TÙY BÚT

WE HAVE A HOPEFUL WISH…

Biên khảo We have a hopeful wish ...

The ballot-all peaceably! Hỡi những cử tri nhiệt thành!

Thế giới chúng ta mặc dù chưa sống trong bầu không khí của chiến tranh thế giới thứ ba nhưng chiến sự vẫn còn tiếp diễn ở vùng Trung Đông và một số nơi trên thế giới.

Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of American) đang gánh trọng trách của “Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc” (United Nations Security Council – UNSC – Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc (The United States of America, The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, The French Republics, The Union of Soviet Socialist Republics and The Republics of China) kêu gọi thế giới hãy nhìn về tương lai, chấm dứt khủng bố và tiến tới giải pháp hòa bình. Lấy chiến tranh để giải quyết chiến tranh, đây chỉ là vạn sự bất đắc dĩ của thế giới chúng ta.

“In God We Trust”: Chúng ta tin vào Thượng Đế. Chúng ta tin vào một lãnh đạo tâm linh tối cao. Điều đó cũng có nghĩa là sự tự do tôn giáo cho phép nhân dân ta tôn thờ thần linh nào thì tin tưởng vào thần linh đó. Giá trị tự do tín ngưỡng chính là một trong những nguyên nhân vì sao di dân thế giới đổ xô về đất nước Mỹ xa xôi nhưng đầy quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp (freedom of speech, freedom of religion, freedom of assembly) trong “Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ” (United States Declaration of Independence) và được “Hiến pháp Hoa Kỳ” (United States Constitution) công nhận. Đức tin ấy đã thể hiện trong tiến trình hình thành lịch sử Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, nước Mỹ đang bước vào thời kỳ khó khăn vì chiến tranh, đức tin này một lần nữa sáng soi lòng tận tụy của nhân dân qua những thử thách về giá trị tự do, bình đẵng của con người nhất là người da màu và phụ nữ có hay không có, cách mạng thật hay cách mạng cải lương trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 44 của Hoa Kỳ.

Nguồn gốc – Thời thuộc địa và Cách mạng.

Năm 2008, nước Mỹ đã bước sang hai trăm ba mươi hai năm tính từ khi bản “Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ” (United States Declaration of Independence) ra đời vào tháng 7 ngày 04 năm 1776 được viết bởi Thomas Jefferson, tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ. Bản tuyên ngôn đó đã khẳng định nền độc lập của 13 tiểu bang đầu tiên Hoa Kỳ thoát khỏi hệ thống thuộc địa của thực dân Anh. Thế nhưng phải đợi đến 7 năm sau khi cuộc cách mạng Mỹ chống lại sự thống trị đế quốc Anh và thực dân Pháp thắng lợi buộc kẻ thù phải ký hiệp định Paris ngày 03 tháng 09 năm 1783 công nhận 13 thuộc địa thành 13 tiểu bang thì Hoa Kỳ mới gọi là có cơ hội độc lập. Mất 6 năm nữa, Hoa Kỳ mới thực sự là một quốc gia liên bang có chủ quyền và hiến pháp khi cha đẻ nước Mỹ là George Washington được Quốc hội Liên bang Mỹ bầu làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 04 năm 1789 (một trăm tám mươi sáu năm sau, cũng vào ngày 30/04/1975, lực lượng Bắc Việt đã Nam tiến đánh bại chính phủ miền Nam Việt Nam thống nhất hai miền Bắc – Nam sau ba mươi năm chia cắt).

Thực sự, lịch sử Hoa Kỳ (History of the United Stated) đã được khai sinh từ thế kỷ thứ XVI. Nó không phải là đất nước của riêng người Mỹ mà chính là đất nước của phần lớn tổ tiên chúng ta trên toàn thế giới đã rời xa tổ quốc vì những lý do khác nhau: Họ là sắc dân Châu Phi bị người da trắng thống trị Châu Âu xấu xa bắt bán qua Bắc Mỹ làm người nô lệ (Slaves) từ 1608 đến 1807. Họ là những người di dân (Colonists) từ Nam Mỹ, từ Caribbean sang Mỹ tìm tự do (freedom). Họ là những người bản địa (Native Americans) và người da đỏ bản xứ (American Indians) từng sinh sống ở đây hơn chục nghìn năm. Họ là người Châu Âu theo Cristoforo Colombo khám phá Châu Mỹ vào thế kỷ thứ XV (Tân Thế Giới – Americas – hiện nay bao gồm 35 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ). Họ là những người hành hương từ Anh (Pilgrim) đến Mỹ bằng chiếc tàu có tên “Hoa tháng năm” (Mayflower). Họ là những người Thanh giáo (Puritanism) trốn tránh sự đàn áp tôn giáo ở Anh…

Thế kỷ XX và XXI, Hoa Kỳ vì “chương trình nhân đạo” (Humanitarian Resettlement Program – HRP) với sự ra đi có trật tự, con lai (ODP, HO, U11, V11…) đã cho nhập cư hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới. Những người sinh sống ở Mỹ từ thế kỷ trước chúng ta hàng chục nghìn năm và thế hệ ông bà chúng ta đã cho đất nước Mỹ những thế hệ tiếp nối tạo nên đất nước Hoa Kỳ, trước đây, hiện nay và trong tương lai. Như vậy, tổ tiên, cha mẹ, con em, cháu chắt chúng ta gồm nhiều màu da, sắc tộc đến từ các quốc gia với nhiều nguyên nhân của chiến tranh, của chế độ nô lệ, của lòng nhân đạo, của tị nạn chính trị… khác nhau ấy không lý do nào lại chịu sự phỉ báng, bị ruồng bỏ, bị coi không phải máu mủ trên đất người? Loài người khi được tạo hóa sinh ra là đã có những quan hệ ruột rà với nhau như lịch sử đã chứng minh.

Nước Mỹ là tập hợp của 50 tiểu bang (tương đương 50 quốc gia). Chừng ấy quốc gia, chừng ấy diện tích, chừng ấy dân số, chừng ấy trí tuệ; nhân dân Mỹ (bao gồm người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á hay người Mỹ gốc Nam Mỹ hoặc người Mỹ gốc Châu Âu như Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… ) đã tạo thành một “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” (United States of American) được coi như hùng mạnh nhất thế giới. Khi lực lượng chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô (Soviet Union – CCCP – Союз Советских Социалистических Республик, Soyuz Sovetskikh Sotsialisticheskikh Respublik) thành lập năm 1917 bởi Vladimir Ilyich Lenin đã sụp đổ ngày 25 tháng 12 năm 1991 khi lãnh đạo 3 nước Russia, Ukraina và Belarus đồng ký cam kết tách khối CCCP thành những nước độc lập; Hoa Kỳ trở thành quốc gia không có sự cạnh tranh nào về quân sự, chính trị, kinh tế nào đáng ngại hơn. Điều đó cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ dùng sức mạnh quân sự, kinh tế để khống chế thế giới. Chúng ta nhận thấy rằng trước khi trở thành một nước tư bản hùng cường, Hoa Kỳ cũng giống như các quốc gia trên thế giới từng là thuộc địa cho chế độ thực dân Anh, Pháp, từng có nội chiến và từng can thiệp quân sự, chính trị vào nước khác khi cần thiết. Người dân Hoa Kỳ đã nhận lấy đau thương mất mát không gì bù đáp nổi về mặt tinh thần, vật chất và đặc biệt là nhân mạng cũng như nhân dân các nước khác bị nội chiến và chiến tranh trên thế giới. Khi máu tổ quốc ta đổ, nước mắt nhân dân ta chảy, trái tim cội nguồn ta đau vì mất mát như thế nào, nhân dân Hoa Kỳ cũng đau thương vì mất mát như thế ấy!

Hoa Kỳ từng là thuộc địa của Anh vào thế kỷ thứ XVII. Những sự bất đồng trong chính sách thuộc địa của Anh và Pháp đối với người da đỏ khiến cho cuộc chiến tranh giữa người Pháp và thổ dân Mỹ nổ ra trong 9 năm ròng rã (1754 – 1763). Những sự đàn áp tôn giáo cộng thêm bản chất vô nhân đạo của chế độ nô lệ mà giai cấp thống trị người da trắng áp dụng đã dẫn đến cuộc “Cách mạng Hoa Kỳ” kéo dài 7 năm (1776 – 1783). Tính ra, Anh và Pháp đã áp dụng chế độ thuộc địa tàn bạo lên mảnh đất sơ khai của người Mỹ suốt hơn một trăm rưỡi năm từ thế kỷ XVII đến hơn giữa thế kỷ XVIII. Lịch sử nước Mỹ tẩm đầy máu vì chiến tranh giành độc lập từ tay thực dân Anh là một điều đau thương mà dân tộc nào trên thế giới, ít nhất cũng được một lần nếm trải. Song, chiến tranh giành độc lập thắng lợi, điều đó không có nghĩa là dân tộc nào cũng sống trong hòa bình. Sau chiến tranh chính nghĩa, những cuộc chiến tranh phi nghĩa khác đã xảy ra hàng loạt. Đó mới thật sự là cuộc chiến đáng sợ nhất cho quốc gia nào từng có nội chiến. Hoa Kỳ nào có khác gì!

NƯỚC MỸ: Thời nội chiến (American Civil War):

Lịch sử nước Mỹ tẩm đầy nước mắt và máu chảy ruột mềm với 4 năm nội chiến (1861 – 1865). Cuộc nội chiến xảy ra khi chế độ nô lệ được tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố xóa bỏ bằng hai bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” (Emancipation Proclamation) ngày 22 tháng 9 năm 1863 và ngày 01 tháng 01 năm 1863. Nội chiến là sự tranh chấp quân sự vì bất đồng chính kiến của các tiểu bang không công nhận quyền tự do nô lệ, đã tự tách (lãnh đạo là Tổng thống Jefferson Davis và Tướng tổng chỉ huy quân miền Bắc là Robert Edward Lee) với liên bang Hoa Kỳ (lãnh đạo là Tổng thống Abraham Lincoln và tướng Tổng chỉ huy liên quân miền Nam là Ulysses S. Grant).

Nội chiến bắt đầu khi đại tướng liên quân miền Nam Pierre Gustave Toutant Beauregard bất ngờ tấn công vào quân miền Bắc bằng trận Sumter ở Charleston Harbor và kết thúc bằng trận Battle of Palmito Ranch với thắng lợi không đáng kể của liên quân miền Nam do tướng Jonh Rip Ford chỉ huy. Cuộc nội chiến đã phân chia thắng bại từ khi Tổng chỉ huy liên quân miền Nam là Robert Edward Lee đầu hàng tướng Tổng chỉ huy liên quân miền Bắc Ulysses S Grant trong trận Appomattox năm 1865. Cuộc nội chiến hơn 4 năm nhưng số trận đánh đã lên con số hơn ba trăm trận và tử vong, mất tích hơn 1 triệu binh sĩ chưa kể dân thường thiệt mạng. Nội chiến Hoa Kỳ với những trận đánh thảm khốc trong một ngày đã có hơn 23 ngàn binh sĩ thương vong và tàn phế như trận Antietam và trận Gettysburg được coi là trận đẫm máu nhất trong nội chiến với 7500 xác binh sĩ Hoa Kỳ đang thối rữa. Sau trận đánh khốc liệt này, Abraham Lincoln đã đọc bài diễn văn nổi tiếng được trích dẫn nhiều nhất của Hoa Kỳ “The Gettysburg Address” hai phút để vinh danh những người chết trận năm 1863 tại Gettysburg:

“The Gettysburg Address

Fourscore and seven years ago our fathers brought forth on this continent a new nation, conceived in liberty and dedicated to the proposition that all men are created equal.
Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation or any nation so conceived and so dedicated can long endure. We are met on a great battlefield of that war. We have come to dedicate a portion of it as a final resting place for those who died here that the nation might live. This we may, in all propriety do. But in a larger sense, we cannot dedicate, we cannot consecrate, we cannot hallow this ground. The brave men, living and dead who struggled here have hallowed it far above our poor power to add or detract. The world will little note nor long remember what we say here, but it can never forget what they did here.
It is rather for us the living, we here be dedicated to the great task remaining before us–that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they here gave the last full measure of devotion–that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain, that this nation shall have a new birth of freedom, and that government of the people, by the people, for the people shall not perish from the earth.

“Tám mươi bảy năm trước, ông cha ta đã tạo dựng trên lục địa Bắc Mỹ này một quốc gia mới, được hình thành trong trong sự tự do, lòng tận tụy đi tới xác nhận tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng.

Ngày nay, chúng ta đã tiến hành trong một cuộc nội chiến vĩ đại, nhằm thử thách nhận thức đất nước này, hoặc bất kỳ đất nước nào khác với điều kiện có đủ kiên tâm chịu đựng. Chúng ta đã đương đầu trên chiến trường cao cả của chiến tranh. Chúng ta đến bằng tấm lòng thành đưa tiễn một đoạn đường những người đã nằm xuống ở đây cho đất nước được tồn vong về nơi an nghỉ cuối cùng. Đó là mà chúng ta có thể làm, trong mọi sự thích đáng phải làm. Thế nhưng trong một ý nghĩa lớn lao hơn, chúng ta không thể tận tụy, chúng ta không thể dâng hiến, chúng ta không thể thần thánh hóa mảnh đất này. Những người dũng cảm, đang sống hay đã chết là những người từng chiến đấu ở đây tin chắc là thiêng liêng họ đã ở trên thiên đường mà những người năng lực bình thường chúng ta chẳng làm gì hơn. Thế giới sẽ ghi chép sơ sài mà cũng không nhớ đến những gì chúng ta đang nói ở đây, nhưng thế giới sẽ không bao giờ quên những gì họ đã gây nên ở nơi này..

Điều ấy đúng hơn là cho chúng ta, những người còn sống, rằng từ những sự hy sinh danh dự của họ ở đây là thước đo cuối cùng của sự cống hiến đó là nguyên nhân mà chúng ta chúng ta gia tăng lòng tận tụy nhắc nhở chính mình. Đó là chúng ta, những người ở đây quyết tâm rằng những sự hy sinh đó sẽ không vô nghĩa rằng đất nước này sẽ có sự khai sinh của tự do và chính phủ của dân, do dân, vì dân sẽ không tàn lụi từ mặt đất”. (Tạm dịch từ “The Gettysburg Address” Abraham Lincoln, Gettysburg, Pennsylvania, November 191863,showcase.netins.net/web/creative/lincoln/speeches).

Bài diễn văn hai phút thời nội chiến đã nhắc nhở chúng ta về những hy sinh thầm lặng của binh sĩ Mỹ nhưng không vô nghĩa. Nội chiến Hoa Kỳ chỉ có 4 năm mà hai bên huy động hơn 3 triệu quân khiến chúng ta liên tưởng tới cuộc nội chiến của Trung Quốc kéo dài 23 năm (1927 – 1950) giữa hai Đảng phái đối lập là Quốc Dân Dảng mà Tưởng Giới Thạch là Tổng thống (Presisend of The Republic’s Chiang Kai-Seck) và Đảng Cộng Sản Trung Quốc mà Mao Trạch Đông đứng đầu (Chairman of the Communist Party Of China’s Mao Zedong) chỉ huy động hơn 5 triệu quân! (Sau nội chiến, Đài Loan đã tách khỏi Trung Quốc khi Tưởng Giới Thạch chạy đi chiếm giữ đảo này).

Chúng ta cũng không quên nội chiến của Nga kéo dài 5 năm (1917 – 1922) đã tạo ra những cuộc thanh trừng đẫm máu giữa người Bolshevik (do Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo Hồng quân) với và những tướng tá Nga hoàng đã bị tước hết quyền lợi và sỡ hữu từ tổ tiên để lại và giáo hội Nga bị tước quyền, nông dân Nga… (Vrnghel lãnh đạo Bạch Vệ). Kết qủa, Hồng quân cộng sản thắng. Quân số tử gần 1 triệu.

Nội chiến Triều Tiên bắt đầu khi Bắc Hàn tấn công Nam Hàn năm 1950. Tử vong, thương vong và mất tích cũng vào 1 triệu theo thống kê sơ bộ của Liên hiệp quốc. Chưa kể tử vong của 6 nước tham chiến: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả như chúng ta thấy bây giờ, Triều Tiên vẫn chia hai Bắc Hàn và Nam Hàn.

Nội chiến Triều Tiên lại cho chúng ta có dịp nhìn lại lịch sử nội chiến của các nước khác như nội chiến Phần Lan (01/1914-05/ 1918), nội chiến Congo (1998 – 2005), nội chiến Lào (1962 – 1975), nội chiến Tây Ban Nha (1936 – 1939). Đặc biệt nội chiến Việt Nam. Việt Nam là nước có nhiều cuộc nội chiến nhất trong lịch sử nội chiến thế giới. Mỗi triều vua, chúa thay đổi là đánh nhau chí chết để giành quyền lực. Kinh hoàng hơn là thời nhà Đinh với loạn 12 sứ quân, thời nhà Hậu Trần với nhà Mạc (Nam – Bắc triều), thời Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn phân tranh bắt đầu năm 1627 khi Trịnh Tráng tấn công về đất Nam của chúa Nguyễn. Nội chiến chấm dứt khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước vào năm 1802. Nội chiến trở lại khi quân miền Bắc Cộng sản tấn công quân miền Nam Cộng hòa năm 1973 sau khi “Hiệp định Paris” (Paris Peace Accords) 27/01/1973 đã được bốn bên ký kết bị vô hiệu hóa. Quân miền Nam hầu như chỉ đánh cầm chừng rồi đầu hàng. Kết thúc nội chiến hai năm (1973 – 1975) quân cộng sản đã thống nhất đất nước. Hàng triệu binh lính hy sinh của hai miền cũng như các bên tham chiến trong đó có Hoa Kỳ đã không được thống kê chính xác con số trong sử sách.

Nhìn lại, chưa có cuộc nội chiến nào trong thời gian ngắn, tử vong nhiều như nội chiến Hoa Kỳ. Đau thương dân tộc Hoa Kỳ chẳng thế lấy thước đo, cân cán nào mà đo, mà cân cho hết? Thảm cảnh ngày xưa đó đã xảy ra trên đất nước Mỹ, nhân dân Mỹ không thể nào mong muốn nó quay lại một lần nữa. Những người cầm đầu đất nước, cho dù là cuộc chiến tranh chính nghĩa (tự vệ, thống nhất, dân quyền… ) hay phi nghĩa (xâm lược, thanh trừng nội bộ, tư ích cá nhân… ) thì những hy sinh của thần dân không thể nào những người thủ lãnh không nhận lấy một trách nhiệm nào!

Trong một đất nước tự do, bình đẵng, quyền bầu cử để chọn kẻ kế vị có tài đức và nhân phẩm để mang lại hòa bình, cơm no, áo ấm cho nhân dân được coi như rất khó khăn nhưng lại là nhiệm vụ rất quan trọng của từng cử tri.

NHÂN DÂN MỸ VÀ SỰ LỰA CHỌN NGƯỜI KẾ THỪA

Không có sự hy sinh cá nhân nào vô nghĩa khi đấu tranh cho quyền tự do trên mọi phương diện.

Bầu cử (Voting) không phải là vấn đề đơn giản. Ai được quyền ứng cử và ai là người được quyền đi bầu? Sự phân biệt chủng tộc và giới tính ngàn xưa đã không cho phép người nô lệ, người da đen và phụ nữ có các quyền tự do nói trên. Do đó, nhân dân Mỹ và thế giới đã đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền.

Lịch sử nước Mỹ nhuộm máu đấu tranh cho sự phân chia chủng tộc mà Martin Luther King, Jr với diễn văn “I have a dream” của mình vào ngày 28 tháng 08 năm 1963 lên tiếng về sự hòa đồng sắc màu và tương lai nước Mỹ đã là tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ nhất trong suốt thời gian nước Mỹ bước vào cuộc cách mạng thoát khỏi chế độ thuộc địa Anh và nội chiến:

“… I have a dream that one day this nation will rise up and live out the true meaning of its creed: “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal.” I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the sons of former slave owners will be able to sit down together at the table of brotherhood. I have a dream that one day even the state of Mississippi, a state sweltering with the heat of injustice, sweltering with the heat of oppression, will be transformed into an oasis of freedom and justice. I have a dream that my four little children will one day live in a nation where they will not be judged by the color of their skin but by the content of their character…”

“Giấc mơ của tôi là một ngày nào đó đất nước này sẽ hồi sinh và sống đúng theo ý nghĩa vốn có của nó: “Chúng ta tin chắc chân lý ấy là hiển nhiên, đó là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẵng”. Giấc mơ của tôi là một ngày nào đó trên đồi đỏ Georgia, những người con của người nô lệ và chủ nô ngày trước sẽ cùng ngồi chung bàn ăn trong tình anh em. Giấc mơ của tôi là một ngày bình lặng nào đó lãnh thổ Missisippi, một mảnh đất ngột ngạt với sự hun nóng của bất công và áp bức sẽ biến thành nơi phồn vinh của tự do và bình đẵng. Tôi có một giấc mơ là bốn đứa con thơ của tôi sẽ có một ngày được sống trong một đất nước nơi đánh giá chúng không phải vì màu da mà bằng dung lượng nghị lực riêng của chúng… ”. (Tạm dịch từ “I Have a Dream” Martin Luther King, Jr – American Rhetoric top 100 speeches, americanrhetoric.com).

Âm hưởng từ giai điệu thiết tha của tinh thần đấu tranh hòa đồng của bài diễn văn trên, ban nhạc Pop của Thụy Điển ABBA (Anni-Frid Lyngstad, Agnetha Faltskog, Benny Andersson và Bjorn Ulvaeus) đã lấy nó làm tựa đề cho bản nhạc “I have a dream” lừng danh của họ với giai điệu valse như ru người vào giấc mộng nhân bản:

I HAVE A DREAM

There’s a man I think you’ve heard of
His name is Martin Luther King
He wanted a world of peace and love
He said “I have a dream”

I have a dream
I have a dream
I’ve been to the mountaintop and I’ve seen…
I have a dream

I know that this is possible
I know that this can be
If each one can learn to live with love
Then we can all be free

If you share this vision
You know it’s not a difficult thing
We can build a world of peace and love
And we can all be queens and “kings”

(songsforteaching.com/daria/ihaveadreammlk.htm).

I HAVE A DREAM

I have a dream, a song to sing
To help me cope with anything
If you see the wonder of a fairy tale
You can take the future even if you fail
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I’ll cross the stream – I have a dream

I have a dream, a fantasy
To help me through reality
And my destination makes it worth the while
Pushing through the darkness still another mile
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I’ll cross the stream – I have a dream
I’ll cross the stream – I have a dream

I have a dream, a song to sing
To help me cope with anything
If you see the wonder of a fairy tale
You can take the future even if you fail
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I’ll cross the stream – I have a dream
I’ll cross the stream – I have a dream

(lyricsfreak.com/a/abba/i+have+a+dream_20002830.html).

Giấc mơ của Martin Luther King đã trở thành sự thật. Sau khi bị những kẻ kỳ thị chủng tộc ám sát năm 1968, lý tưởng của ông đã không chết theo ông. Nó đã sống dậy cùng với những người Mỹ gốc Phi (African Americans) đấu tranh cho màu da, cho tự do và lòng nhân ái như Whitney Yong, Roy Wilkin, Sr, Medgar Evers, Malcolm X, Stokeley Carmichael, Fred Hampton, Du Bois, Edward Brooke, Rosa Parks, Sojourner Truth, Frederick Douglas…

Phong trào Báo đen, Nhân quyền… đã có những kết qủa nhất định khi đổi bằng sự hy sinh của các thủ lĩnh của họ để có sự vinh danh của các nhân vật người Mỹ gốc Phi trên các lĩnh vực như kinh tế, thể thao, âm nhạc, văn học… điển hình là Oprah Winfrey, Michael Jordan, Tiger Woods, Michel Jachson, Langston Hughes, Richart Wright, James Baldwin, Ralph Ellison, Toni Morrison, Zora Neale Hurston, Maya Angelou, Jesse Jachson… Một số người Mỹ gốc Phi là những người nằm trong hệ thống chính trị liên bang như Clarence Thomas, Colin Powell, Condoleezza Rice, Barach Obama… và “… Người da đen được đến bất cứ nơi nào dành cho công chúng như tất cả mọi mọi da trắng và các sắc dân khác sống ở đất nước này. Tại các trường học, các học sinh, sinh viên da trắng, da đen ngồi bên cạnh nhau cùng học tập. Ngày càng có nhiều người da đen kết hôn với người da trắng, và trước công chúng…”. (Vấn đề kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ, voanews.com/vietnamese).

Nhân quyền không dừng lại, nó bùng nổ từ năm 1776 khi bản tuyên ngôn độc lập (Declaration of Independence) ra đời. Quyền tự do của phụ nữ đã được nhắc tới trong “Nhớ đến phụ nữ” (Remember the ladies) mà Abigail Adams viết ngày 31/3/, ngày 14/4 và ngày 07/5/1776 gởi cho chồng là Jonh Adams (tổng thống thứ nhì, ông là phó tổng thống lên thay George Washington bị ám sát năm 1797).

“ABIGAIL ADAMS TO JOHN ADAMS

Braintree, May 7, 1776
I can not say that I think you very generous to the Ladies, for whilst you are peace and good will to Men, Emancipating all Nations, you insist upon retaining an absolute power over Wives. But you must remember that Arbitrary power is like most other things which are very hard, very liable to be broken–and not with standing all your wise Laws and Maxims we have it in our power not only to free our selves but to subdue our Masters, and without violence throw both your natural and legal authority at our feet—

“Charm by accepting, by submitting sway
Yet have our Humour most when we obey”.

“Em không thể phủ nhận rằng em nghĩ anh rộng lòng với phụ nữ, như khi anh tuyên bố hòa bình và điều tốt đẹp sẽ đến cho con người, giải phóng đất nước, anh duy trì khẳng định sức mạnh tuyệt đối ấy nhiều hơn những người đàn bà. Nhưng anh phải nhớ rằng quyền hành độc đoán hầu như cũng giống sự vật khác nếu mà chúng quá cứng ngắt thì có khả năng bị gãy–cùng với những điều lệ của anh không đứng vững hoàn toàn và phương cách chúng ta có điều đó trong khả năng không chỉ cho tự do riêng chúng ta mà không chịu kiềm chế bản thân, dường như là đi ngược lại ném bỏ cả hai khả năng uy tín cùng quyền hợp pháp của anh tại mỗi bước đi của chúng ta—

“Sự hấp dẫn bằng sự chấp nhận, cùng sự phục tùng thống trị

Hãy còn có sự hài hước của chúng ta hầu như khi ta tuân theo”. (Tạm dịch từ “Abigail Adams to Adams”, Braintree, May 7, 1776,piercecollege.edu).

Những lời nhắc nhở của Abigail Smith đã động viên vị tổng thống Mỹ thứ hai này trên bước đường khẳng định quyền phụ nữ và ủng hộ cuộc cách mạng Mỹ.

Những người phụ nữ đấu tranh cho quyền bầu cử như Sarah Grimke năm 1836, Lucretia Mott and Elizabeth Cady Stanton năm 1940, Sojourner Truth năm 1851, Elizabeth Cady Stanton and Susan B. Anthony năm 1866, Rosa Parks năm 1955… Nổi bật là Susan Anthony diễn thuyết bằng bài diễn văn dài 18 trang với 10.132 từ “Tội phạm là công dân Mỹ thì có thể bầu cử không?” (Is it a Crime for a Citizen of the United States to Vote?). Theo bà, tất cả công dân có quyền bầu cử theo luật “citizen’s right to vote“: “And it is on this line that we propose to fight our battle for the ballot-all peaceably, but nevertheless persistently through to complete triumph, when all United States citizens shall be recognized as equals before the law”. (Và nó ở trên đường lối mà chúng ta đề xuất chiến thuật tranh đấu cho mình cho tất cả những lá phiếu yêu hòa bình, nhưng tuy nhiên kiên trì để hoàn thành thắng lợi lớn, khi tất cả công dân Hoa Kỳ sẽ được thừa nhận trước điều lệ”. (Tạm dịch từ “Address of Susan B. Anthony” – Is it a Crime for a Citizen of the United States to Vote law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/anthony).

Bài diễn văn ngắn gọn chỉ hai trang với 547 từ “Quyền bầu cử của phụ nữ” (Women’s right to Vote) năm 1873 đã thành bài diễn văn mẫu mực cho quyền bầu cử của phụ nữ mà hệ thống 100 câu thi quốc tịch Mỹ, thí sinh cần phải nắm vững câu 77. What did Susan B. Anthony do? (fought for women’s rights, fought for civil right).

“The only question left to be settled now is: Are women persons? And I hardly believe any of our opponents will have the hardihood to say they are not. Being persons, then, women are citizens; and no state has a right to make any law, or to enforce any old law, that shall abridge their privileges or immunities. Hence, every discrimination against women in the constitutions and laws of the several states is today null and void, precisely as is every one against Negroes”.

“Một câu hỏi ngược chín chắn hiện tại là: Phụ nữ có phải con người? Dường như là tôi khó tin rằng một trong số chống đối chúng ta sẽ có sự trơ tráo nói họ là không. Bắt đầu con người, rồi thì phụ nữ là công dân; bởi thế không tiểu bang nào có quyền làm một điều lệ, nếu không bắt tuân theo luật cũ, đó hẳn là hạn chế những đặc quyền tự nhiên của họ. Vì lý do đó mà mọi sự phân biệt đối xử ngược phụ nữ nằm trong hiến pháp và luật của vài tiểu bang đến hôm nay vô hiệu lực và không có giá trị, đúng như mọi người phản ngược những người da đen”. (Tạm dịch từ “Susan B. Anthony – On Women’s Right to Vote”, nationalcenter.org/AnthonySuffrage.html).

7 năm trước khi bài diễn văn trên được công bố, năm “1866 Elizabeth Cady Stanton and Susan B. Anthony form the American Equal Rights Association, an organization for white and black women and men dedicated to the goal of universal suffrage”. “Năm 1866 Elizabeth Cady Stanton và Susan Brownell Anthony đã hình thành nên một Hiệp hội quyền bình đẵng người Mỹ, một tổ chức cho người phụ nữ da trắng, da đen và mọi người nhiệt tâm đạt mục đích cho sự bỏ phiếu phổ thông”. (Tạm dịch từ “Women’s Rights History“, ywca.org). Trên tinh thần đó, năm 1872, bà đã thử vận động bầu cho Ulysses Simpson Grant (tổng chỉ huy quân miền Bắc thời nội chiến 1861-1865) tranh cử chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 18. Lá phiếu của hội đoàn phụ nữ của hai bà hoàn toàn có giá trị khi bầu được vị tổng thống giỏi quân sự của thời nội chiến lên cầm quyền hai nhiệm kỳ theo quan điểm ủng hộ nhân quyền (Human rights): “All human beings are born free and equal in dignity and rights. They are endowed with reason and conscience and should act towards one another in a spirit of brotherhood” adopted by General Assembly resolution 217 A (III) of 10 December 1948″.

“Tất cả mọi người sinh ra đã có tự do và bình đẵng trong chân giá trị và quyền lợi. Họ được thiên phú cùng lý trí đi với lương tâm và đã hành động dễ bảo – một tinh thần khác của tình anh em”. Nghị quyết đã thông qua bởi đại hội đồng 217 A phần III ngày 10 tháng 12 năm 1848″. (Tạm dịch từ “The International Bill of Human Rights“, unhchr.ch/html/menu6/2/fs2.htm).

Ba năm sau, Elizabeth Cady Stanton và Susan Brownell Anthony mới thành lập được “Hiệp hội quốc gia về quyền phụ nữ” NWSA(National Woman Suffrage Association) ngày 15/5/1869 ở New York. Trong bài diễn thuyết tại trường Đại học Brown (Brown University) ở Rhode Island, một trường có nhiều học sinh da màu do bà Dr. Ruth J. Simmons là người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm hiệu trưởng (thứ 18), Hillary Clinton cũng đã nói về quyền bầu cử của phụ nữ “Women’s Rights: The Inaugural Doherty-Granoff Forum on Women Leaders at Brown University”.

Năm 1920, người phụ nữ được quyền bầu cử đã phổ biến khắp thế giới. Người đấu tranh cho phụ nữ về quyền ly dị và phá thai (divorce and birth control) là Frances Wright (Scotland), một giảng viên, nhà báo đã mở đường cho phong trào đấu tranh cho quyền phụ nữ ở Hoa Kỳ năm 1820 nhân một chuyến công du sang Mỹ. Từ đó trở đi, người phụ nữ không những sử dụng quyền tự do của mình mà họ còn dùng quyền đó để đấu tranh cho những giá trị nhân bản khác của con người như “Ở bang Massachusetts, Dorothea Dix đã lãnh đạo cuộc tranh đấu nhằm cải thiện các điều kiện cho những người mắc chứng tâm thần, những người đã bị giam giữ trong những trại tế bần thảm hại, khốn khổ và các nhà tù. Sau khi giành được sự cải thiện ở Massachusetts, bà đã đưa chiến dịch của mình hướng tới miền Nam nơi có chín bang đã lập các bệnh viện cho người mắc chứng tâm thần vào những năm 1845 và 1852” (Khái quát về lịch sử nước Mỹ, vietnamese.vietnam.usembassy.gov).

Người phụ nữ mọi sắc màu trên thế giới nói chung và trong nước Mỹ nói riêng đã làm nên huyền thoại về người mẹ anh hùng! Những người mẹ Hero này đã sinh ra những người con anh hùng và thiên tài mọi lĩnh vực của nhân loại. Phần lớn những người con của mẹ đã hy sinh vì nền độc lập quốc gia và nền hòa bình thế giới được đánh giá theo hai chiều hướng khác nhau về giá trị hy sinh. Vì thế:

Không có sự hy sinh nào vô nghĩa! (Dead shall not have died in vain!)

Hàng triệu triệu binh sĩ Hoa Kỳ đã ngã xuống để giải phóng nhân loại khỏi chủ nghĩa phát xít (Fascism) do Đức, Ý, Nhật cầm đầu trong hai cuộc chiến tranh “Thế giới thứ nhất” (World War I 1914 – 1918) và “Thế giới thứ hai” (World War II 1936 – 1945). Hàng triệu binh sĩ Hoa Kỳ ra đi không trở lại vì cuộc chiến ngoài lãnh thổ để can thiệp vào tiến trình chiến tranh nội bộ của các nước như “Chiến tranh Triều Tiên” 1950-1953 (Korea War), nội chiến Lào 1962-1975 (Laotian Civil War), “Chiến tranh Việt Nam” 1965-1973 (Việt Nam War)… Lịch sử Hoa Kỳ tiếp tục vinh danh những con em Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc “Chiến tranh vùng Vịnh 1991” (Gulf War), “Chiến tranh Iraq” (Iraq War) từ 2003 đến nay. Nhân dân Hoa Kỳ đã tri ân công lao giải phóng nhân dân khỏi ách thuộc địa của họ và vì họ đã nằm xuống vinh danh cho quốc gia độc lập, tự do.

Năm 2008, mang nặng sứ mệnh thiêng liêng chống khủng bố, giữ gìn hòa bình thế giới đòi hỏi Hoa Kỳ phải tỉnh táo hơn trong lá phiếu bầu chọn tổng thống kế nhiệm thứ 44 của đất nước mình.

Chúng ta đang sống hợp pháp trên đất Hoa Kỳ. Chúng ta là nhân dân của Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng là cháu chắt, con em của nhân loại. Chúng ta không phân biệt là công dân chính thức hay di dân nhập tịch hoặc di dân bất hợp pháp. Chúng ta đang thể hiện quyền làm người của chúng ta ở bất cứ nơi đâu dù là đất nước nào? dân tộc gì? Đó là quyền tự do.

Bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ được ra đời đã mang tiếng nói nhân quyền này. Tiếng nói nhân quyền của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nói riêng và toàn thế giới nói chung được thể hiện rõ trong quyền bầu cử. Tiếng nói của các cử tri là sức mạnh của một dân tộc. Nó có giá trị pháp lý theo Hiến pháp. Tiếng nói ủng hộ của những bàn tay không lá phiếu là niềm tin của dân tộc. Nó có sức mạnh theo truyền thống đạo lý con người. Chúng ta tôn trọng Hiến pháp Hoa Kỳ đồng thời, chúng ta quý trọng niềm tin dân tộc.

Một dân tộc sống không có niềm tin vào chính đảng lãnh đạo, nhân dân không thiết tha với người đứng đầu chính phủ, dân tộc đó không thể là dân tộc tự do. Một dân tộc sống không tự do, dân tộc đó làm gì có được một nền hòa bình, dân tộc đó làm gì có được một đảng chân chính, dân tộc đó làm sao có tiếng nói chung?

Con người khi không có tiếng nói chung, quyền lợi không thống nhất và nhiệm vụ không thiêng liêng, nội chiến và chiến tranh xảy ra. Khi chiến tranh xảy ra, thảm sát sẽ bùng nổ, tội ác và diệt chủng xuất hiện. Khi có chiến tranh xảy ra, chúng ta làm gì có được hòa bình? Tuổi trẻ con em chúng ta sẽ bị cuốn vào lửa đạn. Sức lao động của chúng ta sẽ bị chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa cướp mất sạch. Tuổi trẻ và sự lương thiện bị đánh cắp, loài người tự diệt vong! Hạnh phúc không có con đường đi tới phía đạn bom và lòng thù hận.

SỰ CHẠY ĐUA VÀO NHÀ TRẮNG HAO TỔN TIỀN CỦA:

Nên hay không? We can’t say “Yes” or “No”. But, it’s not indispensible.

Những cuộc chạy đua giành chiếc ghế tổng thống (President) hay thủ tướng (Prime Minister) trên thế giới cũng đều giống như cuộc chạy đua giữa hai lực lượng xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và tư bản chủ nghĩa là Hoa Kỳ từ 1917 đến 1991 trên bình diện chính trị, quân sự, khoa học!

Về kinh tế: Chi phí cho vận động tranh cử mất hàng tỉ đô la đã là những con số mà nhân loại đói khổ nằm mơ cũng không thấy!

Về nội bộ: Sự đấu đá trong các đảng phái với nhau đã “vẽ đường cho hưu chạy” tức là tự “vạch áo cho người xem lưng” để hạ bệ đối phương cho bằng mọi cách mà quyền tự do nói năng “Freedom speech” bị lợi dụng triệt để. Tình đoàn kết anh em (brotherhood) mà các bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền đề cao đã bị những sự chạy đua này làm hoen ố!

Các nhà khoa học, bác học, các nhà văn, thơ, phê bình, nhà tranh đấu cho hòa bình, các nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, các tầng lớp nhân dân lao động trên thế giới chúng ta đã giành ngôi vị vinh quang như thế nào? Chính là bằng sản phẩm sức lao động và tự thân vận động của họ để được vinh danh. Họ xứng đáng hơn bất kỳ ai.

Với một tinh thần chạy đua, giành ngôi vị chí tôn bằng tất cả sự giảo hoạt và nhất là bằng tiền bạc thì kẻ thắng cũng chẳng phải là người quang minh chính đại mà người thua cũng chẳng phải quân tử chính nhân. Tiền bạc tha hóa lương tâm. Danh vọng che lấp bản chất lương thiện của con người. Kẻ làm vua như thế thì chẳng xứng đáng là vua! Bề tôi như thế cũng chẳng thể trung thành!

Mặc dù vậy, chúng ta buộc lòng phải chấp nhận tình thế đã có hiện nay.“We have a dream” chờ có một người nào đó trong một ngày nào đó, dũng cảm như Martin Luther King, như Susan Brownell Anthony, như các nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền, xuất hiện để lên tiếng đấu tranh cho sự hao tốn tiền bạc quá tốn kém cho những cuộc chạy đua này.

Nước Mỹ đang chạy nước rút vào nhà trắng của 3 nhân vật nổi tiếng vì lòng kiên trì và sự gan dạ trên chính trường. Họ là ai? Là ba thế hệ 3X, 4X và 6X vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ “Siêu thứ ba” (Super Tuesday) tháng 2 ngày 5 năm 2008 vừa qua ở 24/50 tiểu bang Hoa Kỳ: John Sidney McCain III (1936), Hillary Rodham Clinton (1947) và Barach Hussein Obama (1961). Các ứng cử viên chính trị thường đồng thời là những nhà văn với những tác phẩm sáng tác và hồi ký để đời.

John Sidney McCain III (1936): Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bang Arizona -1987, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa (Republican Party): Lập trường tranh cử: Ủng hộ chiến tranh Irag, chống một số chính sách cắt giảm thuế của Bush, chống phá thai và tự do làm kinh tế. Đạo luật riêng: “Đạo luật McCain-Feingold” (McCain-Feingol, Act) cải tổ vận động tranh cử và ủng hộ di dân. Dự định (McCain’s Plan): Sức khỏe (Health Care), bảo hiểm y tế (Health Insurance Innovative), không gian (America’s Space Programe), an ninh quốc gia (National Security), giáo dục (Education), kinh tế (McCain Economic Plan), an ninh biên giới, nhập cư (Border Security & Immigation Refrom), chiến lược về Iraq (Strategy for Victory in Iraq)…Diễn thuyết (McCain’s Speech): 62 bài tính từ ngày 12/06/06 tới ngày 07/05/08. (Thống kê từ “McCain“, johnmccain.com/Informing/Issues). Sách (McCains’ books): tiêu biểu: “An Enduring Peace Biult on Freedom“, “How the POW’s Fought Bach“, “Faith of my Fathers”, “Why Courage Matters” … cùng với những tặng thưởng (Award), huy chương danh dự (honour), huân chương (decoration) về quân sự (military)và dân sự (Civlian) khác.
Sự thất bại khi tranh cử tổng thống năm 2000 với W Bush của McCain gồm nhiều lý do, trong đó, lý do chủ yếu là sự ủng hộ tài chính của đương kim thống đốc tiểu bang Florida – John Ellis “Jeb” Bush (em trai của đương kim tổng thống W. Bush, người bị chỉ trích về vụ kiểm phiếu tại tiểu bang Florida không minh bạch để cho anh ông đủ phiếu vào nhà trắng): “Một số quan sát viên đặt nghi vấn về việc liệu Bush hoặc Ngoại trưởng tiểu bang Katherine Harris có tìm cách giúp anh của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 bằng cách làm xáo trộn danh sách cử tri, sau đó xác nhận kết quả cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi này. Có những nghi ngờ về khả năng Bush dính líu đến vụ tai tiếng “Danh sách tội phạm Florida”, khi nhiều cử tri da đen ủng hộ đảng Dân chủ bị đưa vào danh sách cách sai trái và bị tước đoạt quyền bầu phiếu. Ít nhất thì Bush cũng đã không chịu xem xét lời cảnh báo của một chuyên gia vi tính cho rằng danh sách đã bị lỗi và không nên sử dụng nó” (Jeb Bush, vi.wikipedia.org/wiki/Jeb_Bush).

Vì lẽ thế, Albert Arnold Gore, Jr, phó tổng thống thời Bill Clinton dù đã được nhiều phiếu hơn vẫn mất ghế tổng thống. Lịch sử chạy đua tổng thống Hoa Kỳ đã thêm vết đen không thể tẩy xóa nếu vị tổng thống được “Tối cao pháp viện Hoa Kỳ” (Supreme Court of the United States) không phân công – tư cho ngừng đếm phiếu mà thắng kiện đó chẳng thể hiện được công trạng lớn lao cho đất nước Hoa Kỳ và nhân dân thế giới! Quyền lực to lớn từ “Dòng họ Tổng thống Bush” đã khiến cho các nhà ứng cử viên như Dan Quayle, John Lasich, Lamar Alexander phải bỏ dở cuộc đua. McCain khôn ngoan, dĩ nhiên cũng… thức thời nhường bước.

Sau 8 năm chờ đợi thời cơ, ngày hôm nay, McCain không chịu rút lui chính trường như Gore hay Kerry mà đeo đuổi chức vị tổng thống một cách kiên trì như ông đã từng kiên nhẫn trở lại lái máy bay trong khi bản thân đầy vết thương chiến tranh chưa lành lặn năm 1974. Trên đường chạy của ông còn có bốn “vận động viên” trẻ hơn Mike Huckabee (thống đốc bang Arkansas), Rudy Giuliani, Ron Paul và Mitt Romney. Khi Mitt Romney (cựu thống đốc bang Massachusetts) thì Rudy Giuliani đột nhiên bỏ cuộc và tuyên bố ủng hộ ông. Ông trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa quyết định thấp cao với một trong hai ứng cử viên Đảng Dân chủ ngã ngựa (Obama hay Hillary?). “McCain có nhiều quan điểm truyền thống của Đảng Cộng hòa. Ông có kỷ lục biểu quyết bảo thủ mạnh mẻ về vấn đề chống phá thai và tự do mậu dịch, ủng hộ việc tư hữu an sinh xã hội, và chống vai trò mở rộng của chính phủ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. McCain cũng ủng hộ chương trình phiếu ăn tại trường cho học sinh nghèo, hình phạt tử hình, phạt tù theo mức tối thiểu, và cải tổ phúc lợi xã hội. Về tổng quát, ông được coi là một diều hâu trong chính sách đối ngoại” (John McCain,vi.wikipedia.org/wiki/John_McCain).

Công bằng mà nói: Cá nhân McCain cũng có những khiếm khuyết dễ thương và dễ ghét trong cá tính nóng nảy và công lao không nhỏ cho việc phụng sự quốc gia. Gia đình ông đều xuất thân ngành Hải quân. Bản thân ông là phi công. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh Việt Nam – Mỹ, ông từng là tù binh 5 năm của miền Bắc năm 1967 – 1973. Bước đường chính trường của ông từ năm 1982 thăng trầm cũng như quân trường. Từng bước một, ông trở thành thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ và là nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị. Ông ủng hộ “Đạo luật di dân có trật tự và an ninh” (Secure America and Orderly Immigration Act). Đạo luật “McCain – Feingold” với vấn đề ưu tiên cho con cái HO – những người đã trực tiếp chiến đấu chung chiến trường với binh sĩ Hoa Kỳ được tái định cư theo chương trình nhân đạo là một bảo chứng cho việc theo đuổi sự nghiệp chính trị của mình không mệt mỏi. Bản thân McCain thức thời giữa quyền lợi cá nhân và tập thể. Ông chỉ trích tổng thống Bush nhưng lại nhanh chóng ủng hộ Bush sau khi khủng bố 911 xảy ra, ủng hộ Bush trong nhiệm kỳ II và làm lành với nhân vật bất đồng chính kiến là Falwell. Ông là một nhà kinh tế kiêm chính trị gia qua những vụ tai tiếng tiền bạc và gặt hái khá thành công trong quyên góp tranh cử. Ý chí kiên cường của một chính gia xuất thân từ gia đình Hải quân phục vụ hết mình cho Hoa Kỳ khiến chúng ta kính phục. John McCain có đầy đủ tư cách để vào nhà trắng một cách hiên ngang với lứa tuổi… 72 “thất thập cổ lai hy” đáng kính! Như thế cũng có nghĩa là mộng “bá vương” của ông cũng kết thúc thắng lợi ở đây như một kẻ đói lòng vừa được ăn no!

Barach Hussein Obama (1961): Thượng nghị sĩ bang Illinois năm 2005 đến nay, ứng cử viên Đảng Dân chủ (Democratic Party). Người Mỹ gốc Phi (African American). Lập trường tranh cử: Chống chiến tranh Iraq. Ủng hộ nhân quyền, dân quyền. Dự định (Obama’s Plan for America): Thay đổi về bảo hiểm sức khỏe (National Health Insurance),quyền công dân (Civil Right), Disabilities,tổ chức kinh tế (Economy), giáo dục (Education), năng lượng và môi trường (Energy & Environment), niềm tin (Faith), gia đình (Family), sức khỏe (Healthcare), an ninh quốc gia (Homeland Security), di trú (Immigration), về Irac (Iraq), đói nghèo (Poverty), phúc lợi xã hội và chăm sóc người già (Social Security and Medicare), cựu chiến binh (Veterans), chương trình không gian (NASA)… (theo barackobama.com/issues). Obama có 38 bài diễn thuyết (Obama’s speeches) từ năm 2002 đến 2008 (trong thời gian tranh cử từ 2007 đến 5/2008 Obama đã có 25 bài). Sách: “Dreams from My Father” và “The Audacity of Hope” (ảnh hưởng từ mục sư Jeremiah Wright – Người đã gây ra sự phẩn nộ nước Mỹ vì đã nguyền rủa nước Mỹ và mắng nhiếc đối thủ của Obama là Hillary Clinton khiến Obama phải viết bài thanh minh đã cắt đứt quan hệ với mục sư này để “không mất phiếu”). Obama có trong danh sách những người đoạt “giải thưởng Grammy” (Grammy Awards) là giải thưởng cao nhất về âm nhạc như giải Oscar của điện ảnh.
Xuất thân từ một gia đình không may mắn hạnh phúc khi cha có ba vợ và mẹ có hai chồng. Bản thân ông mang hai dòng máu đen trắng của cha hồi giáo người Kenya, mẹ là người da trắng nhưng cũng như những người Mỹ da màu khác, Obama được đối xử tử tế như mọi người và được học hành tại những trường học nổi tiếng của Mỹ trong đó là Đại học Harvard (University of Harvard) như Bill Clinton và Hillary. Các trường đại học khác mà Obama lấy bằng chính trị quốc tế như Đại học Colombia (University of Colombia) Obama trờ thành người giảng dạy tại trường Đại học Chicago (University of Chicago)

Nhận xét về Obama, một bài viết ghi: “Bày tỏ sự kinh ngạc về những tra vấn liệu ông có “đủ đen” không, trong một lần nói chuyện với Hiệp hội Nhà báo Da đen vào tháng 8 năm 2007, Obama nhận xét rằng vấn đề không phải là ngoại diện hoặc thành tích của ông về những sự việc liên quan đến cử tri da đen, nhưng là “đầu óc chúng ta vẫn còn dính chặt vào ý tưởng rằng bất cứ ai tìm kiếm sự ủng hộ từ những người anh em da trắng đều bị coi là đang làm một điều sai trái”. Mang âm hưởng từ bài Diễn văn Nhậm chức của Jonh F. Kennedy, Obama thừa nhận hình ảnh trẻ trung của mình trong một lần diễn thuyết cho chiến dịch tranh cử tổng thống vào tháng 10 năm 2007, “Tôi không thể có mặt ở đây nếu ngọn đuốc không được chuyền tay cho thế hệ trẻ”. Tháng 10 năm 2005, một bài viết trên tạp chí New Statesman xuất bản tại Luân Đôn xếp Obama vào danh sách “10 nhân vật có thể thay đổi thế giới”. Năm 2005 và năm 2007, tạp chí TIME gọi ông là một trong những “nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới”. (Barack Obama, vi.wikipedia.org).

Một thượng nghị sĩ trẻ tuổi đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi 4X của Đảng Dân chủ khiến cho thế hệ trẻ nhìn vào đó mà ươm ước mơ, soi vào đó mà khát khao hoài bão. Chúng ta tin tưởng vào sức đam mê chính trường của Obama. Chúng ta tin tưởng ông sẽ nối bước Martin Luther King, Jr; nối bước Du Bois, C Rice để nối lại tình người với người trong ba sắc da màu mà tạo hóa đã gởi tặng nhân loại để thử thách lòng nhân ái của chúng ta. Trong “My Spiritual Journey” (“Cuộc hành trình tinh thần của tôi“, trang 202 – 208), Obama đã viết:“the power of the African-American religious tradition to spur social change” tạm hiểu “Sức mạnh từ truyền thống tín ngưỡng của người Mỹ gốc Phi dẫn tới vết thay đổi quan hệ xã hội”. Xem ra, ý chí của Obama có thể vươn lên tới trời để đo trời và đất. Ý chí vượt thoát ra khỏi những vết nhơ nô lệ xã hội đã có mầm móng từ lâu trong dòng máu lai đen của ông. Qua Obama, chúng ta có thể nhớ tới lịch sử nội chiến của thời Abraham Lincoln, nhớ thời nô lệ của người da đen để thấy rằng sự vươn lên hôm nay của Obama là có sự hy sinh, tình thân ái của những người đấu tranh xóa bỏ kỳ thị chủng tộc và những người đó không hoàn toàn là người da màu. Chính phần lớn, người da trắng đã nâng đỡ bước tiến của Obama. Ảnh hưởng sâu sắc từ diễn văn “Ngôi nhà bị phân chia” (House Divided) của Abraham Lincoln:

“A house divided against itself cannot stand.” I believe this government cannot endure, permanently half slave and half free. I do not expect the Union to be dissolved — I do not expect the house to fall — but I do expect it will cease to be divided. It will become all one thing or all the other. Either the opponents of slavery will arrest the further spread of it, and place it where the public mind shall rest in the belief that it is in the course of ultimate extinction; or its advocates will push it forward, till it shall become alike lawful in all the States, old as well as new — North as well as South. Have we no tendency to the latter condition?”

“Một ngôi nhà bị phân chia tự nó không thể đứng vững. Tôi cho rằng chính phủ không thể tồn tại lâu dài giữa tự do và nô lệ. Tôi không kỳ vọng một nước Mỹ tan rã. Tôi không trông mong một ngôi nhà đổ sụp nhưng tôi chờ đợi nó sẽ ngừng phân chia. Nó sẽ trở thành là một thứ hay toàn bộ là cái khác. Cũng vậy đối lập của sự nô lệ sẽ bị ngăn chặn sự truyền bá tư tưởng lan rộng của nó và chỗ ở đó nơi trí tuệ cộng đồng sẽ được nghỉ ngơi trong niềm tin là ở trong đường lối của cuối cùng dập tắt; hay người ủng hộ nó sẽ thúc đẩy nó tiến về phía trước, cho đến khi nó sẽ trở thành đồng đều luật trong tất cả các tiểu bang cũ hay mới như nhau— Miền Bắc cũng như miền Nam. Chúng ta không có khuynh hướng gầy dựng gần đây hay sao? (House Divided, Abraham Lincoln, june, 16, 1858(showcase.netins.net/web/creative/lincoln/speeches/house.htm).

Obama cũng đứng trên ngôi nhà đó với bài diễn thuyết của mình, Obama nói: “That is why, in the shadow of the Old State Capitol, where Lincoln once called on a house divided to stand together, where common hopes and common dreams still live, I stand before you today to announce my candidacy for President of the United States of America”. Tạm hiểu: “Đó là lý do tại sao, dưới bóng râm của thủ phủ, nơi Lincoln đã một lần kêu gọi cộng đồng cùng nhau đứng vững trên ngôi nhà bị phân chia, nơi hy vọng và giấc mơ sẽ mãi tồn tại, hôm nay tôi đứng trước các bạn với sự tuyên bố của tôi ứng cử Tổng thống hiệp chủng quốc Hoa Kỳ”. (Barack Obama, en.wikipedia.org/wiki/Barack_Obama).

“I’m asking you to believe… ” (Tôi đang khẩn cầu các bạn tin tưởng… ) là khẩu hiệu của Obama trên các trang web site của mình.Chúng ta tin tưởng những dự định mới mẻ đầy nhân ái, đầy hòa bình (dù chúng ta không thể nào sống hòa bình khi còn khủng bố) của Obama nhưng việc ông ta có thể là thay đổi thế giới này hay không và thay đổi như thế nào? Tốt hơn hay tồi tệ hơn thì còn nằm trong tương lai. Tương lai thì chẳng ai có con mắt sau lưng!

Hillary Rodham Clinton (Hillary Diane Rodham -1947): Thượng nghị sĩ bang New York năm 2002 tới nay, ứng cử viên Đảng Dân chủ đang tranh ngôi thứ với Obama. Lập trường tranh cử: Kế hoạch rút quân từ Iraq, dự định tốt đẹp cho phụ nữ, cho trường học, bệnh viện và an ninh xã hội, bảo hiểm y tế, môi trường kinh tế, bảo vệ nước Mỹ… Chương trình dự tính của Hillary (Hillary’s Plans) bao gồm những điều mà nhân dân Mỹ đang bức xúc: Rút căn cứ quân sự Iraq và ngưng chiến (Stop Permanent Bases, End the war in Iraq), thay đổi quyền lợi cho trẻ em (Giving Every Child a Chance), đấu tranh cho tiền lời, thuế, bảo vệ quyền lợi gia đình, vay tiền họ, (Fighting Special Iterests, Protecting Families from Predatory College Loans), chế độ bảo hiểm y tế bệnh viện (American Health Choices), chương trình nhà cửa, bảo về quyền lợi người chủ nhà (Mortgage Lending and Protech Homeowners), chương trình về hưu cho người công dân Mỹ (Retirement Security), chương trình giúp gia đình đạt quân bình công việc (Helping Parents Balance Work and Family), xây dựng kinh tế hạ tầng (Infastructure), tạo cơ hội cho giới trẻ (Youth Opportunity), phát kiến mới (Innovation Agenda), kế hoạch bảo vệ nước Mỹ (Protect America’s Servicemembers from Foreclosure)… Diễn thuyết (Hillary’s Speeches) gồm 61 bài diễn văn chỉ tính trong thời gian vận động ứng cử tổng thống 2007 đến 5/2008 (tổng hợp từ hillaryclinton.com/news/speech). Sách: Những cuốn sách nổi tiếng đã đưa Hillary nhận hai giải thưởng Grammy do giọng đọc của bà được thu thanh: “Talking It Over, It Takes a Village: And Other Lessons Children Teach Us, An Invitation to the White House: At Home with History, Living History“… (Bill Clinton cũng được nhận giải này).
Xuất thân từ gia đình bình dân, Hillary tự thân vận động là chính. Bà được công nhận là một học sinh có xuất sắc về mọi mặt với khả năng lãnh đạo tập thể. Bởi thế, con đường đi tới chính trường, khả năng diễn đạt và năng lực chuyên môn Luật sư của bà đã hình thành tử thuở bé. “… Năm 1968, đang trong năm học thứ hai, Rodham bị tác động mạnh bởi cái chết của nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền Mỹ, Mục sư Martin Luther King, Jr người mà cô đã có cơ hội gặp mặt trong năm 1962. Dưới ảnh hưởng của giáo sư Alan Schechter, quan điểm chính trị của Rodham ngày càng thiên về khuynh hướng tự do và cô quyết định gia nhập Đảng Dân chủ. Được chọn đọc diễn văn ra trường cho lớp tốt nghiệp năm 1969, Rodham rời trường với thứ hạng danh dự toàn khoa chuyên ngành khoa học chính trị. Cô là sinh viên đầu tiên trong lịch sử của Đại học Wellesley được chọn để đọc diễn văn trong lễ phát văn bằng, Rodham cũng được giới thiệu trong một bài viết trên Tạp chí Life. Năm 1969, Rohdham vào học trường Luật thuộc Đại học Yale, ở đây cô làm việc trong ban biên tập của Tạp chí Luật và Hành động Xã hội của nhà trường, cô cũng đến giúp đỡ trẻ bất hạnh tại Bệnh viện Yale-New Haven. Trong mùa hè năm 1970, cô được tài trợ để đến làm việc tại Quỹ bảo vệ trẻ em ở Cambridge, bang Massachusetts. Mùa hè năm 1971, cô đến Washington, DC làm việc cho uỷ ban của Thượng nghị sĩ Walter Mondale về người lao động nhập cư… “(vi.wikipedia.org/wiki/Hillary Clinton).

Hillary đã tích cực ủng hộ và tiếp tục theo bước Susan Anthony đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ trên mọi phương diện. Những bài diễn thuyết trực tiếp của Hillary đều mang tên: “Women’s Rights” như “Quyền bầu cử của phụ nữ là Nhân quyền” (Women’s Rights Are Human Rights), September 5th, 1995″, “… Now it is time to act on behalf of women everywhere. If we take bold steps to better the lives of women, we will be taking bold steps to better the lives of children and families too… ”
“… Đã đến giờ hành động trên danh nghĩa những người phụ nữ khắp nơi. Nếu như chúng ta lấy sự dũng cảm từng bước tiến tới cuộc sống người phụ nữ dễ chịu hơn như thế nào, chúng ta sẽ đang từng bước tới cuộc đời tốt đẹp hơn cho con cái và gia đình như thế ấy”(tạm dịch từ Women’s Rights Are Human Rights, Hillary Clinton, quotedb.com/speeches).
Hay “Women’s Rights: The Inaugural Doherty-Granoff Forum on Women Leaders at Brown University”. Bà kêu gọi sự nổ lực học hành của nữ sinh viên trong học đường để trở thành những người phụ nữ tài năng trong tương lai “ladies’s member“.

Quá trình học tập và cuộc đời tận tụy với các chương trình từ thiện của Hillary, đã cho thấy trong bà, lòng nhân ái đã có mầm móng rất sâu. Hình ảnh người đàn bà tự thân vận động mà thăng tiến, tự nỗ lực học tập để vươn lên chứ không dựa vào quyền lực đàn ông nâng đỡ, chúng ta không thể nào không thấy được đó là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp chúng ta đi qua chiếc cầu tre “trọng nam khinh nữ” lắc lẽo gập ghềnh của cuộc đời? Trong 8 năm làm tổng thống của Bill Clinton, kinh tế Mỹ đạt tới đỉnh cao nhất trong lịch sử 42 đời tổng thống Mỹ, chúng ta không quên sự góp sức không nhỏ thầm lặng bên cạnh chồng của Hillary.

QUAN ĐIỂM CHIẾN TRANH IRAQ – hiệu ứng SẮC MÀU và BẢN MỆNH CỦA HOA KỲ

Ủng hộ chiến tranh Iraq năm 2003 là điểm bất lợi cho McCain và Hillary nhưng nó nói lên rằng cả hai ứng cử viên này đã thể hiện cử chỉ cần phải có của một dân tộc khi bị kẻ xấu tấn công mà không sợ mất phiếu bầu. Sự kiện 911 năm 2001 (September 11, 2001 Attachs) với hơn ba ngàn người dân vô tội New York là nạn nhân của bọn khủng bố không tặc dã man trong nhóm Al-Qaeda do Osama bin Laden chỉ huy làm sao Chính phủ và Tổng thống Mỹ không làm một điều gì để “báo trả”?

Iraq hai nươi lăm năm dưới thời Saddam Hussein (1979 – 2003) như Campuchia dưới thời Polpot – Khmer Đỏ (1975-1979). Việt Nam là nước đi giải phóng Campuchia. Nhận định về sự kiện này, đại tướng Lê Đức Anh đã nói: “Quyết định ngày 23/8/1978 tiến công vào Campuchia để đánh tan lực lượng quân sự Polpot và xóa bỏ chế độ diệt chủng là quyết định mang tính lịch sử, không thể nào khác được”… “Vào thời điểm đó, chế độ diệt chủng Polpot, sau hơn 3 năm, đã giết hại gần 3 triệu người. Xã hội Campuchia từ một ốc đảo hoà bình trong thập kỷ 60 đã bị Polpot biến thành một trại khổ sai khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người…. Lịch sử luôn là lịch sử và sự thật luôn chỉ có một sự thật mà thôi. Cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, thực hiện hồi sinh dân tộc, đó là sự nghiệp quốc tế cao cả và sáng ngời chính nghĩa của nhân dân VN trong thế kỷ XX” (“Đem đại nghĩa để xóa hung tàn“, vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/762954/).

Vậy thì Hoa Kỳ và liên quân tiến hành giải phóng Iraq và xóa bỏ chế độ diệt chủng của Saddam Hussein năm 2003 so với Việt Nam giải thoát Camphuchia, có gì khác biệt? Chúng ta phải thấy được nguyên nhân mới lý giải mục đích. Nguyên nhân có đúng đắn thì mục đích mới chính nghĩa. Khi bị thình lình, dậm phải hay tấn công, con vật còn biết phản xạ cắn lại huống hồ con người!

Không sợ mất phiếu bầu vì ủng hộ giải phóng Iraq, McCain và Hillary đã có thái độ vì mục đích chính nghĩa chung cứng rắn và dứt khoát hơn Obama. Chúng ta không bán rẻ đất nước nhưng chúng ta hay bất cứ sắc tộc nào đang sống trên đất nước bị khủng bố, chúng ta ủng hộ chính phủ nước đó. Chúng ta ủng hộ cuộc giải phóng Iraq và mong muốn diệt trừ khủng bố vô nhân đạo chứ không phải chúng ta đi diệt trừ nhân dân Iraq. Cũng như Việt Nam diệt trừ chế độ diệt chủng cầm quyền ở Campuchia chứ không phải diệt dân Campuchia. Ủng hộ này cũng giống như Hoa Kỳ hết lần này tới lần khác ủng hộ thế giới về thiên tai, dịch họa.

Những tiêu cực phát sinh trong và sau chiến tranh là những điều không ai mong muốn. Ví dụ như vụ thảm sát Mỹ Lai – Quảng Ngãi 1965, chúng ta lên án Mỹ không biết bao nhiêu lời nhưng chúng ta cũng quên “tính sổ” với hàng ngàn vụ thảm sát được ghi nhận như “tội ác chiến tranh”. Vụ thảm sát Nam Kinh (Nanking Massacre) năm 1937 do quân đội Nhật Bản gây ra (để trả đũa lính Trung Quốc trà trộn vào thường dân sát hại quân Nhật) giết, cưỡng hiếp hơn 300.000 người so với thảm sát Mỹ Lai hơn 200, thảm sát Iraq hàng vạn cũng không khác gì! Hình thức trà trộn vào dân thường để nhân dân làm bia đỡ đạn là hành động thiếu tính người và không anh hùng. Hành động tàn sát phụ nữ, con nít và kẻ vô tội là hành động sát nhân. Nhưng giữa thời ly loạn, cả em thơ cũng cầm súng ra chiến trường, cả bà mẹ cũng trở thành liệt sĩ thì làm sao biết vô tội hay là quân địch? Mũi súng chúng ta chưa chĩa vào họ thì trái tinh chúng ta đã bị tay súng thơ ngây, quả mìn của mẹ làm cho bật máu, banh thây!

Tội diệt chủng của Đức quốc xã với hàng triệu người bị chết vì hơi ngạt tập thể, bị chôn sống, bị chặt đầu không thấy ai nhắc tới nữa! Thảm sát Katyn (Katyń massacre) tại Liên Xô (thời Stalin) đã giết các công dân Ba Lan trong thế chiến thứ hai năm 1940: “thảm sát các sĩ quan Ba Lan bị giam ở trại Kozelsk trong khu rừng Katyń gần làng Gnezdovo, cách không xa Smolensh Về sau, nó bao hàm cả việc giết hại khoảng 22.000 công dân Ba Lan, tù binh ở các trại Kozelsk, Starobelsk và Ostashkov và tù nhân ở các nhà lao ở Tây Belarus, Tây Ukraina bị bắn theo lệnh Stalin trong khu rừng Katyn và tù nhân ở Kalinin (Tver), Kharkov và các thành phố khác của Liên Xô… “Thảm sát Katy’ (vi.wikipedia.org/wiki). Việc thảm sát này chỉ có 15 ngàn/22 ngàn binh lính Ba Lan nhưng toàn là những người trí thức bị bắt đi lính. Diệt trí thức tức là diệt cái nền của trí tuệ Ba Lan, Do Thái và Balarus. Thảm sát Mậu Thân Huế 1968 do quân đội Bắc Việt tấn công vào thành phố nhân tết Mậu Thân, thảm sát Bình Hòa năm 1966 do Nam Triều Tiên gây ra, thảm sát Đại Lộ kinh hoàng năm 1972 do quân đội Miền Bắc pháo vào đường rút lui của quân cộng hòa miền Nam hay thảm sát “Cải cách ruộng đất” năm 1956 – 1958… Thảm sát Thiên An Môn “Tiananmen Square protests of “ năm 1989 ở Trung Quốc. Những cuộc thảm sát này, số người tử nạn lên con số hàng ngàn. Vậy mà “thảm sát Mỹ Lai” vẫn được nhắc dài dài!

Chừng ấy thảm họa chiến tranh, con người lại phải gán thêm thiên tai (Natual disaters) như: Sóng thần (Tsunami) với Thảm họa sóng thần Ấn Độ dương 2004 (2004 Indian Ocean earthquake) thiệt hại nhân mạng nặng nề nhất từ trước đến nay với hơn 200 ngàn người chết, sóng thần 2006 ở đảo Java hơn 600 người chết; động đất (earthquake) nguyên nhân gây ra sóng thần; núi lửa (Vocano) hàng ngàn người chết khi bị núi lửa sống dậy bất thình lình; bão (Storm) lấy mạng người… khơi khơi chính là những con bão Damrey năm 2005 tấn công 3 tỉnh Việt Nam là Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Yên Bái Katrina 2005 tấn công 4 tiểu bang Đông Nam Hoa Kỳ, nặng nhất là Louisiana, và Mississipi, Alabama và Florida hay những cơn bão Chebi, Cimaron, Xangsane năm 2006, Felix, Durian năm 2007, Nargis năm 2008 với hơn 20 nghìn người chết ở Myanma. Hỏa hoạn (Fire). Dịch họa (AIDS, SARD, H5N1…) , tai nạn bất tử (giao thông, trả thù, giết người cướp của… ) không biết đâu mà lường. Thế giới không muốn tận thế vì bom nguyên tử, vì vi trùng, vì tham quyền đoạt lợi thì hãy lo mà giữ gìn hòa bình. Những hiểm họa này, trong các dự định của ứng cử viên tổng thống hay các chính phủ các nước hình như còn đang bỏ trống!

Mục tiêu chống chiến tranh Iraq đang “ăn khách”, “ăn phiếu cử tri” hiện nay nhưng chống như thế nào, chống làm sao, lấy gì chống để con em binh lính của nhân loại không phải “Nhất đái công thành vạn cốt khô” vì “giải thây trăm họ nên công một người” như thế giới từng nếm mùi đau khổ! Việc rút quân khỏi Iraq là vấn đề hàng đầu nhưng phải cho nó có tính thời gian. Nửa đường bỏ bạn, ấy không phải là sự phản bội hay sao? Không chiến tranh! Vậy còn khủng bố hiện đang ẩn nấu với bom cảm tử khắp nơi. Chúng khó đủ sức làm tan xác những kẻ lãnh đạo nhưng lại dễ dàng lấy mạng dân lành. Hoa Kỳ đang tuyên chiến với khủng bố. Chúng ta đứng về phía nào? Chúng ta chờ Obama khi trở thành tổng thống thì sách lược chống chiến tranh và rút quân Iraq hôm nay của ông có linh nghiệm hay không? “Lấy nhu chế cương” nhưng “nhu” trong tình hình binh lính đang dậm mìn cóc ở Iraq thì kế sách của Obama chỉ làm binh lính Mỹ… tàn phế mà thôi!

Vậy, vấn đề Iraq, chúng ta phải coi vận mệnh Hoa Kỳ. Vận mệnh Hoa Kỳ có thể nằm trong vận mệnh của McCain. Ông đã năm lần bảy lượt bị tai nạn phi cơ, bị nổ máy bay, bị bắn rơi, bị chìm uống nước no trên hồ Trúc Bạch mà không chịu chết thì may ra, đem vận mạng này đổi lấy vận mạng của các binh sĩ Hoa Kỳ và liên quân đang ở Iraq cũng còn có chút giá trị.

Với Obama, sự ủng hộ cử tri chiếm tỉ lệ 90% trong tiểu bang có nhiều người Mỹ gốc Phi (nhất là Missisippi, Louisana, South Carolina) đã chứng minh rằng, Obama vẫn thiếu sự tin tưởng của những tiểu bang có người da trắng chưa bầu cử. Chiến thắng của Obama chỉ là chiến thắng của người Mỹ gốc Phi trong vai trò muốn kết thúc cuộc đấu tranh dân quyền vì màu da. Nhưng vấn đề hiện nay căng thẳng khi mục sư làm lễ cưới cho ông và lễ rửa tội cho hai cô con gái của ông ta là Jemeriah Wright từng phục vụ trong ngành Hải quân(Marine) năm 1967 thời tổng thống Lyndon Baines Johnson (1963-1969) đã làm cái chuyện gọi là “mắng nhiếc mắng nhiếc không tiếc lời đối thủ của ông Obama là bà Clinton. Mục sư Wright còn mạ lỵ cả nước Mỹ khi biện minh theo kiểu “nhân quả” giữa vụ khủng bố 11.9.2001 vào tòa tháp đôi WTC ở New York với sự chịu đựng thống khổ của người da đen trong lịch sử hình thành nước Mỹ. Khi thuyết giảng, ông Wright thường dùng cụm từ “God damn America!” (Thượng đế nguyền rủa nước Mỹ) với ngụ ý là nước Mỹ đã phải trả giá cho những hành động như thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, gây chiến với các nước khác… Lập luận của Wright tức thời nhận sự chỉ trích từ khắp nơi và ông Obama phải “đính chính” ngay là mình không có mối quan hệ “mật thiết” nào với mục sư Wright cả, rằng ông Wright đã không còn giảng đạo nữa”. (Lê Đình Bì, viết từ nước Mỹ, youphim.com).

Hình ảnh người dân da đen quá kích động đã phản ứng bằng cách đập phá, cướp bóc cả thành phố Tennessee khi mục sư Martin Luther King, Jr bị ám sát ngày 04/04/1968 đã làm giảm thanh danh đấu tranh nhân quyền hòa hợp màu da của ông so với sự kiện mục sư Wright trong mối quan hệ (relationship) với Obama phản đối “set up” nặng lời với ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton có phần giống nhau về hành động phẩn nộ không được chính nhân. Sự việc đó đã tạo thành dấu hỏi “Có phải Jeremiah Wrigt’s đã phản đối la ó vì Clinton được ủng hộ?” (Jeremiah Wright’s speech set up by a Clinton supporter”) trên các báo Mỹ. Sự nghi ngờ đó khiến cho Obama phải lật đật thanh minh rằng ông ta đã cắt đứt quan hệ với mục sư này và không liên can gì với sự ủng hộ của ông ta: “There was little doubt left in today’s remarks by Obama, who recently said he could no more disown Wright than he could the black community. He pretty much disowned Wright today”. (Andrew Malcolm, latimesblogs.latimes.com). Dù sao, hiệu ứng da màu và hành động nông nổi quá khích đó cũng không mấy hay ho và không mấy văn minh còn sót lại khi ba sắc màu bình đẵng. Obama đã vì lá phiếu tổng thống mà “đoạn tuyệt” với mới quan hệ thân thiết này với Wright. Nước cờ này tới lúc phải thí cả con xe để hòng “chiếu tướng” Hillary Clinton, liệu có phải là hành động của một nam tử hán, đại trượng phu?

Với Hillary, 60% tổng số phiếu bầu toàn diện thì bà đương nhiên đắc cử tổng thống. Nếu 50 tiểu bang Hoa Kỳ được bầu một lần, chúng ta tin chắc rằng Hillary vẫn là người tới đích. Nếu cho dù bà có thất cử vì những lý do khách quan chứ không phải vì bà bất tài thì bà vẫn cứ là một nữ tổng thống trong lòng những người kính trọng những phụ nữ tài năng, nhận hậu và trí tuệ. Nếu như so về số phiếu được kiểm lại đầu đủ, thực tế năm 2000, tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ chính là Albert Arnold “Al” Gore, Jr chứ không phải là George Walker Bush.

McCain – con trai của đại tướng Tổng tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương – từng từ chối quyền ưu tiên ra tù sớm trong trại giam của Bắc Việt những năm 1967 khi phi cơ bị bắn rơi. Tính khí ngay thẳng “vô công bất thọ lộc” này của ông khiến chúng ta có thể yên tâm rằng nếu thất cử, ông cũng là người giúp tân Tổng thống hay vui vẻ mà về hưởng lão làng. Obama là một Thượng nghị sĩ đầy nhiệt huyết nhưng bản chất yếu đuối và của ông cần có thời gian và kinh nghiệm trau giồi nhiều hơn. Obama nếu thất cử, ông ta sẽ còn có hai lần cơ hội ứng cử viên tổng thống. Hillary, cơ hội thành tổng thống sáng chói và nếu thất chức vì vận may không mỉm cười, nước Mỹ vẫn chưa thoát thai khỏi cánh tay đàn ông xiết lấy người phụ nữ bằng quyền lực thì chắc chắn bà cũng sẽ cùng cựu tổng thống Bill Clion đi khắp nơi làm việc thiện. Nên chăng, vợ chồng Tổng thống Từ thiện tiếng để muôn đời?

Who’s going to be President in 2008? Ai sẽ là tổng thống năm 2008? Nước Mỹ được gì? Thế giới được chi?

Đủ tiêu chuẩn thì ai lên làm tổng thống cũng được cả. Nước Mỹ có được minh quân, đời sống sẽ không vì thuế tăng mà đói nghèo. Thế giới không vì chiến tranh mà chết chóc. Nhân loại không vì bó buộc mà yếu hèn. Kinh tế không vì lạm phát mà khủng hoảng.

Chúng ta không nghĩ McCain đã là tầng lớp không còn trẻ, không còn minh mẫn để lãnh đạo nước Mỹ và thế giới. Chúng ta bầu ông ta làm tổng thống không phải vì ông ta tham chiến Việt Nam có kinh nghiệm chiến trường. Chúng ta bầu ông ta vì ông ta xứng đáng để được bầu. Chúng ta không bỏ phiếu tín nhiệm “ông già nghị lực” mà chúng ta bỏ phiếu vì “nghị lực của ông già“.

Chúng ta không nghĩ Obama da chưa “đủ đen” để thay đổi cục diện chủng tộc làm nên lịch sử là người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm tổng thống. Chúng ta không nghĩ Obama còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cũng như truyền thống lãnh đạo để đảm nhận trọng trách quốc gia và đại hội đồng thế giới giao phó. Chúng ta dành phiếu cho cho Obama không phải vì chúng ta muốn chứng tỏ mình không kỳ thị chủng tộc hay vì ưu tiên cho người Mỹ gốc Phi đang là thiểu số trong guồng máy quốc gia. Chúng ta dành phiếu cho Obama không phải vì ta mến mộ “người trẻ trung tấm lòng” mà vì ta tâm đắc “tấm lòng trung của người trẻ” tức “tư tưởng trẻ” cũng như tiềm tàng khả năng, nghị lực mà Obama chứa đựng trong đầu. We select Obama not “by the color of their skin but by the coment of their character…”, that was what Martin Luther King, Jr said in “I Have A Dream”.

Chúng ta không nghĩ Hillary là người đàn bà nên chẳng coi trọng. Chúng ta dồn phiếu cho bà không phải vì tội nghiệp thân đàn bà tận tụy cả cuộc đời trên chính trường. Chúng ta tập trung phiếu cho bà không phải vì bà là vợ của một cựu tổng thống được chúng ta thương nhiều hơn ghét. Chúng ta tín nhiệm bà chính vì bà là người phụ nữ nhận thức được mình sinh ra đã có nhiều trọng trách với đất nước và biết dùng tài năng cùng sự thông minh của mình cống hiến sức lực cho nước Mỹ. Sự tận tụy đó chính là sức mạnh tự vực mình đứng lên bằng đôi cánh của mình mà không phải người bình thường nào cũng có thể làm được. Chúng ta bầu cho bà không phải vì “bà là phụ nữ” mà vì “phụ nữ chính là bà“!

Việc e ngại chủ yếu của chúng ta là sự già nua của McCain (thực tế, phó tổng thống Ấn Độ, Bhairon Singh Shekhawat năm nay 84 tuổi vẫn tranh cử tổng thống), sự trẻ trung và màu da của Obama và bản thân đàn bà của Hillary. Thế nhưng, tổng thống hay vua một nước không phải là người giỏi xuất chúng. (Hoa hậu cũng đâu phải là người đẹp nhất!). Những người xuất chúng là quần thể tạo nên công lao cho tổng thống, cho nguyên thủ quốc gia, cho các vì vua chúa. Tôi hiền thì Chúa chơn. Tôi gian thì Chúa ác. Điều này, lịch sử nước nào, nước ấy đã có câu trả lời đúng hay sai.

Hai trong ba người không làm tổng thống cũng có thể cùng vị tổng thống kia gánh vác trọng trách quốc gia. Nếu các người ấy quay lưng với đất nước, thì việc ứng cử của họ lần tới sẽ không có ý nghĩa là ứng cử viên tổng thống vì trách nhiệm chung mà vì mục tiêu má nhân là chiếc ghế quyền lực tối ưu của tổng thống mà thôi! Thần dân chúng ta sẽ biết phải đối xử với họ như thế nào?

Chúng ta không bỏ phiếu cho McCain vì tuổi tác, chúng ta coi như chưa hiểu chân xác giá trị thời gian của lòng nhiệt thành. Lòng nhiệt thành đâu thể nào tính theo tuổi tác.

Chúng ta không bỏ phiếu cho Obama vì màu da, vì tuổi trẻ, chúng ta coi như chưa thấm vào máu sự bình đẵng của sắc tộc và giấc mơ tuổi trẻ.

Chúng ta không bỏ phiếu cho Hillary vì giới tính, chúng ta đã kinh thường người phụ nữ là chê bai món quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng riêng cho cuộc đời nhất là cho phái nam. Không có trái tim người đàn bà, trái đất không có sự sống và loài người chẳng có tình yêu.

Chúng ta không bỏ phiếu cho những ứng cử viên tổng thống vì phản đối hay ủng hộ chiến tranh Iraq hoặc bất cứ những lời cam kết, hứa hẹn tốt đẹp gì trong tương lai vì tất cả những điều đó sẽ đem lại sự tranh cãi và chia rẽ dân tộc cùng ru ngủ chúng ta trong cơn mơ ngu muội. Chúng ta mong muốn có hòa bình nhưng nếu chiến tranh và khủng bố vẫn không thức tỉnh thì chúng ta không thể nào ru mình trong hòa bình đầy tiếng bom hủy diệt.

Những người đàn ông của chúng ta là những người vĩ đại nhưng người vĩ đại nhất chính là người mẹ đã sinh ra những người đàn ông vĩ đại ấy. Chúng ta vinh danh những người mẹ của chúng ta. Chúng ta vinh danh phụ nữ. Hôm nay, chúng ta không biết chọn ai, chúng ta hãy lấy danh dự quốc gia làm trọng tài phán quyết. Danh dự quốc gia được nước Mỹ thừa nhận và cả thế giới đều tôn kính đó là “ladies“!

Một đất nước có bản Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, Tuyên ngôn nhân quyền, Tuyên ngôn dân quyền với tư tưởng nhân bản mới mẻ nhất thế giới, tự do nhất thế giới không lý nào người mẹ, người chị, người em, người phụ nữ của chúng ta không có cơ hội trở thành vị tổng thống nữ đầu tiên của nước Mỹ! Nước Mỹ không vì người đàn ông làm tổng thống mà trở thành nước hùng mạnh hoàn hảo mọi mặt thì nước Mỹ cũng không vì một người đàn bà làm tổng thống mà thành ngôi nhà hoang phế!

Nước Mỹ không phải toàn là những trò thể thao mà chỉ những đàn ông mới có quyền được sút bóng hay quăng banh.

Ai lên làm tổng thống Hoa Kỳ thì giá cả vẫn không tuột xuống, nếu một tổng thống giỏi thì sẽ ngăn chận được sự leo thang của nó. Ai làm tổng thống Hoa Kỳ thì người dân vẫn phải là những người “trời mưa đất chịu”. Ai làm tổng thống thì Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia thống nhất và là nơi dừng chân của những kiếp không nhà.

Những điều mà Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ cần nghiên cứu và thảo luận:

Tính toán con đường rút quân khỏi Iraq và không nên dài tay bằng quân sự vào nước khác dù dưới bất kỳ hình thức nào để không bị nguyền rủa là quân “xâm lược”. Thế nhưng, việc rút quân này như là chúng ta đang dẫm phải rừng mìn cóc. Dùng sức nhẹ để rút chân thì mất ngay hai khúc chân. Dùng sức mạnh để giữ hai chân không bị tàn phế thì không được nhúc nhích. Kẻ cứu người phải là công binh chuyên nghiệp gỡ mìn. Ai đang làm nhiệm vụ “tháo gỡ an toàn từng trái mìn cóc Iraq”?
Tính toán con đường “stop” mang tiền của nhân dân Mỹ đi phân phát khắp thế giới dưới bất cứ mục đích gì để không bị tai tiếng “cho” vẫn bị “chửi” thì thà chịu “bị chửi” vì “không cho”!
Chỉ hai điều này cứu vớt danh dự và nền kinh tế Hoa Kỳ nhưng chưa hẳn nằm trong dự thảo quốc hội! Thiệt thòi bao giờ cũng về phía nhân dân nhất là nhân dân Mỹ đang thắt lưng buộc bụng hiện nay!

Vì sao chúng ta phải “tính toán hơn thiệt” tính cách từ thiện của chúng ta? Bởi vì, tiền viện trợ của Mỹ cho các nước trên thế giới cũng giống như tiền Việt kiều từ nước ngoài gởi về giúp gia đình, ủng hộ từ thiện…hầu hết mục tiêu… chệch đường ngắm. Người nhận chẳng chút xót thương, chẳng chút xót xa, chẳng lòng cám ơn mà tiền cứu trợ, ủng hộ bị sử dụng để tư lợi. Hình ảnh viện trợ đô la như chiếc túi đựng gạo phát chẩn người nghèo bị những mỏ chim mổ thủng. Khi chiếc túi đầy gạo đến được tay kẻ nghèo thì chỉ còn vài chục hạt! Vài chục hạt làm sao có phép mà đẻ ra đủ cho hàng triệu người đang nghèo đói ngửa tay?

Chúng ta thấy rằng, nhân dân Mỹ hầu như bị vắt kiệt đồng tiền vì thuế cho chính phủ Mỹ làm ba cái chuyện nhân đạo nhưng chẳng được nước nào thật lòng quý trọng! Bởi vì “cho” không bằng “cách cho”. Vậy thì tại sao không dùng tiền đó lo cuộc sống cho nhân dân mình? Một điển hình mà chúng ta thấy rõ: Tiền thuế nhà vì chiến tranh mà tăng giá. Một căn nhà mua 200.000 đô trở lên trong 30 năm chưa tính tiền lời nhà băng vay mua nhà thì phải nộp giá trị thuế gia tăng hàng năm cho chính phủ là: 3.000 đến 10.000 đô một năm. Thử xem, trong vòng 30 năm, chủ căn nhà sẽ phải trả bao nhiêu thuế nhà đất cho chính phủ Mỹ? Một gallon xăng năm trước còn mức 2 đô 99 thì dân đã hoang mang, năm nay đã vọt gần 4 đô mà chỉ số xuống thì chưa thấy thì đã vọt lên cái… vù… chóng mặt. Lương phạm không tăng. Giá cả tăng theo giá xăng, giá lương tư nhân trong các tiệm sinh sống của dân chúng hình như cũng dậm phải… mìn cóc!

Những dự định của các ứng cử viên tổng thống nói trên quá nhiều và nhiều điều đã ngoài tầm tay với. Nhưng, ước mơ thì cứ ước mơ, dự định tới đâu thì cứ dự định.

Chúng ta không trông mong họ làm thêm điều gì có lợi cho chúng ta mà chúng ta chờ họ gỡ bớt những rối rắm đang thành mạng nhện giăng trên đầu quần chúng lao động chúng ta đây. Chúng ta cần phải lựa chọn họ bằng hiện thực họ đang làm gì chứ không bằng viễn cảnh dệt ra thiên đường trên giấy!

Những dự định, hoạch toán kinh tế, dự tính quân sự… đều phải nằm trong đầu óc “vĩ đại” của những vĩ nhân. Thượng đế sanh ra 43 tổng thống vĩ đại cho Hoa Kỳ. Những kẻ vĩ đại tại sao không có được những người mẹ vĩ đại hơn? Đức tin của chúng ta nằm ở đâu khi đối diện với những người phụ nữ tài năng lỗi lạc về mọi mặt của nhân loại này?

Why not have a women to be president? Phụ nữ là tổng thống, tại sao không?

How many Women State Leaders in the world? Thế giới có bao nhiêu phụ nữ lãnh đạo quốc gia?

The ballot-all peaceably!

Hãy nhìn thế giới! Từ xưa đến nay, chúng ta có biết bao phụ nữ đã làm nên lịch sử:

– Nữ hoàng (Queen regnant): *Trước công nguyên: Các nữ hoàng Ai Cập như Hatshepsut (1504-1482 TCN), Nefertiti (thế kỷ XIV TCN), Cleopatra (năm 31 TCN), Hatshepsut (thế kỷ XV TCN), Nefertiti (chưa rõ)… * Sau công nguyên: Vua (The King): Trưng Trắc, Trưng Nhị (Việt Nam 40-43), Lý Chiêu Hoàng (Việt Nam 1224-1225), Võ Tắc Thiên (Trung Quốc 690-705). Nữ hoàng: Margareta (1389–1412), Kritina (1632–1654), Ulrika Eleonora (1718–1720) của Thụy Điển, Insabella (1474-1504), Juana (1504-1555), Isabel II (1833-1868) của Tây Ban Nha, Mary I, Mary II, Victoria, Elizabeth I, Elizabeth II của Anh (hiện nay), Katherine I (1725-1727), Katherine II (1729-1796), Olga (945-963), Sofia (1682-1689) của Nga. Margaret (1286-1290), Mary I (1542-1567) của Scotland. Chúng ta tìm thấy hàng trăm nữ hoàng, vua nữ của các nước: Áo, Hung, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Hòa Lan…(trên web site en.wikipedia.org).

– Tổng thống (President): Suhbaataryn Yajmaa (Mông Cổ 1953-1954 – phụ nữ đầu tiên trên thế giới giữ quyền chủ tịch), Isabel Peron (Argentina 1974-1976 – nữ tổng thống thống thế giới đầu tiên), Vigdis Finnbogadottir (Iceland 1980-1986- nữ tổng thống đầu tiên do bầu cử, Agatha Barba ra (Malta 1982-1987), Mary Robinson và Mary McAlleese (Ireland 1990-1997 và 1997 đến 2008 hiện nay), Mireya Elisa Moscoso de Arias (Panama 1997 đến nay), Megawati Setiawati Soekarnoputri- nữ tổng thống đầu tiên của Indonesia (2001-2004), Chandrika Kumaratunga (Sri Lanka 1994 – 2005), Michelle Bachelet – nữ tổng thống đầu tiên của Chile (2006 – nay) thuộc Châu Mỹ la tinh. Cristina Femandez de Kirchner – nữ tổng thống thứ hai của Argentina (2008 – 2012) cũng thuộc Châu Mỹ la tinh, Pratibha Patil – nữ tổng thống đầu tiên của Ấn Độ (2007 – nay), Vaira Vike-Freiberga (Latvia), Gloria Macapagal Arroyo là nữ tổng thống quyền lực thứ hai của Philippines (2001 – nay), Tarja Kaarina Halonen (Phần Lan 2006 đến nay 2008).

– Thủ tướng và tổng thống; phó tổng thống và tổng thống: Chandrika Bandaranaike Kumaratungga (Srilanka) thủ tướng năm 1994, tổng thống năm 1994-2005, Janet Jagan (Guyana) thủ tướng năm 1997 và tổng thống 1997-1999, Rosalia Arteaga (Ecuador) phó tổng thống năm 1997 và tổng thống năm 1997-1999.

Trong các vị vua, nữ vương, nữ hoàng phải tự sát khi thất trận là Trưng Trắc, Trưng Nhị của Việt Nam. Cleopatra của Ai Cập. Vị vua nữ không thực quyền, tại vị ngắn nhất và bị ép nhường ngôi cho chồng là Lý Chiêu Hoàng của Việt Nam. Dòng họ làm vua lâu nhất, thọ nhất là dòng họ Nữ hoàng Anh. Vị vua nữ tàn ác, hoang dâm nhất là Võ Tắc Thiên của Trung Quốc. Bà giết tất cả con cháu, đoạt ngôi nhà Đường của chồng và con, thủ tiêu các quan trung thần và đối nghịch. Người có quyền lực và mạnh bạo nhất là Chandrika Kumaratunga của Sri Lanka. Bà có thể giải tán quốc hội, cách chức 42 vị bộ trưởng, nắm quyền quốc phòng. Người vợ tổng thống được bầu làm tổng thống là Cristina Femandez de Kirchner – đệ nhất phu nhân, vợ cựu tổng thống Néstor Kirchner của Argentina. Người già nhất giữ quyền tổng thống là Pratibha Patil, 73 tuổi của Ấn Độ. Nữ tổng thống bé con nhất nhưng mạng lớn nhất, dẹp được hai cuộc đảo chánh của quân đội là Gloria Macapagal Arroyo của Philippines. Nữ thủ tướng duy nhất được giải Nobel hòa bình (Nobel Peace Prize) năm 1991 là Aung San Suu Kvi (Myanma – đất nước vừa bị thảm hỏa kinh hoàng với hơn trăm ngàn người chết vì siêu bão Nargis đổ vào Miến Điện ngày 03/05.08). Bà đã đấu tranh cho quyền tự do, không gây chiến tranh. Nước nhiều nữ hoàng có sắc đẹp mê hồn, quyền lực, tào bạo tạo ra huyền thoại độc đáo cho nhân loại là Ai Cập.

– Cương vị thủ tướng (Premier Ministers): Indira Gandhi (Ấn Độ 1966-1977; 1980-1984), Golda Meir (Israel 1969-1974), Elisabeth Domitien (Trung Phi 1975-1976), Margaret Thatcher (Anh 1979-1990), Maria da Luordes Pintasilgo (Bồ Đào Nha 1979-1980), Merkel (Đức), Yulia Tymoshenko (Ukraina), Han (Nam Hàn), Benazir Bhutto (Pakistan), Kim Campbel (Canada 1993)… Các nước khác như: Bovia, Dominica, NaUy, Hà Lan, Pakistan, Litva, Nikaragua, Haiti, Burma, Pháp, Anh, Bangladesh, Rwanda, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Burundi, Ireland, Mông Cổ, Panama… đều có nữ thủ tướng. Nữ thủ tướng có dòng họ và bản thân lưu vong và bị ám sát là Benazir Bhutto của Pakistan. Trong những nữ thủ tướng, người được nhắc đến có bàn tay thép là Margaret Thatcher của Anh. Nữ thủ tướng được bầu đứng đầu danh sách 100 người phụ nữ quyền thế nhất thế giới là Angela Merkel của Đức.

Nhìn vào lực lượng nữ quyền lực cao ngất như thế, chúng ta thật ngưỡng mộ và khâm phục vì họ đã dệt ra thiên huyền thoại cho phái nữ.

Còn nước Mỹ? How a bout American?

Nước Mỹ chẳng có nữ nhân nào giữ chức vụ gì lớn hơn một… ngoại trưởng Condoleezza Rice hay trong quốc hội, danh hiệu to nhất cũng chỉ là một… Thượng nghị sĩ Hillary Clinton! Một dấu hỏi lớn cho thế nào là quyền phụ nữ, phụ nữ có phải con người không như Susan B. Anthony từng hỏi năm 1873: “Are woman persons?”. Một hợp chủng quốc gồm 50 tiểu bang tương đương 50 quốc gia như Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung chưa dám bầu một người phụ nữ vào vai trò lãnh đạo, có những lý do:

– Phụ nữ nước đó không có ai tài giỏi về khả năng lãnh đạo?

– Phụ nữ nước đó không được coi trọng về tài năng?

– Nam giới nước đó quá giỏi?

– Nam giới nước đó coi thường phụ nữ?

– Phụ nữ nước đó ghét người cùng phái tài giỏi hơn mình?

– Phụ nữ nước đó thờ ơ với ứng cử viên?

– Phụ nữ nước đó không ý thức gì với lá phiếu tự do bầu cử trong tay?

– Tồn tại hay không tồn tại một lằn ranh màu da với chủng loại và giới tính không thể xóa trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ?

Những câu hỏi này không khó trả lời khi cuộc chạy đua giữa hai Đảng của Hoa Kỳ chấm dứt vào tháng 11/2008.

Mong muốn có sự thay đổi đất nước, thay đổi thế giới này có gì khác hơn ngoài việc thay đổi hệ thống quyền lực tối cao cùa đàn ông với lý trí phân liệt để thay bằng quyền lực đàn bà có đôi mắt biết khóc và trái tim biết yêu thương? Ngay cả Hàn Quốc cũng ước mơ có một nữ tổng thống trong bộ phim truyền hình của đài SBC Daemul.

Bản điểm cao nhất của nhân quyền thế giới dành cho một nước thực sự tự do, tiến bộ và nhân bản là “quyền lực tối cao” của người phụ nữ trong guồng máy chính trị một quốc gia văn hiến có hay không có? Khi người đàn ông nguyền rủa người đàn bà làm chính trị, người đàn ông đó đã không có bản lĩnh tự tin ở mình. Ông ta cảm thấy thua kém nên thường có thái độ xem thường tài năng phụ nữ và không bao giờ dám công nhận người phụ nữ tài đức hơn mình. Tư tưởng hèn kém này đã chỉ chứng hắn là “đại nhân” nhưng là “hèn đại nhân”!

Nước Mỹ nếu bầu được nữ tổng thống thì cũng chỉ là sự tiếp nối lịch sử người phụ nữ làm tổng thống thế giới mà thôi! Bà Hillary không thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ thì nước Mỹ sẽ chẳng bao giờ có đường bay cho một nữ giới bay lên làm tổng thống. Học vị và giá trị toàn diện của Hillary tưởng như sẽ chẳng có người đàn bà thứ hai nào sáng chói hơn bà trên chánh trường từ quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai. Dẫu không trở thành tổng thống thực sự thì bà cũng là tổng thống trong lòng hàng triệu nhân dân yêu thương, kính phục bà. Tổng thống của tiếng tăm sẽ mai một nhưng tổng thống tiếng đời mãi mãi khắc ghi. Chúng ta mong mỏi cả hai giá trị này cùng nhập vào Hillary và bà sẽ là người phụ nữ đầy quyền lực nhưng cũng đầy lòng yêu thương con người không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chủng tộc và không là Võ Tắc Thiên hay Lữ Hậu của thời phong kiến Trung Hoa.

Bà Hillary có trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ 44 cũng không phải là chuyện kinh thiên động địa như Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên cung gì, cũng chẳng phải là nước Mỹ sẽ mở đầu trang sử về người đàn bà làm tổng thống đầu tiên trên thế giới. Bà Hillary được bầu làm tổng thống chỉ có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: Hoa Kỳ không phải là nước “định kiến” về phụ nữ.

For our nation to be powerful, we need a gifted President. For the United States of America to be standing forever and ever, we need a goverment from the nation, by nation and above. So, we indispensable to a cluid decision by our universal suffrage to allow by Human Rights and Civil Rights: The Right to stand for election and to vote, man as equal to a woman. So, if we can’t decide to select a candidacy for President of the United States of America, We try another way, the best way: In United States of America, that we live in brotherhood from the past and the future, the women and the childrens is always number one no matter what. At the time, we know who we will select to become 44th president of United States of America.

Để cho đất nước hùng mạnh, chúng ta cần có một tổng thống tài năng. Để cho một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đứng vững mãi mãi, chúng ta cần một chính phủ từ đất nước, vì đất nước hùng mạnh nói trên. Vì vậy, chúng ta phải có một quyết định sáng suốt được công nhận bởi luật nhân quyền và dân quyền: Quyền ứng cử và quyền bầu cử. Thế nhưng, nam giới và nữ giới đều bình đẵng. Do đó, nếu chúng ta không thể nào chọn ra một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ ngay lúc này, chúng ta thử bằng một cách khác tốt nhất: Trên đất nước Mỹ mà chúng ta đã, đang và sẽ sống trong tình anh em đây, đàn bà và trẻ em là hàng đầu không gì đánh đổi. Bây giờ đây, chúng ta đã biết phải chọn ai để thành vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ!

Hoa Kỳ sẽ là quốc gia đầu tiên bầu cử tổng thống không bằng các lá phiếu bình thường mà bằng lá phiếu của nền dân chủ tôn trọng các giá trị văn hiến cùng danh dự Mỹ đã được đánh đổi bằng máu xương và nước mắt của toàn thể nhân loại có di dân đến Mỹ.

We have a hopeful wish: Ladies first!

That is a song to sing… A song of music (United States of American) has a Signs and Terms: D.C (men – male) which means from the head (male President) and D.C al fine (female – Women – Leadership) mean the beginning to the fine (end – President – Women Heads of States and Government and Women Premier Ministers)!

Chúng ta có một ước mong tràn đầy khát vọng: Người phụ nữ trên hết. Đó là một bài nhạc để hát… Một bản nhạc (Hoa Kỳ) có ký hiệu D.C (người đàn ông – phái nam) với nghĩa là chúng ta từ đầu (người đàn ông là tổng thống) và dấu D.C al fine (phái nữ – người đàn bà- người phụ nữ đứng đầu) nghĩa là cho hướng dẫn chúng ta đến kết thúc bài hát (người đàn bà có quyền lực nhất của chính phủ và thủ tướng)! Mở đầu một bản nhạc về người phụ nữ được ưu tiên, tổng thống là người đàn ông và người phụ nữ làm tổng thống, thủ tướng sẽ kết thúc bản nhạc trọn vẹn này.

McCain là người của số phận may mắn. Obama là kết quả thắng lợi đấu tranh của màu da. Hillary là đại diện tài năng con người và trí tuệ phụ nữ. Trong lúc này đây, dân tộc Mỹ cần cái nào? Số phận nước Mỹ? Đoàn kết chủng tộc? Phát triển tài năng-quân bình sức mạnh? Cái nào cũng không thể mất đi! Chúng phải được tập trung lại trong một tòa nhà. Tòa nhà trắng (White House) của Hoa Kỳ không thể phân chia như Abraham Lincoln đã kêu gọi trong diễn văn “House Divided“.

Thế nhưng, tài năng nhiều khi không qua số phận. “In god we truth”! Chúng ta tin tưởng thượng đế sẽ cho con người cơ hội để thực hiện sự tận tụy của họ phụng sự cho quốc gia. Nếu cơ hội chưa tới và số phận chưa mỉm cười với họ, chúng ta lại phải trở lại ước mơ: “We have hopefully wish…”. Dù ai làm tổng thống thì chúng ta muôn đời vẫn là người ủng hộ chính nghĩa, yêu hòa bình và ước mơ lòng thánh thiện. Con cháu chúng ta muôn đời vẫn sống trong tình yêu thương nòi giống, sắc tộc mà tổ tiên họ đã đến đất nước Hoa Kỳ từ những thế kỷ trước.

The Human Right, The Civil Right, The United States Declaration of Independence and The United States Constitution to day will to void if all the citizens of United State of American and people living in the this Union don’t understand two words: LADIES FIRST!

Những giá trị Nhân quyền, Dân quyền, bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ ngay lúc này sẽ trở thành vô nghĩa nếu như tất cả công dân và nhân dân Hoa Kỳ không hiểu hai từ: “LADIES FIRST!

with best wishes

Tháng 05/08/2008

Ngọc Thiên Hoa

TƯ LIỆU THAM KHẢO:

Tư liệu tham khảo có dẫn trích:
– Women’s Rights History (Susan B. Anthony, ywca.org).

– Women’s Rights Are Human Rights (Hillary Clinton, quotedb.com/speeches).

– Martin Luther King (vi.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther_King).

– I Have a Dream, Martin Luther King, Jr (American Rhetoric top 100 speeches, americanrhetoric.com).

– I Have a Dream (Benny Andersson và Bjorn Ulvaeus, The Late, Late Breakfast Show, youtube.com/watch

– The Gettysburg Address, Abraham Lincoln (quotedb.com/speeches); Diễn văn Gettysburg Address (vi.wikipedia.org/wiki).

– Women’s rights history (ywca.org/site/pp.asp).

– Vấn đề kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ (voanews.com/vietnamese).

– Khái quát về lịch sử nước Mỹ (vietnamese.vietnam.usembassy.gov).

– The International Bill of Human Rights (unhchr.ch/html/menu6/2/fs2.htm).

– Jeb Bush (vi.wikipedia.org/wiki/Jeb_Bush).

– John McCain (vi.wikipedia.org/wiki/John_McCain).

– Barack Obama (vi.wikipedia.org/wiki/Barack_Obama).

– House Divided, Abraham Lincoln, june, 16, 1858 (showcase.netins.net).

– Women’s Rights Are Human Rights (Hillary Clinton, quotedb.com/speeches).
– McCain (johnmccain.com/Informing/Issues).

– Barack Obama (barackobama.com/issues).

– Hillary Clinton (hillaryclinton.com/news/speech).

– My Spiritual Journey (“Cuộc hành trình tinh thần của tôi“, Obama, trang 202 – 208).

– Women State Leaders – Female President (guide2womenleaders.com/women_state_leaders.htm)
– Queen regnant (http://en.wikipedia.org/wiki/Queen_regnant).

– Đem đại nghĩa để xóa hung tàn (vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/762954/).

– Thảnm sát Katy’n (vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_s%C3%A1t_Katyn).

– Vẫn còn cuộc chơi, Lê Đình Bì, (viết từ nước Mỹ youphim.com).

– Jeremiah Wright’s speech set up by a Clinton supporter (Andrew Malcolm, latimesblogs.latimes.com).

– Abigail Adams to Adams, (Abigail Adams, Braintree, May 7, 1776, piercecollege.edu).

– Address of Susan B. Anthony – Is it a Crime for a Citizen of the United States to Vote ( Susan B. Anthony, law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/anthony).

– Susan B. Anthony – On Women’s Right to Vote (Susan B. Anthony, nationalcenter.org/AnthonySuffrage.html).

Tư liệu tham khảo và các web site có liên quan:
– The Emancipation Proclamation (vi.wikipedia.org).

– United States (en.wikipedia.org).

– The American Civil War, Chinese Civil War, Russian Civil War… (en.wipedia.org).

– African Americans (en.wikipedia.org/wiki/African_American).

– Nội chiến Hoa Kỳ (wiki.chainofthoughts.com), (vi.wikipedia.org/wiki/Nội_chiến_Hoa_Kỳ).

– Thảm sát (Massacre) (en.wikipedia.org/wiki/My_Lai_Massacre.

– Thiên tai (vi.wikipedia.org/wiki).

(johnccain.com/Informing/Issues; guide2womenleaders.com/Presidents.htm; wikipedia.org/wiki/Hillary_Clinton; en.wikipedia.org/wiki/Nobel_Peace_Prize vi.wikipedia.org/wiki/Hillary_Clinton, latimesblogs.latimes.com; lyricsfreak.com/a/abba/i+have+a+dream_20002830.html).

Xin chân thành cám ơn.

Thank you very much.

Related Articles

Back to top button