CÒN HƠN… BÒ ĐÁ!
Căn nhà cuối phố lọt thỏm vào những con đường ở Hà Nội mang biển “cấm các phương tiện giao thông”. Ở trong căn nhà đó có 4 khẩu: Hai vợ chồng và hai đứa con. Chủ nhân gia đình là một bộ đội thời 1979 đã về hưu. Phó chủ nhân là người đàn bà gánh hàng rong. Đứa con trai đang là công an mới ra trường hai năm. Đứa con gái đang học 12, trường chuyên. Tối hồi hôm, họ đã vui buồn trao đổi cảm xúc khi coi hết 9 ngày đầu của 10 ngày lễ hội “Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội“.Vậy mà sáng nay, cậu con trai không hiểu búc xúc vì chuyện gì, mặt anh ủ dột. Anh thấy bố đi ngang qua phòng, liền chạy ra:
– Bố! Bố đừng đi coi đại lễ nữa, bố nhá.
– ???
Người bố khựng lại trước phòng cậu con trai. Mắt ông chiếu thẳng vào mặt cậu con khiến anh khựng vài giây. Sau đó, anh nài:
– Bấy nhiêu đó đủ rồi, bố!
– 9 đấm còn chịu, đấm thứ 10 bảo thôi là thôi à? Anh không đưa một lý do nào chính đáng cho bố anh, tôi cứ đi!
Giọng người con trai như lạc đi:
– Thiên hạ bỏ mạng, không chốn nương thân trong những ngày đại lễ này lên con số trăm. Kẻ không nhà, đói nghèo hàng triệu triệu. Chúng ta còn vui cười hớn hở trong không khí tang thương được hay sao chứ?
Người bố há hốc:
– Ơ? Anh muốn nói tới vụ nổ pháo hoa ở sân Mỹ Đình và lũ lụt miền Trung ở Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế? Chao! Bà vợ ông giám đốc Glorious của Singapore và 2 người kỹ sư Đức, 1 kỹ sư Việt Nam bỏ mạng sa trường nhưng có thấy đài báo đăng tin nhà nước gởi lời chia buồn tới những nạn nhân chuẩn bị phục vụ bắn tiền lên không, sài sang như Công Tử Bạc Liêu đốt tiền nấu đậu đâu? Huống hồ mấy chuyện nhân dân nghèo nàn chết chìm trong lũ lụt năm nào mà chả có. Người nghèo đói, không nhà đâu là tin sốt dẻp bằng đại lễ 1000 năm Thăng Long chứ? Anh bỗng dưng thay đổi… tầm ngắm của anh hồi nào mà bố mẹ anh không hay vậy, anh Nghĩa?
– Con?
– Không lẽ bố anh đang nói với anh phỗng đá?
– Con lạy bố! Bố ở nhà xem ti vi cho an toàn và đỡ mất tính người, bố à!
– Úi! Anh cho những người đi tham dự và tham gia đại lễ là… vô nhân?
– Con không dám!
– Vậy thì tôi cứ đi!
– Bố!
Người mẹ đang chuẩn bị gánh khoai lang bán vào buổi sáng sớm, phải bỏ gánh xuống ngăn cản hai cha con đang đấu khẩu. Giọng bà nói như nghẹn:
– Khổ qúa! Hai bố con, hai thế hệ, một thời đại! Ông im cho tôi nhờ nào. Con im cho mẹ nhờ.
Cậu con trai lúng túng. Người mẹ nói trong tai con:
– Con đừng chọc bố giận. Bố là người biết suy nghĩ. Mỗi cái tội vặt là hay nói ngược.
Quay sang chồng, bà giật khủy tay ông:
– Ông đừng lớn tiếng với cu Nghĩa, ông ạ. Thằng con nó không phải không có lý do đâu. Ông cứ nói là ông không đi. Ông chờ nó đi làm, ông đi coi gì cứ việc. Tôi không nói. Cái Nhân cũng không. Cu con biết quái gì đâu chứ!
Người chủ hộ “hự” một tiếng:
– Thì thôi, tôi không đi coi đại lễ bế mạc nữa!
Thằng con thêm nước tưới lửa:
– Bố có đi cũng chẳng chen chân lọt bố ạ.
Ông bố hự rồi càu nhàu: “Chắc nó lại cáu vì ả nào rồi đấy!”. Ông cởi chiếc áo Hà Nội một thời vang bóng, quay trở vào nhà trong. Bà vợ quảy gánh khoai, lặng lẽ lê dép ra đường. Con đường bà đi không phải là “con đường gốm sứ“! Chờ một lát chưa thấy thằng con trai đi làm, người bố già lại khoác chiếc áo Hà Nội một thời xa, định ra đường, thằng con nhìn thấy, gọi giật:
– Bố đi đâu đấy? Không phải bố đã nói chẳng đi xem đại lễ bế mạc là gì?
– Ai bảo anh là tôi định đi xem đại lễ bế mạc?
– Vậy chứ bố định đi đâu đấy?
Người bố không nói. Ông chỉ vào đầu mình. Thằng con “à” lên nhưng cũng với theo:
– Cẩn thận bố nhé, không xe cộ va, người ta dẫm đạp nhau thì pháo nổ văng đấy! Hoặc coi chừng người ta quăng rác rến vào đầu sau khi tàn cuộc, bố ạ!
Người bố “hùm”. Ông lặng lẽ… đi bộ ra đường. Thằng con cũng vội vã đi làm nhiệm vụ của nó. Hai bố con hòa vào dòng người dự đại lễ và thường dân sinh hoạt hằng ngày. Họ mất hút giữa biển người mênh mông như những người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mất hút vào dòng nước xoáy bão lụt. Gần tới quán húi cua, ông cho tay vào túi áo. Ông “hự” một tiếng nữa và quay đầu lại con đường cũ. Ông đã quên không mang theo tiền. “Không tiền, đố mà làm được tí tỉ chuyện gì? Thời buổi nào, nước dãi cũng chẳng ăn thua“. Ông thấy phòng con trai còn điện. Ông rên: “Lại hớt hơ với hớt hãi! Điện đuốc nay cắt, mai cúp mà không biết tiết kiệm“. Ông bước vào phòng thằng con. Chiếc máy tính của nó vẫn còn mở banh ra đó. Ông lầm bầm: “Thằng phải gió! Lại phải tắt dùm cho nó“. Mắt ông đập vào lá thư trên mạng còn nguyên chưa đóng. Ông tặc lưỡi nhìn rồi chỏ mắt dòm…
“Anh ơi!
Bên này đang mùa lá rụng. Vàng đỏ bay trong gió đẹp não nùng. Lá ngập ngừng nghe cơn bão miền Trung. Ai còn mất và ai ngồi cao ngất?Hà Nội mùa này, người ta đang tất bật. Đại lễ ngàn năm, đại lễ phải của mình? Thế kỷ buồn trong đôi mắt nhân sinh. Anh đâu đó, mơ màng hay thức tỉnh?
Ngày 1 tháng 10, 2010
Trung Quốc tưng bừng đón Quốc khánh lần thứ 61. Năm ngoái, đoàn Việt Nam với cờ đỏ sao vàng phất phới ở Bắc Kinh chào mừng… Quốc khánh Trung Quốc tròn 60. Cờ đỏ sao vàng, một mẹ bốn con của Trung Quốc (có phải 4 đứa con là Việt Nam, Lào, Thái và Campuchia?) bay rợp ở quãng trường Thiên An Môn? Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 61 ở Thiên An Môn đang rầm rộ kèn loa. Nơi ấy, ngày 4 tháng 6 năm 1989, hàng ngàn hồn ma sinh viên, trí thức bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Trung Quốc, bị xe tăng quân đội cán bẹp, diệt chủng đến kinh hoàng! Máu nhuộm đỏ sắc cờ vàng 5 sao đỏ. Máu nhuộm quãng trường ngạ qủy súc sinh. Vậy mà tới giờ, quãng trường đó mới tinh, vẫn hùng tráng tiếng trống chào quốc khánh. Những đoàn người nô bộc chia từng nhánh, vẫn trung thành trong buổi diễu dương. Ngàn con bồ câu trắng rợp cả quãng trường. Hòa bình đến chưa mà chim bay vật vã. Tự do nhốt đâu? Sao không mau đem thả? Người ta bắt về, người ta thả, có gì hơn! Hình Mao Trạch Đông nhìn về bên kia huyện nhỏ. Hà Nội đó, ngàn năm vang trong gió. Máu đỏ hờn căm giặc phương Bắc bạo tàn. Đến bây giờ, thù hận vẫn ngút ngàn. 6 tỉnh vùng Tây Bắc máu con dân còn tràn đỏ suối. Xác trẻ thơ, hồn ma đàn bà than nhức nhối. Tuổi trẻ giữ biên cương phải bón phân rừng. Trường Sa cát vàng hút máu mắt tráo trưng. Hoàng Sa bóp cổ ngư dân, dửng dưng đòi tiền chuộc.Tây Nguyên Bau xít ó ma lai rút ruột. Con đường tương lai nhìn qua, não ruột đến bao giờ! Đồng hóa Việt Nam đâu phải bất ngờ. Từ ngàn năm trước tới giờ không ngưng trệ. Từ tóc xuống móng chân không lúc nào bỏ dở. Cơ hội bằng vàng, ngu chi để vuột tay! Trung Quốc có gì, Việt Nam có nấy ở hôm nay. Trung Quốc làm gì, Việt Nam cũng copy theo như cái máy. Từ “Cải cách ruộng đất” giết lầm “đồng chí”, “đồng bào” như bẻ sậy. Đốt sách, chôn học trò thơm tho bấy giáo điều Trung Cộng vẽ rồng bay! Đầu độc muôn dân bằng xâm thực văn hóa đu dây. Tàn hại đông tây bằng thuốc độc sữa, trái cây, đồ chơi, thuốc uống…Vậy mà vòng hoa tiếc thương những linh hồn oan uổng: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ Trung Quốc” mục ruỗng nhân tâm. Biểu diễn nghệ thuật tác phẩm văn hóa, nghệ thuật Hà Nội, sách nào là “kiểu mẫu” Hà Thành? Thành tựu kinh tế, điểm mốc lịch sử mấy ngàn năm đấu tranh nên… tránh đâu tiếng chì, tiếng bấc. Trình diễn áo dài mòn chân hoa hậu, sắc đẹp chẳng hồn, không trí thức, có ra chi! Nhạc Đặng Thái Sơn, có ai hiểu ý nghĩa gì? Tài năng nọ, lá mùa thu trong gió! Những tác phẩm vinh danh này, với nọ. Có bao nhiêu từ nói về sự thật lịch sử đã thành tro? Hay cũng chỉ là “Bác Hồ”, “Tố Hữu”, “Chống Pháp, Mỹ” huy hoàng, tăm tiếng thật thơm tho. Vậy sao chống Trung Cộng còn vòng vo mây gió? Lịch sử thời đồng thau, đồ đá đứng nhìn nhau, vò võ… Khảo cổ học có, rồi làm gì cho dân tộc ấm no? Người Việt khóc cười hỏi ai còn ý thức. Tổ quốc tôi đâu, cánh chim bồ câu báo thức, hòa bình chẳng đất sinh sôi, nhức nhói ở trong đầu?
Dàn trống”cắc cắc bùm”, nhạc công vàng đỏ. Tượng… Tần Thủy Hoàng lớ láo ngó đi đâu? Chủ tịch Quốc hội Phạm Phú Trọng cuối đầu vái lạy thắp “Lửa thiêng”. Tiếng trống bị át bởi tiếng chiêng như loa mồm to hơn loa miệng. “Lễ dâng hương” cây dài, to như… cây cột. Khói bay lên, ai chứng giám lòng những đại tham quan?Kìa màu quân oai hùng trắng toát giống màu tang. Nổi giữa lối đi hồng, hai bên vàng chói lọi. Hàng chữ 1010 – 2010 trắng lói. Lý Thái Tổ hay Tần Thủy Hoàng tay phải cầm gì, có phải “Chiếu dời đô”? Người bảo đây Lý Thái Tổ dựng cơ đồ. Lúc ông băng, mới 54, hỏi “cháu con của ta sao tạc sao tượng ta già như ông… cố nội? Thêm bộ râu chỗi tre như ông kẹ… Tần Thủy Hoàng?” Không lý nào, tiên tổ… nhát cháu con? Những tượng của ta do chính ông cha làm ra, ông nào được nắn tượng … không bà con xa cũng láng giềng gần. Người ta đang ngao ngán có một ngày nào đó, người ta… nặn tượng phụ nữ Việt Nam anh hùng giống rặt… Võ Tắc Thiên! Thời đại đảo điên, tử sinh là chân lý. Bác Đỗ Mười xưa hùng dũng, nay đã phải được dìu đi. Không biết cháu con, ai suy nghĩ được điều gì?
Hỡi Lý Công Uẩn! Ngài đời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Hà Nội làm chi để Thăng Long tiếng tai bởi những điều tiêu sài vô lý! Lễ chào cờ hào hùng như thời đánh Mỹ. Vẫn “đường vinh quang xây xác quân thù” âm ỉ đến mức chán chê. Nhạc sĩ tài ba của ta hàng triệu triệu, sao vẫn để bài quốc ca phi nhân tính, chẳng hợp thời! Bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch Hà Nội gọi mời. Ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy nội thành, xá 3 xá rồi khai mạc bởi diễn văn. Trời nóng hay chăng, người dự cựa quậy như trăn. Không mượn gió, đành quạt tay phành phạch. Thả bồ câu, trống lại “bùm bùm cắc”. “Dời đô ngàn năm còn vang mãi” của Nguyễn Tiên. Áo vàng, quần cam, diễn viên như múa võ. Dân nhao nhao chung quanh góc bốn bên. Quan khách bồn chồn. Người ngồi xuống, kẻ đứng lên. Mà giỏi thật! Khách nước ngoài hàng đống. Khỏi cần dịch tiếng Anh, họ cũng hiểu, thế mới… thần! Hào khí thay sức sống của nhân dân. Vô tư với những sắc màu lộng lẫy…
Ngày 2 tháng 10
Bày hiện vật Thăng Long. Bao nhiêu cái còn trong 1/1000 cái mất? Cọc tre Bạch Đằng thời Ngô, Trần ngạo nghễ là có thật? Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” đất anh hùng? Vậy giá trị con người nằm ở nơi đâu? Tràng An thanh lịch mông lung đẹp ngoài, trong nhói. Công trình nghiên cứu khoa học không ai đoái hoài gốc rễ hóa chú Cuội – chị Hằng. Giáo dục lạc hậu cấp quốc tế cứ tưởng rằng tân? Một Ngô Bảo Châu nhận Fields Medal bằng công trình “Bổ đề cơ bản Langlands”, cũng do nước người đào tạo. Khi còn lúa, chẳng ai buồn nhặt thóc. Đợi chín cơm, lên chén mới tranh phần. Ca khúc nào ngào ngạt cốm mùa thu? Khúc ca hảo, bùi tai thằng điếc đặc. Liên hoan du lịch, bần cùng sinh đạo tặc. Người lần không ra, kẻ phản nước vung tay. Lũ tràn tới hồ thủy điện Hố Hô nhưng chẳng ai thông báo người dân tránh chỗ. Rừng đốn trụi, mối quan ăn mòn gỗ. Lũ dạt chỗ mô, không thừa thế, xông vô. Gia đình họ Bùi 2 tang con trẻ bi bô. Chồng đau thương khóc tiễn vợ xuống mồ. Nhân dân ai người phẩn nộ?
Ngày 3 tháng 10
Giải “Báo Hà Nội mới” chạy vòng quanh “Hoàn Kiếm Hồ”. Cụ Rùa thần ngợp thở ngáp sóng xô. Chung kết bóng đá “Cúp Thăng Long” đá như đá lộn. Nghệ thuật “Thăng Long – Hà Nội với Bác Hồ” chung hố, chung mâm. Hà Nội đẹp như tranh, sáng như ánh trăng rầm. Qua những phút thăng trầm, có làm đơn xin đổi chủ?
Ngày 4 tháng 10
Tội nghiệp miền Trung lại thêm bao cơn lũ. Hunggary, 12 giờ 10 phút, 1/10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka- Tập đoàn Nhôm Hungary – MAL Zrt.) bị vỡ. 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ra làng Kolontár – Veszprém. Các làng xã, thị trấn chung quanh như Devecser, Somlóvásárhely, Tüskevár, Apácatorna và Kisberzseny cũng bị chung hiểm họa con người. Biển bùn cao 2m muốn với trời, cuốn phăng mọi thứ trên đường như nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc… cho đời bót khổ! 4 người chết, 6 người mất tích và chừng 120 người bị thương. 400 người phải sơ tán, lang thang. Dự báo tương lai Bauxit Tây Nguyên, thảm hoạ bùn đỏ sẽ còn tràn lan hung hãn. Hà Nội say sưa khoe màu, khoe chiến tích, chiếc công. Đại lễ Thăng Long dời đô sao giống như lễ mừng quốc khánh?Hay chính là mừng “Sinh nhật Bác Hồ?”.
Triễn lãm “Những trận đánh, chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam”: Trận Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền; Trận Như Nguyệt (1077) của Lý Thường Kiệt; Trận Đông Bộ Đầu (1258); Trận Bạch Đằng (1288) của Trần Hưng Đạo, Trận Chi Lăng – Xương Giang (1427) của Lê Lợi; Trận Rạch Ngầm – Xoài Mút (1785) của Nguyễn Huệ; Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789) của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ; Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với Võ Nguyên Giáp; Trận Điện Biên Phủ trên không (1972) tức Linebacker II với Văn Tiến Dũng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với 10 ông tướng như Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà. Trận nào cũng tràn trề “khí thiêng anh hùng sông núi” của Việt Nam – vùng đất “địa linh – nhân kiệt”! Những nhân kiệt bây giờ, anh hùng ở nơi đâu? Cựu trung tướng Trần Độ, mộ xanh cỏ hận sầu vì từng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”! Con Quốc Quốc của Bà Huyện Thanh Quan ở đèo Ngang chắc cũng bị lũ cuốn đi nên chẳng thấy nó kêu gào thảm bi “quốc, quốc!”. Phát giải thưởng “Tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến” với 3 triệu 200 bài, kinh khủng tấm lòng son! Yêu đất nước của con dân Thăng Long là như thế?Vậy Thăng Long văn hiến giấu đi đâu trong những… khúc côn đồ? Văn hiến anh hùng dân tộc với danh nhân. Những trận đánh nổi tiếng, sao có thể thiếu hẳn chiến tranh chống Trung Quốc sau này? Thư pháp” Chiếu dời đô” mạ vàng khiến kẻ gian thèm rỏ dãi. Bình Ngô Đại Cáo bề thế 217 cân, dài 1 m6, rộng 1m1 tá hỏa tam tinh. Ai có thuộc câu này: “Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân. Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo”? (仁 義之 舉, 要 在 安 民,
弔伐 之 師 莫 先 去 暴 – Rényì zhī jǔ, yào zài ānmín,
Diào fá zhī shī mò xiān qù bào”. Người ta chỉ nghĩ tới quyền lực và bạc tiền nhiều hơn là tương lai đất nước. Giải báo chí toàn quốc được trao, kẻ nhận lãnh “vải thưa che mắt thánh”. Viết như lái xe, chạy chậm nhanh lạng lách. Nhiều người đã ở tù lãng nhách, kẻ ngoài teo! Nhầm cốt tre, xe báo cũng lọt đèo. Đoàn múa cổ, múa liên tù tì, khổ não. Dân tộc mình đang trên đà… nhào lộn. Xiếc bóng với thời gian, ảo thuật với trí khôn!
Ngày 5 tháng 10
Xưa, đường có lá me bay, nay “đường gốm sứ” ai bày mọc lên. Lãng phí ở cấp…. cõi trên. “Con đường lịch sử” làm nên… dị hình. “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” dài gần 4 km được đưa vào kỷ lục Guinness. Ước rằng giá như con đường này có kỷ lục thế giới “văn minh và sạch đẹp nhất hành tinh” mới vỗ ngực tự hào. Còn đây nghề Gốm Bát Tràng. Còn đây những tấm lòng vàng… bán ăn! Những tấm lòng vàng “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” ở Vườn hoa Lý Thái Tổ do đoàn ca nhạc (Bông Sen) miền Nam ra Bắc biểu diễn và các ca sĩ Mỹ Tâm, Quang Dũng, Cẩm Ly, Quang Linh, Đàm Vĩnh Hưng hát cho trời nghiêng, núi lở, biển nở, sóng tràn… Cái tên Đàm Vĩnh Hưng gợi chuyện xịt khói cay – hành động trả thù Cộng Sản một cách trẻ con qúa hèn của “anh hùng Lý Tống” bên trời tây… thấy mà ngán ngẩm! Sân khấu hùng tráng che lấp lầm than. Tuyệt qúa những bông sen! Ai ở trong bùn mới biết rằng nó đẹp! Triễn lãm áo dài 100 m của Võ Việt Chung dành cho người đẹp Mai Phương Thúy. Đất nước mình, ngõ trước gặp hoa hậu. Ngõ sau, đụng hậu hoa. Khác gì muỗi kêu như sáo thổi. Đĩa lội tựa bánh canh! Sông Cửu Long có bao nhiêu nhánh, chúng đều đổ về một gánh… áo nàng. Áo dài trăm tà có mà vớt được những người bị lụt cuốn trôi! Ai sờ áo dài có 9 nhánh sông, là hưởng thọ được thêm… 1000 tuổi nữa, chờ 1000 năm sau mừng Thăng Long thăng… thiên đường Trung Quốc giữa pháo rợp trời. Trung Quốc như anh em ruột thịt. Môi hở răng lạnh. “Núi liền núi. Sông liền sông”. Âm nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng gió thoảng qua mây. Ca nhạc “Hùng khí Thăng Long” dứt day lòng kẻ sĩ. “Ta tự hào là con Rồng, cháu Tiên. Dòng Lạc – Hồng 4000 năm văn hiến”, đáng ăn tiền! Cổ nhân, chí sĩ nước mắt rơi…
Ngày 6 tháng 10
Cờ bay rợp trời. Diều cũng rợp trời “Hà Nội – Bầu trời hòa bình”. Người ngợp thở trong lũ dâng sóng cuốn. Võ thuật cổ truyền ngàn năm oai lực. Vô hiệu trước cường hào, ác bá với tham quan. Triễn lãm “Những tấm lòng với Thăng Long – Hà Nội”. Quan khách cài hoa cứ tưởng là chú rễ… ông nội nước ngoài “cưa sừng làm Nghé” cưới công chúa Việt Nam. Khánh thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh”, người coi giật mình. “Công viên Hòa Bình” ước sao đúng như tên gọi. Tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn “tượng đồng phơi giữa lối mòn”! Ảnh Hà Nội xưa được còn qúy giá. Hà Nội xa xưa, phảng phất khi hiện, khi mờ. Khánh thành “Nhà hát Kim Đồng”, “Nhà hát Công Nhân” “Nhà hát Đại Nam”, thương kiếp ve sầu buốt giọng. Liên hoan ẩm thực Hà Thành ở công ty nước Hồ Tây với “Thăng Long – Hà Nội hội tụ ngàn năm”, đắng họng người ngay. Phở Bắc Hải, Khách sạn Hòa Bình Place 4 sao, Khách sạn Công Đoàn 3 sao, ăn ngon, ngủ sướng phây phây. Thế nhưng nghĩ tới oan hồn của Quảng Bình “Quê mẹ ta ơi”; của Hà Tĩnh “đi mô rồi cũng nhớ về”; của Quảng Trị “anh hùng” với sơ sơ 63 người bị chết vì bão lụt và mấy nghìn dân màng trời chiếu đất, hành khất cái bang ngoài kia, hẳn kẻ trí nhân nuốt có trôi, ngồi có nhổm? 2 container pháo hoa tại sân Mỹ Đình tung khói cuộn, 3 người nước ngoài, vợ Tổng giám đốc Công ty Glorious – Singapore và 2 chuyên gia người Đức và 1 cán bộ của nhà máy Z121 tại chỗ chết lăn quay. Tướng Tổng cục nhanh chóng trấn an ngay: “Đây là tai nạn đáng tiếc nhưng không ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội”. Xin được miễn bàn câu nói nghĩa cưa đôi. Duyệt màn Hoa hậu Ngọc Hân chễm chệ ngồi xe kéo… Nguyễn Công Hoan. Trời hỡi! Ai bày hoạt cảnh kém văn minh, lại thành “biểu tượng” của Hà Thành lịch lãm! Phe chống Cộng cứ mong… Cộng thêm tai ách. Để Thăng Long dở khóc, dở cười. Đấy chẳng phải thiện chân ở một tấm lòng người. Kẻ chịu trận, vẫn cứ là con đỏ. Hãy cứ ước cho thuận buồn xuôi gió vì dân ta nào có tội gì đâu!
Ngày 7 tháng 10
Hội thảo quốc tế. Phát giải “Hà Nội điểm hẹn của bạn”. Âm nhạc dân tộc. Tổng duyệt diễu binh hùng khí ngất trời. Nhưng đâu đó, tiếng người xưa trong gió, mở lời than hùng khí giống… ngoại bang. Quân phục binh của Trung Quốc y chang. Đấy có phải là “giấc mơ Đại Hán”?
Ngày 8 tháng 10
Văn hóa nghệ thuật thủ đô và cả nước. Bà mẹ anh hùng của đất nước bước vào thời các cược. 1000 bà mẹ anh hùng, đại diện 50.000 bà mẹ hùng anh, về dự nhân danh anh hùng chống Mỹ. Những đứa con nằm trong mộ chí, lệ rơi, khóc mẹ anh hùng chống Trung Quốc chẳng… giấy mời! Lễ hội đường phố lộng lẫy những sắc màu. Con người Việt Nam sau trước vẫn giống nhau: Yêu đất nước là hết sức, hết lòng vì nghệ thuật.
Ngày 9 tháng 10
Đua xe đạp xuyên Việt quốc tế xung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội và 62 tỉnh … vào lăng viếng Hồ Chí Minh và viếng tượng đài liệt sĩ. Họ có những nghĩ suy gì khi có ngôi mồ xây giữa phố kinh đô?Động thổ xây dựng Nhà hát Thăng Long tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Xuân Đỉnh, Từ Liêm. Khánh thành Rạp Đại Nam tại phố Huế, Hai Bà Trưng. Biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời trên địa bàn thành phố. Khánh thành cầu Thanh Trì, Vĩnh Trung, Đại lộ Thăng Long. Các đoàn nghệ thuật quốc tế biễu diễn! Anh em mừng nhau, đó là chuyện thế thời. Cán bộ Hà Nội đã hủy bỏ kế hoạch bắn pháo hoa trên 29 điểm để dành tiền cứu trợ bão lụt miền Trung. Vậy, số pháo mua rồi, có trả được không? “Đốt” hết cả 2 container pháo hoa rồi còn gì mà tiết kiệm? Hỡi Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đường nhân sinh sao thấy hiếm như vầy?
Ngày 10 tháng 10
Mítting kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Đoàn vận động viên xuất sắc rước đuốc tới quãng trường. Quốc ca vang lên, rợn hồn dân tộc” Đường vinh quang xây xác quân thù”. “Đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể”. Khẩu hiệu giăng cao rực rỡ giữa quãng trường. Rước huy hiệu. Rước ảnh Hồ Chí Minh. Thiếu nhi Việt hân hoan mừng ảnh… Bác! Đội quân kỳ như hồng kỳ Trung Quốc, tay giương cờ biễu diễn những bước chân. Tới anh hùng các lực lượng vũ trang. Màu trắng, màu xanh công an, binh lục. Cảnh sát biển rằn ri như đẻn biển. Nữ truyền tin, quần cụt trắng nõn đùi. “Chẳng nơi đâu như Việt Nam, Trung Quốc, nữ truyền tin… nghèo thế! Ngó… mắt đui”. Tiếp viên hàng không “đụng hàng” không dám thở.. Quần cụt nhà nghề… khỏi đánh, giặc cũng… đơ! Công nhân màu xanh y hệt mẫu mã công nhân Tàu. Dân quân tự vệ, đẹp sao những sắc màu dân tộc thiểu số. “Những bước chân mềm mại, đã xô dạt trời chiều”, Trịnh Công Sơn sống lại, thêm ít điều trăn trở!! 21 loạt đại bác nổ ầm trời. Diễn binh 40.000 ngàn người, người xem chới với. 3 chương trình lịch sử Hoa Lư – Công Uẩn, Hà Nội – Hồ Chí Minh thuở “cướp chính quyền”. Đẹp lộng lẫy áo dài truyền thống. Hoa hậu Ngọc Hân bỏ trống một chỗ ngồi. Hú vía, nếu không màn “người ngựa, ngựa người”, phu xe kéo diễn thời còn nô lệ. Màn trình diễn xem như vô văn hóa, sao lại tưởng rằng “người ngựa” thế là hay? Á hậu Thùy Trang, hoa hậu áo dài Hoàng Anh gặp “cơ may”, bù khoảng trống của một màn diễn rối.
Đêm pháo hoa. Khán đài A, ghế trống chẳng ai ngồi. Vậy mà bên ngoài, người chen chân chẳng lọt. Pháo hoa rợp trời, cũng không gì lạ. Chỉ lạ Hà Thành chẳng giữ nét văn minh. Cháu hư tại bà, con hư tại mẹ. Giáo dục Mác – Lê, hàng mã cúng cô hồn. Bạn có Presentation Description sáng nay. Đề tài bạn chọn là giới thiệu về Việt Nam với “Thousand years of Thang Long – Ha Noi great festival”. Bạn nước ngoài trầm trồ: “Nước Việt Nam giàu qúa. Sao lại vay tiền, xin xỏ khắp thế gian?”.Bạn ngượng ngùng: “Vì dân tộc cơ hàn. Chiến tranh mãi, cùng đường, xin viện trợ”. Bạn ta cười, nói: “Đùa vậy thôi, mình hiểu, đất nước bạn bây giờ, đang bị đồng hóa bởi Trung Hoa. Phim sử Việt Nam, quay cảnh ở… bên Tàu. Y phục vua tôi, nhuộm màu Đại Hán”. Cả lớp giật mình, bạn mở ngay trang nước bạn. Những phục trang Trung Quốc giống đến ngỡ ngàng…
Anh ơi!
Ngày xưa, ngàn năm Tàu đô hộ. Dân ta cũng còn giữ được nét Lạc – Âu. Ngay cả vua quan Lê Chiêu Thống hàng Tàu. Cả bọn chẳng cạo đầu, đeo đuôi tóc. Hãy nhìn lại 54 nhóm dân tộc. Họ vẫn giữ gìn bản sắc họ rất riêng. Vậy sao chúng ta, con cháu giống Rồng – Tiên, lại đi ngược đường tổ tiên ta vậy? Ngàn năm trước, vì sao ta không biết, cả vua quan ăn mặc áo, khăn gì? Đâu có lý những người ghi sử ký, lại… cởi truồng lịch sử những nghìn năm?Còn bây giờ, ta có những thăng trầm, ghi gian dối, mai sau mang trọng tội. Còn sót lại, vài người còn vọng nội: Thật thà thẳng ngay,”Bác” đã dạy đó mà! Nào Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Toàn, Hoàng Quốc Hải cùng Hoàng Hưng nhức nhối cảnh non nhà. Chu Văn An xin chém 7 nịnh thần. Mã cha bọn nịnh. Dân trí thức nhược tâm cùng bụi phấn. Còn ai dám sớ dâng xin “cẩu trảm” như Chu Văn An? Rất tự hào, ta chẳng có… quan tham!
Phải có “Ngàn năm Thăng Long”, mới bộc lộ hết đâu ưu với nhược. Phải có “Đại lễ như Quốc khánh”, mới biết dân tộc ta yêu đất nước đến… đắng cay và thương đất nước mình thương đến trắng tay! Đây là nỗi xót xa của Nguyễn Khuyến với “Hội Tây”:
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo,
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trãi,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
Anh yêu!
Bạn bè du học đã ở lại gần hết. Đứa lấy con nhà chủ phở, chủ chợ, chủ tiệm nail. Dân du học, chẳng mấy ai mong trở lại. Phản nước bây giờ, nên hỏi đó là ai? Nếu họ về, họ sẽ lại… làm quan. Không cùng hội, cùng hàng, ai thăng chức? Xa chân trời, mới thấy đời đau nhức. Gần bạo vương, ai cũng khiếp đó mà! Nhưng đất nước Việt Nam đẹp qúa, dù người ta tàn phá nó ngàn lần. Nó vẫn đẹp, đẹp ngay từ bãi rác. Những bé thơ nhặt nhạnh sống qua ngày. Nó vẫn đẹp, ngay từ thời mở nước. Đừng bắt chước nhà Hồ qùy gối trước ngoại bang?Quan hưởng thụ,vua ăn chơi xả láng. Phần mộ ngày sau, trời cũng đánh thành than. Đất nước ta, lịch sử 4000 năm. Sao đại lễ mừng có mỗi 1000 năm?Cha ông sống cơ cực, thâm trầm. Nên con cháu giờ chỉ là những người câm”.
Người bố sững sờ. Ông run rẫy đến tím mặt. Ông copy lá thư rồi đóng máy. Trưa vợ bán về, ông dúi cho bà lá thư mà không nói được một câu nào. Bà vợ chưa kịp làm cơm trưa cho gia đình, phải coi cái thư trước. Đọc xong, bà tru tréo lên:
– Trời cao đất dại ơi! Con tôi lại đi quen cái con đi du học phản động. Trên mà biết được, còn gì là bố với con!
Người chồng quắc mắt:
– Tôi có chỗ nào chả rách đâu mà còn? Bà xem những thằng bộ đội năm 1979 như chúng tôi, có thằng nào không mò tro móc trấu? Con bé này nó viết có chỗ nào… phản động, bà chỉ tôi coi nào?
Bà đập tay xuống tờ giấy:
– Đây này! Cứ quen người nước ngoài hay quen người nước trong ra nước ngoài như thế “lầy lầy” là phản động, phản nước rồi còn gì?
– Vậy, người không phản động là yêu nước. Bà chỉ cho tôi coi, ai là người yêu nước bây giờ cho tôi học tập chút?
Bà vợ ú ớ mãi rồi chống chế:
– Ông lại nói đi đâu!
– Tôi bảo cho bà này: Tôi đang nói trong đầu là thêm một cái mốc lịch sử được ghi nhận sau “Vạn Niên là Vạn Niên nào. Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. “Tương Dực xây Cửu Trùng Đài. Ăn chơi xa xỉ, rước tai họa về” là “Thăng Long đại lễ nghìn năm. Tiêu xài hoang phí tiếng tăm rủa nguyền”!
Rồi ông lập lại những ý của con trai và ý từ lá thư:
– Con bé này nói đúng đấy chứ. Bắn pháo hoa thôi mà cũng phải đi thuê chuyên gia nước ngoài để người ta chết trên đất mình thành hồn ma đại lễ, bà thấy lòng có vui không? Mạng người đó bà! May mà 5 cổng chào cũng không làm kịp, lát đá xanh quanh Hồ Gươm cũng phải bỏ dở. Không có vụ nổ pháo ở Mỹ Đình thì tổ tiên ông Trần Nhượng hiển thánh xuống ngăn, họ chẳng thèm đếm xỉa chứ đừng nói chi mình ổng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi phều phào, còn “được” cán bộ nhà ta phá “luật lệ” bệnh viện, bắt mặc quân phục, mang quân hàm trên giường bệnh để nhận thư mời dự lễ rồi chụp hình. Nếu là tôi, bắn tôi một phát ân huệ cho tôi đỡ nhục vì con cháu đang ở trong rừng u minh đó bà! Trọng mặt mũi phải biết cách tự tôn chứ! Quân tướng mặc quân phục khi ra trận, khi đại lễ, khi tiếp phong. Quân tướng nào mặc quân hàm chỉ vì một tờ giấy mời đi dự lễ hội trên giường bệnh như tờ giấy lộn? Người ta cười trung tâm Asia ”lạm dụng” quân phục Cộng Hòa để lên sân khấu. Còn đây là cái gì nếu không nói lạm dụng quân phục đại tướng của ông Giáp để quay phim, chụp hình làm rùm beng? Ai nể trọng những thứ lễ nghi ruồi bu kiến đậu đó chứ?
Bà vợ im. Bà bỏ vào nhà bếp. Ông thở dài:
– Tội cho thằng con! Nó hăng say đến mức ai nói gì chạm đến Đảng, Nhà nước của nó là nó tự ái. Cứ tưởng để cho thế hệ chúng nó có xe đẹp để đi, có áo bào để mặc, có cho ăn, chỗ tiêu lặt vặt. Ai dè đâu, nó lại “tỉnh” hồn không đúng lúc sẽ thiệt thân.
Ông nghe ngực đau nhói. Phổi ông còn chứa đầy khói thuốc pháo của Trung Quốc dội vào 6 tỉnh phía Bắc năm 1979. Ông muốn phun ra…
*
Buổi trưa, con bé đi học về. Mặt mũi nó rạng rỡ. Chắc là nó được học về Bác Hồ, về Đảng vinh quang! Nó xin tiền mẹ đóng tiền học thêm. Hai vợ chồng thôi không bàn cãi vụ lá thư. Ông phụ bà rửa khoai cho bà luộc mẻ chợ chiều. Cãi nhau không no cái bụng nhưng ấm cõi lòng. Qua trận cãi, bà thấy tội cho nghiệp binh của ông chẳng đúng thời. Ông thương bà tảo tần nuôi chồng sau khi giữ biên cương phía Bắc, trắng tay, trắng tóc. Bớt đau cái đầu, long cái óc! Họ thương nhau hơn. Trong đắng có mật ngọt. Không phải ông bà ta từng nói “Thuốc đắng dã tật. Sự thật mất lòng” hay sao? Vua hiền phải biết lắng nghe. Kẻ nịnh mới bày nhiều quẻ. Ông thương đất nước ông nhưng cái thương của ông gởi vào cho gia đình. Chiu chắt và tự trọng. Nghèo nhưng không hèn. Đó không phải là biểu hiện của từ yêu quê hương sao chứ? Cần gì phải bỏ tiền ra làm từ thiện để túi tham quan căng phồng hơn. Vả lại, đời bộ đội chống Trung Quốc quèn như ông, trốn chui, trốn nhũi chiến công vì người ta sợ nhắc 2 tới tên Trung Quốc hơn sợ cọp, đào đâu ra tiền như đại gia, hoa hậu để làm… điều thiện?
Chiều xế, bà mẹ quảy gánh khoai lang ra đường. Người người vẫn đông như kiến. Cuộc sống ngồn ngộn mối lo toan. Không ai còn nhớ tới 10 ngày đại lễ Thăng Long – Hà Nội oanh liệt. Xe cộ đã bớt ngùn ngụt ách tắc giao thông. Hà Nội lặng lẽ trở về với không khí nội thành. Trục đường Hoàn Kiếm, Mỹ Đình, Nguyễn Thái Học – Lê Hồng Phong – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Quán Thánh – Phan Đình Phùng – Nguyễn Tri Phương – Điện Biên Phủ – Trần Phú – Hoàng Diệu với những biển cấm các phương tiện giao thông đã được tháo gỡ. Đại lễ Thăng Long – Hà Nội ngàn năm đã đi vào giai đoạn cuối. Tiếng lành thì ít, tiếng dữ thì nhiều. Máu cũng đã đổ trong niềm vui rạo rực của hàng triệu người. Thây người chết vì lũ lụt cũng cũng đã sình trương trong tiếng trống, tiếng chiêng khai mạc và bế mạc đại lễ. Mưa cũng đã thay nước mắt khóc dân sinh. Khi con gái bà xin tiền mẹ đóng tiền học, bà mới chợt thấy gánh khoai lang của bà sao mà qúy giá, qúy giá đến mức bà ước gì… ước gì bà có một mảnh đất trồng khoai lang. Tai bà đang nghĩ đến “Cánh Buồm Nâu, Cánh Buồm Nâu, Cánh Buồm” mà nhóm “Cánh Buồm” làm Bộ sách giáo khoa lớp 1 do Phạm Toàn chủ xướng. Làm thì làm, thách thức làm gì! Cái hay của kẻ sĩ chính là “làm việc có ích mà không đợi người khen, nhân cách tự tôn để chẳng mang tiếng hèn”! 1 con én không làm nên mùa xuân nhưng mùa xuân không thể nào thiếu con chim én! Bà quảy gánh nhìn qua bờ hồ Hoàn Kiếm. Cụ rùa Hồ Gươm ngoi đầu 3 lần trong ngày đại lễ. Cụ mừng đại lễ cũng có. Cụ ngoi lên vì ô nhiễm nước hồ cũng có. Cụ kinh động vì sự ồn ào kéo dài cả năm cho đại lễ cũng có và cũng có thể, cụ muốn nói một lời từ tạ cuối cùng. Nếu cụ ăn được khoai lang, bà cũng sẽ hai tay mời tận miệng. Nhưng người già chỉ ăn không khí. Rùa già chỉ ăn sương. Còn con gái bà, nó cần phải ăn cơm. Bà chảy nước mắt. Hà Nội trước đại lễ là một tổng công trình xây dựng hang hở. Trong đại lễ, nó là đại công trình nghẹt thở. Sau đại lễ, nó trở lại chính mình nhắc nhở: Rác vá rác! Người sang sống chốn cao sang. Kẻ bần hèn bạn quen với rác! Bà đã nghiệm ra một lý lẽ từ một gánh khoai. Hà Nội không có đại lễ, nó vẫn sống nhưng nếu một ngày, gia đình bà thiếu gánh khoai lang, chắc là đói! Trong khi đó, thằng con cả của hai ông bà đang ngồi trong phòng làm việc của nó nhưng tâm trí anh đang nghĩ về người yêu đang du học ở nước người. “Cô ta đã thay đổi!”. Một sự thay đổi cộng trừ. Khi trong đầu có những gợn sóng cuộc đời, người ta sẽ phải làm gì? Trước mắt anh là những tháng ngày đen nghịt vì sự chia ly chẳng hẹn ngày trùng phùng bằng một e-mail như qủa bom nổ chậm. Mảnh vụn của nó sẽ văng tới đâu, anh không biết nhưng nó đã đâm vào tim anh mảnh vỡ đầu tiên. Anh nghe tim mình đau nhói! Trưa đó, anh không về nhà. Ông bố anh cũng không đi cắt tóc nữa. Tối sẩm, bà vợ quảy gánh khoai trở về. Bà ngạc nhiên khi thấy ông trầm tư trước chiếc gương. Ông ôn tồn giải thích:
– Tôi để tóc dài vừa tiết kiệm túi tiền cho bà vừa có búi tóc đón mừng người anh em trước sau gì họ cũng tới đây thăm chúng ta. Tôi muốn uống ly… rượu mời cho hai đứa con chúng ta sau này không có đứa nào phải uống… rượu phạt!
Bà thở dài nghe đắng cay. Sáng mai, bà lại quảy gánh khoai lang đi bán dạo. Khách bộ hành phương xa thương bà nên mua dùm năm ba củ. Ăn xong củ khoai lang, người khách thấy cổ họng khát nước nên hỏi bà:
– Bà có bán nước không?
Bà cười lắc đầu:
– Tôi bán khoai chứ không bán nước, khách quan ạ!
Tháng 10 ngày 11 năm 2010
Ngọc Thiên Hoa
Căn nhà cuối phố lọt thỏm vào những con đường ở Hà Nội mang biển “cấm các phương tiện giao thông”. Ở trong căn nhà đó có 4 khẩu: Hai vợ chồng và hai đứa con. Chủ nhân gia đình là một bộ đội thời 1979 đã về hưu. Phó chủ nhân là người đàn bà gánh hàng rong. Đứa con trai đang là công an mới ra trường hai năm. Đứa con gái đang học 12, trường chuyên. Tối hồi hôm, họ đã vui buồn trao đổi cảm xúc khi coi hết 9 ngày đầu của 10 ngày lễ hội “Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội“.Vậy mà sáng nay, cậu con trai không hiểu búc xúc vì chuyện gì, mặt anh ủ dột. Anh thấy bố đi ngang qua phòng, liền chạy ra:
– Bố! Bố đừng đi coi đại lễ nữa, bố nhá.
– ???
Người bố khựng lại trước phòng cậu con trai. Mắt ông chiếu thẳng vào mặt cậu con khiến anh khựng vài giây. Sau đó, anh nài:
– Bấy nhiêu đó đủ rồi, bố!
– 9 đấm còn chịu, đấm thứ 10 bảo thôi là thôi à? Anh không đưa một lý do nào chính đáng cho bố anh, tôi cứ đi!
Giọng người con trai như lạc đi:
– Thiên hạ bỏ mạng, không chốn nương thân trong những ngày đại lễ này lên con số trăm. Kẻ không nhà, đói nghèo hàng triệu triệu. Chúng ta còn vui cười hớn hở trong không khí tang thương được hay sao chứ?
Người bố há hốc:
– Ơ? Anh muốn nói tới vụ nổ pháo hoa ở sân Mỹ Đình và lũ lụt miền Trung ở Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế? Chao! Bà vợ ông giám đốc Glorious của Singapore và 2 người kỹ sư Đức, 1 kỹ sư Việt Nam bỏ mạng sa trường nhưng có thấy đài báo đăng tin nhà nước gởi lời chia buồn tới những nạn nhân chuẩn bị phục vụ bắn tiền lên không, sài sang như Công Tử Bạc Liêu đốt tiền nấu đậu đâu? Huống hồ mấy chuyện nhân dân nghèo nàn chết chìm trong lũ lụt năm nào mà chả có. Người nghèo đói, không nhà đâu là tin sốt dẻp bằng đại lễ 1000 năm Thăng Long chứ? Anh bỗng dưng thay đổi… tầm ngắm của anh hồi nào mà bố mẹ anh không hay vậy, anh Nghĩa?
– Con?
– Không lẽ bố anh đang nói với anh phỗng đá?
– Con lạy bố! Bố ở nhà xem ti vi cho an toàn và đỡ mất tính người, bố à!
– Úi! Anh cho những người đi tham dự và tham gia đại lễ là… vô nhân?
– Con không dám!
– Vậy thì tôi cứ đi!
– Bố!
Người mẹ đang chuẩn bị gánh khoai lang bán vào buổi sáng sớm, phải bỏ gánh xuống ngăn cản hai cha con đang đấu khẩu. Giọng bà nói như nghẹn:
– Khổ qúa! Hai bố con, hai thế hệ, một thời đại! Ông im cho tôi nhờ nào. Con im cho mẹ nhờ.
Cậu con trai lúng túng. Người mẹ nói trong tai con:
– Con đừng chọc bố giận. Bố là người biết suy nghĩ. Mỗi cái tội vặt là hay nói ngược.
Quay sang chồng, bà giật khủy tay ông:
– Ông đừng lớn tiếng với cu Nghĩa, ông ạ. Thằng con nó không phải không có lý do đâu. Ông cứ nói là ông không đi. Ông chờ nó đi làm, ông đi coi gì cứ việc. Tôi không nói. Cái Nhân cũng không. Cu con biết quái gì đâu chứ!
Người chủ hộ “hự” một tiếng:
– Thì thôi, tôi không đi coi đại lễ bế mạc nữa!
Thằng con thêm nước tưới lửa:
– Bố có đi cũng chẳng chen chân lọt bố ạ.
Ông bố hự rồi càu nhàu: “Chắc nó lại cáu vì ả nào rồi đấy!”. Ông cởi chiếc áo Hà Nội một thời vang bóng, quay trở vào nhà trong. Bà vợ quảy gánh khoai, lặng lẽ lê dép ra đường. Con đường bà đi không phải là “con đường gốm sứ“! Chờ một lát chưa thấy thằng con trai đi làm, người bố già lại khoác chiếc áo Hà Nội một thời xa, định ra đường, thằng con nhìn thấy, gọi giật:
– Bố đi đâu đấy? Không phải bố đã nói chẳng đi xem đại lễ bế mạc là gì?
– Ai bảo anh là tôi định đi xem đại lễ bế mạc?
– Vậy chứ bố định đi đâu đấy?
Người bố không nói. Ông chỉ vào đầu mình. Thằng con “à” lên nhưng cũng với theo:
– Cẩn thận bố nhé, không xe cộ va, người ta dẫm đạp nhau thì pháo nổ văng đấy! Hoặc coi chừng người ta quăng rác rến vào đầu sau khi tàn cuộc, bố ạ!
Người bố “hùm”. Ông lặng lẽ… đi bộ ra đường. Thằng con cũng vội vã đi làm nhiệm vụ của nó. Hai bố con hòa vào dòng người dự đại lễ và thường dân sinh hoạt hằng ngày. Họ mất hút giữa biển người mênh mông như những người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mất hút vào dòng nước xoáy bão lụt. Gần tới quán húi cua, ông cho tay vào túi áo. Ông “hự” một tiếng nữa và quay đầu lại con đường cũ. Ông đã quên không mang theo tiền. “Không tiền, đố mà làm được tí tỉ chuyện gì? Thời buổi nào, nước dãi cũng chẳng ăn thua“. Ông thấy phòng con trai còn điện. Ông rên: “Lại hớt hơ với hớt hãi! Điện đuốc nay cắt, mai cúp mà không biết tiết kiệm“. Ông bước vào phòng thằng con. Chiếc máy tính của nó vẫn còn mở banh ra đó. Ông lầm bầm: “Thằng phải gió! Lại phải tắt dùm cho nó“. Mắt ông đập vào lá thư trên mạng còn nguyên chưa đóng. Ông tặc lưỡi nhìn rồi chỏ mắt dòm…
“Anh ơi!
Bên này đang mùa lá rụng. Vàng đỏ bay trong gió đẹp não nùng. Lá ngập ngừng nghe cơn bão miền Trung. Ai còn mất và ai ngồi cao ngất?Hà Nội mùa này, người ta đang tất bật. Đại lễ ngàn năm, đại lễ phải của mình? Thế kỷ buồn trong đôi mắt nhân sinh. Anh đâu đó, mơ màng hay thức tỉnh?
Ngày 1 tháng 10, 2010
Trung Quốc tưng bừng đón Quốc khánh lần thứ 61. Năm ngoái, đoàn Việt Nam với cờ đỏ sao vàng phất phới ở Bắc Kinh chào mừng… Quốc khánh Trung Quốc tròn 60. Cờ đỏ sao vàng, một mẹ bốn con của Trung Quốc (có phải 4 đứa con là Việt Nam, Lào, Thái và Campuchia?) bay rợp ở quãng trường Thiên An Môn? Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 61 ở Thiên An Môn đang rầm rộ kèn loa. Nơi ấy, ngày 4 tháng 6 năm 1989, hàng ngàn hồn ma sinh viên, trí thức bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Trung Quốc, bị xe tăng quân đội cán bẹp, diệt chủng đến kinh hoàng! Máu nhuộm đỏ sắc cờ vàng 5 sao đỏ. Máu nhuộm quãng trường ngạ qủy súc sinh. Vậy mà tới giờ, quãng trường đó mới tinh, vẫn hùng tráng tiếng trống chào quốc khánh. Những đoàn người nô bộc chia từng nhánh, vẫn trung thành trong buổi diễu dương. Ngàn con bồ câu trắng rợp cả quãng trường. Hòa bình đến chưa mà chim bay vật vã. Tự do nhốt đâu? Sao không mau đem thả? Người ta bắt về, người ta thả, có gì hơn! Hình Mao Trạch Đông nhìn về bên kia huyện nhỏ. Hà Nội đó, ngàn năm vang trong gió. Máu đỏ hờn căm giặc phương Bắc bạo tàn. Đến bây giờ, thù hận vẫn ngút ngàn. 6 tỉnh vùng Tây Bắc máu con dân còn tràn đỏ suối. Xác trẻ thơ, hồn ma đàn bà than nhức nhối. Tuổi trẻ giữ biên cương phải bón phân rừng. Trường Sa cát vàng hút máu mắt tráo trưng. Hoàng Sa bóp cổ ngư dân, dửng dưng đòi tiền chuộc.Tây Nguyên Bau xít ó ma lai rút ruột. Con đường tương lai nhìn qua, não ruột đến bao giờ! Đồng hóa Việt Nam đâu phải bất ngờ. Từ ngàn năm trước tới giờ không ngưng trệ. Từ tóc xuống móng chân không lúc nào bỏ dở. Cơ hội bằng vàng, ngu chi để vuột tay! Trung Quốc có gì, Việt Nam có nấy ở hôm nay. Trung Quốc làm gì, Việt Nam cũng copy theo như cái máy. Từ “Cải cách ruộng đất” giết lầm “đồng chí”, “đồng bào” như bẻ sậy. Đốt sách, chôn học trò thơm tho bấy giáo điều Trung Cộng vẽ rồng bay! Đầu độc muôn dân bằng xâm thực văn hóa đu dây. Tàn hại đông tây bằng thuốc độc sữa, trái cây, đồ chơi, thuốc uống…Vậy mà vòng hoa tiếc thương những linh hồn oan uổng: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ Trung Quốc” mục ruỗng nhân tâm. Biểu diễn nghệ thuật tác phẩm văn hóa, nghệ thuật Hà Nội, sách nào là “kiểu mẫu” Hà Thành? Thành tựu kinh tế, điểm mốc lịch sử mấy ngàn năm đấu tranh nên… tránh đâu tiếng chì, tiếng bấc. Trình diễn áo dài mòn chân hoa hậu, sắc đẹp chẳng hồn, không trí thức, có ra chi! Nhạc Đặng Thái Sơn, có ai hiểu ý nghĩa gì? Tài năng nọ, lá mùa thu trong gió! Những tác phẩm vinh danh này, với nọ. Có bao nhiêu từ nói về sự thật lịch sử đã thành tro? Hay cũng chỉ là “Bác Hồ”, “Tố Hữu”, “Chống Pháp, Mỹ” huy hoàng, tăm tiếng thật thơm tho. Vậy sao chống Trung Cộng còn vòng vo mây gió? Lịch sử thời đồng thau, đồ đá đứng nhìn nhau, vò võ… Khảo cổ học có, rồi làm gì cho dân tộc ấm no? Người Việt khóc cười hỏi ai còn ý thức. Tổ quốc tôi đâu, cánh chim bồ câu báo thức, hòa bình chẳng đất sinh sôi, nhức nhói ở trong đầu?
Dàn trống”cắc cắc bùm”, nhạc công vàng đỏ. Tượng… Tần Thủy Hoàng lớ láo ngó đi đâu? Chủ tịch Quốc hội Phạm Phú Trọng cuối đầu vái lạy thắp “Lửa thiêng”. Tiếng trống bị át bởi tiếng chiêng như loa mồm to hơn loa miệng. “Lễ dâng hương” cây dài, to như… cây cột. Khói bay lên, ai chứng giám lòng những đại tham quan?Kìa màu quân oai hùng trắng toát giống màu tang. Nổi giữa lối đi hồng, hai bên vàng chói lọi. Hàng chữ 1010 – 2010 trắng lói. Lý Thái Tổ hay Tần Thủy Hoàng tay phải cầm gì, có phải “Chiếu dời đô”? Người bảo đây Lý Thái Tổ dựng cơ đồ. Lúc ông băng, mới 54, hỏi “cháu con của ta sao tạc sao tượng ta già như ông… cố nội? Thêm bộ râu chỗi tre như ông kẹ… Tần Thủy Hoàng?” Không lý nào, tiên tổ… nhát cháu con? Những tượng của ta do chính ông cha làm ra, ông nào được nắn tượng … không bà con xa cũng láng giềng gần. Người ta đang ngao ngán có một ngày nào đó, người ta… nặn tượng phụ nữ Việt Nam anh hùng giống rặt… Võ Tắc Thiên! Thời đại đảo điên, tử sinh là chân lý. Bác Đỗ Mười xưa hùng dũng, nay đã phải được dìu đi. Không biết cháu con, ai suy nghĩ được điều gì?
Hỡi Lý Công Uẩn! Ngài đời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Hà Nội làm chi để Thăng Long tiếng tai bởi những điều tiêu sài vô lý! Lễ chào cờ hào hùng như thời đánh Mỹ. Vẫn “đường vinh quang xây xác quân thù” âm ỉ đến mức chán chê. Nhạc sĩ tài ba của ta hàng triệu triệu, sao vẫn để bài quốc ca phi nhân tính, chẳng hợp thời! Bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch Hà Nội gọi mời. Ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy nội thành, xá 3 xá rồi khai mạc bởi diễn văn. Trời nóng hay chăng, người dự cựa quậy như trăn. Không mượn gió, đành quạt tay phành phạch. Thả bồ câu, trống lại “bùm bùm cắc”. “Dời đô ngàn năm còn vang mãi” của Nguyễn Tiên. Áo vàng, quần cam, diễn viên như múa võ. Dân nhao nhao chung quanh góc bốn bên. Quan khách bồn chồn. Người ngồi xuống, kẻ đứng lên. Mà giỏi thật! Khách nước ngoài hàng đống. Khỏi cần dịch tiếng Anh, họ cũng hiểu, thế mới… thần! Hào khí thay sức sống của nhân dân. Vô tư với những sắc màu lộng lẫy…
Ngày 2 tháng 10
Bày hiện vật Thăng Long. Bao nhiêu cái còn trong 1/1000 cái mất? Cọc tre Bạch Đằng thời Ngô, Trần ngạo nghễ là có thật? Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” đất anh hùng? Vậy giá trị con người nằm ở nơi đâu? Tràng An thanh lịch mông lung đẹp ngoài, trong nhói. Công trình nghiên cứu khoa học không ai đoái hoài gốc rễ hóa chú Cuội – chị Hằng. Giáo dục lạc hậu cấp quốc tế cứ tưởng rằng tân? Một Ngô Bảo Châu nhận Fields Medal bằng công trình “Bổ đề cơ bản Langlands”, cũng do nước người đào tạo. Khi còn lúa, chẳng ai buồn nhặt thóc. Đợi chín cơm, lên chén mới tranh phần. Ca khúc nào ngào ngạt cốm mùa thu? Khúc ca hảo, bùi tai thằng điếc đặc. Liên hoan du lịch, bần cùng sinh đạo tặc. Người lần không ra, kẻ phản nước vung tay. Lũ tràn tới hồ thủy điện Hố Hô nhưng chẳng ai thông báo người dân tránh chỗ. Rừng đốn trụi, mối quan ăn mòn gỗ. Lũ dạt chỗ mô, không thừa thế, xông vô. Gia đình họ Bùi 2 tang con trẻ bi bô. Chồng đau thương khóc tiễn vợ xuống mồ. Nhân dân ai người phẩn nộ?
Ngày 3 tháng 10
Giải “Báo Hà Nội mới” chạy vòng quanh “Hoàn Kiếm Hồ”. Cụ Rùa thần ngợp thở ngáp sóng xô. Chung kết bóng đá “Cúp Thăng Long” đá như đá lộn. Nghệ thuật “Thăng Long – Hà Nội với Bác Hồ” chung hố, chung mâm. Hà Nội đẹp như tranh, sáng như ánh trăng rầm. Qua những phút thăng trầm, có làm đơn xin đổi chủ?
Ngày 4 tháng 10
Tội nghiệp miền Trung lại thêm bao cơn lũ. Hunggary, 12 giờ 10 phút, 1/10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka- Tập đoàn Nhôm Hungary – MAL Zrt.) bị vỡ. 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ra làng Kolontár – Veszprém. Các làng xã, thị trấn chung quanh như Devecser, Somlóvásárhely, Tüskevár, Apácatorna và Kisberzseny cũng bị chung hiểm họa con người. Biển bùn cao 2m muốn với trời, cuốn phăng mọi thứ trên đường như nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc… cho đời bót khổ! 4 người chết, 6 người mất tích và chừng 120 người bị thương. 400 người phải sơ tán, lang thang. Dự báo tương lai Bauxit Tây Nguyên, thảm hoạ bùn đỏ sẽ còn tràn lan hung hãn. Hà Nội say sưa khoe màu, khoe chiến tích, chiếc công. Đại lễ Thăng Long dời đô sao giống như lễ mừng quốc khánh?Hay chính là mừng “Sinh nhật Bác Hồ?”.
Triễn lãm “Những trận đánh, chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam”: Trận Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền; Trận Như Nguyệt (1077) của Lý Thường Kiệt; Trận Đông Bộ Đầu (1258); Trận Bạch Đằng (1288) của Trần Hưng Đạo, Trận Chi Lăng – Xương Giang (1427) của Lê Lợi; Trận Rạch Ngầm – Xoài Mút (1785) của Nguyễn Huệ; Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789) của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ; Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với Võ Nguyên Giáp; Trận Điện Biên Phủ trên không (1972) tức Linebacker II với Văn Tiến Dũng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với 10 ông tướng như Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà. Trận nào cũng tràn trề “khí thiêng anh hùng sông núi” của Việt Nam – vùng đất “địa linh – nhân kiệt”! Những nhân kiệt bây giờ, anh hùng ở nơi đâu? Cựu trung tướng Trần Độ, mộ xanh cỏ hận sầu vì từng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”! Con Quốc Quốc của Bà Huyện Thanh Quan ở đèo Ngang chắc cũng bị lũ cuốn đi nên chẳng thấy nó kêu gào thảm bi “quốc, quốc!”. Phát giải thưởng “Tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến” với 3 triệu 200 bài, kinh khủng tấm lòng son! Yêu đất nước của con dân Thăng Long là như thế?Vậy Thăng Long văn hiến giấu đi đâu trong những… khúc côn đồ? Văn hiến anh hùng dân tộc với danh nhân. Những trận đánh nổi tiếng, sao có thể thiếu hẳn chiến tranh chống Trung Quốc sau này? Thư pháp” Chiếu dời đô” mạ vàng khiến kẻ gian thèm rỏ dãi. Bình Ngô Đại Cáo bề thế 217 cân, dài 1 m6, rộng 1m1 tá hỏa tam tinh. Ai có thuộc câu này: “Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân. Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo”? (仁 義之 舉, 要 在 安 民,
弔伐 之 師 莫 先 去 暴 – Rényì zhī jǔ, yào zài ānmín,
Diào fá zhī shī mò xiān qù bào”. Người ta chỉ nghĩ tới quyền lực và bạc tiền nhiều hơn là tương lai đất nước. Giải báo chí toàn quốc được trao, kẻ nhận lãnh “vải thưa che mắt thánh”. Viết như lái xe, chạy chậm nhanh lạng lách. Nhiều người đã ở tù lãng nhách, kẻ ngoài teo! Nhầm cốt tre, xe báo cũng lọt đèo. Đoàn múa cổ, múa liên tù tì, khổ não. Dân tộc mình đang trên đà… nhào lộn. Xiếc bóng với thời gian, ảo thuật với trí khôn!
Ngày 5 tháng 10
Xưa, đường có lá me bay, nay “đường gốm sứ” ai bày mọc lên. Lãng phí ở cấp…. cõi trên. “Con đường lịch sử” làm nên… dị hình. “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” dài gần 4 km được đưa vào kỷ lục Guinness. Ước rằng giá như con đường này có kỷ lục thế giới “văn minh và sạch đẹp nhất hành tinh” mới vỗ ngực tự hào. Còn đây nghề Gốm Bát Tràng. Còn đây những tấm lòng vàng… bán ăn! Những tấm lòng vàng “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” ở Vườn hoa Lý Thái Tổ do đoàn ca nhạc (Bông Sen) miền Nam ra Bắc biểu diễn và các ca sĩ Mỹ Tâm, Quang Dũng, Cẩm Ly, Quang Linh, Đàm Vĩnh Hưng hát cho trời nghiêng, núi lở, biển nở, sóng tràn… Cái tên Đàm Vĩnh Hưng gợi chuyện xịt khói cay – hành động trả thù Cộng Sản một cách trẻ con qúa hèn của “anh hùng Lý Tống” bên trời tây… thấy mà ngán ngẩm! Sân khấu hùng tráng che lấp lầm than. Tuyệt qúa những bông sen! Ai ở trong bùn mới biết rằng nó đẹp! Triễn lãm áo dài 100 m của Võ Việt Chung dành cho người đẹp Mai Phương Thúy. Đất nước mình, ngõ trước gặp hoa hậu. Ngõ sau, đụng hậu hoa. Khác gì muỗi kêu như sáo thổi. Đĩa lội tựa bánh canh! Sông Cửu Long có bao nhiêu nhánh, chúng đều đổ về một gánh… áo nàng. Áo dài trăm tà có mà vớt được những người bị lụt cuốn trôi! Ai sờ áo dài có 9 nhánh sông, là hưởng thọ được thêm… 1000 tuổi nữa, chờ 1000 năm sau mừng Thăng Long thăng… thiên đường Trung Quốc giữa pháo rợp trời. Trung Quốc như anh em ruột thịt. Môi hở răng lạnh. “Núi liền núi. Sông liền sông”. Âm nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng gió thoảng qua mây. Ca nhạc “Hùng khí Thăng Long” dứt day lòng kẻ sĩ. “Ta tự hào là con Rồng, cháu Tiên. Dòng Lạc – Hồng 4000 năm văn hiến”, đáng ăn tiền! Cổ nhân, chí sĩ nước mắt rơi…
Ngày 6 tháng 10
Cờ bay rợp trời. Diều cũng rợp trời “Hà Nội – Bầu trời hòa bình”. Người ngợp thở trong lũ dâng sóng cuốn. Võ thuật cổ truyền ngàn năm oai lực. Vô hiệu trước cường hào, ác bá với tham quan. Triễn lãm “Những tấm lòng với Thăng Long – Hà Nội”. Quan khách cài hoa cứ tưởng là chú rễ… ông nội nước ngoài “cưa sừng làm Nghé” cưới công chúa Việt Nam. Khánh thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh”, người coi giật mình. “Công viên Hòa Bình” ước sao đúng như tên gọi. Tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn “tượng đồng phơi giữa lối mòn”! Ảnh Hà Nội xưa được còn qúy giá. Hà Nội xa xưa, phảng phất khi hiện, khi mờ. Khánh thành “Nhà hát Kim Đồng”, “Nhà hát Công Nhân” “Nhà hát Đại Nam”, thương kiếp ve sầu buốt giọng. Liên hoan ẩm thực Hà Thành ở công ty nước Hồ Tây với “Thăng Long – Hà Nội hội tụ ngàn năm”, đắng họng người ngay. Phở Bắc Hải, Khách sạn Hòa Bình Place 4 sao, Khách sạn Công Đoàn 3 sao, ăn ngon, ngủ sướng phây phây. Thế nhưng nghĩ tới oan hồn của Quảng Bình “Quê mẹ ta ơi”; của Hà Tĩnh “đi mô rồi cũng nhớ về”; của Quảng Trị “anh hùng” với sơ sơ 63 người bị chết vì bão lụt và mấy nghìn dân màng trời chiếu đất, hành khất cái bang ngoài kia, hẳn kẻ trí nhân nuốt có trôi, ngồi có nhổm? 2 container pháo hoa tại sân Mỹ Đình tung khói cuộn, 3 người nước ngoài, vợ Tổng giám đốc Công ty Glorious – Singapore và 2 chuyên gia người Đức và 1 cán bộ của nhà máy Z121 tại chỗ chết lăn quay. Tướng Tổng cục nhanh chóng trấn an ngay: “Đây là tai nạn đáng tiếc nhưng không ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội”. Xin được miễn bàn câu nói nghĩa cưa đôi. Duyệt màn Hoa hậu Ngọc Hân chễm chệ ngồi xe kéo… Nguyễn Công Hoan. Trời hỡi! Ai bày hoạt cảnh kém văn minh, lại thành “biểu tượng” của Hà Thành lịch lãm! Phe chống Cộng cứ mong… Cộng thêm tai ách. Để Thăng Long dở khóc, dở cười. Đấy chẳng phải thiện chân ở một tấm lòng người. Kẻ chịu trận, vẫn cứ là con đỏ. Hãy cứ ước cho thuận buồn xuôi gió vì dân ta nào có tội gì đâu!
Ngày 7 tháng 10
Hội thảo quốc tế. Phát giải “Hà Nội điểm hẹn của bạn”. Âm nhạc dân tộc. Tổng duyệt diễu binh hùng khí ngất trời. Nhưng đâu đó, tiếng người xưa trong gió, mở lời than hùng khí giống… ngoại bang. Quân phục binh của Trung Quốc y chang. Đấy có phải là “giấc mơ Đại Hán”?
Ngày 8 tháng 10
Văn hóa nghệ thuật thủ đô và cả nước. Bà mẹ anh hùng của đất nước bước vào thời các cược. 1000 bà mẹ anh hùng, đại diện 50.000 bà mẹ hùng anh, về dự nhân danh anh hùng chống Mỹ. Những đứa con nằm trong mộ chí, lệ rơi, khóc mẹ anh hùng chống Trung Quốc chẳng… giấy mời! Lễ hội đường phố lộng lẫy những sắc màu. Con người Việt Nam sau trước vẫn giống nhau: Yêu đất nước là hết sức, hết lòng vì nghệ thuật.
Ngày 9 tháng 10
Đua xe đạp xuyên Việt quốc tế xung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội và 62 tỉnh … vào lăng viếng Hồ Chí Minh và viếng tượng đài liệt sĩ. Họ có những nghĩ suy gì khi có ngôi mồ xây giữa phố kinh đô?Động thổ xây dựng Nhà hát Thăng Long tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Xuân Đỉnh, Từ Liêm. Khánh thành Rạp Đại Nam tại phố Huế, Hai Bà Trưng. Biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời trên địa bàn thành phố. Khánh thành cầu Thanh Trì, Vĩnh Trung, Đại lộ Thăng Long. Các đoàn nghệ thuật quốc tế biễu diễn! Anh em mừng nhau, đó là chuyện thế thời. Cán bộ Hà Nội đã hủy bỏ kế hoạch bắn pháo hoa trên 29 điểm để dành tiền cứu trợ bão lụt miền Trung. Vậy, số pháo mua rồi, có trả được không? “Đốt” hết cả 2 container pháo hoa rồi còn gì mà tiết kiệm? Hỡi Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đường nhân sinh sao thấy hiếm như vầy?
Ngày 10 tháng 10
Mítting kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Đoàn vận động viên xuất sắc rước đuốc tới quãng trường. Quốc ca vang lên, rợn hồn dân tộc” Đường vinh quang xây xác quân thù”. “Đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể”. Khẩu hiệu giăng cao rực rỡ giữa quãng trường. Rước huy hiệu. Rước ảnh Hồ Chí Minh. Thiếu nhi Việt hân hoan mừng ảnh… Bác! Đội quân kỳ như hồng kỳ Trung Quốc, tay giương cờ biễu diễn những bước chân. Tới anh hùng các lực lượng vũ trang. Màu trắng, màu xanh công an, binh lục. Cảnh sát biển rằn ri như đẻn biển. Nữ truyền tin, quần cụt trắng nõn đùi. “Chẳng nơi đâu như Việt Nam, Trung Quốc, nữ truyền tin… nghèo thế! Ngó… mắt đui”. Tiếp viên hàng không “đụng hàng” không dám thở.. Quần cụt nhà nghề… khỏi đánh, giặc cũng… đơ! Công nhân màu xanh y hệt mẫu mã công nhân Tàu. Dân quân tự vệ, đẹp sao những sắc màu dân tộc thiểu số. “Những bước chân mềm mại, đã xô dạt trời chiều”, Trịnh Công Sơn sống lại, thêm ít điều trăn trở!! 21 loạt đại bác nổ ầm trời. Diễn binh 40.000 ngàn người, người xem chới với. 3 chương trình lịch sử Hoa Lư – Công Uẩn, Hà Nội – Hồ Chí Minh thuở “cướp chính quyền”. Đẹp lộng lẫy áo dài truyền thống. Hoa hậu Ngọc Hân bỏ trống một chỗ ngồi. Hú vía, nếu không màn “người ngựa, ngựa người”, phu xe kéo diễn thời còn nô lệ. Màn trình diễn xem như vô văn hóa, sao lại tưởng rằng “người ngựa” thế là hay? Á hậu Thùy Trang, hoa hậu áo dài Hoàng Anh gặp “cơ may”, bù khoảng trống của một màn diễn rối.
Đêm pháo hoa. Khán đài A, ghế trống chẳng ai ngồi. Vậy mà bên ngoài, người chen chân chẳng lọt. Pháo hoa rợp trời, cũng không gì lạ. Chỉ lạ Hà Thành chẳng giữ nét văn minh. Cháu hư tại bà, con hư tại mẹ. Giáo dục Mác – Lê, hàng mã cúng cô hồn. Bạn có Presentation Description sáng nay. Đề tài bạn chọn là giới thiệu về Việt Nam với “Thousand years of Thang Long – Ha Noi great festival”. Bạn nước ngoài trầm trồ: “Nước Việt Nam giàu qúa. Sao lại vay tiền, xin xỏ khắp thế gian?”.Bạn ngượng ngùng: “Vì dân tộc cơ hàn. Chiến tranh mãi, cùng đường, xin viện trợ”. Bạn ta cười, nói: “Đùa vậy thôi, mình hiểu, đất nước bạn bây giờ, đang bị đồng hóa bởi Trung Hoa. Phim sử Việt Nam, quay cảnh ở… bên Tàu. Y phục vua tôi, nhuộm màu Đại Hán”. Cả lớp giật mình, bạn mở ngay trang nước bạn. Những phục trang Trung Quốc giống đến ngỡ ngàng…
Anh ơi!
Ngày xưa, ngàn năm Tàu đô hộ. Dân ta cũng còn giữ được nét Lạc – Âu. Ngay cả vua quan Lê Chiêu Thống hàng Tàu. Cả bọn chẳng cạo đầu, đeo đuôi tóc. Hãy nhìn lại 54 nhóm dân tộc. Họ vẫn giữ gìn bản sắc họ rất riêng. Vậy sao chúng ta, con cháu giống Rồng – Tiên, lại đi ngược đường tổ tiên ta vậy? Ngàn năm trước, vì sao ta không biết, cả vua quan ăn mặc áo, khăn gì? Đâu có lý những người ghi sử ký, lại… cởi truồng lịch sử những nghìn năm?Còn bây giờ, ta có những thăng trầm, ghi gian dối, mai sau mang trọng tội. Còn sót lại, vài người còn vọng nội: Thật thà thẳng ngay,”Bác” đã dạy đó mà! Nào Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Toàn, Hoàng Quốc Hải cùng Hoàng Hưng nhức nhối cảnh non nhà. Chu Văn An xin chém 7 nịnh thần. Mã cha bọn nịnh. Dân trí thức nhược tâm cùng bụi phấn. Còn ai dám sớ dâng xin “cẩu trảm” như Chu Văn An? Rất tự hào, ta chẳng có… quan tham!
Phải có “Ngàn năm Thăng Long”, mới bộc lộ hết đâu ưu với nhược. Phải có “Đại lễ như Quốc khánh”, mới biết dân tộc ta yêu đất nước đến… đắng cay và thương đất nước mình thương đến trắng tay! Đây là nỗi xót xa của Nguyễn Khuyến với “Hội Tây”:
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo,
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trãi,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
Anh yêu!
Bạn bè du học đã ở lại gần hết. Đứa lấy con nhà chủ phở, chủ chợ, chủ tiệm nail. Dân du học, chẳng mấy ai mong trở lại. Phản nước bây giờ, nên hỏi đó là ai? Nếu họ về, họ sẽ lại… làm quan. Không cùng hội, cùng hàng, ai thăng chức? Xa chân trời, mới thấy đời đau nhức. Gần bạo vương, ai cũng khiếp đó mà! Nhưng đất nước Việt Nam đẹp qúa, dù người ta tàn phá nó ngàn lần. Nó vẫn đẹp, đẹp ngay từ bãi rác. Những bé thơ nhặt nhạnh sống qua ngày. Nó vẫn đẹp, ngay từ thời mở nước. Đừng bắt chước nhà Hồ qùy gối trước ngoại bang?Quan hưởng thụ,vua ăn chơi xả láng. Phần mộ ngày sau, trời cũng đánh thành than. Đất nước ta, lịch sử 4000 năm. Sao đại lễ mừng có mỗi 1000 năm?Cha ông sống cơ cực, thâm trầm. Nên con cháu giờ chỉ là những người câm”.
Người bố sững sờ. Ông run rẫy đến tím mặt. Ông copy lá thư rồi đóng máy. Trưa vợ bán về, ông dúi cho bà lá thư mà không nói được một câu nào. Bà vợ chưa kịp làm cơm trưa cho gia đình, phải coi cái thư trước. Đọc xong, bà tru tréo lên:
– Trời cao đất dại ơi! Con tôi lại đi quen cái con đi du học phản động. Trên mà biết được, còn gì là bố với con!
Người chồng quắc mắt:
– Tôi có chỗ nào chả rách đâu mà còn? Bà xem những thằng bộ đội năm 1979 như chúng tôi, có thằng nào không mò tro móc trấu? Con bé này nó viết có chỗ nào… phản động, bà chỉ tôi coi nào?
Bà đập tay xuống tờ giấy:
– Đây này! Cứ quen người nước ngoài hay quen người nước trong ra nước ngoài như thế “lầy lầy” là phản động, phản nước rồi còn gì?
– Vậy, người không phản động là yêu nước. Bà chỉ cho tôi coi, ai là người yêu nước bây giờ cho tôi học tập chút?
Bà vợ ú ớ mãi rồi chống chế:
– Ông lại nói đi đâu!
– Tôi bảo cho bà này: Tôi đang nói trong đầu là thêm một cái mốc lịch sử được ghi nhận sau “Vạn Niên là Vạn Niên nào. Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. “Tương Dực xây Cửu Trùng Đài. Ăn chơi xa xỉ, rước tai họa về” là “Thăng Long đại lễ nghìn năm. Tiêu xài hoang phí tiếng tăm rủa nguyền”!
Rồi ông lập lại những ý của con trai và ý từ lá thư:
– Con bé này nói đúng đấy chứ. Bắn pháo hoa thôi mà cũng phải đi thuê chuyên gia nước ngoài để người ta chết trên đất mình thành hồn ma đại lễ, bà thấy lòng có vui không? Mạng người đó bà! May mà 5 cổng chào cũng không làm kịp, lát đá xanh quanh Hồ Gươm cũng phải bỏ dở. Không có vụ nổ pháo ở Mỹ Đình thì tổ tiên ông Trần Nhượng hiển thánh xuống ngăn, họ chẳng thèm đếm xỉa chứ đừng nói chi mình ổng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi phều phào, còn “được” cán bộ nhà ta phá “luật lệ” bệnh viện, bắt mặc quân phục, mang quân hàm trên giường bệnh để nhận thư mời dự lễ rồi chụp hình. Nếu là tôi, bắn tôi một phát ân huệ cho tôi đỡ nhục vì con cháu đang ở trong rừng u minh đó bà! Trọng mặt mũi phải biết cách tự tôn chứ! Quân tướng mặc quân phục khi ra trận, khi đại lễ, khi tiếp phong. Quân tướng nào mặc quân hàm chỉ vì một tờ giấy mời đi dự lễ hội trên giường bệnh như tờ giấy lộn? Người ta cười trung tâm Asia ”lạm dụng” quân phục Cộng Hòa để lên sân khấu. Còn đây là cái gì nếu không nói lạm dụng quân phục đại tướng của ông Giáp để quay phim, chụp hình làm rùm beng? Ai nể trọng những thứ lễ nghi ruồi bu kiến đậu đó chứ?
Bà vợ im. Bà bỏ vào nhà bếp. Ông thở dài:
– Tội cho thằng con! Nó hăng say đến mức ai nói gì chạm đến Đảng, Nhà nước của nó là nó tự ái. Cứ tưởng để cho thế hệ chúng nó có xe đẹp để đi, có áo bào để mặc, có cho ăn, chỗ tiêu lặt vặt. Ai dè đâu, nó lại “tỉnh” hồn không đúng lúc sẽ thiệt thân.
Ông nghe ngực đau nhói. Phổi ông còn chứa đầy khói thuốc pháo của Trung Quốc dội vào 6 tỉnh phía Bắc năm 1979. Ông muốn phun ra…
*
Buổi trưa, con bé đi học về. Mặt mũi nó rạng rỡ. Chắc là nó được học về Bác Hồ, về Đảng vinh quang! Nó xin tiền mẹ đóng tiền học thêm. Hai vợ chồng thôi không bàn cãi vụ lá thư. Ông phụ bà rửa khoai cho bà luộc mẻ chợ chiều. Cãi nhau không no cái bụng nhưng ấm cõi lòng. Qua trận cãi, bà thấy tội cho nghiệp binh của ông chẳng đúng thời. Ông thương bà tảo tần nuôi chồng sau khi giữ biên cương phía Bắc, trắng tay, trắng tóc. Bớt đau cái đầu, long cái óc! Họ thương nhau hơn. Trong đắng có mật ngọt. Không phải ông bà ta từng nói “Thuốc đắng dã tật. Sự thật mất lòng” hay sao? Vua hiền phải biết lắng nghe. Kẻ nịnh mới bày nhiều quẻ. Ông thương đất nước ông nhưng cái thương của ông gởi vào cho gia đình. Chiu chắt và tự trọng. Nghèo nhưng không hèn. Đó không phải là biểu hiện của từ yêu quê hương sao chứ? Cần gì phải bỏ tiền ra làm từ thiện để túi tham quan căng phồng hơn. Vả lại, đời bộ đội chống Trung Quốc quèn như ông, trốn chui, trốn nhũi chiến công vì người ta sợ nhắc 2 tới tên Trung Quốc hơn sợ cọp, đào đâu ra tiền như đại gia, hoa hậu để làm… điều thiện?
Chiều xế, bà mẹ quảy gánh khoai lang ra đường. Người người vẫn đông như kiến. Cuộc sống ngồn ngộn mối lo toan. Không ai còn nhớ tới 10 ngày đại lễ Thăng Long – Hà Nội oanh liệt. Xe cộ đã bớt ngùn ngụt ách tắc giao thông. Hà Nội lặng lẽ trở về với không khí nội thành. Trục đường Hoàn Kiếm, Mỹ Đình, Nguyễn Thái Học – Lê Hồng Phong – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Quán Thánh – Phan Đình Phùng – Nguyễn Tri Phương – Điện Biên Phủ – Trần Phú – Hoàng Diệu với những biển cấm các phương tiện giao thông đã được tháo gỡ. Đại lễ Thăng Long – Hà Nội ngàn năm đã đi vào giai đoạn cuối. Tiếng lành thì ít, tiếng dữ thì nhiều. Máu cũng đã đổ trong niềm vui rạo rực của hàng triệu người. Thây người chết vì lũ lụt cũng cũng đã sình trương trong tiếng trống, tiếng chiêng khai mạc và bế mạc đại lễ. Mưa cũng đã thay nước mắt khóc dân sinh. Khi con gái bà xin tiền mẹ đóng tiền học, bà mới chợt thấy gánh khoai lang của bà sao mà qúy giá, qúy giá đến mức bà ước gì… ước gì bà có một mảnh đất trồng khoai lang. Tai bà đang nghĩ đến “Cánh Buồm Nâu, Cánh Buồm Nâu, Cánh Buồm” mà nhóm “Cánh Buồm” làm Bộ sách giáo khoa lớp 1 do Phạm Toàn chủ xướng. Làm thì làm, thách thức làm gì! Cái hay của kẻ sĩ chính là “làm việc có ích mà không đợi người khen, nhân cách tự tôn để chẳng mang tiếng hèn”! 1 con én không làm nên mùa xuân nhưng mùa xuân không thể nào thiếu con chim én! Bà quảy gánh nhìn qua bờ hồ Hoàn Kiếm. Cụ rùa Hồ Gươm ngoi đầu 3 lần trong ngày đại lễ. Cụ mừng đại lễ cũng có. Cụ ngoi lên vì ô nhiễm nước hồ cũng có. Cụ kinh động vì sự ồn ào kéo dài cả năm cho đại lễ cũng có và cũng có thể, cụ muốn nói một lời từ tạ cuối cùng. Nếu cụ ăn được khoai lang, bà cũng sẽ hai tay mời tận miệng. Nhưng người già chỉ ăn không khí. Rùa già chỉ ăn sương. Còn con gái bà, nó cần phải ăn cơm. Bà chảy nước mắt. Hà Nội trước đại lễ là một tổng công trình xây dựng hang hở. Trong đại lễ, nó là đại công trình nghẹt thở. Sau đại lễ, nó trở lại chính mình nhắc nhở: Rác vá rác! Người sang sống chốn cao sang. Kẻ bần hèn bạn quen với rác! Bà đã nghiệm ra một lý lẽ từ một gánh khoai. Hà Nội không có đại lễ, nó vẫn sống nhưng nếu một ngày, gia đình bà thiếu gánh khoai lang, chắc là đói! Trong khi đó, thằng con cả của hai ông bà đang ngồi trong phòng làm việc của nó nhưng tâm trí anh đang nghĩ về người yêu đang du học ở nước người. “Cô ta đã thay đổi!”. Một sự thay đổi cộng trừ. Khi trong đầu có những gợn sóng cuộc đời, người ta sẽ phải làm gì? Trước mắt anh là những tháng ngày đen nghịt vì sự chia ly chẳng hẹn ngày trùng phùng bằng một e-mail như qủa bom nổ chậm. Mảnh vụn của nó sẽ văng tới đâu, anh không biết nhưng nó đã đâm vào tim anh mảnh vỡ đầu tiên. Anh nghe tim mình đau nhói! Trưa đó, anh không về nhà. Ông bố anh cũng không đi cắt tóc nữa. Tối sẩm, bà vợ quảy gánh khoai trở về. Bà ngạc nhiên khi thấy ông trầm tư trước chiếc gương. Ông ôn tồn giải thích:
– Tôi để tóc dài vừa tiết kiệm túi tiền cho bà vừa có búi tóc đón mừng người anh em trước sau gì họ cũng tới đây thăm chúng ta. Tôi muốn uống ly… rượu mời cho hai đứa con chúng ta sau này không có đứa nào phải uống… rượu phạt!
Bà thở dài nghe đắng cay. Sáng mai, bà lại quảy gánh khoai lang đi bán dạo. Khách bộ hành phương xa thương bà nên mua dùm năm ba củ. Ăn xong củ khoai lang, người khách thấy cổ họng khát nước nên hỏi bà:
– Bà có bán nước không?
Bà cười lắc đầu:
– Tôi bán khoai chứ không bán nước, khách quan ạ!
Tháng 10 ngày 11 năm 2010
Ngọc Thiên Hoa