bóng quày quả trở ngược lại đường Hai Bà Trưng. Lần này, nó lạng lách thật khó nhọc với lượng xe tới giờ cao điểm của thành phố. Chung quanh, những chiếc xe cổ điển như chàng kỵ mã Honda 67 hay ông già chịu chơi Vespa, hoặc như anh hề Mobylett từng lừng danh thế giới trong giữa thập kỷ 19 cũng tái xuất giang hồ hòa vào dòng xe đủ loại mới, mới “tân trang” khiến thành phố càng thêm chật chội. Người ta tha hồ thi nhau ngắm nhìn những chiếc xe đời mới xịn, tốc độ bá cháy bồ chét chó như “Nhất Mẹc, nhì Bi, tam Le, tứ Nít” (Mercedes, BMW, Lexus SC 430, Nissan) nhưng đành phải… rua bo châm châm xuông hang (rùa bò chầm chậm xuống hàng) vào giờ cao điểm. Những chiếc xe từng vào cuộc tranh nhất nhì ở các trường đua như Click, Honda Air Blade, Yamaha Nouvo, Suzuki Skydrive, SHi 150 (2009), SHi/ PSi 150, Air Blade, Nouvo LX 1, 2, 3 và Elizabeth… cũng hóa nguyên hình… cụ Rùa Hồ Gươm mắc bệnh. Tất cả mệt mỏi, rã rượi trước căn bệnh thế kỷ “ách tắc giao thông” chưa có thuốc chữa. Tay anh Tư buột miệng:

– Nếu người ta biết phân chia thời gian tan ca, tan học, tan sở như ở nước ngoài thì bớt cảnh kẹt xe ngay!

Người bảo vệ nhìn người anh Tư:

– Em thấy anh hình như không hứng thú với xe cộ. Nếu không, anh đã có chiếc Mercedes cáo cạnh như “Cường nhóc”.

– Ý chú ra sao?

– Anh hỏi em mới nó đó nhen. Chúng ta đua đòi xe cộ để làm gì? Độ cao hay tốc độ nào cũng bị tương lai vượt qua. Nước ngoài giàu có nhưng người ta có khoe khoang sự giàu có bằng xe hơi đâu! Con người chưa nhận thức được điều gì là quan trọng cho cuộc sống và cái gì làm cho sự sống trở nên qúy trọng, có gì đáng mà khoe chứ! Học cách khoe xe, khoe bồ, khoe của, khoe bằng cấp, học vị, khoe bản lĩnh cũng chỉ lừa người và… bịp mình. Này, anh có nhìn thấy người bán báo đỡ chị chở bánh mì ngã xuống lề đường kia hay không? Đó là đẵng cấp cao của văn hóa đó. Mình chạy theo họ bở hơi tai cũng không kịp! Anh em mình có một chiếc này đã đủ. Không có nó, đi đứng trong giao thiệp cũng khó thành công. Nó không nằm đường là may. Có thể ngày tới, anh em ta cất chiếc này, lấy chiếc xe máy chạy như người ta, đỡ tốn xăng và đỡ lo chết lụt giữa đường. Em thấy thương cuộc đời này qúa chừng…

– Ô hay! Con nhồng ăn ớt bị lột lưỡi! Chú là người có đẵng cấp văn hóa… nói chơi rồi đó!

Hai người cười. Tài xế cũng vui lây. Anh ta nhủ thầm là ít thấy đại ca cười như hôm nay. Một cơn mưa bất chợt đổ xuống khi trời nắng hanh khiến lòng anh Tư nghe dễ chịu đôi chút. Cơn mưa tháng tư buồn như cuộc đời anh khi phải chuyển từ một trí sĩ thành trùm giang hồ khét tiếng. Thế nhưng, tài xế kêu trời. Mưa thêm nữa, thành phố sẽ biến thành biển. Những cô nữ sinh đạp xe đạp thướt tha trong những chiếc áo dài trắng sẽ phải xắn quần, lội nước bì bõm. Trong đó, hẳn có cô nữ sinh của lòng anh ta. Những chiếc xe máy chết cứng giữa dòng nên thay vì cõng người lại được người cõng. Nước ứ không lối thoát vì xi măng hai bên hành trang chiếm chỗ và ống cống nghẹt rác, sẽ tràn từ đường này, chảy tới cống khác và tràn vào nhà dân gây cảnh nhếch nhác, dáy dơ như đường phố Hà Nội trong những ngày mưa phùn. Sẽ không ai nhìn ra hố tử thần mà tránh. Anh tài xế mếu máo, thở ngắn, than dài khiến người bảo vệ anh Tư cười động viên:

– Cưng à! Em cứ ráng cuốc vài chuyến nữa là anh Tư cho về hưu, cưng nghen!

– Ô không! Tội qúa anh ơi! Cho em về hưu non là em không tiền cưới vợ. Nói đùa chớ em thích làm tài cho chú Tư thôi!

– Vậy hả? Anh Tư mình cũng… chưa cử hành hôn lễ.

Người anh Tư nghe tức cười. Ông dựa lưng vào ghế sau. Chiếc xe nhích từng bánh khiến ông có cảm giác buồn ngủ. Ông chợt nhớ ly trà xanh sáng nay mợ Tám pha mà ông chưa kịp uống. Ông chớp mắt một tí. Phải. Chớp mắt một tí đỡ hơn là ráng banh mắt thức. Không phải những tay nhân viên kiểm soát không lưu ở các phi trường Mỹ bị lay off vì ngủ gục trong giờ làm việc khiến ông Hank Krakowski, trưởng ban kiểm soát không lưu FAA phải từ chức hay sao? Người ta buộc lòng phải cho phép những chợp mắt nhất thời. Người ta gọi những “chớp mắt” là giấc ngủ “ruồi muỗi” rất cần thiết để thân thể con người phục hồi năng lượng trong nháy mắt. Sau giấc ngủ ruồi muỗi này, con người làm việc chính xác gấp mười lần trước đó. Ở những nước tiên tiến, đối với những người có trách nhiệm và lòng tự trọng, khi nhân viên của họ vi phạm những gì gây tổn hại tới nhân dân và quốc gia, họ lập tức từ chức chứ không tham quyền cố vị như ở Việt Nam và các nước tương tự khác. Đó là điều khó chấp nhận mà người anh Tư đã nói cho anh em mình nghe. Do đó, nếu người anh Năm làm sai dù là cái sai của giới giang hồ hay nửa giang hồ, người anh Tư phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm đó là: Tự sát! Không phải những tay anh chị khi bị vào tù thường chọn cái… tự chết hay sao? Không muốn điều đó xảy ra, những người cầm đầu phải có trách nhiệm ủy lạo hay răn đe thuộc cấp. Ù a… ù à…

– Tới rồi anh Tư!

Người bảo vệ đập vào vai ông khiến ông giật mình. Ông tỉnh táo sau giấc ngủ ruồi muỗi ngay tức khắc.

*

Tay anh Năm nói chuyện xong, hắn không thèm đi thang máy. Hắn chơi ngông đi… thang bộ lên phòng. Người con gái mang số 9 ngồi bất động trên ghế. Hắn nhìn đã thấy tức muốn ói khi nghĩ đến sự lựa chọn đáng ghét của bên “thằng” anh Tư. Bao nhiêu thù hằn, tự ái, hắn trút lên mình cô gái mà hắn cho đại diện cho phe “thằng Tư”. Hắn ra lệnh cho cô gái:

– Cởi hết áo quần ra!

Cô gái hết hồn. Cô ôm chặt ngực và ngồi im không dám nhúc nhích khiến hắn sôi máu ác. Hắn sấn tới túm tóc con gái khiến cô đưa tay chống đỡ. Hắn quát:

– Thật là qủa đất tròn! Đi làm đĩ mà còn õng ẹo! Cưng có có tin qua chặt hết tay chân cưng rồi thả trôi sông không?

Cô gái khóc to, hãi hùng khi nhận ra gã giang hồ trước mặt. Cô co rúm người:

– Dạ không!

– Lên giường. Tự cởi hết quần áo hay chờ qua xé banh ra!

– Đừng! Ông tha con con! Con chỉ muốn làm Osin thôi.

– Osin hả! Osin này…

Hắn chưa kịp hành hung cô gái, điện thoại reo. Nhìn số điện thoại, hắn không có lá gan để không bắt phôn nhưng nghe xong, hắn chửi:

– Mẹ kiếp! Mới nói không thèm, giờ lòi mặt dê chúa. Trên đời này, có thằng nào không thái giám mà nói “NO” với gái! Không chờ đưa tới nhà lại nóng ruột đợi dưới sân! Đểu cáng! Đểu cáng với cả Năm đầu hói này hả mậy?

Chửi cứng, rủa giỏi nhưng hắn cũng ngán tay đàn anh này dù nó chỉ trên hắn một bậc. Trên một bậc nhưng anh Hai đã lui về cấm địa, anh Ba giao toàn quyền cho tay anh Tư, coi như tay anh Tư trên hắn 3 bậc. Có phản cũng phải lựa thời chứ. Tay anh Tư này, nó phóng dao thành thạo như Tiểu Lý Phi Đao và bắn súng nhanh như Hứa Văn Cường còn thằng đệ tử của nó nổi tiếng về “cước” không thua Lý Tiểu Long, còn Kung Fu, nó không dưới Thành Long. Không khéo khi mình chưa kịp rút súng, óc đã từ giã sọ mà văng tung té ra ngoài, tay chân đã bị thành bánh tráng nướng rồi cũng nên. Rùng mình một cái, hắn làm lành:

– Cưng đứng lên! Không được nói gì với chủ mới nghe hông kể cả chuyện 2 năm về trước. Cưng mà nói bậy, qua… cắt lưỡi cưng nha!

Cô gái như thoát chết, mừng quá nói “không dám” ríu cả lưỡi. Tay anh Năm gọi:

– Tám Bỉnh!

– Dạ!

– Đưa hàng này xuống cho đại ca rồi kêu tụi nó giao hàng khác cho bọn đại gia. Lần này, không để thất bại. Nếu sẩy, tao cắt gân chân tụi mày!

– Dạ! Anh Năm.

Quay qua cô gái, Tám Bỉnh hất hàm ra hiệu và tự dưng, hắn thích lẻo mép:

– Dẹp mít ướt đi cưng! Cưng mà để chút nước mắt xuống gặp ông chủ, coi chừng bị tụi nhân viên bảo vệ khách sạn chận lại là xui xẻo. Nếu bị, cưng ráng chịu đó nhen. Cưng có phước mới được ở với ông chủ Tư. Liệu mà hầu hạ. Nếu cưng sanh được con trai, sung sướng một đời đó à!

Cô gái mừng cảnh thoát y nên lật đật chùi khô nước mắt. Tai cô lùng bùng nghe câu được, câu mất. Tám Bỉnh dẫn cô gái xuống khách sạn và giao người. Đợi chiếc Lexus khuất tầm mắt, gã lắc đầu và buông tiếng thở dài. Không ai biết gã nghĩ gì trong đời làm tay em út để đàn anh sai khiến và phải luôn nhìn mặt chủ để ăn cơm?

Khu nhà thờ Đức Bà chìm vào bóng đêm. Không còn ai đọc thấy những dòng chữ Latin: “Regina Pacis – Opra Pronobis” (Nữ Vương hòa bình. Hãy cầu nguyện cho chúng con). Qủa địa cầu trong tay Đức Mẹ không xoay được. Nếu không, trái đất đã không có thảm họa chiến tranh. Đêm xuống. Những tiếng chào hàng liên thanh của những chiếc xe kẹo kéo, xe mì gõ, tiếng kêu gọi như đói bụng từ những gánh ve chai, tiếng cút kít của những chiếc xe đạp thời đồ đá hay tiếng chào mời lanh lãnh của chị hột vịt lộn, tiếng trầm trầm của anh bánh bao hay tiếng rao mài dao mài kéo, mua băng đĩa lậu, bán vé số, đánh giày, tiếng hát rong của vợ chồng người lang bạt… chìm vào im lặng. Nhưng Sài Gòn không có đêm cho những người thừa “tiền nấu đậu” và chân cầu là “túp lều chú Tom” của thế giới người già và trẻ em không chốn nương thân! Sài Gòn hai mặt, hai cảnh, hai lòng, hai cõi đời nghiệt ngã dẫu có chung một đêm đông nhớ mong và cùng mùa xuân hy vọng, cũng thế!

*

Bà ngoại thay áo cho cháu. Bà phát hiện tờ giấy bạc 500 ngàn. Bà hỏi thằng cháu. Nó ú ớ một chập rồi nhớ lại:

– Có một ông nào đó cho cháu khi cháu bị ông kia lấy hết tiền đó bà ngoại. Cháu không có ăn cắp đâu!

– Bà đâu có nói cháu của bà ăn cắp chớ! Cháu ăn cắp mà còn đủ 32 cái xương sườn về với bà hay sao? Bà nghĩ đến lòng tốt của con người cháu nà. Hôm nay, cháu đừng đi xin ăn nữa nhen. Bà suy nghĩ rồi. Bà đưa cháu đến trại mồ côi Gò Vấp hay đến trường mồ côi Bà Chiểu. Ở đó, cháu bà sẽ được học và ở miễn phí. Bà ở ngoài bán bánh mì kiếm tiền phụ cho cháu nhen. Không phải đất Sài Gòn chỗ nào cũng toàn người xấu đâu.

Thằng nhỏ giãy khóc:

– Không! Con không chịu. Con còn có má, có ba, có chị hai mà. Con không chịu… Ngoại tìm ba má và chị hai về dùm con đi. Con muốn má, ba, chị hai và bà ngoại…

Bà ngoại chết điếng trong ruột. Bà vỗ lưng cháu một hồi:

– Bà tìm ba má, chị hai cho cháu ngay mà. Vậy thôi, bà đưa cháu đi chỗ khác kẻo bọn giang hồ chúng trở lại bắt chúng ta đi xin ăn.

Thằng nhỏ thôi khóc. Nó sợ bị ăn đòn nên chịu theo bà ngoại ngay. Vừa mới lò mò ra khỏi ổ chuột, hai tên thanh nhiên chặn lại:

– Bỏ trốn hả? Bà muốn đại ca tui chặt tay thằng cháu này của bà như chặt tay ba mẹ nó không?

– Mấy ông nói chặt má ba con cái gì? Chặt cái gì tay chân…

Thằng nhỏ níu áo bà ngoại:

– Bà ngoại! Bá má cháu bị chặt tay hả?

Bà ngoại chưa kịp van xin hai tên kia đừng bô bô, chúng đã quát to:

– Ba má mày thiếu nợ rồi bỏ trốn nên mới bị chặt tay. Mày liệu hồn nếu mày bỏ chạy!

Thằng nhỏ bật khóc:

– Sao bà nói ba má cháu đi làm ăn xa?

Một thằng gắt:

– Làm ăn xa với con ma gia!

Thằng nhỏ mếu máo:

– Không tin! Chờ chị hai về hỏi thật không. Bà ngoại à, chị hai con đâu bà?

– Chị hai mày đó hả? Chị hai mày bị bán đi làm gái điếm rồi!

– Bà ngoại! Bà ngoại…

Thằng nhỏ khóc to khiến bà xoắn hết 8 mét ruột. Bà hét to quên cả sợ hãi:

– Đồ súc sinh! Cái quân bay thật không biết xấu hổ khi độc miệng với cả đứa con nít! Tụi mày không mau biến đi, tao sẽ kêu công an tới bây giờ!

Một tên cười to:

– Ôi! Sợ qúa! Bà kêu đi!

Đứa khác nhìn đồng hồ, nhắc khẽ:

– Đừng hù nữa mày! Lo chuyện cho xong kẻo no đòn!

– Hai bà cháu nghe nè: Thằng nhỏ và bà hôm nay đi ăn mày nhưng không phải đi ăn mày thiệt đâu mà lo. Bà và nó mang cái này theo bọn tui ra Đà Nẵng. Bỏ vào trong cặp này như đi học nghe hôn? Xong việc, tui cho tiền nhiều lắm, khỏi đi xin. Chịu hôn?

Hai bà cháu chưa kịp hỏi là bị chúng ẩy lên xe, chạy mất. Khu nhà ổ chuột đêm đó thiếu người nhưng chẳng có ai để ý vì người hành khất nay đây, mai đó làm gì có chỗ dừng chân vĩnh viễn bao giờ! Thành phố thật tráng lệ nhưng kiếp nghèo qúa tệ, có gì mà vui với những mùa xuân sau 1975!

*

Hai năm sau.

Trên Tàu Cánh Ngầm du lịch tours Sài Gòn – Vũng Tàu, một thợ nhái vớt lên một chai nước có mảnh giấy. Anh ta đọc xong, định xé thì người trung niên hình như là ông chủ đang đứng trên mũi tàu ngăn lại:

– Đưa đây cho tôi xem!

– Dà…

Người trung niên lướt mắt nhìn những dòng chữ xiên xẹo đã nhòa ra vì nước mắt: “Con gái tôi Trịnh Hà và chồng nó Nguyễn Vuông vì mượn nợ trả tiền nhà mà thiếu nợ giang hồ nên bị chặt tay bỏ xác trôi sông Sài Gòn. Cháu gái tôi Nguyễn Trịnh Hà Thương 14 tuổi đã bị bắt cóc 3 năm nay. Thằng cháu ngoại tôi mới 7 tuổi đã bị bắt đi làm ăn xin. Chúng tôi đang ở khu nhà ổ chuột ở bờ sông Sài Gòn. Xin cứu giúp bà cháu tôi. Xin tìm dùm đứa cháu gái của chúng tôi. Ai có lòng nhân, xin nhận nuôi dưỡng cháu ngoại tôi và cho nó được đi học. Tôi cầu nguyện cho những tấm lòng bồ tát sớm được hưởng phước lành”.

Cổ người trung niên như nghẹn đắng. Người bảo vệ bên cạnh rỉ vào tai anh:

– Em tin là bà nói thật. Chuyện này báo chí cũng đăng nhưng công an chưa tìm ra thủ phạm hay có cũng chìm xuồng rồi.

– Đưa khách nước ngoài này về khách sạn ở Vũng Tàu xong, chúng ta quay lại và đi xe máy tới khu ổ chuột.

– Nhưng không rõ chỗ nào?

– Cứ rà hết, chắc tìm ra thôi chú ạ!

Tiện tay, người trung niên nhét tờ giấy vào túi áo. Vài hôm sau, ông ta trở về nhà. Người giúp việc mở cổng. Cô chào ông như người ở chào ông chủ khiến ông nhăn mặt:

– Đừng chào tôi như một người nô lệ. Chế độ nô lệ đã bị Hoa Kỳ cho tiệt chủng rồi. Cô không thấy như thế chẳng hợp với sự lựa chọn tự do của cô khi cô ở lại giúp việc cho chúng tôi hay sao?

Cô gái cúi đầu như quen nghe những lời lạnh lùng của ông chủ:

– Thưa ông! Con biết!

Người trung niên cởi áo ngoài giao cho cô rồi vào phòng tắm. Cô gái theo thói quen cẩn thận lục lấy tất cả những gì ông chủ bất cẩn bỏ quên trong túi áo như tiền, thẻ tín dụng, cả thư riêng rồi mới cho đồ vào máy giặt. Bàn tay cô bắt gặp mảnh giấy nhỏ nhưng cô không đọc. Cô mang tất cả để lại trong phòng ông. Cô hơi ngạc nhiên khi thấy ông vội vã đi ra ngoài thay vì nghỉ trưa thứ bảy như mọi ngày khi ở nhà. Trước khi đi, ông dặn cô:

– Dọn dùm phòng tôi nhớ đừng di chuyển đồ đạc đi nơi khác. Cô và mợ Tám cứ ăn trưa và nghỉ ngơi vì trưa nay, chúng tôi không về nhà.

– Dạ. Ông đi! Chào, chú đi!

Cô gái đóng cổng. Người bảo vệ buột miệng:

– Một cô gái nghèo, biết thân phận mình trong cách xưng hô đến tội nghiệp!

Người trung niên lặng thinh. Ông không nói một lời cho tới khi tới khu nhà ổ chuột. Trong phòng ông, mảnh giấy vẫn nằm trên bàn vi tính của ông chủ như nhẫn nại chờ đợi vị cứu tinh. Cô gái cặm cụi lau phòng. Cô thu dọn đồ trong ngăn tủ và nhìn thấy tấm hình một cô gái khoảng 30 – 35 tuổi, đẹp như hoa hậu. Đôi mắt kiêu kỳ của người trong ảnh như nhìn theo từng cử chỉ của cô khiến cô thấy tức ngực. Định thần xong, cô gái lặng lẽ để mọi thứ vào chỗ cũ. Một câu hỏi bật ra:“Không biết là vợ hay con gái?” Bất chợt, cô thấy bần thần. Một nỗi nhớ nhà xâm chiếm. Một nỗi buồn khác như muối xát trong lòng. Dọn dẹp xong, không buồn ăn cơm mặc cho mợ Tám càm ràm la lối, cô vào phòng của mình và hí hoáy với những dòng nhật ký có tên “Nhật Ký Của Mun”…

*

Ông chủ và người bảo vệ về nhà lúc 11 giờ đêm. Nhìn nét mặt của họ, người ta không biết là họ đã có một ngày như thế nào? Người bảo vệ anh Tư thì biết. Họ tới khu nhà ổ chuột và không tìm ra 2 bà cháu như trong thư. Người ta nói rằng họ đã bị giới giang hồ cưỡng ép đi đâu rồi. Có thể đi giao hàng trắng chi đó. Họ tái khẳng định có xác chết bị chặt tay như thế 3 năm nay trên sông Sài Gòn nhưng cô gái Hạ Thương, họ chưa từng nghe qua. Những người khu ổ chuột chuyển tới rồi đi cũng nhiều lắm nên chẳng ai nhớ được tên cúng cơm của ai. Thế là mất mục tiêu. Người bảo vệ khẽ khàng:

– Mình ở đây đã lâu nhưng chưa thấy khu nhà ổ chuột hôm nay tệ hại như thế này! Nhìn rất giống khu Xóm Cồn ở quê em Nha Trang ngày trước qúa anh Tư.

– Chuyện của nhà nước, nhà nước lo. Bọn “đục nước béo cò” sinh sôi như điả. Điả khô cũng đâu đã chết? Chúng gặp nước sẽ sống lại đó mà!

– Anh nói kinh thế? Hèn chi dạo này bà con nghèo bắt điả bán cho bọn Tàu nghe nói để làm thuốc. Điả trong y học có giá trị chữa chứng cao huyết áp nhưng điả khô không biết làm gì? Em e rằng có ngày, dân bắt điả quay sang nuôi điả xuất khuẩu càng nhiều, Trung Quốc không thu mua điả nữa, người dân nghèo lại đổ điả nuôi ra đồng như đổ ốc bươu vàng đẻ phá hoại sản xuất ngày trước hay rùa tai đỏ truyền mầm dịch bệnh hôm nay đó à.

Giọng anh Tư trầm xuống, xa xôi:

– Mẹ anh Tư là người Tàu nhưng anh chẳng bao giờ có thiện cảm với những gì mà phần lớn kẻ bất lương ở Trung Quốc đã gây ra cho nhân dân thế giới nhất là cho dân mình. Trung Quốc qủa thật là đại họa võ lâm. Nếu chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, anh nhất định chọn Hoa Kỳ.

– Vậy sao anh không đi Mỹ cho rồi?

Người anh Tư chợt im lặng. Người tên Cảnh cũng không hỏi thêm khi biết rằng mình hớ hênh khi cố đi sâu vào lý lịch cá nhân của một đại ca. Anh thấy bần thần đôi chút khi nhìn thấy người đại ca mà anh theo bấy lâu nay trầm ngâm. Lúc đó, ông ta trở lại nguyên hình một người đàn ông có nhiều ước mơ thánh thiện. Ông ta sỡ dĩ có ngày hôm nay làm ăn nửa bất hợp pháp là vì ông bị dồn đuổi vào tận cùng của lòng tự ái. Ông ta đối xử với đàn em, dù ngoài mặt nghiêm khắc nhưng bên trong thật hết lòng. Với đại ca, anh ta trung thành hết mình. Ngày anh Hai bị ăn chia không sòng phằng mà trúng kế sa lưới, anh Tư nhận tội thế cho anh để đổi lấy sự sa thải. Ngành công an nào mà chẳng có dây rễ từ băng nhóm xã hội đen. Điều đó, ai cũng biết cả. Thế nhưng, không có họ, không có băng nhóm đại ca, xã hội sẽ loạn hơn nhiều với những thủ lĩnh địa bàn con nổi lên như “muỗi kêu như sáo thổi”, hơn “đĩa lội tựa bánh canh” giữa mùa nước nổi. Hóa ra, sự “hợp tác hai bên cùng có lợi” giữa công an và băng nhóm xã hội đen mang đến một giải pháp lâu dài là cùng giữ trật tự xã hội mới chết! Con điả hút máu người cho chết cũng có thể hút máu cứu người. Anh Tư là loại điả thứ 2. Vì vậy, Cảnh không thể bán rẻ người đại ca này. Vào tù ư? Đối với dân giang hồ, vào tù có gì xấu! Cái gì cũng vậy. Không nếm thử thì thôi, nếm thử rồi, con người sẽ ghiện như ghiện xì ke, ma túy. Sỡ dĩ các cô gái mới lớn thích nghiệp “bán trôn nuôi miệng” bằng “vốn tự có” hay “tự trang bị cho có” vì họ đã được “thử” qua cái gì là “hưởng thụ” sướng hơn lao động. Thử mãi thành ghiền. Chẳng thế mà cả trăm, cả ngàn cô gái miền Tây mới đây đã tự nguyện “ký hợp đồng” với băng anh Năm đó sao! Không có kẻ chống lưng, anh Năm dám vuốt râu hùm ở đất Sài Gòn nhiều băng đảng không thua Hà Nội à? Xã hội đen ở Việt Nam hay ở khắp thế giới chẳng ngán còng số 8, cũng chẳng sợ “bùm” hay chích thuốc độc. Họ chỉ sợ một điều là một ngày nào đó, công an, cán bộ trở nên… lương thiện và… thanh liêm! Ngày đó, chắc là ngày tận thế của họ nếu không là ngày tận thế của thế giới! Để anh Tư nghỉ ngơi, Cảnh bước ra khỏi phòng. Anh bắt gặp cô gái lấp ló ngoài phòng anh Tư. Anh ngạc nhiên:

– Em chưa đi ngủ sao?

– Dạ chưa? Con chờ ông chủ ăn gì, con mang lên. Chú hỏi ông chủ dùm con.

– Được rồi. Em để ông ngủ. Ông có thói quen không ăn khuya sau 10 giờ, em quên à. Có chuyện gì xúc động mà khóc?

– Dạ con đâu có khóc!

– Còn giấu?

– A! Con và mợ Tám coi đám cưới hoàng gia của hoàng tử William và Kate. Con bỗng nhớ ba má con qúa.

– Đám cưới hoàng gia có liên quan đến ba má em sao?

Cô gái lắc đầu:

– Dạ không! Con thấy hoàng tử dẫn hôn thê thăm mộ mẹ là công nương Diana, con tự nhiên chảy nước mắt. Con… tào lao.

Đến lượt Cảnh phì cười:

– Đa sầu, đa cảm như cải lương. Công nương “bông hồng nước Anh” Diana, cả thế giới này thương hết, em khóc cũng phải. Ô! Hay đang mơ ước có hoàng tử từ trong cổ tích chui ra? Cứ ước mơ đi, cô gái. Em có thể về nhà em, ông chủ đâu có bắt em ở lại?

– Dạ không! Con ở với ông chủ đến khi đủ tiền, con mới về nhà nhưng con đâu có nhà.

– Ba má em đâu? Hai năm rồi, em vẫn giữ bí mật kiểu quốc gia như vậy để làm gì?

– Con sợ bị giết chết trước khi làm chuyện mình muốn.

– Đừng sợ! Đâu có ai giết người bừa bãi như vậy. Thôi, hết chuyện rồi, em đi ngủ đi!

– Dạ. Chú?

– Hân nè!

– Dạ. Chú!

– Ban ngày, nếu không có chuyện gì, em đừng ra ngoài nhen. Đi chợ hay mua sắm, hãy để mợ Tám đi. Ông chủ đã căn dặn kỹ, em nhớ làm theo.

– Dạ. Chú.

Trong phòng ông chủ, tiếng nhạc thời tiền chiến buồn buồn đưa ra văng vẳng bài “Ngoại ô buồn” của Anh Bằng. Hân nấn ná nghe tiếng ca của Tuấn Vũ: “

Từ tiền tuyến tôi về, thăm căn nhà ngoại ô, thấy lòng thương vô bờ. Cũng con đường này đây, cũng mái nhà này đây, còn mang kỷ niệm đầy. Nhưng trăng đêm nay,không còn tha thiết như những mùa trăng đắm say. Tôi nghe gió ru cây, chim kêu trên ngàn mây
Triền miên man khắc khoải chìm giữa khung nhạc đêm dài.
Năm xưa anh đi, từng đêm vạm võ vùng ngoại ô có người mong.
Hôm nao tôi đi, quê cũ thưa người vì hy sinh cho non sông.
Hơn hai mươi năm, lửa binh tàn phá vùng ngoại ô lắm khổ đau.
Tôi theo chân anh, vai súng lên đường cùng hiên ngang viết sử xanh .
Chạnh lòng thấy u hoài, khi xưa mình ở đây, với tình yêu vơi đầy.
Khóm hoa hàng dậu thưa, lối xóm mình còn kia, mà sao quá âm thầm. Sương rơi miên mang, khơi nhiều nhung nhớ cho những ngày vui đã qua. Tôi quay gót ra đi, không mang theo gì hơn, nhìn đêm khuya vắng vẻ càng thấy thương ngoại ô buồn.

Hân và Cảnh không ngạc nhiên. Họ biết ông chủ thích nhạc lính chiến cộng hòa. Dòng nhạc mà thời trước, bị coi là “nhạc vàng, đồi trụy” nhưng bây giờ, chúng sống như những dây trường sanh bất tử! Người ta nhớ tới cựu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với một thời “cởi trói văn nghệ” như một điểm son của thời đại mới có những chính sách cải cách chưa mới và sự đối nhân xử thế còn phải học nước người dài dài. Cả hai trở về phòng với hai nỗi niềm tâm sự khác nhau. Ngoại ô trong Cảnh là những tháng ngày thả diều, bắt dế với lũ bạn hay nhõng nhẽo với bà nội ở cánh đồng Diên Khánh – Khánh Hòa xanh um. Với Hân, ngoại ô trong cô là những tháng ngày xếp giấy làm thuyền, bán bánh mì với bà ngoại ở khu ổ chuột có hàng dừa soi bóng xuống dòng kênh Sài Gòn. Họ không biết vùng ngoại ô của ông chủ nhà này là ở đâu nhưng chắc là phải có vì một một con người, họ đều nhớ cội nguồn chôn nhau, cắt rốn!

Nghe xong, Hân trở về phòng cùng cuốn nhật ký trong khi Cảnh đi một vòng quanh nhà như để kiểm tra thằng Tân có đóng cổng không nhưng thật sự, anh cảm thấy lòng buồn nhớ tới ngoại ô của anh.

*

Trưa mai, mợ Tám đưa lương cho Hân. Mợ cười:

– Ông chủ tăng lương cho cháu. Nè! Tối hôm qua, cháu làm gì để chú Cảnh biết cháu coi đám cưới hoàng gia Anh mà khóc?

Hân đỏ mặt:

– Dạ đâu có mợ.

– Chú Cảnh tinh ý lắm nghen. Cái gì chú Cảnh cũng đoán trúng hết a. À, hôm nay, có cô bạn của ông chủ từ Mỹ về tới thăm. Hình như 12 giờ trưa, ông chủ đãi cơm trưa ở nhà mình.

– Vậy sao mợ?

– Cháu lo đĩa trái cây và cắm lọ hoa hồng nhen. Mợ đi chợ. Cháu cũng nhớ lên khuôn cho đẹp một chút vì dù sao, cháu cũng là cháu họ ông chủ.

– Cháu họ?

– Không phải sao?

– Dà, dà, mợ! Cháu hiểu.

Mợ Tám vừa khuất cánh cửa sắt, ông chủ và người bảo vệ cũng vừa ra. Hân cúi chào hai người. Ông chủ gật đầu. Ông nhìn cô gái một thoáng rồi lạnh lùng lên xe. Cảnh buột miệng khen:

– Cô ta đã lớn trông thấy và thật xinh đẹp!

– Khi người bên cạnh mình chưa rõ từ đâu tới và tới để làm gì, sự xinh đẹp hay tử tế bên ngoài coi chừng là cạm bẫy.

Cảnh… rùng mình. Anh thấy cần phải lái câu chuyện sang hướng khác:

– Cô gái chỉ là nạn nhân. Hai năm qua, cô ta qủa thật không nhắc gì đến gia đình. Không lẽ, cô ta không có gia đình thật? Nếu cô gái không muốn rời khỏi chúng ta, anh nghĩ thế nào đây? Cho cô ta một danh phận “cháu họ” cũng chỉ tạm thời. Em nghĩ trưa nay nên cho cô ta tạm lánh mặt. Nếu không, bữa cơm trưa khó mà vui với nhau giữa anh và cô bạn gái à nha.

Cảnh nói bên tai ông nhưng ông làm thinh. Với đàn bà, hình như ông chẳng còn cảm giác nhưng hôm nay, ông đích thân đi đón cô bạn từ Mỹ về đủ thấy ông và cô bạn gái có mối quan hệ thân thiết rồi. Với Cảnh, anh cho rằng đó là một cơ may khiến đại ca của anh mở lòng ra với thế giới để thôi cô đơn. Anh nhận ra, từ lâu, theo đại ca, anh cũng đã thành người đàn ông không biết hưởng thụ đàn bà! Có phải “Ở bàu thì tròn, ở ống thì dài” không? Anh lập tức gọi điện thoại về nhà cho Hân.

*

Mợ Tám đi chợ về. Mợ rên rằng giá cả mỗi ngày như có cánh. Thế mà theo các tờ báo, các trang mạng nhà nước, giá cả hầu như “tương đối ổn định” hay có nhích, cũng nhích “chút đỉnh” và CPI, CLI “ở mức cho phép”. Mợ có bà con dưới vùng quê nói rằng họ chẳng thể nào sống được với mức thu nhập 200 ngàn một tháng. Trong khi ở Sài Gòn, 1 gia đình có mức thu nhập 4 tới 5 triệu một tháng đã chuyển qua họ… Than! Thế nhưng, những khách sạn, nhà hàng 4 – 5 sao, những khu giải trí đều chật ních những “khuôn mặt thành phố” vẫn mang họ…Trần. Thế mới hay! Mợ phàn nàn với Hân:

– Thịt bò Sài Gòn bây giờ kinh qúa! Thịt heo, gà pha thuốc là giống thịt bò như khuôn. Thịt heo tốt lại bị gom tuôn qua Trung Quốc. Thịt thối từ họ lại tràn qua chúng ta. Cháu thấy miếng thịt này này. Đỏ tươi. Mợ quen biết lắm mới có miếng ngon đó nhen. Trứng gà từ quê lên có màu nâu trắng nâu như vầy nè. Còn trứng gà giả của Trung Quốc to và rung rung không nhúc nhích. Tinh ý mới biết nhen. Còn “gạo lạ” – gạo giả, nấu lên, ăn vô bao tử khóc lóc mới hay! Cháu muốn ăn thử, mợ mua?

Hân bật cười. Cô có phôn nên chưa trả lời mợ được. Mợ Tám sau khi bô bô cái miệng, quay ra loay hoay trong bếp như không biết mặt cô “cháu họ” của ông chủ đang buồn xo sau khi nhận cú điện thoại từ ai đó. Bày biện đâu đấy, Hân nói với mợ Tám:

– Cháu đã xin phép chú ra ngoài tới tối mới về mợ Tám à.

– Ủa? Sao lúc nãy ngó bộ cháu cũng ức coi mặt bạn gái ông chủ lắm?

Mặc cho mợ Tám há hốc miệng, Hân nhanh chóng thu dọn đồ đạc cá nhân của cô bỏ vào chiếc va ly mang vào nhà kho rồi đi nhanh ra khỏi ngôi nhà có giàn hoa giấy tím thật thơ mộng. Hân đón taxi. Người chăm sóc cây cảnh của ông chủ ngó thấy số xe. Ông tự nhiên thuộc lòng nhưng không hỏi Hân đi đâu? Đúng 12 giờ trưa, chiếc xe Lexus đưa ông chủ về nhà. Mợ Tám nhìn thấy một người đàn bà thật sang trọng và xinh đẹp bước xuống xe. Bà chờ đợi ông chủ gọi dọn cơm mà quên hẳn cô cháu Hân của ông chủ đói bụng ở ngoài đường.

– Em đi chuyến bay nào?

– Korea anh à. Không ai dám đi hãng Japan, United, American qúa cảnh tới Nhật. Họ sợ nhiễm phóng xạ.

– Không phải phóng xạ đã không tới mức nguy hiểm như Nhật thông báo hay sao?

– Trời! Nhật Bản đã giấu chuyện rò rỉ phóng xạ tới 3 ngày sau. Hiện nay, mức phóng xạ ở Fukushima lên 5 ngàn lần đó anh. Tức báo động cấp độ 7 đó. Cực cao! Biển Thái Bình Dưong chắc chắn sẽ bị ô nhiễm trong thời gian tới nếu cả 4 lò phóng xạ ở Nhật không ngăn được rò rỉ.

– Nguy hiểm qúa!

– Mình làm người khác chịu mới đau!

– Ăn cơm đi em!

Bữa cơm trưa thật ngon miệng khiến cô bạn gái người anh Tư tắm tắc khen tài nấu bếp của mợ Tám. Nhìn lọ hoa hồng, cô ta thốt:

– Tài nghệ cắm hoa của mợ Tám không thua gì những nghệ sĩ bên đó rồi đó mợ.

– Cô Hân cắm hoa chớ không phải mợ đâu cô.

– Cô Hân nào?

– À! Cô cháu họ ông chủ đó. Hôm nay, cô ra ngoài mua cái gì đó chiều tối mới về.

– Vậy à?

Người anh Tư đẩy dĩa trái cây tráng miệng trước mặt cô bạn gái như muốn… trám luôn những câu hỏi sắp sửa tuôn ra. Ngón đòn hiệu nghiệm, cô bạn gái như được chìu chuộng đã quên phắc hỏi cô cháu gái họ của ông chủ bao nhiêu tuổi.

*

Tay anh Năm gọi điện thoại cho anh Tư hoài mà không được. Hắn lại chửi đổng. Vụ giao dịch bằng đô la có vấn đề khi các tiệm vàng quen biết không đủ đô để bán từ khi chính phủ siết chặc ngoại tệ và vàng cây. Tám Bỉnh hỏi hắn:

– Vụ anh Tư tới khu ổ chuột là sao anh? Không lẽ anh Tư “ngửi” được tin gì từ mình chăng?

Tay anh Năm nghe Tám Bỉnh hỏi, phát cáu:

– Tao đã bảo chúng mày nhổ lúa xong là lấp ruộng mà không nghe. Ổng mà biết vụ đó chúng ta nhúng tay vào, coi như các nguồn giao dịch khác của mình bị ổng cắt hết thì lấy gì sống đây mày? Mày có thấy khi Mỹ cắt viện trợ và thả lệnh cấm vận, có nước nào ngóc đầu dậy nổi không?

Tám Bỉnh gãi đầu:

– Dạ không! Chuyện vừa qua, đễ gì mà anh Tư biết chớ! Hôm nay, bọn thằng Hưng lùn bắt được gà tây ở khu nhà ổ chuột.

– Lại khu nhà ổ chuột?

Tay anh Năm nhảy dựng. Hắn trừng mắt nhìn Tám Bỉnh chờ đàn em giải thích. Tám Bỉnh nhăn nhó:

– Chúng nó nói đã đưa gà về chuồng rồi! Gà mắc lưới chớ không phải tự nạp mình.

– Lỡ rồi, bảo chúng làm nhanh gọn. Có đẹp không?

– Em chưa biết nhưng chắc cũng xoàng. Mấy đứa đẹp đã được chúng ta lùa từ 2 năm trrước rồi. Chắc gà loại ba, bốn chi đó thôi à.

– OK! Mày bảo mấy thằng bảo vệ nếu chút nữa có người tới giao hàng nhớ coi chừng đô giả. Còn nữa! Nếu thiếu đô, ra ngân hàng đổi. Ở đó có người làm việc cho mình. Đổi bao nhiêu mà chả được miễn là “hai bên cùng có lợi”. Tao lánh mặt vụ này. Giao vụ này cho mày tập làm ăn. Hiểu chưa?

Tám Bỉnh mừng rơn. Vậy là đến lúc không phải nhìn mặt chủ ăn cơm. Gã chạy đi thiếu điều té sấp trên thềm nhà của đại ca anh Năm. Tay anh Năm chưa kịp thở hắt, một cú phôn tới khiến hắn sầm mặt. Hắn la lối trong phôn: “Đồ ăn hại! Tụi mày dám cả gan đụng đến đồ đạt của tay đại ca đó à! Tụi bây chán sống rồi phải không? Trả hàng gấp! Không biết số phôn à? Gọi tới tất cả số điện thoại trong phôn của cô ta. Đồ ngu!”. Hắn vứt cái phôn lên bàn rồi lấy chai Brandy thứ thiệt uống một hơi lấy lửa: “Con qủy cái! Ma đưa đường, qủy đưa lối gì mà mày cứ phải vào tay chúng tao hoài!”.

*

Đợi anh Tư đưa cô bạn về khách sạn, Cảnh gọi điện thoại cho Hân nhưng Hân không bắt phôn. Cú điện thoại chuyển tần sóng vào không gian, tắt lịm. Cảnh chột dạ. Anh định gọi cho anh Tư lại thấy anh Tư nhắn 1 tin ngắn ngủn “Chú nhớ gọi cháu về nhen”. Người khác thế nào cũng căng óc ra mà suy nghĩ nhưng Cảnh là người trong cuộc nên anh hiểu anh Tư muốn nói gì? Anh dạ thật gọn rồi chạy đi hỏi mợ Tám. Bà hoảng hốt khiến Cảnh bấn loạn. Xưa nay, anh theo anh Tư ra vào chốn giang hồ, chạm mặt thượng vàng hạ cám, anh chưa thấy tâm thần phân tán như hôm nay. Chính anh đã từng căn dặn Hân đừng ra ngoài nhưng anh lại đẩy Hân ra đường. Anh gọi hết người trong nhà hỏi nhưng ai cũng lắc đầu trả lời không biết. Mợ Tám lo cho Hân, bà ướm:

– Trưa nay có thằng Tân tỉa cây là thường trực trước cổng. Không chừng nó thấy bé Hân đi đâu à?

Cảnh chạy tìm Tân. Tân ngớ người rồi đọc số taxi. Cảnh mừng quýnh. Anh bấm số. Tài xế taxi trả lời rành rọt: “Dạ có! Em có chở 1 cô gái như anh nói. Cô ta đi chợ Bến Thành đó anh.” “Chợ Bến Thành?” “Phải”. “Sau đó?” “Sau đó, không thấy cô ta gọi xe em. Có chuyện gì không anh?” “Không! Cám ơn chú em.”. Không để cho anh Tư biết chuyện, Cảnh gọi Tân. Hai người nhanh chóng tới địa điểm được tài xế xác nhận. Cảnh thất vọng khi cả khu chợ Bến Thành rộng lớn như vậy, biết đi đâu mà tìm và có hỏi thì chẳng có ai biết gì về người con gái tên Hân. Vả lại, đêm hôm khuya khắc, biết tìm cô gái lạc nơi đâu? Cảnh thật hối hận vì sự quyết định khôn vặt của mình. Dẫu là nghĩ tốt cho hai người nhưng hại một người. Lỗi lầm này khó mà tha thứ. Anh và Tân trở về nhà đúng lúc anh Tư cũng về. Thấy mặt Cảnh không vui, ông hỏi ngay:

– Chuyện cô Hân phải không?

Cảnh thừ người:

– Em thật không nên bảo cô ấy đi khỏi nhà. Cô ấy đi taxi tới chợ Bến Thành. Em gọi điện thoại cho cô ấy rồi nhưng điện thoại không liên lạc được.

Ánh mắt người anh Tư như có hơi bối rối nhưng ông trấn an:

– Vào phòng cô ta coi có để chút manh mối gì không?

– Dạ!

Cửa phòng Hân không đóng. Căn phòng được dọn sạch sẽ như chưa từng có người ở khiến mợ Tám muốn khóc:

– Nó bỏ chúng ta đi đâu vậy trời?

Cảnh nghe ngực nhói đau. Vài phút sau, anh nhớ ra:

– Chúng ta vào nhà kho coi thử mợ. Trưa nay, cháu có kêu cô ấy tránh mặt bạn gái anh Tư. Biết đâu cô ấy mang dồ đạc vào ấy cất chăng?

Mợ Tám cũng chợt nhớ ra:

– Tiền lương của nó còn gởi cho tôi. Nó nói chờ nó đủ tiền sẽ làm chuyện gì đó mà. Nó không thể bỏ nhà đi như vậy đâu.

Chiếc vali của Hân có ở trong nhà kho cả cái máy hát mà Cảnh mua tặng Hân cũng nằm gọn trong đó. Thấy vật nhớ người khiến Cảnh như ngồi trên đống lửa. Người anh Tư không bàn tán gì suốt thời gian Hân mất tích. Ông kêu mọi người đi ngủ và gọi Cảnh vào phòng mình. Cả hai cùng coi lại cuộn băng từ chiếc Camera chung quanh nhà. Ông thừ người trước màn hình. Cảnh bần thần khi thấy Hân lầm lũi bước ra khỏi hành lang đi về phía cổng. Căn nhà bỗng như có tang. Chẳng ai nói với ai một lời nào. Cảnh trằn trọc mãi. Anh không ngủ được vì hình ảnh Hân lang thang đâu đó cứ đập vào mắt anh. Anh thấy tên taxi hình như có gì bất ổn. Hắn mập mờ chuyện gì? Hân đi chợ Bến Thành làm gì khi trong người không có tiền. Vậy, tiền taxi, ai trả? Không lẽ, tay tài xế này chạy… chùa? Anh biết phải làm gì trong ngày mai.

*

Người anh Tư đưa cô bạn đi dạo Sài Gòn. Cô gái nũng nịu:

– Mấy khi em về, em muốn anh đi chơi với em một chuyến. Chịu hông?

Người đàn ông mỉm cười:

– Chưa biết đi đâu sao chịu!

– Hà Nội – Đà Lạt – Nha Trang 7 ngày, 6 đêm.

– Anh không thời gian nhiều như vậy.

– Có gì mà không? Bộ có người níu chân ở đây rồi sao?

– Có cũng may! Chúng ta tìm chỗ nào đó uống nước nhen.

– Sao cũng được.

– Trung! Em tới 37 Nguyễn Đình Chiểu!

– Quán cà phê Nirvana phải không anh?

– Ừa!

Người tài xế dạ. Anh ta chạy một mạch tới Quận 3. Người anh Tư đưa cô bạn vào trong. Ông nói trước;

– Chỗ này sẽ ồn ào chút đỉnh nhưng thích hợp với con người thích huyền bí như em.

Cô bạn mỉm cười. Cô gọi một ly cà phê sữa và ngồi ngắm nghía những trang trí nội thất cổ xưa. Minh ngồi nghe nước chảy róch rách với một tách ca cao sữa. Ông khuấy cà phê cho cô bạn gái mà hồn gởi đâu đâu. Đã lâu lắm, ông không phải làm những công việc vặt vãnh như thế này. Những ly cà phê buổi sáng và ly trà xanh buổi tối là do Hân làm cho ông. Điện thoại ông reo. Nghe xong, đầu óc ông hỗn loạn. Ông nhắn tin ngay cho Cảnh. Mặc cho cô bạn gái tha hồ hỏi chuyện này chuyện nọ, ông hình như chẳng còn tâm trí để thưởng thức một buổi sáng tuyệt vời với người đẹp. Ông cũng chẳng còn tâm trí để nghe những dự án trăm tỉ của cô bàn với ông. Ông viện cớ quán ồn ào để đưa cô bạn gái về khách sạn. Ông mở cửa xe cho cô và nói:

– Tối mai, anh sẽ tới kiếm em. Bây giờ, anh có việc chút. Em cứ đi chơi thoải mái với bạn bè em nhen.

Cô gái như hờn dỗi:

– Không mời em tới nhà à?

– Anh không ở nhà. Nếu em muốn, em có thể tới đó chơi với mợ Tám. Chiều tối, anh mới về nên anh sợ em buồn đó mà.

– Thôi khỏi. Gặp anh sau.

Cô nói với theo:

– Duy Minh! Em cần phải biết lý do nào mà anh không đi chơi với em?

Duy Minh không trả lời. Ông lập tức đi ngay. Khi chiếc xe chở ông quay ra, cô bạn gái liền kêu taxi:

– Hãy chạy theo chiếc xe đó cho tôi! Tiền này cho em hết.

Người tài xế nhìn tờ giấy. Anh hoan hỉ trong lòng khi hận khoản tiền thù lao bằng cả tuần chạy. Anh vội lao theo chiếc Lexus SC 430. Nó không chạy về đường cũ mà dừng ở 76 Lê Lai. Chiếc taxi đậu gần đó quan sát người đàn ông từ chiếc Lexus bước ra. Ông ta đi vào trong khách sạn New World. Một tiếng sau, ông ta bước ra với… một cô gái trẻ. Cô bạn ngồi trong chiếc taxi vội nhá máy hình không để chế độ ánh sáng. Chụp xong, cô bấm điện thoại: “Duy Minh đó hả? Anh đang ở đâu vậy? Ở sân bay à? Vậy sao? Chào anh”. Cô gái tắt phôn.“Đồ nói dối”. Cô bảo tài xế:

– Đi theo sau họ dùm tôi!

– Dà, chị!

Chiếc taxi một lần nữa lại bám sau đuôi chiếc Lexus. Người đàn ông trên xe nhíu mày khi nhìn thấy chiếc taxi sau đuôi xe mình nhưng ông cho là thường tình nên thôi không để mắt tới. Chiếc Lexus chạy vào căn nhà quen thuộc. Chiếc taxi đậu xa khỏi tầm nghi ngờ của chủ nhà. Cô bạn gái Duy Minh nhìn thấy 3 người đi vào trong. Cô chụp thêm vài tấm hình nữa rồi kêu taxi chở về 88 Đồng Khởi, Quận 1. Một khách sạn cao 17 tầng xinh đẹp hiện ra trước mắt: Khách sạn Sheraton.

*

Người gác cổng ngôi nhà có giàn hoa giấy tím đưa cho ông chủ lá thư không người gởi. Ông thận trọng lướt qua rồi mở coi và… thất kinh khi nhìn thấy những tấm hình. Ông sơ ý đến mức có người theo mình 2 bận mà mình chẳng hay. Nếu phải những tay sát thủ, mình đã tiêu đời! Ông không gọi Cảnh vì lờ mờ biết người theo dõi ông là ai? Ông nhớ lại lời cô bạn gái: “Em cần phải biết lý do anh không đi chơi với em?”. Đêm đó, ông tới Sheraton. Hai người cãi nhau một trận kịch liệt khi quyết định không cho cô bạn gặp cô “cháu họ”. Cô bạn gái ra tối hậu thư:

– Một, anh phải lập tức đi một tour với em và cho cô “cháu họ” kia nghỉ việc để “tỏ lòng trong sạch”. Hai, nếu không, chúng ta cắt đứt quan hệ làm ăn lẫn quan hệ tình cảm.

Duy Minh nói chậm:

– Anh nói thật cô ấy không phải là cháu họ của anh nhưng anh chẳng muốn giải thích gì khi tính trẻ con của em bộc phát không đúng chỗ. Người ta nghèo nên mới đi ở cho mình. Cô ta không có chỗ nào lỗi lầm thì làm sao anh có thể đuổi người. Em nên thông cảm cho hoàn cảnh cô ta mới phải. Chuyện làm ăn với em không phải chỉ mình em quyết định. Anh có thể không vì công trình trăm tỉ của em mà quen biết em, chắc em cũng rõ. Chuyện đi tour từ từ tính sau khi anh có thời gian. Chuyện tình cảm giữa chúng ta không nên đặt chung với những chuyện khác. Em có hiểu không?

– Còn chuyện đám cưới?

– Đám cưới?

– Phải!

– Anh không định lấy vợ.

– Vậy anh chỉ muốn hưởng nhang chùa à?

Duy Minh quắc mắt:

– Hà Giang! Em đang nói cái gì vậy?

Thấy Minh gắt, cô bạn không dám nhắc lại câu vừa nói. Cô thút thít khiến Minh thở dài. Ông thành thật:

– Anh có nhiều kẻ thù, chắc em cũng biết giới giang hồ mà. Lấy anh, em chỉ thiệt thòi thôi em. Anh không muốn mắc nợ em và vô trách nhiệm khi để em phải vào tù thăm chồng hay nhặt xác chồng về chôn cất. Hãy quên chuyện cưới hỏi đi khi em còn cả tương lai phía trước. Anh cũng sẽ giải nghệ khi anh làm xong một nhiệm vụ cuối cùng.

– Nhiệm vụ gì vậy?

– Em cứ tin không phải là giết người! Anh về đây! Em ngủ ngon.

Hà Giang nắm tay Minh. Cô van nài:

– Hãy ở lại với em đêm nay. Em muốn biết sự thật anh đã yêu em bao nhiêu?

– Tình yêu mà đong đếm được, chắc anh trở thành người bán cân. Ngủ đi!

Hà Giang buông tay Minh. Ông đi thẳng ra cửa. Lần đầu tiên, Hà Giang thấy mình bị tổn thương ghê gớm. Cô muốn làm một điều gì đó cho hả dạ như những kẻ thường tình khi bị tình phản bội. Cô đã… cầm cốc nước đến mỏi tay trong cả giấc ngủ!

*

Mợ Tám giúp Hân dọn lại căn phòng. Mợ nói như trách móc:

– Cháu thiệt không biết mọi người trong nhà này đã lo cho cháu như thế nào không hả? Đặc biệt là ông chú của cháu đó. Ông ấy suốt đêm không ngủ. Còn chú Cảnh chạy tới chạy lui vì ân hận đã như xua cháu ra khỏi nhà.

– Cháu xin lỗi nhưng cháu đâu có biết có gã tài xế taxi xấu như vậy.

Mợ thở dài:

– Bây giờ khó tin tưởng được kẻ gian hay người ngay. Ngay anh chị em trong nhà, bạn bè lâu năm cũng có ngày trở mặt. Cháu không thấy người ta trọng tiền hơn trọng tình, trọng nghĩa à? Thời buổi xa đọa nên hết diễn viên này khoe nghèo tới ca sĩ khác phô mạt còn người khác thì khoe giàu. Dòng sông, bờ hồ là nơi chứa xác người. Cháu coi như may mắn lắm đó. Không có uy tín ông chủ, bọn xã hội đen làm gì chịu thả cháu ra an toàn như vậy mà không làm trầy da tróc vẩy con mồi chớ!

Giọng Hân ngân ngấn nước mắt:

– Cháu sợ chết đi được khi cháu bảo hắn dừng lại nhưng hắn không chịu dừng. Khi hắn dừng, cháu lại không có tiền trả nên hắn mới có ý đồ xấu đó mợ à.

– Mợ biết hết chuyện rồi. Chú Cảnh biết thằng taxi nói láo nên sáng hôm sau, chú gọi nó ngay và hù họa chi đó, nó mới khai ra chỗ chúng giấu cháu để đem bán đó. Thoát bữa nay, khó thoát ngày mai. Cháu thiệt không có bà con gì ở đây à? Nhà cháu ở đâu?

Hân cúi mặt:

– Cháu không có nhà mợ à. Cho cháu thêm 2 năm nữa, khi cháu có tiền trả nợ dùm cho ba má cháu, cháu nhất định nói chỗ ở của cháu.

– Ba má cháu vay nợ người tà à? Nghĩa là sao? Nợ bao nhiêu?

– 100 triệu nay thành 200 triệu! Nhưng ba má cháu nợ người ta đã 500 triệu thì thành 1 tỉ đó!

– Trời! Thánh thần thiên địa ơi!

Mợ Tám kêu to. Mợ không hỏi Hân vì sao có nợ mà chỉ xót xa cho số tiền mà người nghèo nằm mơ cũng không thấy. Mợ chép miệng:

– Thôi! Nếu lỡ vay, nên trả cho người ta. Nếu không, chết xuống âm phủ bị ma qủy theo đòi kinh lắm. Nè cháu! Ông chủ dặn cháu nên nghỉ ngơi.

– Dà. Mợ! Cháu không việc gì đâu. Sợ hãi mãi rồi cũng quen.

Khi mợ Tám ra ngoài, Hân lui cui quét dọn phòng ông chủ. Cô lại thấy tờ giấy hôm kia còn nằm nguyên trên bàn. Tò mò, cô mở ra… “Con gái tôi…”

– Đã bảo nghỉ vài hôm mà không chịu nghe lời à?

Hân hết hồn khi nghe tiếng ông chủ. Ông đã trở về từ chỗ cô bạn gái. Cô để tờ giấy vào chỗ cũ và lí nhí:

– Dạ! Con không việc gì đâu. Cám ơn chú.

Hân cầm cây lau phòng lui ra. Người chủ nhà đọc lại tờ giấy tìm vận mệnh trong cái chai nước rồi cho vào tập hồ sơ riêng. Ông cảm thấy nhức đầu kinh khủng nên tìm thuốc uống. Uống thuốc xong, ông gọi Cảnh. Anh nhận điện thoại lập tức về nhà ngay. Thấy người anh Tư nằm mãi trên giường, Cảnh phải gọi mợ Tám nấu cháo. Hân lấy khăn lạnh đắp lên đầu ông. Khi Cảnh ra ngoài, Hân ngồi ở chiếc ghế kế bên để canh chừng ông chủ. Điện thoại của ông ta reo, Hân tần ngần nhìn ông rồi mở phôn. Nghe phôn, mặt cô tái nhợt. Ông chủ nãy giờ nhìn cô mà cô chẳng biết. Thấy cô gái bất động, ông ngồi dậy lay bàn tay cô:

– Cô có sao không?

Hân giật mình. Cô vội đưa điện thoại cho ông chủ rồi bước ra ngoài. Người anh Tư lấy phôn. Nhìn số điện thoại, ông biết người nào đã gọi. Đầu bớt đau, ông gọi Cảnh và gọi tài xế khi có điện thoại từ Đà Nẵng gọi vào. Mỗi khi đi xa, ông không cần dặn dò, người làm trong nhà ông cũng biết họ sẽ phải làm gì khi ông đi vắng. Lần này, ông nói riêng với mợ Tám:

– Đừng để con cháu tôi ra ngoài hay làm việc tới đêm nghe mợ.

– Dạ. Ông chủ!

Trở về phòng mình, Hân thật sự bấn loạn vì cú điện thoại vừa rồi. Hân đóng cửa phòng. Cô lấy cuốn sổ để… đổ nước mắt vào đó rồi ngủ hồi nào không rõ.

*

Cảnh hỏi anh Tư:

– Chúng ta đi đâu đây anh Tư?

– Đà Nẵng.

– Đà Nẵng?

– Ừ! Nhưng đi máy bay.

– Không phải anh nói ngày mốt dẫn Hà Giang đi luôn hay sao?

– Thôi! Chuyện càng ngày càng rắc rối. Vừa rồi, cô ta gọi anh nhưng Hân bắt điện thoại. Không biết cô ta nói gì mà mặt Hân tái ngắt.

– Cô ta ghen với Hân là cái chắc.

– Phải! Chúng ta đi đột xuất để Hà Giang không bám theo. Khi đàn bà nổi giận, cơm không khê cũng sình!

Cảnh buồn cười. Cả hai tới phòng bán vé Vietnam Airlines – A 320. Hai tiếng sau, cả hai có mặt ở Đà Nẵng. Taxi đưa hai người tới 220 Bạch Đằng. Tiếp viên niềm nở:

– Qúy khách cần phòng loại nào ạ?

– Phòng đôi nhìn ra sông Hàn.

– 500 ngàn.

Nhận chìa khóa phòng xong, hai thầy trò giang hồ đi xuống dạo một vòng. Một cậu bé bán báo chạy lại:

– Chú! Chú! Mua dùm cháu tờ báo chú. Sài Gòn giải phóng, Sài Gòn tiếp thị, Nhân Dân, Công An thành phố, Thương Mại, Tuổi Trẻ, Giáo Dục…

Cảnh rên:

– Tờ nào cũng được nhỏ ơi!

Người anh Tư cười:

– Chú siêng đọc báo nhỉ. Đọc không cần kén chọn à?

– Tờ nào cũng qua kiểm duyệt cả mà. Chọn lựa chi anh. Chủ yếu là em mua dùm cậu nhỏ này thôi.

– Nè cưng nhỏ. Cưng ở Sài Gòn phải hôn?

– Dà. Sao chú biết!

– Giọng cưng đã chỉ chứng cưng đó.

Khi thằng bé ngẩn mặt lên. Nó nhìn người anh Tư trong khi ông cũng nhìn nó chầm chập. Họ đang cố moi trong đầu đã gặp đâu? Trí thằng bé tốt hơn, nó kêu lên:

– Chú à! Con nhớ ra rồi!

– Thì ra cưng từng là “Hành Khất Cái Bang”!

Họ mừng như người xa mừng ngày tương ngộ làm Cảnh ngớ người. Người anh Tư nắm tay thằng bé:

– Ngồi xuống uống nước cho chú hỏi chuyện nhen. Cưng kể cho chú nghe tại sao cưng ra đây vậy?

Thằng bé mắt rưng rưng khi kể câu chuyện 2 năm về trước. Kể xong, nó cười:

– Nhờ vậy mà con đi bán báo đó. Bán báo đỡ hơn đi ăn mày!

– Nhà con ở đâu trong Sài Gòn?

– Dạ! Ở khu nhà ổ chuột!

– Khu nhà ổ chuột!

Cảnh và người anh Tư cùng buột miệng một lượt. Cảnh hỏi sấn tới:

– Con tên gì?

– Dạ, con tên Hoài.

– Họ?

– Dạ. Nguyễn.

– Phải con có chị là Nguyễn… Nguyễn gì anh Tư?

– Nguyễn Trịnh Hà Thương.

Thằng nhỏ reo lên:

– Chị con đó. Chị con đi học xa. Bà ngoại con nói vậy hoài à mà lâu qúa không thấy chị hai về chơi với con.

Cảnh nghe mũi nong nóng:

– Bà ngoại con ở đâu?

– Bà ngoại con ở gần ga xe lửa.

– Ga xe lửa?

– Dạ. Bà ngoại con coi em bé và giữ nhà cho gia đình chú thiếm làm gì con không biết.

– Họ có tốt với bà cháu con không?

– Dạ, cũng tốt. Con không bị đánh và chẳng bị bắt đi ăn mày.

– Con dẫn hai chú đi gặp bà ngoại nhen. Báo này, coi như chú mua hết cho con.

– Dạ thôi. 500 ngàn chú cho trước đó bù lại cũng nhiều rồi. Con bán không hết cũng không bị bỏ đói. Bà ngoại lúc nào cũng cho con ăn no.

Người anh Tư nghe nghẹn. Ông ướm thử:

– Con có nhớ Sài Gòn hông? Nhớ khu nhà ổ chuột hông?

– Dạ nhớ chớ. Ba má con bị chặt tay ở đó đó. Con muốn về thăm lắm.

Mắt Cảnh chợt đỏ ngầu. Anh nói nhỏ:

– Chuyến đi một công hai chuyện, anh Tư.

– Phải! Ta đi ngay!

Nhỏ Hoài đưa hai thầy trò về nhà người cho ở nhờ. Bà ngoại thằng bé nhìn lại tờ giấy từ tay người đàn ông trung niên: “Con gái tôi Trịnh Hà và chồng nó Nguyễn Vuông vì mượn nợ trả tiền nhà mà thiếu nợ giang hồ nên bị chặt tay bỏ xác trôi sông Sài Gòn. Cháu gái tôi Nguyễn Trịnh Hà Thương 14 tuổi đã bị bắt cóc 3 năm nay. Thằng cháu ngoại tôi mới 7 tuổi đã bị bắt đi làm ăn xin. Chúng tôi đang ở khu nhà ổ chuột ở bờ sông Sài Gòn. Xin cứu giúp bà cháu tôi. Xin tìm dùm đứa cháu gái của chúng tôi. Ai có lòng nhân, xin nhận nuôi dưỡng cháu ngoại tôi và cho nó được đi học. Tôi cầu nguyện cho những tấm lòng bồ tát sớm được hưởng phước lành. Mô Phật”. Bà khóc òa khiến thằng bé ngơ ngác. Chờ cho bà qua cơn xúc động, người anh Tư nói ý định của mình. Bà ngoại nhùng nhằng nhưng cậu nhỏ cứ bám lấy người đàn ông tốt bụng đã cho tiền nó khi trước. Vợ chồng người chủ nhà thở dài như tiếc nuối vừa mới kiếm được người trông nôm nhà cửa tới tay thì lại mất nhưng họ cũng thông cảm và mừng cho hai bà cháu. Người anh Tư và Cảnh đưa 2 bà cháu về khách sạn. Cảnh gọi thêm một phòng. Người anh Tư giải thích:

– Bà và cháu ở tạm đây một hai hôm. Khi nào về Sài Gòn, 2 bà cháu sẽ có chỗ ăn ở.

Bà lại khóc:

– Nhớ tìm luôn con cháu tôi cho bà cháu gặp nhau. Thằng Hoài nó nhớ ba má và chị của nó lắm lận.

– Cháu Hà Thương phải không?

– Dà. Nhưng tên của nó thường gọi là Mun.

– Mun? Con nhớ rồi.

Cảnh trả lời cho bà yên tâm. Đưa bà cháu về phòng nghỉ ngơi xong, người anh Tư và Cảnh đi công việc riêng tối mới về phòng. Chiều hôm sau, họ tức tốc trở về Sài Gòn.

*

Phòng cấp cứu Bệnh viện Chợ rẫy đón nhận một nữ nạn nhân bị đâm hai nhát chí mạng vào ngực nhưng không chết. Không ai biết rõ tên thật của nạn nhân. Về tới nhà, nghe tin dữ, Cảnh và người anh Tư giao hai bà cháu cho mợ Tám còn họ lại vội vã chạy tới bệnh viện ngay. Khi bác sĩ hỏi tên bệnh nhân, người chú Tư trả lời đại:

– Nguyễn Hà Thương.

– Quan hệ như thế nào?

– Cô ta là cháu họ của tôi. Tôi là Nguyễn Duy Minh. Số điện thoại là…

– Dà. Xong rồi. Bác làm ơn ký vào những giấy tờ thủ tục hồ sơ cho nạn nhân.

– Cô ấy có sao hông?

– Bác sĩ đã giải phẩu và may mắn, nạn nhân đã qua cơn nguy kịch.

Cảnh nói với người anh Tư:

– Anh về nhà nghỉ đi. Em sẽ ở lại đêm nay cho. Sáng mai, anh tới cũng không muộn.

Thấy không có lý do gì để ở lại và còn biết bao chuyện phải giải quyết, người anh Tư gật đầu:

– Chú có mệt, nên chợp mắt một chập. Mọi thứ ở bệnh viện, anh gọi điện thoại nhờ họ hết rồi. Anh về nhen.

– Dạ.

– Càng ít người dòm ngó chuyện này càng tốt.

– Dạ.

Người anh Tư về nhà. Phòng Hân còn mở nên ông bước vào. Ông muốn chính tay ông làm một thứ gì đó cho Hân. Hai năm nay, từ quần áo tới giấc ngủ, Hân đều lo cho ông mọi thứ kể cả chịu khó đón nhận sắc mặt lạnh lùng của ông chủ nhà. “Mình có bao giờ coi cô ta là người ở đâu chớ”. Ông nghe lòng ngậm ngùi khi nghĩ tới con “cháu họ” và thấy lòng sục sôi khi nghĩ tới người gây tội ác. Ông biết nếu không phải Hà Giang, thì có người nào dám làm chuyện này ở ngay phần lãnh thổ giang hồ của ông? Tay ông chạm vào cuốn sổ. Ông thấy dòng chữ “Nhật Ký Của Mun”. Ông như nhảy đựng trên thềm: “Mun? Mun à? Úy trời! Cầu cho là phải!” Không còn cách nào khác để tìm ra một sự thật, người anh Tư đành phải giở từng trang nhật ký của Hân. Ông không nói ngay cho Cảnh biết về phát hiện mới này của ông vì ông bận rộn phải đi gặp một người và và chuyện này không thể nói qua phôn.

*

Hà Giang ngạc nhiên khi thấy vị khách không mời đã tới. Cô chưa kịp mở miệng, người đàn ông đã lên tiếng trước:

– Nếu anh đoán không lầm, bản chất đê tiện không phải là cá tính của em?

Hà Giang trố mắt:

– Anh nói gì vậy?

– Đừng làm bộ. Cô không mướn người đâm cô Hân thì còn ai vào? Cú điện thoại gọi cho tôi nhưng cô Hân bắt đã làm cô mất đi tính người đến vậy sao?

Hà Giang sửng sốt một hồi rồi vỡ lẽ. Cô nhìn thẳng vào mắt người đối diện:

– Duy Minh! Anh nghe cho rõ đây. Anh hãy hỏi cô Hân của anh để biết em đã nói gì đó mà. Nếu em là kẻ chủ mưu, sao anh không gọi công an tới bắt em. Nhưng muốn bắt em, trước hết phải có bằng chứng mới được.

Duy Minh nghiêm mặt:

– Cô thật không nhúng tay vào chuyện dã man này?

– Em không cần trả lời. Anh quan tâm cho cô ta tới như vậy, đủ thấy lòng anh đã không có người bạn gái này. Nếu như người bị đâm là em, anh có quan tâm như vậy không?

– Là mạng người thì coi như nhau. Huống hồ cô là bạn gái của tôi và cô Hân coi như là cháu gái của tôi. Cô ta đang ở trong nhà tôi, tôi không quan tâm cho cô ta, tôi thật không phải con người càng không phải là người đàn ông! Tôi sẽ tìm ra hung thủ nay mai thôi. Sài Gòn là đất của tôi! Xin lỗi nếu tôi quấy rầy. Hy vọng cô để cho cô Hân sống ngây thơ trong những ngày còn lại nếu cô còn là con người.

Nói xong, ông bỏ đi khi Hà Giang ngồi chết trân trên ghế. Cô thấy chung quanh sao mà nhiều sợi dây trói chằng chịt. Tốt nhất, mình tự gỡ nó ra nhưng phải biết đầu nút thắt của chúng là ở đâu chứ? Cô suy nghĩ coi, kẻ nào đã cố sát Hân rồi đổ vạ lên mình cô và họ được lợi lộc gì trong canh bạc “ném đá giấu tay” này? Cô sựt nhớ một người đã biết rõ đường đi nước bước của cô. Cô thay đồ, không thèm ăn sáng, cô gọi tài xế taxi quen thuộc. Chính nó mới là đầu dây thắt thòng lọng vào cô. Cô phải tự mở nút này trước.

*

Hân tỉnh dậy lúc thành phố lên đèn. Người đầu tiên mà cô thấy là Cảnh. Thấy cô mở mắt, Cảnh mừng rỡ. Anh cúi xuống:

– Em đã tỉnh rồi hả? Vết thương hơi nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng. Em có nhớ mặt hung thủ không?

Hân lắc đầu:

– Chập tối, khi cháu mang rác ra đổ thì bị đâm ngay nên chẳng nhớ mặt ai. Nhưng nghe một tên nói phải đâm cho nó chết kẻo đại ca Năm cắt nhượng.

Cảnh nắm tay cô gái:

– Đừng suy nghĩ gì nữa. Cả ngày nay, anh Tư ở với em tới tối đó. Ảnh rất lo lắng cho em. Ảnh nói khi nào em lành lặn xuất viện, ảnh sẽ cho em một món qùa thật đặc biệt.

Hân nghe trái tim mình đập vội. Cô nhắm mắt lại khiến Cảnh lo lắng. Anh gọi y tá xong liền gọi anh Tư ngay. Người anh Tư lập điện thoại liên lạc cho những người cần nhập cuộc trước khi công an vào lấy cung Hân. Mợ Tám vào thay Cảnh. Anh về nhà gặp anh Tư. Họ cùng nhau xem lại cuốn phim từ Camera chung quanh nhà. Cảnh chỉ mũi viết chì vào chiếc taxi đậu xa:

– Chiếc taxi này qúa lạ. Nó dám đậu trái đường và đậu hơi lâu.

– Rất giống chiếc taxi mà Hà Giang đã theo dõi anh Tư đó. Cũng giống chiếc đã bắt cóc Hân.

– Phải. Cùng một hãng. Nó chở Hà Giang tới nhà mình 2 lần tất cả. Nó đậu gần nhà 2 lần trong ngày mà không chở khách.

– Anh xem! Hân từ nhà đi ra. Không thấy gì nữa cả. Chiếc xe cũng mất biến sau khi Hân bị đâm.

– Hiểu rồi. Nó chở hung thủ tẩu thoát.

– Ai dám chơi ngang hông mình ngay tại Quận 1 này?

– Địa bàn Quận 1 không phải chỗ của thằng Năm nhưng nó thường cho anh em ăn cỏ ở đây.

– Phải. Hân cũng nói hồi sáng này có nhắc tên anh Năm.

– Đổ oan cho Hà Giang để anh và cô ta trở mặt nhau khiến anh mất hết hợp đồng trăm tỉ từ Hà Giang. Chủ ý muốn đánh gục anh không phải của thằng Năm thì là của ai. Anh biết phải làm gì!

– Nắm đầu tên taxi dũ sổ trước là lòi ra đồng bọn. Chuyện này để em.

– Anh gọi thằng Năm tới khách sạn, giam lỏng hắn ở đấy để hắn nếm mùi tù treo trong khách sạn và hắn sẽ chẳng điều động được đàn em cứu khổ cứu nạn cho hắn.

– Phải.

– Chúng ta đi mau!

Hai người đi hai hướng. Thành phố Sài Gòn vẻ ngoài ban ngày đã ồn ào, bên trong lại lắm đêm náo nhiệt. Nó không còn là thành phố của ngàn hoa như thời mà những chiếc Vespa hay 67 ngự trị.

*

Phòng điều dưỡng.

Mợ Tám vừa chải tóc cho Hân vừa kể cho Hân nghe chuyện bên ngoài xảy ra như thế nào khi Hân nằm viện. Mợ biết tính Hân không thích nghe chuyện chém giết hay tình hình chính trị như những người khác. Những khi mợ say sưa nghe những người gát cổng nhà kháo nhau về tình hình hỗn loạn ở Trung Đông khiến giá xăng dầu tăng vọt hay ở Việt Nam giá cả tăng, thị trường vàng bị thắt chặt, còn về những tin giựt gân ở xã Mỹ Thắng – Bình Định, người dân đã bắt giam gần ba chục cán bộ vì tội đánh người và khai thác titan nhưng lừa dân với dự án “làm nước sạch”. Ngạc nhiên hơn cho mợ là những người Hmông ở Điện Biên đột nhiên ăn phải… gan hùm nên biểu tình hàng ngàn người ở Mường Nhé… Hân lúc đó chỉ cặm cụi với cuốn sổ với số nợ gì đó mà cô muốn trả cho xong. Bây giờ, Hân đang trong tình trạng hồi sức nên mợ không kể những chuyện buồn. Mợ muốn kể cho Hân nghe chuyện nhà mình đã có thêm 2 hộ khẩu nhưng ông chú Hân chưa cho phép. Thấy Hân có vẻ tươi tỉnh, mợ Tám hỏi:

– Cháu ăn chút gì nhen? Cháo thịt bò chịu hôn?

Hân cười. Mợ Tám đắp ra cho Hân và dặn:

– Mợ ra cổng mua cháo liền cho cháu. Chịu khó chờ chút nha!

Khi mợ quay ra, mợ suýt đụng vào một điều dưỡng viên đang đi ngược về phía mợ. Khoảng 10 phút sau, mợ Tám trở về phòng. Một cảnh tượng kinh khiếp xảy ra: Hân đang quằn quại trên giường. Mợ Tám hét to lên một tiếng rồi té xỉu.

*

Khách sạn New World

Tay anh Năm cười gằn:

– Anh Tư à! Em nói thật nhen. Anh giữ đàn em ở trong khách sạn này, anh sẽ hối hận đó à.

– Hối hận gì?

– Trong vòng 24 giờ, em không về nhà cũng không điện thoại, đàn em của em sẽ thủ tiêu con nhỏ cháu gái của anh đó à.

Người anh Tư cảnh giác nhưng ông vẫn giữ gương mặt lạnh lùng:

– Kẻ phản phúc thường có kết cục như thế nào, chú biết chớ?

– Em phản gì anh Tư nà?

– Anh chỉ nói chung chung còn điển hình ai phản ai, tự chú biết rõ hơn anh Tư đó mà.

Anh Tư nghe điện thoại của Cảnh. Mặt ông biến sắc. Ông ra lệnh cho 2 người bảo vệ khác theo ông tới đây:

– Săn sóc anh Năm này thật chu đáo và cẩn thận! Không được sơ sót!

– Dà! Anh Tư!

Tay anh Năm cười một tràng:

– “Nai dạc móng, chó cũng le lưỡi“! Thuốc độc chính hiệu từ Mỹ của chị Hà Giang qủa là linh nghiệm.

Người anh Tư lạnh lùng:

– Hà Giang không liên quan gì! Chú đừng cột cô ta vào một gông với chú. Nạn nhân chết vì loại gì, hung thủ sẽ trả nợ bằng loại đó! Chú chờ coi đi!

Nói xong, ông bỏ ra ngoài mặc cho tay anh Năm đánh ván cờ tướng vào giờ phút chót với cái bóng của mình.

*

Phòng cấp cứu.

Người “chú họ” đi như chạy tới phòng cấp cứu. Không ai được vào phòng này trừ khi có yêu cầu của bác sĩ nên ông đành ở ngoài chờ tin. Mợ Tám đã tỉnh lại. Mợ Tám kể lại những gì mợ thấy cho y, bác sĩ và công an. Ông chủ gọi tài xế bảo đưa mợ về nhà lo cho 2 bà cháu thằng nhỏ Hoài. Ngoài kia, các cửa bệnh viện đang được công an chặn lại để lùng bắt hung thủ. Tuy nhiên, chẳng có kẻ sát nhân nào ngu ngốc mà không cải trang sau khi hạ độc thủ. Hai tiếng sau, giọng nữ y tá hớt hãi:

– Ai là thân nhân của Nguyễn Hà Thương?

Người “chú họ” đứng dậy. Cô y tá đưa tay chỉ vào phòng:

– Bác vô đi bác!

Người “chú họ” vội vã chạy vào. Một bác sĩ quen biết nhìn ông ta lắc đầu:

– Chúng tôi đã tận hết sức nhưng có lẽ nạn nhân không còn nhiều thời gian. Người nhà anh có thể nói chuyện với nạn nhân lần cuối rồi.

Người “chú họ” chới với. Ông bác sĩ cùng nhân viên bước ra ngoài. Người “chú họ” tới gần Hân. Chiếc môi nhợt nhạt tái lịm vì mất máu vì thuốc độc của Hân mấp máy. Ông cúi xuống. Không đợi Hân nói lời cuối cùng, ông đã nắm chặt tay Hân và lời tự đáy lòng bật ra:

– Đừng! Đừng rời bỏ căn nhà có giàn hoa giấy tím! Đừng rời bỏ những người hết lòng thương yêu em. Hà Thương! Mun à!

Đôi mắt cô gái mở to nhìn ông như ngạc nhiên tột độ. Người “chú họ” nói như khóc:

– Hãy tiếp tục ở lại cuộc đời này đi! Hãy kiên trì với mối thù giết ba má em. Hãy ở lại với bà ngoại và đứa em trai của em. Họ tới gặp em ngay bây giờ! Đừng bỏ đi vội, em!

Hân quặn người. Hình như lúc sắp tàn hơi, cô đã nhận được một tình yêu và nghe thấy được một tin rất quan trọng trong đời cô nên cô cố níu kéo sự sống. Cảnh đứng sau lưng người anh Tư. Anh nghe được hết và điện thoại bảo người bảo vệ mau mau mang hai bà cháu tới để nhìn mặt cô cháu gái và người chị hai của họ lần cuối cùng. Khi hai bà cháu chạy vào, họ thấy ân nhân của họ ôm lấy Hân. Bà ngoại nhìn thấy cháu gái, bà chỉ kịp kêu một tiếng “Mun ơi!” rồi khụy xuống chân người cháu gái khiến phòng cấp cứu lại cứu người. Thằng em trai 12 tuổi nắm tay chị hai òa khóc. Các nhân viên và bác sĩ đứng ở ngoài phòng quay mặt đi rồi họ lại nhìn nhau bằng những ánh mắt của con người trong lớp áo ngành y. Người “chú họ” không còn biết chung quanh ông có ai và quên bẳn ông là ai trong lúc Hân hấp hối. Ông biết nếu ông không làm được điều gì trong lúc này, cả đời ông khó mà sống yên ổn. Ông cúi đầu thấp xuống mặt người con gái “Osin” mà ông thường ngày lạnh lùng, cách biệt. Cánh tay của Hân mềm nhũn ra sau cái hôn vĩnh biệt của ông. Người “chú họ” đau đớn. Ông cắn chặt hàm răng để không bật lên một tiếng kêu thương. Ông tỉnh táo ra một lệnh cho đàn em qua điện thoại rồi ôm chặt cái xác còn nóng hổi của Hân cho đến khi có sự can thiệp của bác sĩ. Cảnh nhường chỗ cho một vị khách. Cô vừa đến kịp lúc Hân trút hơi thở cuối cùng. Duy Minh không nhìn cô bạn gái. Ông đỡ xác Hân xuống băng ca và làm thủ tục nhận xác. Phòng báo án cũng vừa xôn xao một vụ giết người bằng độc dược ở một khách sạn New World. Người ta cho rằng đó là vụ thủ tiêu giữa các băng đảng với nhau.

* Nhật Ký Của Mun”

“Tôi là con bé 14-15 tuổi đời đã hư hỏng. Hư hỏng vì nhà tôi qúa nghèo. Nghèo không phải vì làm biếng mà vì cuộc đời bình thường cũng không mỉm cười từ thời ông ngoại, ông nội của tôi.

Thứ ngày tháng năm… Ba má tôi nhận được một căn nhà thật khang trang thay thế khu nhà ổ chuột. Tôi mừng qúa. Thằng Hoài sẽ có chỗ lăn lộn trên sàn chứ không lăn lộn trên chiếc giừơng chật hẹp. Bà ngoại tôi hôm nay bán được nhiều bánh mì. Bà cho hai chị em tôi hai đứa 2 ổ thật ngon. Sài Gòn mưa. Tôi phải xắn áo dài và xắn quần, tay dắt xe để lội bì bõm trên những con đường ngập lụt. Tôi thích trời mưa lắm và cứ vái thầm trời cứ mưa mãi… Ngoại mắng yêu tôi là đứa con gái ác độc. Mưa nhiều qúa, người ta buôn bán không được sẽ chết đói như nhà mình đây. Tôi chỉ cười.

Thứ ngày tháng… Ba má hôm nay không ăn cơm. Họ thường cười vui khi chúng tôi ăn nhiều hơn lúc trước nhưng sao trong đêm tối, ba má tôi thường thở dài. Thì ra là vì tiền trả nợ ngân hàng cao qúa. Họ tiếc cái nhà sắp mất đó mà.

Thứ ngày tháng năm… Hôm nay, ba ma mượn ở đâu mà tiền nhiều dữ vậy? Tôi bỗng nghĩ rằng nếu tôi lấy được chồng nước ngoài như mấy chị trong quán cà phê Ibox nói, tôi có thể kiếm tiền cho ba má trả nợ. Mấy chị nói rằng tôi nôm cũng đẹp gái. Đẹp gái mới hái ra tiền. Cả ngày được khen, tôi cứ soi gương mãi nhưng không biết mình đẹp ở chỗ nào?

Ngày tháng… tôi đã “mượn đỡ” 100 triệu đồng của ba má để nộp cho chị Bảy Mập để làm hồ sơ kiếm chồng ngoại… Chị nói hai ngày nữa, hồ sơ của tôi sẽ có và tôi sẽ được xuất ngoại “theo chồng về xứ lạ”. Tôi chờ 2 tháng rồi vẫn không có gì thay đổi. Tôi hỏi đòi tiền, chị Bảy Mập quát mắng tôi một trận và hỏi tôi có ai làm chứng là tôi đã đưa 100 triệu cho chỉ không? Chị dọa nếu tôi nói bậy, chị sẽ thuê giang hồ “rạch mặt” tôi. Tôi sợ qúa nên không dám đòi nhưng rồi tôi đã mắng chỉ là đồ ăn cướp! Thế là tôi mất việc trong quán cà phê ấy.

Ngày tháng… Tôi bỏ học vì ba má tôi không còn tiền lo nổi bữa ăn giữa vật giá đắc đỏ. Những người đòi nợ đã tới. Những đêm ấy, ba má tôi không ai chợp mắt.

Ngày tháng… Tôi xin được việc chạy bàn trong nhà hàng sang trọng. Người nghèo làm không ra tiền nhưng vẫn còn khối kẻ sài sang lắm cơ! Tôi nhìn những món ăn mà dân giàu gọi khiến tôi nghĩ đến thằng Hoài. Nó thèm những con Tôm Hùm, Tôm MũNi. Tôi hứa với nó rằng thế nào, chị cũng mua về cho em 1 con.

Ngày tháng… Tôi cãi lại lệnh bà chủ bắt tôi đem tiền bo mà khách cho riêng tôi ra đưa cho bà. Tôi mất việc nên thằng Hoài không có Tôm Hùm để ăn.

Ngày tháng… Đêm nay thật kinh hoàng khi nhìn thấy xác ba trên sông Sài Gòn được vớt lên bờ. Tôi cắn chặt vào ngón tay út để xem mình có cảm giác gì? Tôi thấy đau đớn qúa! Má tôi bỏ nhà ngay đêm hôm nay. Bà ngoại tôi ôm thằng Hoài và nắm tay tôi ra bờ sông kêu trời, kêu đất.

Ngày tháng… Tôi một lần nữa chứng kiến xác má tôi tấp vào bờ. Họ chặt cả hai bàn tay má tôi. Tôi bỏ nhà ra đi như trốn một tội lỗi. Tôi hứa trong lòng, khi tôi kiếm được tiền, tôi mới trở về nhà với bà ngoại.

Ngày tháng… Gã taxi đã lừa tôi đã chở tôi và ép đi vào một khách sạn thật sang trọng. Tôi đã bỏ đời con gái ở tại nơi đây với người đàn ông hình như là đại ca giang hồ. Tôi thù hận đàn ông và tôi ghét cả tôi nhưng tôi phải sống. Tôi phải kiếm tiền để trả món nợ 100 triệu mà tôi đã “mượn đỡ” đúng hơn là ăn cắp tiền vay mượn của ba má mình…”

Cảnh không thể đọc nổi nữa. Nước mắt anh ràn rụa. Nhưng cuốn sổ vẫn được mở thêm trang.

“Ngày tháng… Tôi đã bị tay đại ca bán lại cho người khác cùng với rất nhiều cô gái miền Tây lên Sài Gòn kiếm chồng ngoại. Ông chủ mới là người lạnh lùng nhưng tôi ngày đầu tiên tôi gặp ông, ấn tượng để lại trong đầu tôi là ông không phải là người ác. Tôi được đưa về căn biệt thự có giàn hoa giấy tím. Công việc của tôi là lau nhà, dọn phòng, pha trà, cà phê cho ông chủ và làm những việc lặt vặt như cắm hoa, phụ bếp với người đàn bà mà ai cũng gọi là mợ Tám.

Ngày tháng… Ông chủ thường ra khỏi nhà vào buổi sáng sớm và về nhà lúc 10 giờ đêm. Thứ bảy, chủ nhật, ông ăn trưa ở nhà. Tôi được ngồi chung bàn ăn với mọi người trong nhà. Ông không hề xem tôi là người ở và mọi người trong nhà, ai cũng thương tôi nhất là chú Cảnh và mợ Tám. Tôi đã có một mái ấm tình thương. Điều này, làm tôi nhớ nhà qúa.

Ngày tháng… Tôi nhận tháng lương 3 triệu đầu tiên. Tôi khóc một mình với cuốn sổ này. Tôi nhớ ba má, em Hoài và bà ngoại qúa chừng.

Ngày tháng…

Hôm nay, anh ấy quên không uống ly cà phê của tôi. Tôi dọn phòng và lòng buồn buồn vô cớ… Thì ra, tôi đã yêu thầm anh ấy từ lúc anh mang tôi vào nhà và tôi chấp nhận mỗi ngày dùng tiếng “con” để giấu diếm tình cảm của mình. Tôi đã quen tiếng gọi “cô” mà anh ấy dành cho tôi dù tôi ở trong nhà với tư cách là đứa “cháu họ”. Hôm nào thiếu tiếng “cô”, tôi nghe mình thật cô đơn đến vô duyên lạ.

Ngày tháng… Tôi nhìn thấy tấm hình của một người con gái trong phòng anh ấy. Đầu tiên, tôi nghe tim mình thắt lại. Cô ấy qúa xinh đẹp. Tôi càng nên phải tránh xa tình yêu thầm lặng khi người con gái trong hình đó là cô bạn gái từ nước ngoài về. Anh ấy đi chung với người bạn gái, tôi vừa cầu chúc cho anh ấy hạnh phúc vừa nghe lòng mình khóc than. Nhưng tôi là đứa con gái hư hỏng thì có tư cách gì để yêu một người đàn ông hoàn hảo như vậy?

Ngày tháng… Hôm nay là ngày giổ của ba. Xin ba tha lỗi cho con gái nếu một ngày nào đó, con sẽ chặt đứt chân tay kẻ thù đã giết ba. Tôi nhớ em trai và bà ngoại qúa. Tôi muốn ra ngoài nhưng chú Cảnh dặn đừng ra ngoài nếu không có ông chủ cho phép. Xã hội dễ sợ đến vậy sao?

Ngày tháng… Hôm nay là ngày giổ của má. Con thật là nhớ má. Con thật thèm lời ru của má qúa. Tại sao gia đình mình lại có ngày tang thương thê thảm đến như vầy? Tôi cũng hứa có một ngày, tôi sẽ chặt hết chân tay cái người đã giết má tôi.

Ngày tháng… Tôi thương khu nhà ổ chuột mà cũng yêu căn nhà có giàn hoa giấy tím này. Hoa giấy đẹp qúa. Những ngày anh ấy đi ra ngoài, tôi thường đứng ở đây với ước mơ được chui vào trong cái hoa để tìm hoàng tử. Tôi ước ao khi nào có một căn nhà nho nhỏ, tôi sẽ trồng toàn hoa giấy để hoàng tử đó không tìm ra tôi ẩn ở đâu? Tôi sẽ nhìn nó để nhớ anh ấy và sẽ không lấy chồng…”

Cảnh đã hiểu vì sao người đại ca của anh đã bật khóc khi Hân hấp hối và đã ôm cô ấy vào lòng. Hóa ra, ông ta đã đọc được nỗi lòng của Hân từ cuốn nhật ký này đây! Anh càng xót xa khi đọc những dòng của Hân dành cho riêng anh.

“Ngày tháng… Tôi suýt bị làm nhục lần hai khi bị taxi bắt cóc chở về khách sạn hồi trước. Anh ấy đã cứu tôi. Người đàn ông bên cạnh anh ấy mà tôi rất qúy mến là “chú Cảnh”. Chủ Cảnh bắt gặp tôi lén ở ngoài phòng anh ấy nghe “Mưa Ngoại Ô”. Sau đó, chú Cảnh mua cho tôi máy hát và những CD toàn nhạc xưa cho tôi. Tôi mừng muốn khóc. Đêm nay, khi chú hỏi bản nhạc tiền chiến nào tôi thích nhất, tôi trả lời bản nào cháu cũng thích. Thế nhưng trong lòng tôi chứa đầy nỗi niềm u uất nên tôi thích nghe “Dấu Tình Sầu” nhưng tôi không nói cho chú Cảnh biết. Tôi biết rằng chú Cảnh sinh ra không phải để theo anh ấy suốt đời. Tôi không hiểu giữa họ có mối quan hệ gì và họ làm gì nhưng tôi rất vui khi thâm tình giữa họ còn hơn tình ruột thịt máu mủ. Họ chưa bao giờ kình cãi và điều tôi xúc động là khi cùng chú Cảnh lắng nghe những bản nhạc tiền chiến. Tôi biết chú Cảnh có nội tâm. Tôi đã từng thấy chú Cảnh ngồi một mình trong phòng nhìn ra cửa sổ. Một ngày nào đó, khi phải đối diện với sự thật, tôi cầu xin chú Cảnh đừng phản bội anh ấy vì “anh ấy” hầu như đã tin tưởng người bảo vệ mình một cách tuyệt đối, hơn cả tình ruột thịt. Đừng phản bội anh ấy. Em cầu xin anh!”…

Cảnh nghẹn ngào. Anh khóc hồi nào chẳng biết. Mợ Tám nhìn thấy, bà chậm nước mắt rồi len lén đi qua kẻo sợ làm mất những phút giây thiêng liêng của người bảo vệ ông chủ.

“Ngày tháng… Tôi không biết tờ giấy kia có nội dung gì mà anh ấy để mãi trên bàn. Tôi chỉ kịp đọc nửa câu thì anh ấy bắt gặp. Tôi sợ chết người nếu anh ấy mắng tôi tò mò chuyện riêng nhưng anh ấy không nói nặng tôi một lời khiến tôi càng như mang một món nợ… Khi anh ấy đi với người bạn gái, tôi cùng cực tủi buồn. Tôi là con gái buồn như lá cây!

Ngày tháng… Tôi nằm mơ thấy ba má tươi cười. Tôi chưa trả hết nợ sao ba má tôi lại vui mừng như vậy? Tôi kể chiêm bao cho mợ Tám nghe, mợ bảo chiêm bao vậy là có điềm vui, chắc có hoàng tử muốn cưới công chúa… cháu ông chủ. Tôi được một trận cười no. Cười xong, buồn xo à!

Ngày tháng… Tôi muốn được ở bên cạnh anh ấy chăm sóc khi anh ấy đau bệnh, khi anh ấy cần tôi làm bất cứ chuyện gì cho anh. Nếu có thể chết thay, tôi cũng nguyện được ân huệ này. Ngày mai, tôi sẽ đi tới khu nhà ổ chuột để mang tiền cho bà ngoại và thằng Hoài. Chắc ngoại sẽ mừng khóc và giữ riệt tôi còn thằng Hoài sẽ nắm áo tôi không cho chị hai đi đâu hết. Đó là lý do vì sao tôi không dám trở lại khu nhà ổ chuột của tôi suốt 2 năm nay và không dám nói ra tên thật của mình cho ai hay kể cả anh ấy.

Ngày tháng… Cô bạn gái của anh ấy nói với tôi rằng anh ấy là một tay giang hồ khét tiếng ở Sài Gòn khiến tôi bàng hoàng… Qua nỗi bàng hoàng đó, tôi thấy rằng dù anh có giết người, trong tôi, tình yêu không hề thay đổi. Tôi không nói gì với cô bạn gái của anh ấy vì tôi không muốn họ vì một kẻ không ra gì như tôi mà cãi cọ. Tôi bắt đầu có ý nghĩ phải đi khỏi nơi này trước khi anh ấy phát hiện tôi đã yêu người “chú họ” từ 2 năm qua. Tôi dõi theo từng bước chân anh ấy mà lòng quặn những xót xa… Trước kia, tôi kiên trì ý định tựa vào cái bóng đại bàng của anh để tìm ra hung thủ giết hại ba má tôi và làm hư hỏng cuộc đời tôi. Tôi nhớ mặt tên đại ca gian ác ấy. Hắn là tên anh Năm! Năm sói đầu!

Ngày tháng… Tôi năn nỉ anh Tân gát cổng để học những miếng võ thủ thân đã 3 tháng nay rồi. Mợ Tám bắt gặp tôi mài một con dao và tập võ nhưng mợ cười động viên tôi cứ tập võ hậu thân nhưng dừng mài dao vì mợ sợ ‘chơi dao có ngày đứt tay’. Mợ không biết rằng tôi có trong mình mối thâm thù sâu nặng. Sống trong mối thù sâu này, trái tim tôi sẽ dần dần băng giá. Tôi hoảng sợ nếu có một ngày, tôi phát hiện ra anh ấy là trùm đại ca của những kẻ đã giết ba má tôi… Tôi sẽ làm gì anh ấy?

Ngày tháng… Tôi tưởng tượng hình ảnh họ đẹp đôi sánh bước bên nhau giữa Sài Gòn lộng gió khiến tim tôi nhói đau. Sự việc, anh ấy không dám giữ tôi lại khi có cô bạn gái về ăn cơm trưa làm cho tôi tủi nhục vô cùng. Anh ấy đã chọn người bạn gái của anh và làm sao tôi có thể sống trong căn nhà với một tình yêu lặng thầm đã được kết thúc? Hãy đi đi! Hãy xa lánh lòng thù hận để làm lại cuộc đời con, con gái của má! Má à! Con hứa rằng, khi nào giàn hoa giấy tím nở thêm hoa, con sẽ ra đi…

Ngày tháng… Giàn hoa giấy tím đã nở thêm hoa tím cuối tuần này… Vậy là lời thề của tôi đã ứng nghiệm. Tôi bất chợt thấy mình ngu qúa, khôn vặt quá đến nổi phải bỏ cuộc dễ dàng. Tôi phải đi rồi sao? Em không muốn rời bỏ căn nhà có giàn hoa giấy tím, anh yêu! Không muốn đâu. Hãy giữ em lại dù như một đứa “cháu họ”, dù như là một con nhỏ “Osin”!

Ngày tháng… Anh ấy cùnh chú Cảnh đi Đà Nẵng. Tôi muốn nhân cơ hội này cũng sẽ ra đi. Tôi sợ nán lại, gặp mặt anh ấy, tôi lại chẳng thể rời bỏ căn nhà có giàn hoa giấy tím này. Khi cùng đường, tôi tìm về với má. Con thật nhớ má. Con muốn chạy về khóc bên cái bóng má một tí, có được không?

Ngày tháng… Sáng nay, sao tôi chẳng viết cái gì nhỉ? Đầu óc tôi hoang mang, trống rỗng một giấc mơ buồn. Anh ấy đi mới hai ngày mà tôi tưởng đi khỏi cuộc đời tôi lâu lắm rồi. Tôi ước ao rằng, khi tôi chết, người mà tôi nhìn thấy trước tiên và cuối cùng sẽ là anh ấy. Tôi không muốn rời bỏ căn nhà có giàn hoa giấy tím. Nhưng tôi sẽ phải là người ra đi… Tôi muốn được anh ấy hôn tôi như một người yêu nhưng tôi biết điều đó không bao giờ xảy ra giữa “chú họ” và “cháu họ”. Nhưng tôi vẫn ước ao có một ngày đó…”.

Dòng nhật ký đứt đoạn cùng nghĩa chấm hết ở đây vì Hân đã ra đi mãi mãi. Cảnh mang nó định đốt theo chủ nhân nhưng nghĩ sao, anh đưa lại cho anh Tư. Ông hỏi anh đọc chưa? Lần đầu tiên, anh nói dối là anh chưa đọc và không nỡ đọc. Tiếng khóc của bà ngoại Hân văng vẳng nói với thằng cháu: “Lần này, chị hai con đi học xa, xa thật rồi. Chị hai con không bao giờ về nữa đâu cháu của bà ơi!” làm Cảnh chết lặng.

*

Cảnh đặt bó hoa hồng lên mộ người con gái tên Hân được trả lại cái tên: Nguyễn Trịnh Hà Thương. Anh thầm thì: “Dù em chỉ yêu có ‘anh ấy’ nhưng trong đời em, em hãy nhớ còn có một người cũng đã tha thiết yêu em. Mối thù của em, anh sẽ ‘nhân danh công lý’ mà trả dùm nhưng em sẽ hận anh khi biết rằng anh sẽ ‘phản bội’ lại ‘anh ấy’ của em! Làm người, không để chữ ‘phản bội’ khắc lên mặt và ‘bạc tình’ khắc trong tim, phải không Mun?”. Cảnh thầm phục sự tinh tế và thông minh của người con gái “Osin”. Anh nhớ lại lời người anh Tư hôm nào: “Khi người bên cạnh mình chưa rõ từ đâu tới và tới để làm gì, sự xinh đẹp hay tử tế bên ngoài cũng là một cạm bẫy”. Thì ra, người anh Tư đã biết những người bên mình là ai, thành phần nào nhưng ông ta qủa cao tay. Ông không thể để cho những người tưởng mình “khôn lanh”, “khôn vặt” có cớ để “nhân danh công lý” với ông. Sự tương thông giữa 2 người khác phái, khác hẳn đẵng cấp và tuổi tác khiến họ yêu nhau cũng phải. Vì vậy, Cảnh không thể phản bội người chủ mà anh coi hơn cả người anh. Không phản bội lại người này tức là thành kẻ bị truy sát của người khác! Cảnh mở IPhone để Khánh Ly với “Dấu Tình Sầu” của Ngô Thụy Miên thì thầm cùng người dưới mộ như nỗi lòng của người con gái xấu số trong “Nhật Ký Của Mun”:

Chiều còn vương nắng để gió đi tìm.
Vết bước chân em qua bao nhiêu lần.
Lời ru đan ngón tay buồn
Ngàn năm cho giá băng hồn
Tuổi gầy nồng lên màu mắt…

Trời còn mây tím để lá mơ nhiều.
Lá khóc trên mi cho môi ươm sầu.
Chiều lên đỉnh núi ngang đầu
Nhặt thương cho gót dâng sầu
Giận hờn xin ngập lối đi.

Đàn dâng tiếng phong kín tuổi buồn
Đường hoang vắng cho lá về nguồn
Người tìm đến xin gợi nỗi hờn.
Từ khi gió mang đấu địa đàng
Đường lên đá che vết nồng nàn
Người còn nhớ mãi hay quên lời.

Và người tìm đến giọng hát mơ hồ.
Vết bước năm xưa nay vương âm thầm.
Hàng cây mơ bóng bên đường
Gọi người khi nắng phai tàn
Gọi tình yêu vào lãng quên…

Cảnh chờ xong bài hát, anh lầm lũi quay đi. Từ bên kia, một người đàn ông tiến về ngôi mộ. Tay ông cầm một nhánh hoa giấy tím đã được chiết kỹ. Hai người nhìn nhau bằng đôi mắt buồn vì họ đều vương vấn một tình yêu thầm lặng. Thế giới tình yêu không có chủ – tớ, đại ca – đàn em, ông chủ – osin, giàu – nghèo, lớn – nhỏ. Những đóa hoa hồng hiện hữu đã chứng tri! Cảnh nhìn người anh Tư lặng lẽ trồng hoa giấy tím bên mộ Mun – Hà Thương. Ngày mai, nhành hoa giấy tím ấy sẽ nở hoa rợp trời tím cả một trời nghĩa địa. “Những ước mơ của em trong nhật ký đã được thực hiện. Em còn gì để vương vấn không em?”. Cảnh và người anh Tư cùng một ý nghĩ tương đồng.

Sài Gòn bây giờ trời âm u lắm
Giàn hoa giấy tím nở thắm từng bông.
Sài Gòn không em buồn đến mênh mông
Xuân bỗng đêm đông, người chết cõi lòng!

Họ cùng nhau ra về,

*

Chuyến bay về Mỹ của Hà Giang cũng được một người tiễn đưa. Hà Giang đã tự cởi bỏ được hết những dây thòng lọng xiết chặt mình. Khi lòng mình là hoa hồng, chẳng có dây thòng lọng nào trói mình được cả. Duy Minh tiễn Hà Giang tới phòng cách ly:

– Em đi mạnh giỏi! Bảo trọng.

– Anh cũng vậy! Cám ơn anh.

Ông vẫy tay từ biệt. Hà Giang giơ tay, cô phải chờ khi ngồi trên ghế của máy bay mới bật khóc một mình. Chuyện tình năm xưa của họ cũng đã đi vào kết cục. Người ta sẽ bất ngờ khi thấy người bảo vệ ông chủ mang quân hàm thượng tá công an. Vào những ngày tới, có một người anh hùng trong giang hồ sẽ phải vào ngồi đếm lịch vì tội danh “giết người”. Giới giang hồ hay bất cứ ai ngoài chức trách không được tự ý “nhân danh công lý” để thủ tiêu đồng loại.

*

Giàn hoa giấy tím nở bung tím cả không gian với mối tình của một cô Osin và đại ca giang hồ giữa đất Sài Gòn như chứng minh cho một tình yêu bất diệt và nỗi oan khiên ngàn năm của người con gái tên Hân – Hà Thương đã đi vào huyền thoại. Nó chứng minh tình yêu qủa có thật trên đời và nó chỉ trở thành vĩnh cửu khi người đi về bên kia. Tiếng chuông giáo đường và tiếng chuông chùa cùng ngân một nốt Si vang đến tận cùng thế giới. Thế giới bình yên của những người có một lần khôn vặt trong đời./.

Tháng 4/30/2011
Ngọc Thiên Hoa

Related Articles

Back to top button